Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR

lead11

Nguồn: Andrew Sheng, “What price will China have to pay to make renminbi an international reserve currency?”, South China Morning Post, 10/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà ngân hàng và những trung tâm tài chính từ Hồng Kông đến Luân Đôn thèm thuồng hàng nghìn tỷ đô la trong các giao dịch mới, đến từ việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ. Nhưng khi nào điều đó sẽ xảy ra?

Một cột mốc của việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ là việc tham gia vào câu lạc bộ của những đồng tiền thành phần tạo nên Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Không giống như tiền tệ được phát hành bởi các ngân hàng trung ương, tài sản dự trữ này được phát hành bởi IMF đến 188 nước thành viên, để đổi lấy đồng nội tệ của họ và những đồng tiền có thể chuyển đổi khác. SDR có thể được tính là một phần dự trữ ngoại hối của các nước thành viên. Continue reading “Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR”

Tác hại của quá trình phi công nghiệp hóa sớm

5v7fb9jb-1369273637

Nguồn: Dani Rodrik, “The Perils of Premature Deindustrialization,” Project Syndicate, 11/10/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hầu hết các nền kinh tế phát triển hiện nay đều phát triển từ con đường công nghiệp hóa quen thuộc. Sự tiến bộ của các ngành công nghiệp chế tạo  – ví dụ như dệt may, thép, sản xuất ô tô  – đã nổi lên từ tàn dư của những ngành nghề truyền thống và hệ thống phường hội, chuyển đổi những xã hội nông nghiệp sang thành thị. Nông dân trở thành công nhân nhà máy, một quá trình tạo cơ sở cho không chỉ sự gia tăng chưa từng có về năng lực sản xuất kinh tế, mà còn cho một cuộc cách mạng lớn trong các tổ chức xã hội và chính trị. Phong trào lao động đã dẫn tới chính trị quần chúng, và cuối cùng là dân chủ chính trị.

Theo thời gian, ngành công nghiệp chế tạo nhượng lại vị thế cho ngành dịch vụ. Ở Anh, nơi ra đời cuộc Cách mạng công nghiệp, số nhân công trong lĩnh vực chế tạo đạt mức cao nhất 45% trước Thế chiến I, sau đó giảm xuống còn khoảng 30% và duy trì cho đến đầu những năm 1970 trước khi giảm mạnh. Ngành chế tạo hiện chiếm chưa đến 10% lực lượng lao động. Continue reading “Tác hại của quá trình phi công nghiệp hóa sớm”

Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới

20141206_blp509

Nguồn:The global addiction to energy subsidies”, The Economist, 26/07/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá năng lượng đã giảm liên tục được 1 năm. Trong tháng vừa qua, xu hướng này đã tăng nhanh hơn. Vào hôm 24 tháng 7, giá một thùng dầu ở Mỹ xuống mức thấp chỉ còn 48 đô la. Dù vậy, các chính phủ vẫn vung tiền trợ cấp để thúc đẩy sản xuất mặt hàng này. Nhiên liệu hóa thạch được trợ giá 550 tỉ đô la mỗi năm, và theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (International Energy Agency – IEA) – tổ chức đại diện cho các nước tiêu thụ dầu và khí, con số trên nhiều gấp 4 lần số tiền trợ cấp dành cho năng lượng tái tạo.

Ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn cao hơn nhiều. Hồi tháng 5, tổ chức này dự báo các quốc gia sẽ dùng  5.300 tỉ đô la để trợ giá cho dầu, khí và than đá trong năm 2015, so với 2.000 tỉ đô la trong năm 2011. Số tiền dự báo này tương đương với 6,5% GDP toàn cầu, và nhiều hơn con số mà các chính phủ trên toàn thế giới chi cho y tế. Tại thời điểm mà giá năng lượng thấp, nợ công cao và mối lo ngại ngày càng tăng về khí thải, thì chẳng có mấy lí lẽ để biện minh việc trợ giá như vậy. Thế thì tại sao thế giới lại “nghiện” việc trợ giá năng lượng? Continue reading “Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới”

Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ

101301576-171149389.1910x1000

Nguồn: Alexander Friedman, “Can the Renminbi Take on the World”, Project Syndicate, 05/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc có câu “Xem lại chẳng hại cái gì”. Lời khuyên thật chí lý trong bối cảnh biến động trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc hiện nay, sự cố mà tác động của nó lớn hơn nhiều những lo lắng tức thì mà các nhiễu loạn gần đây gây nên. Trên thực tế, bất ổn này cần được xem xét trong mối liên hệ với mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc: biến đồng Nhân dân tệ (NDT) thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.

Tiềm năng của NDT trở thành một loại tiền tệ dự trữ đã được chú ý hơn trong năm nay, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chuẩn bị xem lại giỏ tiền tệ xác định giá trị tài sản dự trữ của riêng họ là Quyền Rút Vốn Đặc biệt (SDR). SDR được tạo ra vào năm 1969 để bổ sung cho dự trữ chính thức của các nước thành viên. Trung Quốc đã vận động trong nhiều năm để NDT được tính vào giỏ dự trữ cùng với đồng Đô-la Mỹ, bảng Anh, Euro và Yên Nhật. Continue reading “Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ”

Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới

rmb_afp__153652162_cropped

Nguồn: David Chovanec, “Let the Global Race to the Bottom Begin”, Foreign Policy, 11/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại sao việc phá giá tiền tệ quy mô lớn của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng xấu đối với Trung Quốc, Mỹ, và toàn thế giới.

Vào ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức 1,9 phần trăm bằng cách điều chỉnh biên độ tỷ giá hằng ngày. Đây là đợt phá giá lớn nhất trong một ngày của đồng nhân dân tệ từ năm 1994 – gây nên các ảnh hưởng quan trọng đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ.

Để hiểu ý nghĩa của nước đi này và những phát ngôn đi cùng với nó, những nhà quan sát trước tiên cần phải nhận ra là những tranh luận chính trị ở Mỹ liên quan đến câu hỏi về đồng nhân dân tệ đang đi chậm hơn so với thời đại. Continue reading “Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới”

Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị

20111128-politics-economy-business

Nguồn: Dani Rodrik, “The Tyranny of Political Economy”, Project Syndicate, 08/02/2013

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã từng có thời những nhà kinh tế học chúng ta tách rời khỏi chính trị. Chúng ta nhìn nhận công việc của mình là mô tả các nền kinh tế thị trường hoạt động ra sao, khi nào chúng sụp đổ, và các chính sách được thiết kế cẩn thận có thể tăng cường hiệu quả nền kinh tế như thế nào. Chúng ta phân tích sự đánh đổi giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau (ví dụ như sự bình đẳng và hiệu quả kinh tế), và các chính sách được thiết kế nhằm đạt những kết quả kinh tế mong đợi, bao gồm việc tái phân phối tài sản. Nó sẽ phụ thuộc vào việc các chính trị gia có sử dụng những lời khuyên của chúng ta và các quan chức có thực hiện chúng hay không. Continue reading “Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị”

Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro

article-0-0E8E9E9B00000578-157_634x376

Nguồn: Philippe Legrain, “The Eurozone’s German Problem,” Project Syndicate, 23/07/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khu vực đồng tiền chung châu Âu có một vấn đề liên quan đến nước Đức. Những chính sách “lợi mình hại người” của Đức và cách phản ứng với khủng hoảng rộng hơn mà nước này chủ trương đã được chứng minh là thảm họa. Bảy năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế khu vực đồng euro đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với châu Âu trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930. Những nỗ lực của chính phủ Đức để đè bẹp Hy Lạp và buộc nước này từ bỏ đồng tiền chung đã làm mất ổn định liên minh tiền tệ. Chừng nào chính quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel còn tiếp tục lạm dụng vị thế thống trị là chủ nợ chính để thúc đẩy những lợi ích hẹp hòi của mình thì khu vực đồng tiền chung euro còn không thể phát triển – và có thể là không tồn tại được. Continue reading “Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro”

Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo

Corruption_Biology

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Fighting Corruption Won’t End Poverty,” Project Syndicate, 24/07/2015.

Biên dịch: Vũ Đình Khanh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các quốc gia nghèo khó là bởi chính phủ của họ tham nhũng. Và, trừ khi những nước này đảm bảo được rằng tài nguyên quốc gia không bị đánh cắp, và quyền lực công không bị sử dụng cho mục đích cá nhân, thì họ sẽ còn nghèo mãi, đúng không?

Quả là một ý tưởng hấp dẫn để chúng ta tin vào. Suy cho cùng, đây là dòng quan điểm cho rằng triển vọng về sự thịnh vượng cũng đồng nghĩa với việc đấu tranh chống lại bất công. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một chuyến thăm châu Mỹ Latinh gần đây: “tham nhũng là sâu mọt, là chứng hoại tử của loài người.” Những kẻ tham nhũng xứng đáng bị “buộc vào đá rồi ném xuống biển.”

Có lẽ họ đáng bị thế thật. Nhưng điều đó không nhất thiết giúp các quốc gia trở nên thịnh vượng hơn. Continue reading “Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo”

Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Tái hiện Đại nhảy vọt

a4630_s4.reutersmedia.net

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Có ít nhất ba điểm khiến các can thiệp của chính phủ Trung Quốc vào thị trường chứng khoán (TTCK) của nước này trở nên khác thường. TTCK sẽ tác động như thế nào đến triển vọng kinh tế Trung Quốc?

TTCK Trung Quốc đã trải qua một năm biến động kỳ lạ. Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục giảm tốc tăng trưởng, khó có thể lí giải vì sao đột nhiên TTCK nước này lại đột ngột lên cơn sốt.

Chỉ trong vòng một năm, chỉ số Shanghai Composite chạm đỉnh vào giữa tháng 6 ở mức 5.166,35 điểm, tăng khoảng 150%. Một con số này đủ làm rùng mình tất cả những ai e ngại rủi ro, bởi nếu nhớ lại, trước khi cuộc khủng hoảng dotcom xảy ra ở Mỹ, chỉ số Nasdaq Composite cũng chỉ tăng trưởng với tốc độ 86%. Sau đó, lần đầu tiên các nhà đầu tư tại TTCK Trung Quốc được trải nghiệm cảm giác hoảng loạn của “thị trường con gấu”. Chỉ trong vòng ba tuần, 30% giá trị vốn hóa của TTCK Trung Quốc – ước đạt gần 3.500 tỉ đô la Mỹ – đã bốc hơi. Continue reading “Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Tái hiện Đại nhảy vọt”

Tại sao giới siêu giàu xem thường chính phủ?

rich-traveler-istock_0

Nguồn: Dani Rodrik, “A Class of its Own”, Project Syndicate, 10/07/2014.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

F.Scott Fitzgerald từng viết câu nổi tiếng: những người siêu giàu “rất khác bạn và tôi”. Sự giàu có của họ khiến họ “hoài nghi về những thứ chúng ta tin tưởng”, và khiến họ nghĩ “họ giỏi hơn chúng ta”. Nếu những lời đó đúng với ngày nay thì có thể là vì khi chúng được viết, vào năm 1926, bất bình đẳng ở Mỹ đã đạt tới mức độ tương tự như ngày nay.

Trong phần lớn giai đoạn từ đó tới nay, cụ thể là từ cuối Thế chiến II tới những năm 1980, bất bình đẳng ở các nước tiên tiến đã dịu đi. Khoảng cách giữa những người siêu giàu và phần còn lại của xã hội dường như nhỏ hơn – không chỉ về mặt thu nhập và của cải, mà còn về khía cạnh gắn bó và mục đích xã hội. Tất nhiên người giàu có nhiều tiền hơn nhưng họ dường như vẫn là một phần của cùng một xã hội như người nghèo, và họ công nhận rằng lý do địa lí và việc cùng quốc tịch khiến họ phải chia sẻ một số phận chung. Continue reading “Tại sao giới siêu giàu xem thường chính phủ?”

Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza

Tsipras_Larisa

Nguồn: Nikolaos Papadogiannis, “Syriza’s German Fixation?”, Project Syndicate, 08/07/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Hy Lạp đã nói lên tiếng nói của mình. Trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, họ đã quyết định bác bỏ thỏa thuận được các chủ nợ của Hy Lạp đưa ra. Tuy vậy, trong nội bộ của Đảng Syriza cầm quyền, mọi thứ không thực sự rõ ràng đến vậy.

Từ khi lên nắm quyền vào tháng 1, Đảng Syriza đã cố gắng cân bằng nhu cầu phải đi tới một thỏa thuận về các khoản nợ của Hy Lạp với lời cam kết được đưa ra trong cuộc vận động tranh cử rằng không ký bất cứ một thỏa thuận nào đẩy Hy Lạp lún sâu vào tình trạng suy thoái. Quyết định của thủ tướng Alexis Tsipras nhằm thúc đẩy cử tri Hy Lạp bỏ phiếu “chống” trong cuộc trưng cầu dân ý về đề xuất được các chủ nợ đưa ra gần đây nhất đã cho thấy rằng yếu tố thứ hai được ưu tiên. Động thái này tất yếu đã gặp phải sự chế giễu đầy giận dữ của các nhà lãnh đạo khu vực đồng Euro khác. Continue reading “Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza”

Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF

IMF-Get-Out

Nguồn: Ngaire Woods, “The IMF’s Euro Crisis”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong vài thập niên vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã học được 6 bài học quan trọng về phương pháp giải quyết khủng hoảng nợ công. Nhưng những bài học ấy đã bị lãng quên trong quá trình Quỹ giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

Việc tham gia vào quá trình giải cứu khu vực Eurozone của IMF có thể đã làm tăng ảnh hưởng và giúp Quỹ nhận được sự ủng hộ ở châu Âu. Nhưng việc Quỹ và các cổ đông châu Âu không tuân theo các tiêu chuẩn hành vi tốt nhất của mình đến một ngày sẽ cho thấy đó là một bước đi sai lầm chết người.

Một bài học quan trọng bị lãng quên trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp là khi việc cứu trợ trở nên cần thiết thì chỉ được thực hiện một lần và phải thật dứt khoát. Quỹ IMF học được bài học này vào năm 1997, khi gói cứu trợ cho Hàn Quốc bị thiếu hụt và điều này dẫn đến vòng đàm phán thứ hai. Tại Hy Lạp vấn đề còn tệ hơn nữa, vì gói cứu trợ trị giá 86 tỉ Euro đang được bàn bạc đến diễn ra sau một gói cứu trợ trị giá 110 tỉ Euro vào năm 2010 và một gói khác trị giá 130 tỉ Euro năm 2012. Continue reading “Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF”

So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp

greece_eurozone_exit

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Asia’s View of the Greek Crisis,” Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nước châu Á đang dõi theo cuộc khủng hoảng Hy Lạp với sự ghen tị pha lẫn cảm giác thỏa mãn. Khi trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nước châu Á nhận được sự trợ giúp ít hơn rất nhiều, với những điều kiện hà khắc hơn nhiều. Nhưng họ cũng phục hồi mạnh mẽ hơn hẳn, và điều đó cho thấy những khoản cứu trợ cứ lớn dần có thể không phải là toa thuốc tốt nhất để hồi phục.

Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, Hy Lạp đã nhận được khoản tài chính khổng lồ từ Hội đồng ba bên (“troika”): Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Hy Lạp đã nhận được các gói cứu trợ vào năm 2010 và 2012, tổng cộng lên đến 240 tỉ euro (tương đương 266 tỉ USD), trong đó có 30 tỉ euro từ IMF, gấp hơn 3 lần hạn mức cộng dồn mà IMF có thể cho Hy Lạp vay. Các thỏa thuận mới nhất hứa hẹn một khoản cứu trợ khác trị giá lên đến 86 tỉ euro. Continue reading “So sánh khủng hoảng châu Á và khủng hoảng Hy Lạp”

So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương

container_2244981b

Nguồn: Dani Rodrik, “The New Mercantilist Challenge,” Project Syndicate, 09/01/2013.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Lịch sử kinh tế học phần lớn là cuộc đấu tranh giữa hai trường phái tư tưởng đối lập là “chủ nghĩa tự do” và “chủ nghĩa trọng thương.” Chủ nghĩa tự do kinh tế mà trọng tâm là kinh tế tư nhân và thị trường tự do là học thuyết thống trị ngày nay. Nhưng chiến thắng về mặt trí tuệ của nó đã làm chúng ta không nhận ra sự hấp dẫn tuyệt vời – và thành công thường xuyên – của những tập quán theo phái trọng thương. Trên thực tế, chủ nghĩa trọng thương vẫn sống khỏe, và xung đột không dứt của nó với chủ nghĩa tự do nhiều khả năng sẽ là lực lượng chính định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Ngày nay, chủ nghĩa trọng thương thường bị coi là một hệ thống tư tưởng lạc hậu và hiển nhiên sai lầm về chính sách kinh tế. Trong những ngày hoàng kim của mình, phái trọng thương đã bảo vệ một số khái niệm kỳ quặc, mà chủ đạo là quan điểm cho rằng chính sách quốc gia phải nhằm hướng tới sự tích lũy các kim loại quý – vàng và bạc. Continue reading “So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương”

Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine

ukraine-1

Nguồn: Anders Åslund, “Russia’s War on Ukraine’s Economy,” Project Syndicate, 09/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nền kinh tế của Ukraine có thể không còn rơi tự do nhưng vẫn đang ở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này đã giảm 6,8% trong năm ngoái và được dự báo sẽ tiếp tục giảm 9% trong năm nay – tổng thiệt hại tương đương khoảng 16% trong hơn hai năm. Dù mọi thứ dường như đang được bình ổn ở một mức độ nhất định – đồng hryvnia (đồng tiền của Ukraine – NHĐ) xuống giá đã loại bỏ thâm hụt tài khoản vãng lai của nước này và sự điều chỉnh tài khóa quy mô lớn đã giúp ngân sách Ukraine có được dòng tiền mặt cân bằng trong quý hai năm nay – nhưng tình hình vẫn còn bấp bênh.

Những thách thức kinh tế hàng đầu của Ukraine không nảy sinh từ chính trong nước mà là kết quả từ sự gây hấn của Nga. Người láng giềng phía Đông hiếu chiến của quốc gia này đã sáp nhập Crimea, tài trợ cho những cuộc nổi loạn ở miền Đông Ukraine, theo đuổi một cuộc chiến tranh thương mại, liên tục cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên, và đang đe dọa tấn công tài chính (nhằm vào Ukraine). Cho đến nay, Ukraine đã xoay sở một cách phi thường để trụ vững trước những đòn tấn công trên với ít sự hỗ trợ quốc tế – nhưng nó đang rất cần được giúp đỡ. Continue reading “Cuộc chiến của Nga nhằm vào nền kinh tế Ukraine”

Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay

Map and stethoscope, possible illustration for pandemic of aids,"pig flu", smoking or or maybe for global warming and ozone holes

Nguồn: Mohamed A. El-erian, “Shelter from the Storm in Europe”, Project Syndicate, 20/06/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Mây đen đang bao phủ tương lai kinh tế của châu Âu khi ba cơn bão đang cùng ập đến: khủng hoảng Hy Lạp, Nga xâm phạm Ukraine và sự nổi lên của các đảng chính trị theo chủ nghĩa dân túy. Mặc dù mỗi cơn bão này đều để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nền kinh tế vốn được tiếp sức bởi một sự cải thiện theo chu kỳ gần đây cho thấy châu Âu có khả năng đối phó với từng cơn bão một, với nguy cơ chỉ là một số các gián đoạn kinh tế nhất thời. Tuy nhiên, nếu những cơn bão này cùng cộng hưởng với nhau tạo thành một “siêu bão,” thì sự trở lại những ngày nắng ấm sẽ rất khó đoán định được trong tương lai gần.

Thực tế cho thấy ba cơn bão này đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp, vốn nhức nhối nhiều năm nay, đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Không chỉ có nguy cơ trở thành thành viên đầu tiên bị loại khỏi khu vực đồng Euro, Hy Lạp còn đứng trước nguy cơ rơi vào trạng thái quốc gia thất bại (failed state) – một kết quả có thể kéo theo hệ lụy đa chiều đối với các quốc gia còn lại ở châu Âu. Việc giảm thiểu những hệ quả nhân đạo bất lợi (liên quan đến việc di cư qua biên giới) và ảnh hưởng địa chính trị của cơn bão này sẽ không phải là một việc dễ dàng. Continue reading “Ba thách thức lớn nhất đối với Châu Âu hiện nay”

Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp

_81134789_81134788

Nguồn: Jeffrey D. Sachs,Down and Out in Athens and Brussels,” Project Syndicate, 11/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thảm họa tại Hy Lạp được thế giới chú ý vì hai lý do. Thứ nhất, chúng ta đau khổ khi thấy một nền kinh tế sụp đổ ngay trước mắt, với những dòng người xếp hàng chờ cứu trợ và rút tiền vốn chưa từng xuất hiện kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Thứ hai, chúng ta hoảng sợ trước thất bại của vô số các nhà lãnh đạo và tổ chức – các chính trị gia, Ủy ban châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – trong việc ngăn chặn một tình trạng hỗn loạn đã chậm rãi diễn ra trong nhiều năm qua.

Nếu sự quản lý yếu kém này vẫn tiếp tục, không chỉ Hy Lạp mà còn cả khối châu Âu thống nhất sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Để cứu lấy Hy Lạp và châu Âu, gói cứu trợ tài chính mới phải bao gồm hai việc lớn nhưng chưa được thống nhất. Continue reading “Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp”

Kinh tế qua hoạt hình: Thuế và thương mại tự do

1. Thuế

Hầu hết các xã hội hiện đại đều đánh thuế theo 1 cách nào đó. Nhưng không phải lúc nào thuế cũng liên quan đến tiền.

Người Trung Quốc cổ nộp thuế bằng các thỏi trà nén. Còn bộ tộc Jivaroan tại Brazil  thì nộp bằng sọ người. Continue reading “Kinh tế qua hoạt hình: Thuế và thương mại tự do”

Tại sao Mỹ nên tham gia AIIB?

america-tests-out-a-new-whining-offensive-in-asia-1426615286

Nguồn: Paolo Mauro, ‘Why America Should Join the AIIB’, Project Syndicate, 12/06/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ, cùng với Canada và Nhật Bản, đã vắng mặt khỏi các cuộc bàn thảo về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Tổng cộng có 57 quốc gia – từ châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh – đã tham gia ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng với mục tiêu chi 100 tỷ USD vào các tuyến đường bộ, đường sắt, cầu cống, bến cảng trên khắp khu vực (châu Á). Nhưng chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn không sẵn lòng tham gia – phần nhiều do sự hoang mang, lo ngại về chính phủ Trung Quốc.

Việc tiếp tục giữ lập trường đó sẽ là một sai lầm. Mỹ có cơ hội để gây ảnh hưởng đến thiết kế của AIIB mà không trông có vẻ như là đang bơi ngược dòng. Để đổi lại việc tham gia vào định chế này, chính quyền Obama có thể và nên yêu cầu rằng AIIB cần tập trung vào cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng nào giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường cao nhất. Continue reading “Tại sao Mỹ nên tham gia AIIB?”

Vì sao gói cứu trợ Hy Lạp thất bại?

0004b449-642

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Why the Greek Bailout Failed”, Project Syndicate, 01/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi cuộc khủng hoảng Hy Lạp tiến triển, điều quan trọng là phải hiểu được rằng để có một chương trình điều chỉnh cơ cấu thành công thì quốc gia tiến hành điều chỉnh phải có sự làm chủ mạnh mẽ đối với chương trình đó. Ngay cả nếu như các nhà đàm phán vượt qua những nút thắt gần đây nhất, cũng sẽ rất khó để tin vào khả năng thực hiện nó nếu chính người Hy Lạp vẫn không cảm thấy bị thuyết phục. Cho đến hiện nay thì đây là kinh nghiệm thực tế. Và khi không có sự cải cách về mặt cơ cấu, sẽ có ít cơ hội để nền kinh tế Hy Lạp nhìn thấy sự ổn định và tăng tưởng bền vững – nhất là vì các chủ nợ chính thức không sẵn sàng tiếp tục trao cho một Hy Lạp không-cải-cách một khoản tiền nhiều hơn số tiền nước này cần để trả nợ. (Đây là trường hợp luôn gặp phải trong hầu hết các cuộc khủng hoảng, ngay cả khi truyền thông quốc tế không đề cập đến thực tế này.) Continue reading “Vì sao gói cứu trợ Hy Lạp thất bại?”