Tư bản 4.0: Cuộc cách mạng tư duy kinh tế sắp tới?

HandChart

Nguồn: Anatole Keletsky, “When Things Fall Apart”, Project Syndicate, 31/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trên khắp thế giới ngày nay tồn tại một cảm giác về ngày tận thế, một dự cảm sâu sắc về sự tan rã của những xã hội đã từng ổn định trước kia. Những dòng dưới đây được trích trong tác phẩm bất hủ The Second Coming [Sự trở lại lần thứ hai] của đại thi hào W.B. Yeats:

“Mọi thứ đều tan vỡ; trung tâm không thể chống đỡ được

Sự vô chính phủ bao trùm lên khắp thế giới

Những điều tốt nhất thì thiếu niềm tin, trong khi điều tồi tệ nhất

Lại tràn đầy đam mê

Và loài quái thú hung dữ, thời của chúng cuối cùng cũng tới

Lê bước về Bethlehem để được tái sinh?”[1]

Yeats đã viết những dòng này vào tháng 1 năm 1919, hai tháng sau khi Thế chiến I kết thúc. Ông đã dự cảm rằng hoà bình sẽ sớm biến mất bởi những nỗi kinh hoàng lớn hơn. Continue reading “Tư bản 4.0: Cuộc cách mạng tư duy kinh tế sắp tới?”

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

IMF1

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Giới thiệu chung

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập đồng thời với Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới) tại Hội nghị quốc tế Bretton Wood tổ chức vào tháng 7 năm 1944. Cho tới tháng 9 năm 2011, IMF bao gồm 187 quốc gia thành viên với mục tiêu thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại thế giới, kích thích việc làm và phát triển kinh tế bền vững, giảm đói nghèo trên toàn thế giới. IMF cũng đưa ra những tư vấn chính sách, và giúp đỡ về mặt tài chính cho các nước thành viên trong những giai đoạn khó khăn về kinh tế, đồng thời làm việc với các nước đang phát triển để giúp các nước này đạt được sự ổn định về kinh tế vĩ mô và giảm đói nghèo.  Continue reading “Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)”

Ả-rập Xê-út và giá dầu: Khi gậy ông đập lưng ông

asaudi

Nguồn: Andrew Scott Cooper, “How Saudi Arabia turned its greatest weapon on itself”, The New York Times, 12/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một nửa thế kỷ qua, nền kinh tế thế giới đã bị thống trị bởi chỉ một quốc gia: Vương quốc Ả-rập Xê-út. Những trữ lượng dầu mỏ khổng lồ cùng nguồn dầu chưa được khai thác đã cho phép quốc gia này đóng một vai trò đặc biệt to lớn trong vai trò nhà sản xuất quyết định giá dầu, có thể bơm đầy hay làm cạn kiệt hệ thống cung dầu toàn cầu theo ý muốn.

Lệnh cấm vận dầu khí 1973-74 là minh chứng đầu tiên cho thấy Hoàng gia Ả-rập Xê-út đã sẵn sàng biến thị trường dầu mỏ thành một thứ vũ khí. Vào tháng 10/1973, một liên minh của các quốc gia Ả-rập mà đứng đầu là Ả-rập Xê-út đã đột ngột cho dừng vận chuyển dầu mỏ để trả đũa việc Mỹ hỗ trợ Israel trong suốt cuộc chiến tranh Yom Kippur. Giá dầu tăng chóng mặt lên gấp 4 lần: cú sốc sau đó đối với các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ ở phương Tây đã dẫn tới giá cả tăng cao, thất nghiệp hàng loạt và bất mãn xã hội ngày càng gia tăng. Continue reading “Ả-rập Xê-út và giá dầu: Khi gậy ông đập lưng ông”

