#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ

david-goliath

Nguồn: James E. Goodby (2014). “The Survival Strategies of Small Nations”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 31-39.

Biên dịch & Hiệu đính: Trần Tuấn Minh

Bài liên quan: Cuộc đối thoại ở Melos

Tác giả người Czech Milan Kundera đã từng cho rằng sự khác biệt cơ bản giữa nước lớn và nước nhỏ là ở chỗ nước nhỏ không thể tự đảm bảo sự sinh tồn của mình. Ông viết:

Nước nhỏ là một nước mà sự tồn tại của nó có thể gặp nhiều rủi ro; một nước nhỏ có thể biến mất và họ biết rõ về điều đó. Một người Pháp, Nga, và Anh thường không nghi ngờ về sự tồn tại của quốc gia mình. Trong lời quốc ca của họ chỉ tồn tại những ca từ nói về sự vĩ đại và vĩnh cửu. Tuy nhiên, lời quốc ca của Ba Lan, như chúng ta có thể thấy, được bắt đầu với câu: Ba Lan vẫn chưa suy vong…”[1]

Continue reading “#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ”

Những rủi ro địa chính trị ở châu Á

0,,16169685_303,00

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

Rủi ro địa chính trị lớn nhất trong thời đại của chúng ta không phải là cuộc xung đột giữa Israel và Iran về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, hay nguy cơ bất ổn kéo dài từ Maghreb (Ả-rập Bắc Phi) cho tới tận Hindu Kush (dãy núi nằm giữa Afghanistan và Pakistan). Thậm chí, đó cũng không phải là nguy cơ có thể xảy ra Chiến tranh Lạnh thứ Hai giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine. Continue reading “Những rủi ro địa chính trị ở châu Á”

Bài học từ Hòa ước Versailles cho Trung Đông ngày nay

Tác giả: Marc Grossman & Simon Henderson | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Sự bất mãn và hỗn loạn tại khu vực Trung Đông bắt nguồn từ những hiệp ước được soạn từ cuối Thế Chiến I.

Mùa hè năm 2014 là thời gian của những so sánh tương đồng và các lễ kỷ niệm. Các nhà lãnh đạo châu Âu kỷ niệm ngày Thế Chiến I bùng nổ. Việc Tổng thống Nga Putin sáp nhập Crimea, phá vỡ sự ổn định tại Ukraine và xâm chiếm miền Đông nước này đã gợi lại những ngày đầy hiểm họa và thử thách trước tháng 9 năm 1939.

Nhưng trong lúc Trung Đông và Bắc Phi chìm trong bất ổn khu vực, có lẽ chúng ta nên chuyển sự tập trung sang sự kết thúc của Thế Chiến I – và đặc biệt là thỏa thuận do Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, Thủ tướng Anh David Lloyd George và Thủ tướng Pháp George Clemenceau xây dựng nên tại Versailles năm 1919. Continue reading “Bài học từ Hòa ước Versailles cho Trung Đông ngày nay”

Tương lai của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

(5)UZBEKISTAN-TASHKENT-SCO-HU JINTAO

Tác giả: Swagata Saha | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc gần đây đã tái khẳng định ủng hộ Ấn Độ và Pakistan trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tại cuộc họp lần thứ 14 của Hội đồng Nguyên thủ các nước SCO vào ngày 12 tháng 9 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các nước quan sát viên SCO, trong đó có Ấn Độ và Pakistan, trở thành thành viên chính thức.

SCO là một tổ chức an ninh và kinh tế khu vực bao gồm Nga, Trung Quốc, Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan, hoạt động từ năm 2004. Năm 2005, Ấn Độ trở thành quan sát viên, cùng với Iran, Pakistan và Afghanistan. Sri Lanka, Belarus và Thổ Nhĩ Kỳ là các đối tác đối thoại. Continue reading “Tương lai của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải”

Chính trị dầu lửa

10262153_866970069993345_2599219049952750966_n

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Về các diễn biến an ninh, chính trị hiện nay, những điều được bàn và trao đổi thường xuyên là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông, khủng hoảng ở miền Đông Ucraina, Mỹ xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc trỗi dậy… Điều đó đúng, không sai. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế cũng như các các tác động của kinh tế đối với an ninh, chính trị lại ít được bàn đến. Thực ra, trên bình diện quốc gia và quốc tế, kinh tế chính là chính trị và làm chính trị cũng vì mục tiêu kinh tế là chính.

Đáng chú ý là một diễn biến kinh tế quan trọng, bắt đầu từ vài tháng vừa qua nhưng lại ít được xem xét đúng mực cả về khía cạnh kinh tế, lẫn chính trị và an ninh, đó là: giá dầu giảm từ mức 114 USD/thùng trong tháng 6/2014 xuống còn 83 USD/thùng vào ngày 17/10/2014 và vẫn đang tiếp tục giảm. Continue reading “Chính trị dầu lửa”

Linh hồn Ukraine của châu Âu

sakharov

Tác giả: Joschka Fischer | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng Mười một này là kỷ niệm tròn một năm cuộc nổi dậy Euromaidan ở Kiev. Phần lớn dân số Ukraine – và cụ thể là giới trẻ – đã phản đối Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych, khi ông này từ chối ký thỏa thuận gia nhập Liên minh châu Âu (vốn đã được hoàn tất sau nhiều năm đàm phán), nhằm gia nhập một liên minh thuế quan với Nga. Điều này cũng tương tự như việc Ukraine chuyển hướng về phía đông, và việc tham gia Liên minh Á-Âu của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ loại bỏ mọi khả năng gia nhập EU. Continue reading “Linh hồn Ukraine của châu Âu”

Động lực địa chính trị: Trung Quốc, Tây Tạng và Dalai Lama

image4545628x

Tác giả: Zhixing Zhang | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

“Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan,”[i] câu văn mở đầu cho Tam quốc diễn nghĩa, cuốn tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc về chiến tranh và chiến lược, là cách tóm lược tốt nhất các động lực cốt yếu của địa chính trị Trung Quốc. Trọng tâm của nó là cuộc đấu tranh kéo dài hàng thiên niên kỷ của những kẻ muốn làm người cai trị của Trung Quốc nhằm thống nhất và cai trị phần lớn vùng địa lý gần như bất trị của nước này. Đó là câu chuyện của những lực lượng ly tâm và sự chia rẽ không thể vượt qua bắt nguồn từ địa lý và lịch sử cũng như, có lẽ cơ bản hơn, những lực lượng hướng tâm hướng tới sự thống nhất cuối cùng. Continue reading “Động lực địa chính trị: Trung Quốc, Tây Tạng và Dalai Lama”

#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

article-2650257-1e8689df00000578-786_964x704

Nguồn:John J. Mearsheimer, “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Bài liên quan: Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh 

Theo lối tư duy hiện đang thịnh hành ở phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể gần như được đổ lỗi hoàn toàn cho cuộc tấn công của Nga. Theo như mạch lập luận này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập Crimea để hiện thực hóa khát khao khôi phục lại đế chế Xô Viết đã tồn tại từ lâu, và ông ta rốt cuộc có thể làm điều tương tự với phần còn lại của Ukraine cũng như những quốc gia Đông Âu khác. Cũng theo quan điểm đó, việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014 chỉ mang lại một cái cớ cho Putin quyết định đưa lực lượng quân đội Nga chiếm giữ một phần lãnh thổ Ukraine. Continue reading “#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây”

Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động

referendum

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng về một Scotland độc lập đã chuyển từ không tưởng sang rất khả quan. Dù trên thực tế nó có xảy ra hay không thì ý tưởng về việc khối liên hiệp đã tồn tại hơn 300 năm nay giữa Anh và Scotland có thể bị giải thể tự thân nó đã có nhiều tác động to lớn, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy quan trọng đối với sự ổn định của châu Âu, thậm chí là toàn cầu.

Vương quốc Liên hiệp Anh là trung tâm quyền lực của hệ thống quốc tế từ sau Chiến tranh Napoléon đến Đệ nhị Thế chiến. Nó tạo nên một cấu trúc đế quốc đã định hình không chỉ hệ thống quốc tế mà còn cả trật tự chính trị nội bộ của nhiều quốc gia khác nhau như Hoa Kỳ và Ấn Độ. Continue reading “Trưng cầu dân ý Scotland: Nguồn gốc và tác động”

Trung Quốc và tương lai địa chính trị của Châu Á

China_US

Tác giả: Mohan Malik | Biên dịch: Viết Tuấn | Hiệu đính: Kim Minh

Giáo sư Mohan Malik cho rằng đây là thập kỷ của những chuyển giao quyền lực ở Châu Á, trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng quyết định cục diện ở khu vực.

Hội nghị Shangri-la gần đây ở Singapore đã chứng kiến những đối đáp có phần gay gắt giữa Trung Quốc và các bên tham dự khác. Việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan cùng hơn 80 tàu bảo vệ ra Biển Đông, chỉ bốn ngày sau “chuyến thăm mang tính trấn an” của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới các nước láng giềng Đông Á của Trung Quốc vào tháng 4 năm 2014, được xem là hành động khiêu khích có tính toán. Continue reading “Trung Quốc và tương lai địa chính trị của Châu Á”

Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ

120702103617_viet_trung_huunghi_464x261_getty_nocredit

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong những năm 1990 là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Mỹ (1995).

Việc bình thường hóa với Trung Quốc giúp Việt Nam bước đầu phá thế bị bao vây cô lập, cho phép Việt Nam cải thiện quan hệ với ASEAN và Mỹ. Trong khi đó, việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ giúp Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các cường quốc trên thế giới. Continue reading “Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ”

#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Nicholas Redman (2014). “Russia’s Breaking Point”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 2, pp. 235-244.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

“Những sự kiện đang diễn ra ở Ukraine là bi kịch của cả một đất nước … Mùa Xuân Arab đã lan tới thủ đô của một nước Châu Âu.”

– Mikhail Margelov, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga[1]

Tại sao Nga can thiệp vào Ukraine?

Phản ứng mạnh mẽ của Nga trước những sự kiện ở Ukraine không có gì đáng ngạc nhiên cả. Hai trong số những mỗi quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga trong thập kỷ trước là củng cố chính quyền trước sự công kích từ những người dân bất mãn và, từ góc nhìn của Matxcơva, trước nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài, Continue reading “#170 – Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine”

Việt Nam và “lời nguyền địa lý”

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một số nhà nghiên cứu ví von Trung Quốc như một con gà trống, với bán đảo Triều Tiên là chiếc mỏ và Việt Nam là chân của con gà. Hình ảnh so sánh này một mặt cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc, đặc biệt là về an ninh, một mặt ám chỉ tới một thực tế rằng Việt Nam từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sức nặng của Trung Quốc. Vấn đề là Việt Nam nếu muốn cũng không thể làm được gì để thay đổi thực tế này. Continue reading “Việt Nam và “lời nguyền địa lý””

#83 – Tù nhân của địa lý

Nguồn: Ricardo Hausmann (2001). “Prisoners of Geography”, Foreign Policy, No. 122 (Jan. – Feb.), pp. 44-53.

Biên dịch: Dương Thanh Nga | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các chuyên gia phát triển kinh tế hứa hẹn rằng với sự hòa hợp chính xác của các chính sách hỗ trợ thị trường, các nước nghèo cuối cùng sẽ phát triển thịnh vượng. Nhưng chính sách không phải là vấn đề – địa lý mới là vấn đề. Các quốc gia nhiệt đới không giáp biển không bao giờ có thể tiếp cận những thị trường và công nghệ mới mà họ cần để phát triển trong nền kinh tế toàn cầu.

Bạn thuộc cung Bọ Cạp. Vậy thì bạn chắc hẳn là một người sôi nổi. Các phong vũ biểu cho rằng áp suất khí quyển đang giảm. Vì vậy trời sắp mưa. Vĩ độ của bạn ít hơn 20 độ. Trong trường hợp này, quốc gia của bạn chắc chắn nghèo. Continue reading “#83 – Tù nhân của địa lý”

#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?

Islamophobia-293x300

Nguồn: Samuel P. Huntington (1993). “The Clash of Civilizations?” Foreign Affairs, No. 72 (Summer), pp. 22-49.>>PDF

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hình thái tiếp theo của xung đột

Chính trị thế giới đang bước vào một giai đoạn mới, và các nhà trí thức đã không hề ngần ngại đưa ra vô số quan điểm về hình hài của nó – sự cáo chung của lịch sử, sự trở lại của mối thâm thù giữa các quốc gia – dân tộc, và sự suy tàn của các quốc gia – dân tộc dưới sức ép của chủ nghĩa bộ lạc, chủ nghĩa toàn cầu và các chủ nghĩa khác. Mỗi quan điểm đều nắm bắt một khía cạnh nào đó của hiện thực đang hình thành. Tuy nhiên tất cả đều không nắm bắt được một khía cạnh quan trọng, thực tế là trung tâm, của hình hài khả dĩ của chính trị thế giới trong những năm sắp tới. Continue reading “#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?”

#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc

201307-eu-bosnia-vii-ronhaviv

Nguồn: Barry A. Posen (1993). “The Security Dilemma and Ethnic Conflict”, Survival, Vol. 35, No. 1 (Spring), pp. 27-47.>>PDF

Biên dịch: Phan Đoàn Hoài Trinh | Hiệu đính: Nguyễn Võ Dân Sinh

Cùng với sự kết thúc Chiến tranh Lạnh là sự nổi lên của các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo ở lục địa Á-Âu. Tuy nhiên, nguy cơ và cường độ của những cuộc xung đột này khác nhau tùy theo từng vùng miền: người Ucraina và người Nga vẫn tương đối hòa hợp với nhau; người Serbia và người Slovenia có những cuộc đụng độ ngắn, gay gắt; người Serbia, người Croatia và người Hồi giáo Bosnia tiến hành xung đột công khai; người Armenia và người Azeri dường như buộc phải lâm vào một cuộc chiến lâu dài, tiêu hao. Khẳng định rằng nguyên nhân dẫn đến bạo lực là do những hận thù từ xa xưa đến giờ mới được bộc phát không thể giải thích được sự khác biệt đáng kể trong quan hệ giữa các nhóm dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Continue reading “#35 – Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc”

#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

ch-150

Nguồn: Robert D. Kaplan (2010). “The Geography of Chinese Power: How Far Can Beijing Reach on Land and at Sea”. Foreign Affairs, Vol. 89, No. 3 (May/June), pp. 22-41. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1904, nhà địa lý người Anh, Sir Halford Mackinder đã kết thúc bài viết nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” [“Trục địa lý của lịch sử”] của mình bằng một liên hệ đáng ngại về trường hợp Trung Quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu chính là trục địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông đã cho rằng Trung Quốc, một khi mở rộng sức mạnh của mình vượt ra ngoài biên giới, “có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì Trung Quốc sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực trụ cột này.” Continue reading “#24 – Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc”