Mối liên hệ giữa than đá và phiến quân Maoist ở Ấn Độ

india-coal-opener-615

Nguồn: Anthony Loyd, “How Coal Fuels India’s Insurgency“, National Geographic Magazine, 4/2015.

Lược dịch: Trần Tịnh

Vùng đất rộng lớn phía Đông Ấn Độ thuộc các bang Jharkhand, Chhattisgarh, Orissa, Tây Bengal là một vùng có nhiều mỏ than trữ lượng lớn (chiếm 40% trữ lượng của toàn Ấn Độ), ngoài ra nó còn có quặng sắt và nhôm nữa. Do đó các nhà họach định chính sách của Thủ tướng Narendra Modi dự định biến vùng này thành cỗ máy năng lượng của Ấn Độ để vực vậy nền kinh tế còn yếu kém, nơi một phần ba dân số, tương đương 300 triệu người, vẫn chưa biết đến ánh sáng đèn điện hàng đêm.

Các mỏ than ở đây được Công ty trách nhiệm hữu hạn than đá trung ương, một công ty nhà nước, khai thác. Trong nhiều chục năm qua, công ty này đã trả cho dân chúng địa phương tiền, cung cấp nhà ở tái định cư, việc làm trong mỏ than… với điều kiện họ giao đất cho công ty khai thác than. Continue reading “Mối liên hệ giữa than đá và phiến quân Maoist ở Ấn Độ”

Thế nào mới được coi là diệt chủng?

4066366_orig

Nguồn: “The Economist explains: What counts as a genocide?”, The Economist, 23/4/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đúng một trăm năm trước, vào ngày 24/4/1915, chính quyền đế chế Ottoman đã vây bắt hàng loạt các nhà trí thức Armenia ở Istanbul, đa số họ đều đã bị giết hại ngay sau đó. Những gì đã diễn ra về sau vẫn còn là chủ đề tranh cãi gay gắt. Theo phiên bản (lịch sử) chính thức do Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, có khoảng 500.000 người Armenia đã chết, trong đó một số người chết khi chiến đấu trong lực lượng xâm lược của Nga chống lại đế chế Ottoman, trong khi cái chết của một số khác lại là do hậu quả phụ đáng tiếc của việc trục xuất [người Armenia] khỏi đế chế Ottoman, điều dễ hiểu nếu đặt vào bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó. Continue reading “Thế nào mới được coi là diệt chủng?”

Thách thức từ sự suy thoái của Nga

economist-Putin-cover

Nguồn: Joseph S. Nye , “The Challenge of Russia’s Decline,” Project Syndicate, 14/04/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi châu Âu đang còn tranh cãi xem liệu có nên duy trì các biện pháp trừng phạt của họ đối với Nga hay không, chính sách xâm lược của Điện Kremlin đối với Ukraine vẫn tiếp tục không suy giảm. Nga đang ở trong cơn suy thoái dài hạn, nhưng nó vẫn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế đối với trật tự quốc tế ở châu Âu và xa hơn nữa. Quả thực, sự suy thoái của Nga có thể khiến nó thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Chắc chắn, những gì đang xảy ra ở Ukraine là sự xâm lược của Nga. Trò giả vờ của Tổng thống Vladimir Putin rằng quân đội Nga đã không tham gia vào cuộc chiến mới đây đã bị bại lộ khi một binh sĩ Nga ở Donetsk xác nhận với Đài BBC Nga ngữ rằng họ đang đóng vai trò quyết định trong những bước tiến của quân nổi loạn. Anh ta thuật lại rằng các sĩ quan Nga đã trực tiếp chỉ huy các hoạt động quân sự lớn ở miền Đông Ukraine, trong đó có cuộc bao vây và chiếm giữ trung tâm giao thông quan trọng của thành phố Debaltseve hồi tháng 2. Continue reading “Thách thức từ sự suy thoái của Nga”

Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine

XU*7753425

Nguồn: Jean-Marie Guéhenno, “Overcoming the Ukraine Crisis”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hồi ức về các cuộc xung đột lớn của thế kỷ 20, từ chủ nghĩa hoà bình những năm 1930 đến đối đầu Chiến tranh Lạnh, đang được khuấy lên, thúc đẩy cả Nga và phương Tây lao vào một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với trật tự toàn cầu và sự ổn định của châu Âu trong 25 năm qua. Đúng như vậy, cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine liên quan đến các cường quốc được trang bị vũ khí hạt nhân và có chi tiêu quân sự chung chiếm gần 2/3 tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Tuy nhiên, lịch sử không cần lặp lại chính nó, miễn là phương Tây có những bước đi nhằm tránh bị mắc kẹt bởi bất kỳ sự leo thang bất ngờ nào. Continue reading “Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine”

Cuộc chiến các giá trị với Nga

Ukraine

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “A War of Values with Russia”, Project Syndicate, 20/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới chức Nga gần đây đã đe dọa nhắm tên lửa hạt nhân vào các tàu chiến Đan Mạch nếu Đan Mạch tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Đây rõ ràng là một mối đe dọa gây phẫn nộ nhằm vào một đất nước không có ý định tấn công Nga. Nhưng nó cũng phản ánh một yếu tố cơ bản hơn trong chính sách đối ngoại của Kremlin: sự tuyệt vọng trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng chiến lược của Nga tại một thời điểm xuất hiện những thách thức chưa từng có đối với quyền lực của nó.

Tất nhiên, các nhà lãnh đạo của Nga biết rất rõ rằng phòng thủ tên lửa của NATO không nhằm trực tiếp vào đất nước của họ. Continue reading “Cuộc chiến các giá trị với Nga”

#252 – Chướng ngại Pakistan trong tam giác quan hệ Mỹ – Trung – Ấn

??????????????????????????

Nguồn: Harsh V. Pant (2012). “The Pakistan Thorn in China—India—U.S. Relations”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No.1, pp. 83-95.

Biên dịch: Đoàn Trương Hiên | Hiệu đính: Lâm Vũ

Tại thời điểm vai trò của Pakistan trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố bị đặt một dấu hỏi lớn, cả thế giới đang theo dõi quyết định của Bắc Kinh về quan hệ với Islamabad. Mặc dù trong những tháng trở lại đây, Pakistan đang ngày càng bị cô lập về mặt ngoại giao nhưng sự ủng hộ của Trung Quốc vẫn không hề bị dao động, ít nhất là về mặt ngôn luận. Hai tuần sau cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden vào tháng 5 năm 2011 của Mỹ, thủ tướng Pakistan Yousef Raza Gilani thực hiện chuyến công du đến Trung Quốc trong bốn ngày nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Tất nhiên, có rất nhiều thứ để chúc mừng trong một mối quan hệ song phương mà đại sứ Pakistan ở Trung Quốc đã miêu tả là “cao hơn cả núi, sâu thẳm hơn biển cả, rắn rỏi hơn sắt thép tôi luyện, dịu dàng hơn ánh mắt trìu mến, ngọt ngào hơn mật ong, v.v.”[1] Continue reading “#252 – Chướng ngại Pakistan trong tam giác quan hệ Mỹ – Trung – Ấn”

#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)

article-2200820-14F08B49000005DC-631_964x472

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Chiến lược quân sự trong thời đại hạt nhân

Vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6 tháng 8 năm 1945 là sự kiện quan trọng đánh dấu sự phân chia giai đoạn trước và sau Thế Chiến II trong chính trị quốc tế. Sau một ánh chớp chói lòa, thế giới chuyển từ hệ thống “cân bằng quyền lực” sang “cân bằng sợ hãi”. Trong các thập kỷ tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách ở các nước có vũ khí hạt nhân phải giải quyết hai vấn đề chính sách chính: (1) có nên sử dụng vũ khí hạt nhân không và (2) làm thế nào để ngăn các nước khác dùng vũ khí hạt nhân. Việc tìm giải pháp cho những vấn đề trên có ý nghĩa rất quyết định bởi vì những hậu quả khủng khiếp tức thời cũng như dài hạn của chiến tranh hạt nhân tổng lực đối với bất cứ ai. Continue reading “#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)”

Những dịch chuyển trong cấu trúc khu vực Trung Đông

13930605000199_PhotoI

Tác giả: Bùi Huy Thành

Nỗ lực thay đổi cấu trúc khu vực của Ả-rập Xê-út

Trong 6 thập kỷ qua, quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út được xây dựng trên nền tảng đôi bên cùng có lợi. Theo đó, Mỹ đóng vai trò là người bảo trợ an ninh cho Ả-rập Xê-út, đổi lại Ả-rập Xê-út duy trì nguồn cung năng lượng hợp lý giúp ổn định thị trường năng lượng. Tuy nhiên, nền tảng mối quan hệ này đang có nguy cơ bị lung lay bởi việc Mỹ dần tự chủ được nguồn cung năng lượng nhờ công nghệ khai thác dầu, khí đá phiến và sự nghi ngại về vai trò của Mỹ đối với các vấn đề an ninh trong khu vực như việc Mỹ bỏ mặc đồng minh sau phong trào Mùa Xuân Ả-rập, dừng không kích chế độ Assad tại Sirya hay thúc đẩy đàm phán hạt nhân với Iran. Đây chính là động lực thúc đẩy Ả-rập Xê-út muốn định hình lại khu vực Trung Đông theo hướng nâng cao vị thế của các nước Ả-rập. Continue reading “Những dịch chuyển trong cấu trúc khu vực Trung Đông”

Diệt chủng (Genocide)

Rwanda-genocide-atrocities-social-entrepreneurship-kigali-memorial

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Có rất nhiều các học giả cũng như tổ chức khác nhau đưa ra các định nghĩa về “diệt chủng”. Tuy nhiên định nghĩa về “diệt chủng” được thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhất chính là định nghĩa được nêu trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Trừng phạt và Ngăn ngừa Tội ác Diệt chủng năm 1948 (bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/1/1951). Điều 2 của công ước này định nghĩa “diệt chủng” là những hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm người vì lý do quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. Theo đó, Công ước đã liệt kê năm hành động sau được coi là hành động diệt chủng: Continue reading “Diệt chủng (Genocide)”

Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo

muslims-islamophobia

Nguồn: Jame Piscatori, “Islamophobia in the era of Islamic State”, East Asia Forum, 05/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong hàng thập kỷ qua, và nhất là kể từ sự kiện 11/9/2001, nhiều học giả, nhà hoạch định chính sách và nhà hoạt động đã đấu tranh chống lại những gì họ cho là những cuộc công kích không thể chấp nhận vào các tín đồ Hồi giáo và vào chính đạo Hồi. Hơn một thập kỷ trước khi Tổng thống Obama sử dụng cùng những lời tương tự, Tổng thống Bush đã nói về Cuộc chiến Chống Khủng bố rằng “Cuộc chiến của chúng ta … không phải là một cuộc chiến chống lại đạo Hồi”. Giờ đây, rất bình thường khi phân biệt giữa đạo Hồi với các tín đồ cực đoan của nó như cả hai Tổng thống đã làm, và cũng bình thường khi nghi vấn các ý kiến như “gốc rễ của cơn thịnh nộ Hồi giáo” hay “sự va chạm giữa các nền văn minh” như những lời giải thích về nguyên nhân của bạo lực. Continue reading “Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo”

#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)

Invincible Spirit Exercise In East Sea

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Nếu bạn muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh.

Flavius Vegetius Renatus – Tướng La Mã

Vào ngày 30 tháng Chín năm 1862, Bá tước Otto von Bismarck, Thủ tướng nước Phổ đã báo cáo trước Ủy ban ngân sách Quốc hội về yêu cầu tăng cường lực lượng quân đội quốc gia. Đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với vị Thủ tướng cao lớn, vai rộng và nghiêm khắc này. Nhiều  đại biểu Quốc hội trước đó đã chống lại việc tăng thuế cho dù là để tài trợ cho việc cải cách quân đội.

Phổ là một trong 38 quốc gia của người Đức nằm trải khắp Trung Âu vào giữa thế kỷ 19. Với những người theo chủ nghĩa dân tộc Đức, việc dân tộc Đức bị phân thành các quốc gia vừa và nhỏ khiến các quốc gia này nằm dưới sự kiểm soát của các láng giềng hùng mạnh. Rất nhiều người Đức ủng hộ sự hợp nhất nhưng cũng nghi ngờ tham vọng của nước Phổ trong việc dẫn dắt một nước Đức thống nhất. Continue reading “#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)”

Đương đầu với một nước Nga xét lại

russia-east

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Taking on Revisionist Russia,” Project Syndicate, 09/3/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với một số quốc gia, thất bại trên mặt trận quân sự hay chính trị là không thể chấp nhận và vô cùng nhục nhã, đến mức họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để lật đổ những gì mà họ xem là một trật tự quốc tế bất công. Một đất nước theo chủ nghĩa xét lại như vậy là Ai Cập, quốc gia đã quyết tâm đảo ngược thất bại của mình trước Israel năm 1967 và giành lại Bán đảo Sinai. Cuối cùng Ai Cập cũng đạt được mục đích này, nhưng chỉ sau khi Tổng thống Anwar Sadat theo đuổi một chiến lược hòa bình bằng chuyến công du lịch sử đến Jerusalem. Tuy nhiên, trường hợp đáng lo ngại nhất vẫn là nước Đức trong những năm 1930, quốc gia đã xé vụn trật tự châu Âu sau Thế chiến I thành từng mảnh. Continue reading “Đương đầu với một nước Nga xét lại”

Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?

nato2

Nguồn:How NATO’s Article 5 works,” The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự quan trọng nhất thế giới. Nó được hình thành trong vai trò một thành lũy chống lại sự xâm lược của Liên Xô trong thời kỳ đầu sau Thế chiến II, song vẫn được duy trì và hoạt động khá tích cực trong nhiều thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ . Những can thiệp của nó gần đây đều là các cuộc chiến mà nó lựa chọn; NATO dẫn đầu cuộc can thiệp vào Afghanistan và giúp lật đổ chính quyền Slobodan Milošević ở Nam Tư. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, thể hiện trong điều khoản số 5 quan trọng của Hiệp ước Washington 1949 (còn gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NHĐ). Continue reading “Điều khoản số 5 của NATO hoạt động như thế nào?”

Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?

0,,16690831_303,00

Nguồn:  David Miliband, “The Deadth Toll of a Dying Order”, Project Syndicate, 18/02/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo & Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng tại Ukraine không nên ngăn chúng ta nhận ra nghịch lý chính của tình hình quan hệ quốc tế ngày nay: trong khi thế giới trở nên hòa bình hơn so với 300 năm trở lại đây nếu tính theo số lượng chiến tranh giữa các nước, thì mức độ rối loạn lại ngày càng tăng cao. Trên thực tế, tình trạng vô chính phủ ngày càng tăng tại các điểm nóng trên thế giới.

Xu hướng này có thể thấy không chỉ qua sự sụp đổ của Syria và tình trạng xung đột, di tản và sự thống khổ quy mô lớn của người dân lan tràn sang các nước láng giềng. Tại Nigeria, quốc gia lớn nhất châu Phi, có ít nhất 2.500 dân thường đã bị giết hại bởi phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram riêng một tháng vừa qua. Ước chừng 1,5 triệu người đã phải di tản từ các bang phía đông bắc Yobe, Borno và Adamawa, và bạo lực đã lan sang nước láng giềng Niger và Chad. Continue reading “Tại sao thế giới ngày càng hỗn loạn?”

#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?

US-China

Nguồn: James Steinberg & Michael O’Hanlon (2014), “Keep Hope Alive: How to Prevent U.S.-Chinese Relations From Blowing Up”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 4, pp. 107-117.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong cuộc họp thượng đỉnh vào cuối tháng 6 năm ngoái tại California, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia. Kể từ đó, những diễn đàn đối thoại chính thức mới đã được tổ chức (điển hình là những cuộc đối thoại quân đội trực tiếp được bộ trưởng quốc phòng hai nước tuyên bố gần đây), nhằm bổ trợ cho các diễn đàn có sẵn như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế (với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và kinh tế hàng đầu của hai nước). Nhưng bất chấp những nỗ lực đó, lòng tin giữa Washington và Bắc Kinh nói riêng – và giữa hai quốc gia nói chung – vẫn còn rất thấp, và khả năng xảy ra xung đột ngẫu nhiên hoặc có chủ đích giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ đang gia tăng. Xét tới những phí tổn khổng lồ mà một cuộc xung đột như vậy có thể sẽ mang lại cho cho cả hai phía, việc tìm ra cách để ngăn chặn được nó là một trong những thách thức quốc tế quan trọng nhất cho những năm và những thập kỷ sắp tới. Continue reading “#248 – Làm sao để quan hệ Mỹ – Trung không xấu đi?”

Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?

streeter-leckagetty-imagesafp.si

Nguồn: Joseph S. Nye, “American Hegemony or American Primacy?Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không quốc gia nào trong lịch sử hiện đại sở hữu nhiều sức mạnh quân sự toàn cầu như Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang đi theo bước chân của Vương quốc Anh, bá chủ toàn cầu gần đây nhất, đi vào con đường suy sụp. Dù ngày càng trở nên phổ biến, sự so sánh lịch sử này là sai lầm.

Anh chưa bao giờ nổi trội như Mỹ ngày nay. Chắc chắn nó từng sở hữu một lực lượng hải quân có quy mô bằng hai hạm đội hợp lại, và Đế quốc Anh, nơi mặt trời không bao giờ lặn, từng cai trị một phần tư nhân loại. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nguồn lực tương đối của Đế quốc Anh và nước Mỹ hiện đại. Khi Thế chiến I bùng nổ, Anh chỉ xếp thứ tư trong số các cường quốc về lực lượng quân đội, thứ tư về GDP, và thứ ba về chi tiêu quân sự. Continue reading “Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?”

Găng tay lụa cho nắm đấm sắt của Trung Quốc

china-silk-road

Ngun: Brahma Chellaney, “A Silk Glove for China’s Iron Fist,” Project Syndicate, 04/3/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tìm cách bao vây Nam Á bằng một “Chuỗi ngọc trai”: một mạng lưới cảng biển nối liền bờ biển phía Đông của Trung Quốc với Trung Đông nhằm tăng cường ảnh hưởng chiến lược và khả năng tiếp cận biển của nước này. Không ngạc nhiên khi Ấn Độ cũng như các quốc gia khác đều rất quan tâm đến tiến trình này.

Tuy nhiên, giờ đây Trung Quốc đang cố gắng che giấu chiến lược của mình, tuyên bố rằng họ muốn tạo ra một Con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21 nhằm thúc đẩy trao đổi văn hóa và thương mại. Nhưng lối nói hoa mỹ cũng khó có thể xoa dịu những lo ngại ở châu Á và xa hơn nữa là che giấu mục tiêu chiến lược của Trung Quốc nhằm thống trị khu vực. Continue reading “Găng tay lụa cho nắm đấm sắt của Trung Quốc”

Bài toán khí đốt của Putin

pipeline29

Nguồn: Paul R. Gregory, “Putin’s Gas Problem”, Project Syndicate, 26/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà quan sát Nga hiện đang tập trung vào thỏa thuận ngừng bắn mới nhất ở Ukraine, nhằm tìm cách mổ xẻ những ý định của Tổng thống Vladimir Putin tại đây. Nhưng họ cũng không nên bỏ qua một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra – điều sẽ gây nên những hậu quả lâu dài sâu sắc cho châu Âu và cho khả năng gây áp lực lên lục địa này của Putin.

Cuối tháng 12 vừa qua, công ty khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom và một công ty đường ống Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một bản ghi nhớ nhằm xây dựng một đường ống dẫn khí từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen. “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” mới này là sự thay thế cho “Dòng chảy phương Nam” – đường ống từ Nga sang Bulgaria qua Biển Đen – một dự án mà Điện Kremlin đã hủy bỏ cũng trong tháng 12 nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của EU sau sự kiện Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea. Continue reading “Bài toán khí đốt của Putin”

Những thông điệp từ chiến sự ở Ukraine

v2-ukraine-10

Nguồn: Stephen Holmes & Ivan Krastev, “The Ukrainian School of War,” Project Syndicate, 25/2/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn đang diễn ra ở Ukraine thường được so sánh với cuộc khủng hoảng Nam Tư đầu những năm 1990, và quả thật, giữa chúng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, đến khi hiểu được tại sao cuộc xung đột giữa chính phủ Ukraine và các phần tử ly khai do Nga hậu thuẫn vẫn cứ dai dẳng và tại sao, sau một năm chiến sự ngày càng tàn bạo, một giải pháp hòa bình dường như là quá xa vời thì sẽ nhận ra rằng sự khác biệt giữa hai cuộc khủng hoảng là quan trọng hơn nhiều.

Chiến thuật của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vấn đề Ukraine cũng giống như chiến thuật của Tổng thống Serbia Slobodan Milošević trong sự tan rã của Nam Tư. Việc nhắc lại Thế chiến II một cách lạm dụng của Tổng thống Putin trong công tác tuyên truyền, nhằm thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Nga mãnh liệt, thường được ví như bản sao “cắt và dán” của chiến dịch thông tin sai của Tổng thống Milošević hồi đầu những năm 1990 từng làm dấy lên tư tưởng bài người Croatia trong lòng người Serbia. Continue reading “Những thông điệp từ chiến sự ở Ukraine”

Liệu Minsk 2.0 có thể cứu được Ukraine không?

_73140347_8fe9854e-c7a2-49d4-83bd-422317f6182c

Nguồn: Yuliya Tymoshenko, “Can Minsk 2.0 Save Ukraine?”, Project Syndicate, 19/02/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một thỏa thuận ngừng bắn mới cho Ukraine vừa được kí tại Minsk gần đúng một năm sau ngày các binh lính Nga – mặt che kín và quân hiệu bị tháo bỏ – tiến vào xâm lược bán đảo Crimea. Trong quãng thời gian đó, hàng ngàn người Ukraine đã bị sát hại, hàng trăm ngàn người khác đã trở thành người tị nạn ngay trên đất nước mình. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người quyết tâm khôi phục lại phạm vi ảnh hưởng trước đây của đế chế Nga/Xô-viết bằng vũ lực, đã xé tan các quy tắc từng đảm bảo hòa bình ở châu Âu – hay đúng hơn là trên phần lớn thế giới – trong ba thế hệ qua.

Khi Nga bắt đầu tìm cách thu phục Ukraine thì tôi đang ở trong tù với rất ít hy vọng giành lại được tự do cho mình. Chế độ của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych đã hoàn toàn làm theo ý của Kremlin và việc giam giữ tôi chỉ kết thúc nhờ sự dũng cảm của hàng triệu người Ukraine đòi lật đổ chế độ đó. Tuy nhiên, sự tự do của tôi đã có một dư vị cay đắng vì tôi có được tự do khi cuộc chiến tranh chống lại đất nước tôi bắt đầu. Continue reading “Liệu Minsk 2.0 có thể cứu được Ukraine không?”