Thách thức đối với ‘Một vành đai, một con đường’ của TQ

obor

Tác giả: Nguyễn Tăng Nghị

Tham vọng của Trung Quốc là từ một cường quốc khu vực có ảnh hưởng toàn cầu thành một cường quốc toàn diện. Một trong những công cụ chủ yếu thực hiện tham vọng đó là dự án “một vành đai, một con đường”. Tuy nhiên sự trỗi dậy mạnh mẽ này đang vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ và EU cũng như những quan ngại của các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Vì vậy quá trình triển khai, tư duy theo kiểu “dò đá sang sông” sẽ là nền tảng cơ bản để đi đến thành công. Cùng với đó Trung Quốc sẽ từng bước hóa giải những thách thức, cản trở khi thực hiện dự án này. Đây chính là những vấn đề mà bài viết sẽ tập trung phân tích. Đồng thời tác giả cũng sẽ đưa ra những dự báo về cách thức lựa chọn để giải quyết những thách thức ấy. Continue reading “Thách thức đối với ‘Một vành đai, một con đường’ của TQ”

Quốc hữu hóa (Nationalization)

chav

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Quốc hữu hóa là việc chuyển quyền sở hữu tài sản của một hoặc một số cá nhân hoặc một hoặc một số tổ chức thành tài sản công (tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia). Cá nhân và tổ chức có tài sản bị quốc hữu hóa có thể là công dân hoặc pháp nhân của nước thực hiện việc quốc hữu hóa hoặc có thể là công dân hoặc pháp nhân của một nước khác.

Quốc hữu hóa được luật pháp quốc tế thừa nhận là hành động bảo vệ chủ quyền xác đáng và phù hợp với điều kiện việc bồi thường cho chủ sở hữu cũ được tiến hành một cách công bằng và nhanh chóng. Trong trường hợp nước tiến hành quốc hữu hóa không thực hiện việc bồi thường hoặc việc bồi thường không đáp ứng được các điều kiện trên, hành động quốc hữu hóa lúc đó được hiểu là tịch thu hoặc sung công. Continue reading “Quốc hữu hóa (Nationalization)”

Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?

20120804_LDP001_1

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

Hạn chế của các công ty Trung Quốc

Trung Quốc là một nơi đặc biệt thú vị để theo dõi cuộc đối đầu giữa các công ty Trung Quốc và các công ty đa quốc gia nước ngoài, vì đó là thị trường lớn nhất thế giới cho hầu hết mọi sản phẩm cũng như vì tất cả các công ty lớn trên thế giới đều hoạt động tại đó. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong số 44 ngành đại diện được mở cửa với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã thống trị 25, bao gồm ngành pin mặt trời, các thiết bị xây dựng, và trục cần cẩu di động. Nhưng trong tất cả 19 ngành các công ty nước ngoài dẫn đầu, công nghệ hay tiếp thị nắm vai trò hết sức quyết định đối với thành công. Continue reading “Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?”

Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

China-US-relations

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Mặc cho những khó khăn kinh tế gần đây của Trung Quốc, rất nhiều nhà kinh tế và nhà phân tích cho rằng nước này vẫn đang trên đà soán ngôi Mỹ và sẽ sớm trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thật vậy, điều này đã trở thành một quan điểm chủ đạo – nếu không phải gần như là một niềm tin chung – ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng những nhân tố cấu thành ý kiến này thường bỏ qua một sự thật quan trọng: sức mạnh kinh tế gắn bó mật thiết với sức mạnh doanh nghiệp, một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn bị Mỹ bỏ xa. Continue reading “Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?”

Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?

20160305_fnp502

Nguồn: Harold James,”Will Brexit break the pound?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố gần đây của chính phủ Anh rằng một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh trong Liên minh châu Âu sẽ được tổ chức vào ngày 23/6 đã nhanh chóng gây ra sự sụt giảm đáng kể giá trị đồng bảng Anh. Biến động tỷ giá đồng bảng sẽ tiếp tục diễn ra cho đến trước cuộc trưng cầu dân ý, và càng mạnh mẽ hơn tại những thời điểm khi việc bỏ phiếu ủng hộ “Brexit” (Anh ra khỏi EU) có nhiều khả năng xảy ra. Kết quả có thể là một lời tiên đoán tự trở thành hiện thực mà trong đó bất ổn thị trường và chính trị càng khiến các cử tri Anh muốn từ bỏ EU – một kết quả cực kỳ nguy hiểm cho họ và cả những người dân châu Âu khác.

Những tác động chính trị này gợi nhớ tới trải nghiệm của thế kỷ 20, khi giá trị ngoại tệ của đồng bảng là nỗi ám ảnh quốc gia tại Anh và các cuộc khủng hoảng tiền tệ thường phá hủy uy tín của các chính phủ và gây tổn hại chính trị. Continue reading “Brexit sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính – tiền tệ?”

Hồi kết cho toàn cầu hóa?

topic-globalization

Nguồn: Daniel Gros, “The End of Globalizaton?”, Project Syndicate, 08/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc vừa công bố rằng năm ngoái, lần đầu tiên kể từ khi nước này bắt đầu mở cửa kinh tế với thế giới từ cuối những năm 1970, xuất khẩu của nước này đã giảm so với năm trước. Và đó chưa phải là tất cả; xét trên khía cạnh giá trị, thương mại toàn cầu đã suy giảm trong năm 2015. Hiển nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao?

Dù thương mại toàn cầu cũng từng suy giảm vào năm 2009, nhưng lý giải cho việc đó lại rất rõ ràng: thế giới đã trải qua sự sụt giảm mạnh về GDP vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm ngoái kinh tế thế giới đã tăng trưởng đáng kể, đạt mức 3%. Hơn nữa, các rào cản thương mại đã không gia tăng rõ rệt ở nơi nào cả, cộng thêm chi phí vận chuyển giảm xuống do sự sụt giảm mạnh của giá dầu. Continue reading “Hồi kết cho toàn cầu hóa?”

Tại sao Anh không nên rời EU?

euuk

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Is Europe worth the effort?”, Project Syndicate, 01/03/2016.

Biên dịch: Hoàng Thủy Tiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi tham gia vào Cộng đồng Kinh tế Châu Âu vào năm 1973, Vương Quốc Anh đứng ở hàng ngũ cuối cùng trong quá trình hội nhập Châu Âu. Vấn đề đặt ra bởi cuộc trưng cầu dân ý sắp tới của Vương Quốc Anh về việc có nên tiếp tục làm thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) hay không là liệu nước Anh bây giờ có đứng ở hàng ngũ tiên phong trong quá trình Châu Âu tan rã?

Vấn đề này không liên quan đến thỏa thuận mà Thủ tướng David Cameron đạt được gần đây với các đồng nghiệp Châu Âu của ông. Thực sự thì khó có thể tin rằng thỏa thuận này sẽ quyết định lựa chọn mang tính định mệnh của Anh vào tháng 6 này. Vấn đề quan trọng hơn là liệu ích lợi của việc làm thành viên EU có lớn hơn việc mất đi chủ quyền quốc gia hay không. Continue reading “Tại sao Anh không nên rời EU?”

Cuộc chiến đơn độc chống giảm phát của Trung Quốc

china-inflation_2133080a

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Lonely Fight Against Deflation”, Project Syndicate, 29/02/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào đầu tháng 2, khi Trung Quốc chào đón năm Thân, một bản tin của một quỹ phòng hộ được lưu truyền rộng rãi đã làm rối loạn thị trường tài chính bằng việc dự đoán rằng nền kinh tế sẽ hạ cánh cứng, hệ thống ngân hàng ngầm sẽ sụp đổ, và đồng nhân dân tệ sẽ bị phá giá. Sự ổn định chỉ được phục hồi sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên giải thích logic trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc qua một cuộc phỏng vấn với tạp chí Caixin (Tài Tân).

