Động cơ đằng sau vụ tấn công Charlie Hebdo

Citizens carrying a giant cardboard pencil reading "Not Afraid" take part in a Hundreds of thousands of French citizens solidarity march (Marche Republicaine) in the streets of Paris January 11, 2015. French citizens will be joined by dozens of foreign leaders, among them Arab and Muslim representatives, in a march on Sunday in an unprecedented tribute to this week's victims following the shootings by gunmen at the offices of the satirical weekly newspaper Charlie Hebdo, the killing of a police woman in Montrouge, and the hostage taking at a kosher supermarket at the Porte de Vincennes.    REUTERS/Charles Platiau (FRANCE  - Tags: CRIME LAW POLITICS CIVIL UNREST SOCIETY TPX IMAGES OF THE DAY)   - RTR4KX9Q

Nguồn: Ian Buruma, “Charlie and Theo”, Project Syndicate, 15/1/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhà làm phim người Hà Lan Theo van Gogh bị một phần tử Hồi giáo cực đoan ám sát ở Amsterdam cách đây hơn mười năm có nhiều điểm tương đồng với các họa sĩ trào phúng của tạp chí Charlie Hebdo. Cũng giống như các họa sĩ và biên tập viên người Pháp, ông là một người khiêu kích, một kẻ vô chính phủ về mặt đạo đức, một nghệ sĩ gây sốc, người chưa bao giờ ngừng ham muốn phá hủy mọi điều cấm kị.

Bởi vì chủ nghĩa bài Do Thái là một điều cấm kị lớn ở châu Âu thời hậu Thế chiến, Van Gogh đã xúc phạm người Do Thái bằng những câu đùa thô lỗ về các phòng hơi ngạt (được Đức Quốc xã dùng để giết hại người Do Thái – NBT). Bởi vì người ta nói với chúng ta rằng phải “tôn trọng” đạo Hồi, ông ta đã nhạo báng thánh Allah và nhà tiên tri của Người, cũng gần giống như cách Charlie Hebdo đã làm. Continue reading “Động cơ đằng sau vụ tấn công Charlie Hebdo”

Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?

130526225309-russia-xi-putin-story-top

Nguồn: Joseph S. Nye, “A New Sino-Russian Alliance?” Project Syndicate, 13/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một số nhà phân tích tin rằng năm 2014 đã mở ra một kỷ nguyên mới của địa chính trị theo phong cách Chiến tranh Lạnh. Cuộc xâm lược Ukraina và sáp nhập Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin bị đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề của châu Âu và Hoa Kỳ, làm suy yếu mối quan hệ của Nga với phương Tây và khiến Điện Kremlin mong muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có thể xây dựng một liên minh thực sự với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hay không?

Thoạt nhìn, điều đó có vẻ hợp lý. Quả thật, lý thuyết truyền thống về cân bằng quyền lực cho thấy ưu thế vượt trội của Mỹ về các nguồn lực sẽ bị cân bằng lại bởi sự hợp tác Trung – Nga. Continue reading “Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?”

Điều gì sẽ xảy ra tại Iraq sau khi IS bị đánh bại?

ISIS

Nguồn: Gopal Ratnam, “What comes after the Islamic State is defeated?“, Foreign Policy, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hải Vân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Mỹ chắc chắn sẽ tiến hành cuộc chiến tại Iraq vào năm 2003 nhằm lật đổ Tổng thống Saddam Hussein, tướng David Petraus đã nói với một phóng viên rằng: “Hãy cho tôi biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào”. Sau hơn mười một năm với hàng trăm tỉ đô la, hàng nghìn binh sỹ Mỹ lại một lần nữa chiến đấu với một kẻ thủ khác tại Iraq. Và câu hỏi cũ vẫn còn đó.

Việc rút hết quân đội Mỹ về nước vào năm 2011 của tổng thống Barack Obama sau thất bại trong việc giành được một thỏa thuận an ninh với Iraq đã không được thực hiện khi Obama yêu cầu khoảng 3.100 binh sỹ Mỹ ở lại Iraq nhằm giúp huấn luyện quân đội nước này chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Theo các quan chức và giới phân tích quân sự thì giả sử ngay cả khi quân đội Mỹ và Iraq đánh bại IS, việc ngăn chặn một đất nước Iraq không bị chia cắt bởi các nhóm sắc tộc sẽ đòi hỏi sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra tại Iraq sau khi IS bị đánh bại?”

Nước Nga của Putin: Bóng tối bên rìa châu Âu

Ukraine-Conflict-Map

Nguồn: Yuliya Tymoshenko, “Darkness on the Edge of Europe,” Project Syndicate, 6/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, Vladimir Putin bộc lộ bản chất Trotsky trong con người ông. Với những gì Tổng thống Nga đang thể hiện, Ukraina là một biến thể theo chiều hướng xấu của công thức mà Trotsky tuyên bố trong các cuộc đàm phán hòa bình tại Brest-Litovsk năm 1918: “Không có chiến tranh, không có hòa bình.” Làm như vậy, Putin không chỉ khóa chặt Ukraina trong một cuộc xung đột bị đóng băng,[1] thứ sẽ ngăn chặn cả dân chủ lẫn nền kinh tế phát triển; mà ông còn xé vụn các nguyên tắc và chuẩn mực đã gìn giữ hòa bình ở châu Âu trong ba thế hệ.

Đừng ai nên tin rằng Nghị định thư Minsk – được nhất trí hồi tháng 9 với đại diện của Ukraina, Nga, và lực lượng vũ trang do Điện Kremlin hậu thuẫn ở các thành phố phía Đông của Donetsk và Luhansk – đã đánh dấu bước đầu cho sự trở lại của trạng thái bình thường ở Ukraina hay châu Âu. Continue reading “Nước Nga của Putin: Bóng tối bên rìa châu Âu”

Chiến tranh (War)

025440-el-alamein

Tác giả: Trần Thanh Huyền

Có rất khái niệm về chiến tranh, tuy nhiên, giữa chúng cũng không có nhiều khác biệt về nội dung. Khái niệm phổ biến nhất coi “chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể.” Theo định nghĩa này thì chiến tranh không bao gồm những xung đột nội bộ, những cuộc cách mạng, các hoạt động du kích, các chiến dịch khủng bố, các cuộc khủng hoảng dẫn tới xâm phạm biên giới, những cuộc tấn công trừng phạt hạn chế hay các cuộc đối đầu dai dẳng nhưng không leo thang thành đụng đầu quân sự trực tiếp. Continue reading “Chiến tranh (War)”

Chạy đua vũ trang (Arms race)

120113071752-korea-missile-display-story-top

Tác giả: Trương Thanh Nhã

Chạy đua vũ trang là một thuật ngữ để chỉ hành động mà các bên tham gia không ngừng tăng cường lực lượng vũ trang so với các bên khác để tạo nên ưu thế trong sức mạnh so sánh của mình nhằm đảm bảo an ninh cho bản thân hay gây ra chiến tranh.

 Chủ nghĩa hiện thực cho rằng, hiện tượng chạy đua vũ trang diễn ra là do các quốc gia tồn tại trong một môi trường vô chính phủ, không có bất kỳ một thế lực nào đứng trên tất cả các quốc gia để đảm bảo sự tồn tại cho các quốc gia này. Vì thế mà mỗi quốc gia phải tự thân xây dựng lực lượng vũ trang để tự bảo vệ cho sự tồn tại của chính mình. Continue reading “Chạy đua vũ trang (Arms race)”

Những thách thức của Hoa Kỳ ở Trung Đông

movahedian20120713160853420

Nguồn: Chirstopher R. Hill, “America’s Middle East Challenges”, Project Syndicate, 29/11/2014.

Biên dịch: Nguyễn Diệu Hương | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Trong tháng 11 này, những lợi ích tiềm tàng của việc chuyển hướng chính sách đối ngoại Mỹ sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã trở nên rõ ràng. Tiếp sau chuyến đi tham dự Diễn đàn APEC thành công tại Trung Quốc, Tổng thống Barack Obama đã gặt hái nhiều thành quả trong chuyến dừng chân tại Myanmar với mục đích thúc đẩy quá trình chuyển đổi chính trị tại quốc gia này trước khi kết thúc chuyến công du bằng một cuộc họp đặc biệt hiệu quả của G-20 tại Brisbane.

Tuy nhiên, Mỹ đã không gặp suôn sẻ tại Trung Đông, nơi mà những rủi ro dường như đang tăng lên hàng tuần. Thật vậy, dường như không có sự đồng thuận trong việc xác định hướng đi tiếp theo. Continue reading “Những thách thức của Hoa Kỳ ở Trung Đông”

Tiền chuộc con tin khủng bố: Tiến thoái lưỡng nan

1rbU3

Nguồn: Peter Singer, “The Ransom Dilemma,” Project Syndicate, Dec. 14, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?

Bất kỳ ai không có cùng hệ tư tưởng với cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” ở Iraq và Syria có thể đều đồng ý rằng việc nhóm này chặt đầu một số người mà họ giữ làm con tin là sai trái. Thế nhưng điều gây nhiều tranh cãi hơn hẳn là quyết định bí mật trả tiền chuộc cho những nhóm như vậy của chính phủ các nước châu Âu để đổi lại tự do cho công dân của mình.

Cho dù các con tin của Nhà nước Hồi giáo đến từ nhiều quốc gia khác nhau, cho tới nay mới chỉ có công dân của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh bị chặt đầu. Continue reading “Tiền chuộc con tin khủng bố: Tiến thoái lưỡng nan”

Nhà nước Hồi giáo tái định hình khu vực Trung Đông

iraq-crisis-western-elites.si

Nguồn: George Friedman, “The Islamic State Reshapes the Middle East”, Stratfor, 25/11/2014.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Những cuộc đàm phán hạt nhân với Iran đã không thể đạt được một sự đồng thuận, nhưng hạn chót để ký kết một thỏa thuận đã được kéo dài mà không gặp trở ngại nào. Điều mà một năm trước có thể trở thành một cuộc khủng hoảng lớn với đầy rẫy đe dọa và căng thẳng thì giờ đây đã được giải quyết mà không có kịch tính hay khó khăn gì. Phản ứng chưa từng thấy trước một thất bại nữa trong đàm phán đã đánh dấu một sự chuyển biến trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran, một bước chuyển biến muốn hiểu được thì trước tiên phải xem xét những chuyển biến địa chính trị to lớn đã diễn ra tại Trung Đông, và xác định lại tính cấp thiết của vấn đề hạt nhân. Continue reading “Nhà nước Hồi giáo tái định hình khu vực Trung Đông”

Tại sao cần đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran?

missile_2353892b

Nguồn: Michel Rocard, “Iran in the Middle”, Project Syndicate, 10/12/2014.

Biên dịch: Hoàng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran, bằng hình thức này hay hình thức khác, diễn ra đến nay đã hơn một thập niên. Vậy nên sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi thời hạn chót cho thỏa thuận cuối cùng một lần nữa lại được gia hạn. Iran và các nước đối thoại – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức (nhóm P5+1) – giờ đây cần đạt được một sự đồng thuận từ nay đến hết tháng 6.

Đó là một diễn tiến gây nản chí, và có thể dễ dàng nói rằng quá trình này tất yếu sẽ thất bại. Nhưng vẫn có lý do để hy vọng. Trong các vòng đang diễn ra của cuộc đàm phán, hai thành viên chủ chốt, Iran và Hoa Kỳ, có vẻ đã sẵn sàng – nếu không nói là quyết tâm – đưa các cuộc đàm phán đến một kết thúc thành công. Continue reading “Tại sao cần đạt được thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

Hãy để Nga được là Nga

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Let Russia Be Russia,” Project Syndicate, Dec. 15, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bài liên quan: #27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Trong bài viết nổi tiếng ký tên “X” của George F. Kennan xuất bản năm 1947, ông lập luận rằng sự thù địch của Liên Xô đối với Hoa Kỳ là gần như không thể lay chuyển, bởi nó không bắt nguồn từ xung đột lợi ích cổ điển giữa các cường quốc, mà bắt nguồn từ sự bất an và chủ nghĩa dân tộc đã ăn sâu bén rễ. Có thể nói cuộc xung đột hiện nay giữa Nga của Vladimir Putin và phương Tây cũng tương tự: Gốc rễ của nó là sự va chạm giữa phương Tây với các giá trị phổ quát và nước Nga đang theo đuổi một bản sắc riêng biệt.

Cuộc đấu tranh tìm bản sắc của một quốc gia có thể định hình hành vi chiến lược của nó. Bản tính muốn khai hóa (các dân tộc khác) của nền văn minh Mỹ giúp giải thích cách ứng xử như một cường quốc toàn cầu của nó. Sự hồi sinh của Hồi giáo về cơ bản là một cuộc tìm kiếm bản sắc trọn vẹn của một nền văn minh cổ đại bị choáng ngợp trước những thách thức của thời hiện đại. Và việc Israel nhấn mạnh bản sắc Do Thái của họ đã trở thành một trở ngại rất lớn cho hòa bình với người Palestine. Continue reading “Hãy để Nga được là Nga”

Các cường quốc lầm lỗi: Ai khơi mào Khủng hoảng Ukraine?

470593811JM00041_VIOLENCE_E

Nguồn: Micheal McFaul, “Faulty Powers: Who Started the Ukraine Crisis?”, Foreign Affairs, Vol. 93 Issue 6, Nov/Dec 2014,  pp. 167-171.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Sự lựa chọn của Moscow

John Mearsheimer (tác giả bài “Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là lỗi của phương Tây”) là một  trong những lý thuyết gia nhất quán và có sức thuyết phục nhất của trường phái hiện thực trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên lý giải của ông về cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang phản ánh những hạn chế của tư duy chính trị thực dụng. Nhánh chủ nghĩa hiện thực của Mearsheimer cùng lắm chỉ giải thích được một vài khía cạnh trong mối quan hệ Nga-Mỹ trong 30 năm vừa qua. Nó có thể trở nên phi lý và nguy hiểm nếu trở thành một chỉ dẫn cho chính sách – việc Tổng thống Nga Vladimir Putin áp dụng tư duy này đang minh chứng cho điều đó. Continue reading “Các cường quốc lầm lỗi: Ai khơi mào Khủng hoảng Ukraine?”

Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention)

249733121_72980d6353_z

Tác giả: Nguyễn Vĩnh Hằng

Cho đến nay, trong nghiên cứu quốc tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề can thiệp nhân đạo, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ này. Theo định nghĩa được đại đa số các quốc gia chấp nhận thì can thiệp nhân đạo là hành động đơn phương của một quốc gia mà không có sự thông qua của cộng đồng quốc tế, hoặc là hành động của nhiều quốc gia hoặc một liên minh thực hiện theo nghị quyết của một tổ chức quốc tế đa phương như Liên Hiệp Quốc, liên quan đến việc sử dụng vũ lực trên lãnh thổ của một quốc gia khác mà không có sự chấp thuận của chính phủ nước sở tại, với mục đích ngăn chặn và chấm dứt sự vi phạm nghiêm trọng và trên diện rộng quyền con người hay luật nhân quyền quốc tế mà quốc gia bị can thiệp thực hiện đối với công dân của chính nước đó. Continue reading “Can thiệp nhân đạo (Humanitarian intervention)”

“Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt

donetsk-elections

Tác giả: Stephen Holmes & Ivan Krastev | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên, nhưng các cuộc xung đột bị đóng băng trong lòng Liên Xô cũ lại không hề có dấu hiệu tan băng. Ngược lại, tảng băng này đang ngày càng lan rộng.

Việc Nga ủng hộ cuộc bầu cử của những phần tử ly khai tại Donetsk và Luhansk, hai tỉnh quan trọng của vùng Donbass (Ukraine) đã cho thấy rằng lần này, Kremlin đã quyết định tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh thu nhỏ “bán vĩnh viễn” (semi-permanent) tại các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát trên lãnh thổ nước láng giềng quan trọng nhất này của Nga. Continue reading ““Đóng băng” Donbass: Putin trong thế kẹt”

Phòng thủ một Iraq bị chia cắt

_77504246_e2c8ca6b-4f7e-4b14-b0cc-0d9a84ac3fa5

Tác giả: Monica Duffy Toft | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Hoa Kỳ và các nước đồng minh đang phải đối mặt với một thách thức chính sách lớn ở Iraq. Các cuộc không kích nhằm vào Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể đánh đuổi các chiến binh Hồi giáo tại những khu vực trọng yếu; nhưng, trong hoàn cảnh hiện nay, cần phải có các binh sĩ để nắm giữ và quản lý những vùng lãnh thổ đã được giải phóng.

Do đó, việc đảm bảo an ninh cho Iraq đòi hỏi phải triển khai một lực lượng hùng mạnh, đó là lý do tại sao Tổng thống Mỹ Barack Obama lại đưa việc tái thiết quân đội Iraq vào chiến lược của mình. Nhưng để đạt được điều này cần phải vượt qua ba trở ngại liên quan nhau: thực trạng thiếu kinh nghiệm quân sự của các lãnh đạo Iraq; tham nhũng và chủ nghĩa thân hữu; và mức độ hỗ trợ bên ngoài còn chưa rõ ràng. Continue reading “Phòng thủ một Iraq bị chia cắt”

Những người thắng kẻ bại mới ở Trung Đông

000_nic6161393_copy.si

Tác giả: Joschka Fischer | Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà

“Chiến tranh”, theo nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclitus, là “nguồn gốc của vạn vật”. Quan sát những sự kiện đẫm máu – và thực sự là man rợn – tại Trung Đông (nhất là tại Iraq và Syria), người ta có thể sẽ muốn đồng tình với câu nói trên, mặc dù những tư tưởng kiểu này có vẻ đã không còn chỗ trong thế giới quan hậu hiện đại của châu Âu ngày nay.

Những thắng lợi quân sự của Nhà nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria không chỉ đang tạo ra một thảm họa nhân đạo mà còn đẩy các liên minh đang tồn tại trong khu vực vào trạng thái hỗn loạn, và thậm chí khiến người ta nghi ngờ về đường biên giới giữa các quốc gia này. Một trật tự Trung Đông mới đang nổi lên, khác biệt với trật tự cũ ở 2 điểm chủ yếu: vai trò lớn hơn của người Kurd và của Iran, và ảnh hưởng bị thu hẹp của các thế lực người Hồi giáo dòng Sunni trong khu vực. Continue reading “Những người thắng kẻ bại mới ở Trung Đông”

An ninh tập thể (Collective security)

Sotay

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Khái niệm an ninh tập thể (collective security) nổi lên sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 khi chứng kiến nỗi kinh hoàng của chiến tranh và phản ứng trước sự yếu kém của chính sách cân bằng quyền lực và cơ chế tự cứu (self-help) của các quốc gia Châu Âu – được xem là nguyên nhân gây nên Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Tổng thống Woodrow Wilson, một người theo trường phái tự do cổ điển, chủ trương thay đổi hệ thống quốc tế đang vận hành theo cơ chế cân bằng quyền lực sang cơ chế an ninh tập thể thông qua Tuyên bố 14 điểm của ông và “Hội Quốc Liên” là sản phẩm từ tư tưởng này. Continue reading “An ninh tập thể (Collective security)”

#226 – Cái chết của thần Ares: Xu hướng biến mất của chiến tranh

war-to-end-all-wars

Nguồn: Bruno Tetrais (2012).The Demise of Ares: The End of War as We Know It?”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 3, pp. 7-22.>>PDF

Biên dịch: Dương Mai Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #192 – Xung đột vũ trang trong thế kỷ 21 

Năm 1990, nhà khoa học chính trị người Mỹ John Mearsheimer đã đưa ra dự đoán rằng chúng ta sẽ sớm “thấy nhớ Chiến tranh Lạnh”.[1] Trong những năm tháng sau đó, sự bùng nổ của những cuộc xung đột đẫm máu ở Balkans và châu Phi làm dấy lên nỗi sợ hãi về thời đại của sự hỗn loạn trên phạm vi toàn cầu. Các tác giả như Robert Kaplan và Benjamin Barber đã phổ biến một viễn cảnh bi quan của thế giới, trong đó thế hệ người man rợ mới, được giải thoát khỏi các ràng buộc của sự đối đầu Đông – Tây, sẽ tự do theo đuổi các mối hận thù và đức tin tôn giáo của tổ tiên họ.[2] Các nhà báo James Dale Davidson và William Rees-Mogg còn thêm vào rằng bạo lực sẽ lại nổi lên như một điều tất yếu của cuộc sống.[3] Cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Daniel Patrick Moynihan còn cảnh báo rằng Trái đất sẽ sớm trở thành “địa ngục”.[4] Continue reading “#226 – Cái chết của thần Ares: Xu hướng biến mất của chiến tranh”

An ninh phi truyền thống (Nontraditional security)

Sotay

Tác giả: Chu Duy Ly

Trong quan hệ quốc tế, khi phân loại khái niệm an ninh theo chủ thể quốc gia và yếu tố thời gian người ta chia thành an ninh truyền thống (ANTT) và an ninh phi truyền thống (ANPTT).

Về khái niệm, ANPTT xuất hiện từ sau Chiến tranh Lạnh nhưng cho đến nay vẫn chưa có quan điểm chung về khái niệm của thuật ngữ này. Những quan điểm khác nhau về thuật ngữ này có thể được chia thành hai trường phái. Continue reading “An ninh phi truyền thống (Nontraditional security)”

#225 – Crimea và trật tự pháp lý quốc tế

2264359345

Nguồn: William W. Burke-White (2014). “Crimea and the International Legal Order”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 4, pp. 65-80.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?/ Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Crimea đã thuộc về Nga. Tại thời điểm này, cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3 năm 2014 và việc Nga sáp nhập Crimea sau đó đã là các sự kiện lịch sử, ngay cả khi biên giới lãnh thổ và tương lai chính trị của Ukraine vẫn còn đang bị tranh chấp. Dù vậy, khi sự chú ý của thế giới đã chuyển từ Sevastopol sang Kiev và nhiều cuộc khủng hoảng gần đây tại những nơi khác, một sự cân bằng chủ chốt giữa hai trong số những nguyên tắc cơ bản nhất của trật tự pháp lý và chính trị quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai vẫn đang bị đe dọa.

Tại Crimea, Nga đã sử dụng luật  quốc tế một cách khôn ngoan, trong đó lợi dụng được sự mâu thuẫn giữa nguyên tắc cơ bản nghiêm cấm chiếm đoạt lãnh thổ thông qua sử dụng vũ lực và một nguyên tắc cơ bản không kém là quyền tự quyết để từ đó chiếm đoạt Crimea. Continue reading “#225 – Crimea và trật tự pháp lý quốc tế”