Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ

Obama Aquino 2014

Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Philippines re-embraces US military muscle“, The Straits Times, 21/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Philippines hy vọng có thể ngăn chặn được những sự xâm nhập của Trung Quốc vào các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền bằng việc tăng cường liên minh quân sự của mình với Mỹ, nước đã bắt đầu được quyền tiếp cận mở rộng đối với các căn cứ của Philippines ở Biển Đông.

Rõ ràng là, một sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực này có nguy cơ tạo ra tác động ngược trở lại, khuyến khích Trung Quốc củng cố hơn nữa lập trường của nước này đối với các vùng biển có tranh chấp. Nhưng Philippines cho rằng họ không còn nhiều thời gian, và rằng sức mạnh quân sự của Mỹ là hy vọng tốt nhất để bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của nước này. Continue reading “Philippines đón nhận trở lại sức mạnh quân sự của Mỹ”

Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện

plp laywer at pca

Tác giả: Quách Thị Huyền

Philippines đã kết thúc một tuần tranh tụng về nội dung thực chất và các vấn đề còn lại về thẩm quyền trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) từ ngày 24 – 30/11 tại La Haye, Hà Lan. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự khéo léo, Philippines đã đưa ra các đòn tấn công trực diện trong hiệp hai của cuộc chiến pháp lý với Trung Quốc.

Trung Quốc tiếp tục trốn tránh

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ không tham gia vào vụ kiện này. Trước đó, tháng 12/2014, Trung Quốc đã ra văn bản thể hiện quan điểm của mình rằng PCA không có đủ thẩm quyền để xét xử, vì theo Trung Quốc những gì mà Philippines kiện không thể được phân xử mà không xét đến chủ quyền của các nước, điều mà theo Trung Quốc là PCA không có quyền làm.Tuy nhiên, tháng 10/2015, PCA đã đưa ra phán quyết tiếp tục xét xử vụ này và lắng nghe phần trình bày của phía Philippines. Continue reading “Phiên tranh tụng thứ hai vụ kiện Biển Đông: Philippines tấn công trực diện”

Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung

cn_philippines_anti_china_protest_640x360_afp

Tác giả: TS. Dương Danh Huy

Bộ Ngoại giao Philippines đưa thông tin Tòa Trọng Tài tại Den Haag tiến hành phiên điều trần chính phân xử vụ kiện Phi-Trung về Biển Đông ngày 24/11/2015. Trước đó, ngày 29/10/2015 Tòa đã phán quyết về phiên điều trần sơ khởi của vụ kiện.

Phiên điều trần đó là bước đầu, qua đó Tòa xác định mình có thẩm quyền hay không, và hồ sơ của Philippines có thể thụ lý được hay không. Trung Quốc cho rằng trả lời cho hai câu hỏi này đều là “Không”. Nếu trả lời đó đúng, hồ sơ của Philippines sẽ bị loại ngay từ bước này.

Nhưng, kết luận về phiên điều trần sơ khởi, Tòa đã bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh và tuyên bố rằng trong 15 điểm Philippines đưa ra, Tòa có thẩm quyền để xử 7 điểm, trong đó có 2 điểm với điều kiện không có sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa, tương đương với điều kiện không có thực thể địa lý nào trong quần đảo Trường Sa được hưởng hai quy chế này. Continue reading “Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung”

Đề nghị mới của Trung Quốc về Biển Đông bị nghi ngờ

1200x-11

Nguồn: Kor Kian Beng, “Scepticism over China’s new isle approach”, The Straits Times, 24/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trung Quốc đã đưa ra một cách tiếp cận mới đối với tranh chấp Biển Đông trong một nỗ lực dường như là nhằm gạt Nhật Bản ra bên lề và giành lại ảnh hưởng đối với các quốc gia Đông Nam Á khi Bắc Kinh tỏ ra sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế.

Nhưng các nhà phân tích nói rằng chừng nào Bắc Kinh còn giữ lập trường rằng các đảo tranh chấp là tài sản của tổ tiên mình để lại thì nước này sẽ khó mà giữ vững được lời đề nghị này. Và nếu Trung Quốc duy trì các hành động quyết đoán như cải tạo đất ở Biển Đông thì ASEAN sẽ tiếp tục ủng hộ sự can dự của Nhật Bản.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á thường niên diễn ra vào hôm Chủ nhật, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã công bố một phương pháp tiếp cận năm điểm, qua đó cho thấy Bắc Kinh lần đầu tiên gắn vấn đề Biển Đông với lời kêu gọi tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và bảo vệ kết quả của Thế chiến II cũng như trật tự hậu chiến. Continue reading “Đề nghị mới của Trung Quốc về Biển Đông bị nghi ngờ”

Tập và Carter đưa ra lập trường đối lập về Biển Đông

7845845240_77df55c9f1_b

Nguồn: Ankit Panda, “Amid Tensions, US, China Assert South China Sea Positions”, The Diplomat, 09/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Gần hai tuần sau chuyến tuần tra nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải đầu tiên của Mỹ gần một hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, căng thẳng vẫn đang ở mức cao. Vào ngày thứ Bảy, ở hai bên bờ Thái Bình Dương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã có hai bài phát biểu song song về Biển Đông, nhấn mạnh sự khác biệt giữa lập trường của hai nước về vấn đề này.

Ông Tập trong chuyến thăm Singapore để dự cuộc gặp gỡ lịch sử với đối tác bên kia eo biển Đài Loan, tổng thống Mã Anh Cửu, đã có bài diễn văn tại Đại học Quốc gia Singapore, nơi ông thể hiện lập trường Trung Quốc rằng “các đảo ở Biển Đông đã là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại”. ÔngTập cũng cho biết thêm “chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải hợp pháp của Trung Quốc.” Continue reading “Tập và Carter đưa ra lập trường đối lập về Biển Đông”

Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông

image064

Nguồn: Reiji Yoshida, “Japan weighs course of action in disputed South China Sea“, The Japan Times, 06/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Khi căng thẳng ở Biển Đông leo thang xung quanh cuộc tuần tra gần đây của quân đội Mỹ nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở đó, các suy đoán hiện tập trung vào các động thái mà Nhật Bản có thể có tại  khu vực này.

Vào hôm thứ Sáu, Thủ tướng Shinzo Abe đã thể hiện một phong thái mạnh mẽ khi phát biểu trước một hội nghị chuyên đề tại Tokyo rằng ông đang có kế hoạch huy động hợp tác quốc tế về bảo vệ các quy tắc hàng hải tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ankara và cuộc họp các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Manila tháng này.

Một số quan chức quân sự và ngoại giao cấp cao của Mỹ đã thúc giục thủ tướng Abe cử Lực lượng Tự vệ tham gia tuần tra chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Continue reading “Nhật cân nhắc việc tuần tra trên Biển Đông”

Cần thách thức Trung Quốc trên Biển Đông

4200

Nguồn: Bill Emmott, “Challenging China,” Project Syndicate, 29/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Mỹ điều tàu vào giới hạn 12 hải lý quanh một trong những hòn đảo nhân tạo mới của Trung Quốc trên Biển Đông thể hiện sự can thiệp quân sự táo bạo nhất của nước này trong nhiều năm qua. Mỹ chưa từng thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc một cách mạnh mẽ đến như vậy kể từ khi Tổng thống Bill Clinton gửi một nhóm tàu chiến đến eo biển Đài Loan năm 1996 như một động thái hỗ trợ cho Đài Loan lúc đó đang bị Trung Quốc đe dọa.

Bước đi này được chào đón như một cử chỉ tượng trưng. Nhưng như thế chưa đủ. Nếu thực sự cần phản đối những diễn giải của Trung Quốc về luật quốc tế – vốn lúc nào cũng phục vụ cho những tham vọng bành trướng của nó – thì những thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của nước này sẽ cần phải được lặp lại thường xuyên và phối hợp cùng các quốc gia khác. Continue reading “Cần thách thức Trung Quốc trên Biển Đông”

‘Biển Đông như vạc dầu sôi nhưng khó phun trào’

05018217

Trao đổi với Zing.vn, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cho rằng, căng thẳng trên Biển Đông gia tăng nhưng có thể coi đó là “sự căng thẳng lành mạnh”.

– Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter xác nhận việc Hải quân Mỹ điều chiến hạm áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Xin ông bình luận về ý đồ của Mỹ khi thực hiện kế hoạch này?

– Lập trường của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng yêu cầu tất cả các bên phải tôn trọng một nguyên tắc cốt lõi là tự do hàng hải. Nguyên tắc này không chỉ thiết yếu đối với sự thịnh vượng của khu vực nói chung mà còn có vai trò quan trọng đối với việc duy trì sức mạnh và ảnh hưởng quân sự của Mỹ nói riêng khi hiện nay Mỹ vẫn là cường quốc hải quân số một thế giới. Và Mỹ có nhu cầu duy trì quyền tự do tiếp cận các vùng biển theo các quy định luật pháp quốc tế hiện hành. Continue reading “‘Biển Đông như vạc dầu sôi nhưng khó phun trào’”

Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông

0824china01

Nguồn: Nguyễn Mạnh Hùng, “The South China Sea and the Obama-Xi Summit: Talk is Cheap“, Viet-studies, 26/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một hội nghị, nhiều quan điểm

Chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình với tư cách chủ tịch nước Trung Quốc tháng 9 vừa qua đã làm dấy lên nhiều quan tâm và đồn đoán trong giới quan sát Trung Quốc ở nhiều nước. Đánh giá của họ về chuyến thăm này có xu hướng phản ánh thái độ phổ biến ở mỗi quốc gia. Một mặt, truyền thông Trung Quốc ca ngợi chuyến đi đã thành công tốt đẹp, nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc như một cường quốc đang lên và Chủ tịch Tập như một vị chính khách của thế giới. Mặt khác, truyền thông và giới bình luận Nhật Bản lại tập trung vào “gốc rễ” của cuộc đối đầu Mỹ-Trung về an ninh hàng hải, sự thất bại của cuộc gặp cấp cao trong việc thay đổi “[thái độ] không sẵn lòng dừng các hành động khiêu khích” của Trung Quốc trong những vùng biển lân cận, khả năng Trung Quốc không thể xây dựng một “mối quan hệ cường quốc kiểu mới” với Mỹ; và chỉ ra sự cần thiết phải “hợp tác an ninh hơn nữa” giữa Washington và Tokyo để ngăn chặn “chủ nghĩa xét lại của Bắc Kinh.” Continue reading “Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông”

Mỹ chuẩn bị đối phó với các đảo nhân tạo của Trung Quốc

fc2

Nguồn: Keith Johnson & Dan Deluce, “U.S. Gears Up to Challenge Beijing’s ‘Great Wall of Sand’”, Foreign Policy, 22/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Washington đã âm thầm tránh không điều tàu chiến của mình đến gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng. Nhưng chính quyền Obama đang tính đến một hướng tiếp cận mạnh mẽ hơn.

Gần 20 năm trước, trước việc Trung Quốc sử dụng các vụ thử tên lửa để đe dọa một cuộc bầu cử quan trọng ở Đài Loan, Mỹ đã điều động hai tàu sân bay tới khu vực này. Mặc dù gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh, Mỹ không cần quá lo lắng khi biểu dương lực lượng nhằm đáp trả lại hành vi trâng tráo của Trung Quốc, đồng thời nâng đỡ các đồng minh của mình trong khu vực.

William Perry, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó nói rằng “Bắc Kinh phải biết rằng Mỹ là lực lượng quân sự mạnh nhất và nắm vị trí hàng đầu ở Tây Thái Bình Dương”. Continue reading “Mỹ chuẩn bị đối phó với các đảo nhân tạo của Trung Quốc”

Mỹ có nên tuần tra quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc?

678e9ac35b4160eec2b2c85e0b120019

Nguồn: Andrew Chubb, “Should the US patrol around China’s artificial islands?”, East Asia Forum, 21/09/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kế hoạch mang tính khiêu khích của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về việc khẳng định quyền tự do hàng hải bằng cách tuần tra gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông dường như đã bị đình trệ. Nhưng nếu Mỹ từ bỏ chính sách này, nó sẽ bỏ qua một cơ hội quan trọng giúp ổn định các vùng biển tranh chấp ở châu Á.

Trong tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter được đưa tin là đã yêu cầu quân đội Mỹ phát triển các kế hoạch gửi máy bay và tàu vào trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc – phạm vi bán kính vùng lãnh hải và không phận theo luật quốc tế đối với các cấu trúc lãnh thổ hợp pháp. Continue reading “Mỹ có nên tuần tra quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc?”

Hệ lụy môi trường từ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo

philippines-have

Nguồn: James Borton & Nguyễn Chu Hồi, “China and the Deep Blue Sea,” Project Syndicate, 08/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ tháng 12 năm 2013, Trung Quốc đã bồi đắp thêm 1.200 hecta vào các đảo trên Biển Đông. Những nỗ lực bồi đắp này có ngụ ý địa chính trị rõ ràng: Hầu hết các hoạt động bồi đắp đều diễn ra ở Trường Sa, một quần đảo nằm trong vùng nước có tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Malaysia, và Philippines, cùng với Trung Quốc, Đài Loan, và Brunei.

Tuy nhiên, người ta lại ít bàn đến tác động đang tiến gần đến mức thảm họa của dự án này đối với môi trường. Các hoạt động của Trung Quốc đang gây nguy hiểm cho các quần thể cá, đe dọa sự đa dạng sinh học biển, và tạo ra mối đe dọa dài hạn đối với một trong những sinh cảnh biển đẹp mắt nhất của thế giới. Continue reading “Hệ lụy môi trường từ việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo”

Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?

Philippines-vs-China

Nguồn: Mark Valencia, “What China can do to build its case in  South China Sea territorial claims”, South China Morning Post, 09/08/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Mark Valencia tin rằng Trung Quốc có thể củng cố các yêu sách về chính trị và pháp lý của mình trên Biển Đông.

Với các chính sách và động thái trên Biển Đông, Trung Quốc đã bị cáo buộc là có thái độ hung hăng; bắt nạt các quốc gia có tranh chấp khác; vi phạm các Hiệp ước đã ký, Luật quốc tế và quy chuẩn quốc tế; quân sự hóa các thực thể; thay đổi nguyên trạng; gây mất ổn định; hủy hoại môi trường và đe dọa tự do hàng hải. Rắc rối hơn về mặt chính trị là việc Philippines nộp đơn kiện chống lại Trung Quốc theo cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Continue reading “Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?”

Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi

1569966_-_main

Nguồn: Lynn Kuok, “Tides of Change: Taiwan’s evolving position in the South China Sea and why other actors should take notice“, East Asia Policy Paper No. 5, 05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Cùng với Trung Quốc và bốn quốc gia Đông Nam Á, Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dù điều này đôi khi lại bị bỏ qua. Trên giấy tờ, Đài Loan và Trung Quốc có các tuyên bố tương tự nhau. Đường chín đoạn hay đường chữ U bao lấy hầu hết Biển Đông xuất hiện trên các tấm bản đồ của cả Đài Loan và Trung Quốc.

Cả Trung Quốc và Đài Loan đều chưa chính thức làm sáng tỏ ý nghĩa của đường chín đoạn, vốn có thể được xem như một yêu sách đối với vùng nước mênh mông bên trong các đường đứt đoạn đó hoặc (đơn thuần chỉ là yêu sách đối với) các thực thể đảo nằm bên trong và các khu vực hàng hải tính từ các hòn đảo đó theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và luật pháp quốc tế. Continue reading “Lập trường của Đài Loan về Biển Đông đang thay đổi”

Daniel Russel phát biểu về chính sách Biển Đông của Mỹ

russel

Xin chào quý vị, thật vinh dự cho tôi khi được quay lại CSIS. Tôi sẽ bắt đầu bài phát biểu của mình bằng việc nêu ra bối cảnh tình hình hiện nay. Mỹ đã luôn có lợi ích ở Châu Á và lợi ích đó ngày càng lớn hơn khi các nền kinh tế của chúng ta kết nối chặt chẽ với nhau và người dân chúng ta gần gũi nhau hơn nhờ việc đi lại thuận tiện và internet.

Trong vòng bảy thập kỷ qua chúng tôi đã cùng làm việc với các nước đồng minh và đối tác để cùng nhau bảo vệ an ninh và phát triển thịnh vượng. Và đặc biệt trong vòng sáu năm rưỡi qua, chúng tôi đã đầu tư để xây dựng quan hệ hợp tác với từng nước một trong khu vực – đây chính là chính sách tái cân bằng. Continue reading “Daniel Russel phát biểu về chính sách Biển Đông của Mỹ”