Nhưng khả năng đảm bảo sự ổn định đó của Trung Quốc dựa trên nhiều vấn đề có liên quan lẫn nhau, bao gồm mức tăng trưởng năng suất thấp, lãi suất thực giảm, các công nghệ gây xáo trộn (disruptive), khả năng sản xuất dư thừa và mức nợ cao, cùng với tiết kiệm quá mức. Thực tế, cuộc chiến hiện tại về tỷ giá đồng nhân dân tệ phản ánh sự bất đồng giữa quyền lợi của những “kỹ sư tài chính” (như những nhà quản lý của các quỹ phòng hộ bằng đồng đôla) và những “kỹ sư thực thụ” (các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc). Continue reading “Cuộc chiến đơn độc chống giảm phát của Trung Quốc”

Hệ lụy kinh tế – xã hội của giá dầu giảm

falling-oil-prices

Nguồn: Michael Meyer, “The Coming Wave of Oil Refugee”, Project Syndicate, 29/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng cho rằng sự giàu có nhờ vào dầu là một điều đáng nguyền rủa đã tồn tại từ lâu  – và có lẽ là không cần lời giải thích. Cứ vài thập niên, giá năng lượng tăng cao chót vót, khởi động cho một cuộc chiến tranh giành các nguồn dầu mới. Sau đó cung dần vượt cầu, và giá cả đột nhiên tụt dốc. Giá giảm càng nhiều và mạnh bao nhiêu, ảnh hưởng về mặt xã hội và địa chính trị càng lớn bấy nhiêu.

Lần giá dầu sụp đổ gần nhất diễn ra vào những năm 1980 – và điều này làm thay đổi thế giới. Là một thanh niên làm việc ở một khu vực khai thác dầu ở Texas vào mùa xuân năm 1980, tôi đã chứng kiến giá dầu thô chuẩn của Mĩ tăng cao đến mức 45 đô la một thùng, tương đương với 138 đô la ngày nay. Vào năm 1988, dầu được bán ở giá thấp hơn 9 đô la một thùng, và mất hơn một nửa giá chỉ trong năm 1986. Continue reading “Hệ lụy kinh tế – xã hội của giá dầu giảm”

Dân chủ hay tan rã ở châu Âu

1017509047

Nguồn: Yanis Varoufakis, “Democracy or Bust in Europe”, Project Syndicate, 22/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Châu Âu sẽ dân chủ hóa hoặc sẽ tan rã”. Châm ngôn này còn hơn cả một khẩu hiệu trong bản tuyên ngôn của Phong trào Dân chủ ở châu Âu (Democracy in Europe Movement – DiEM25), một nhóm chính trị tôi vừa giúp thành lập ở Berlin. Điều này là một thực tế giản đơn nhưng lại không được thừa nhận.

Tình hình tan rã ở châu Âu hiện nay là quá rõ ràng. Những sự chia rẽ mới đường như đang xuất hiện ở tất cả mọi nơi mà người ta có thể nhìn thấy: dọc theo các biên giới, trong các nền kinh tế và ngay trong tâm trí của những người dân EU. Continue reading “Dân chủ hay tan rã ở châu Âu”

Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP

FTA_3

Tác giả: Erwin Schweisshelm

Dệt may và da giày trên đà phát triển

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, mà một trong những động lực tăng trưởng chính đến từ ngành dệt may. Quần áo may sẵn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam.[1] Hiện tại, Việt Nam đứng thứ tư trong tổng số các nước xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ.[2]

Dù sản xuất quần áo may sẵn có truyền thống lâu dài tại Việt Nam, quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế mới chỉ diễn ra gần đây. Từ sau Đổi Mới, ngành công nghiệp dệt may đã là một trong những nhóm ngành đầu tiên thành lập và phát triển không ngừng cho đến nay. Xu hướng phát triển của dệt may càng được củng cố sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Đây là ngành được hỗ trợ rất nhiều từ phía chính phủ, nhiều dự án phát triển tham vọng được đề ra. Tựu trung, số liệu cho biết có khoảng 2,5 triệu lao động tham gia vào ngành này, trong đó đa số là phụ nữ.[3] Continue reading “Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP”

Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU

brexit1

Nguồn: Ana Palacio, “The Causes and Consequences of Brexit”, Project Syndicate, 01/02/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Viễn cảnh Brexit (Anh rút khỏi Liên minh châu Âu) đang hoàn toàn ở trước mắt chúng ta. Cuộc họp Hội đồng châu Âu sắp tới có nhiều khả năng sẽ dẫn đến một thỏa thuận về các điều kiện liên quan đến tư cách thành viên Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh – một thỏa thuận sẽ được đặt trước cử tri Anh trong một cuộc trưng cầu dân ý, sớm nhất là vào mùa hè năm nay.

Nhưng, trong khi mọi việc tiến triển rất nhanh về phía trước, Anh và EU cần dành một chút thời gian để suy nghĩ cẩn thận. Cuối cùng thì, bất chấp sự trấn an đến từ cả hai bên, không ai biết được cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra như thế nào, càng không biết cách vượt qua hậu quả nếu cử tri Anh chọn việc ra đi. Continue reading “Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU”

Tác động từ sự ‘giãy chết’ của dầu mỏ

low-oil-prices

Nguồn: Harold James, “The Death Throes of Oil”, Project Syndicate, 03/02/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giá dầu thường được xem là một loại nhiệt kế để đo lường sức khỏe của nền kinh tế thế giới. Điều ít được chú ý là nó còn có thể được dùng làm một khí áp kế nhằm cảnh báo về những cơn bão địa chính trị đang tới gần. Thực sự, sự lao dốc đột ngột của giá một thùng dầu thô – từ gần 150 USD vào tháng 6/2008 xuống khoảng 30 USD hiện nay – chắc chắn sẽ thúc đẩy các biến động liên tục vượt ra ngoài các thị trường năng lượng và hàng hóa cơ bản của thế giới, với những tác động đặc biệt đáng lo ngại cho Liên minh châu Âu (EU).

Giá dầu giảm rõ ràng có liên quan tới sự bất ổn tài chính, nhưng các dòng tác động nhân quả không chỉ theo hướng mà phần lớn các học giả dường như tin tưởng. Trái lại, khi giá dầu tăng sẽ khiến cho chi phí gia tăng tại hầu hết các nền kinh tế giàu, công nghiệp hóa; do đó, việc giá dầu tăng làm kìm hãm tăng trưởng. Giá dầu tăng cao đã dẫn tới các cuộc suy thoái toàn cầu vào các năm 1973, 1979, 2000 và 2008. Continue reading “Tác động từ sự ‘giãy chết’ của dầu mỏ”

Đọc “Biện hộ cho toàn cầu hoá”

globalization

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Tuy ít được biết đến ngoài giới kinh tế gia các nước dùng tiếng Anh, Jagdish Bhagwati (70 tuổi) một giáo sư gốc Ấn Độ, hiện dạy ở đại học Columbia (Mỹ), là một người rất được nể trọng trong giới kinh tế gia chính thống, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào lý thuyết kinh tế ngoại thương từ những năm 60 đến nay.  Ông là người ôn hoà, chín chắn, được hầu hết đồng nghiệp và sinh viên mến phục.

Không giống đa số những người hay bình luận lớn tiếng về toàn cầu hoá, Bhagwati sinh trưởng ở một nước nghèo, đã được đào tạo chuyên môn thuần thành (tốt nghiệp thủ khoa đại học Cambridge).  Từ khi ra trường, ông đã có nhiều kinh nghiệm sống và làm việc ở các quốc gia kém phát triển, giữ liên lạc thường xuyên với quê hương ông (anh ruột của Bhagwati hiện là chánh án tối cao pháp viện Ấn Độ), và cũng không xa lạ với hoạt động của các tổ chức quốc tế (từng làm cố vấn cao cấp cho UNCTAD và WTO). Continue reading “Đọc “Biện hộ cho toàn cầu hoá””

Đọc “Công bằng thương mại cho tất cả”

fairtrade

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Trong giới học thuật, những ai quan tâm đến kinh tế Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế nói chung hẳn không xa lạ với Joseph Stiglitz.  Ông là một lý thuyết gia hàng đầu (được giải Nobel kinh tế năm 2001), và cũng đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ Clinton và Ngân Hàng Thế Giới.  Stiglitz đã sang Việt Nam nhiều lần, theo dõi Việt Nam khá kỹ, và có nhiều nhận xét thiết thực về kinh tế nước ta.  Cách đây hơn ba năm, trong cuốn “Toàn cầu hoá và những người bất mãn nó”, viết ngay sau khi ông rời ghế kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế Giới, Stiglitz đã làm sôi nổi dư luận với những chỉ trích Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) khá nặng nề, đôi lúc hơi cá nhân, của ông.  Trong cuốn này, viết chung với Andrew Charlton, ông có những đề nghị “tích cực” hơn. Continue reading “Đọc “Công bằng thương mại cho tất cả””

Trung Quốc xuất khẩu mô hình phát triển ra nước ngoài

RMB-with-Chinese-Knot

Nguồn: Francis Fukuyama, “Exporting the Chinese Model”, Project Syndicate, 12/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bích Hân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi năm 2016 bắt đầu, một cuộc đối đầu lịch sử đang ngấm ngầm diễn ra giữa các mô hình phát triển cạnh tranh lẫn nhau – cụ thể ở đây là chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Mỹ và các nước phương Tây. Mặc dù cuộc đối đầu này chỉ ngầm diễn ra trong tiềm thức của các bên tham gia, nhưng kết quả của nó sẽ là yếu tố quyết định vận mệnh của lục địa Á- Âu trong nhiều thập kỷ tới.

Hầu hết các nước phương Tây đều nhận thấy rằng tỉ lệ tăng trưởng ở Trung Quốc đang từng bước giảm dần, từ trên 10% trong nhiều thập niên gần đây xuống dưới 7% vào thời điểm hiện tại (hoặc thậm chí có thể thấp hơn). Các nhà lãnh đạo nước này không ngồi yên mà đã tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy sự dịch chuyển từ mô hình tăng trưởng định hướng xuất khẩu gây ô nhiễm môi trường dựa trên sản xuất công nghiệp nặng sang một mô hình khác dựa trên tiêu dùng và dịch vụ nội địa. Continue reading “Trung Quốc xuất khẩu mô hình phát triển ra nước ngoài”

Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu

Earth grenade

Nguồn: Martin Feldstein, “The Global Economy Confronts Four Geopolitical Risks”, Project Syndicate, 28/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Cuối năm là thời điểm thích hợp để chúng ta cân nhắc về những rủi ro ở phía trước. Đương nhiên tồn tại những rủi ro kinh tế nghiêm trọng, bao gồm: định giá tài sản sai lệch do lãi suất cực thấp kéo dài suốt một thập niên, sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc kéo theo những thay đổi trong nguồn cầu, và sự yếu kém dai dẳng của nền kinh tế châu Âu. Nhưng những rủi ro dài hạn cốt yếu thuộc về địa chính trị, chúng đến từ bốn nguồn: Nga, Trung Quốc, Trung Đông, và không gian mạng.

Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại, nhưng Nga vẫn là một cường quốc hạt nhân hùng mạnh với khả năng triển khai lực lượng đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Nền kinh tế Nga cũng suy yếu vì phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu trong thời điểm giá dầu đang sụt giảm đáng kể. Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo người dân Nga rằng họ sẽ phải đối mặt với tình cảnh thắt lưng buộc bụng, vì chính phủ sẽ không còn đủ khả năng tái phân bổ phúc lợi như những năm gần đây. Continue reading “Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu”