Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori

Okinotori-570x360

Nguồn: Jerome A. Cohen & Peter A. Dutton, “Japan’s important sideshow to arbitration decision in the South China Sea”, East Asia Forum, 16/5/2016

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Trong khi căng thẳng tiếp tục leo thang trên Biển Đông và chính phủ các bên tranh chấp đang chờ đợi phán quyết từ Tòa trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, một sự việc bên lề quan trọng đã nổi lên giữa Nhật Bản và Đài Loan giữa biển Philippines.

Ngày 24/4, Lực lượng Tuần tra bờ biển Nhật Bản đã bắt giữ một tàu đánh cá Đài Loan cùng toàn bộ thủy thủ do đánh bắt cá tại vùng biển thuộc “vùng đặc quyền kinh tế” 200 hải lý (EEZ) mà Nhật đã tuyên bố chủ quyền theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS). Tuyên bố vùng EEZ của Nhật dựa trên quyền kiểm soát của nước này với hai đảo đá nhỏ được bao quanh bởi một bãi san hô cách Tokyo khoảng hơn 1.000 dặm (tương đương 1.600km) về phía nam. Mặc dù tàu tuần tra quân sự Nhật Bản đã bắt đầu đuổi các tàu cá Đài Loan khỏi khu vực này từ hai năm trước, sự việc lần này được ghi nhận là vụ bắt giữ đầu tiên kể từ năm 2012. Continue reading “Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori”

Những nghi ngờ đối với Tòa án Hình sự Quốc tế

11_piyONvK.

Nguồn: Francesca Maria Benvenuto, “Soupçons sur la Cour pénale internationale“, Le Monde diplomatic, 04/2016.

Biên dịch: Vương Thanh Thủy

Ngày 21/3/2016, Tòa án hình sự quốc tế đã tuyên cựu phó tổng thống Congo Jean‑Pierre Bemba là thủ phạm gây ra tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh ở Cộng hòa Trung Phi. Nhưng đây mới là vụ xét xử thứ tư của tòa án này trong suốt 14 năm qua. Và những diễn biến của vụ xét xử cựu tổng thống Bờ Biển Ngà Laurent Gbagbo, mở ra từ đầu năm nay, đã làm tổn hại đến uy tín vốn đã mong manh của Tòa án này.

Ngày 28/1/2016, Tòa án hình sự quốc tế (ICC) đã vén màn cho vở kịch mới của mình: phiên tòa xử Laurent Gbagbo bắt đầu ở La Haye. Cựu tổng thống Bờ Biển Ngà bị cáo buộc phạm các tội ác chống nhân loại trong cuộc khủng hoảng hậu bầu cử năm 2010-2011. Ông ta đã bị triệu tập trước tòa cùng cựu bộ trưởng thanh niên của mình là Charles Blé Goudé. Ba ngàn người đã thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng này.1 Đối với Tòa án hình sự quốc tế, đây là một “vụ việc có qui mô lớn”:2 ông Laurent Gbagbo là nguyên thủ quốc gia đầu tiên bị triệu tập trước tòa án này. Continue reading “Những nghi ngờ đối với Tòa án Hình sự Quốc tế”

Sự sốt sắng của châu Âu đối với đồng nhân dân tệ

rmber

Nguồn: Nicola Casarini & Miguel Otero-Iglesias, “Europe’s Reminbi Romance”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc đang mất lòng tin vào đồng tiền của họ. Đối mặt với tăng trưởng kinh tế giảm sút, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tăng cường các nỗ lực để khôi phục sự ổn định cho đồng nhân dân tệ bằng cách dùng các nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình để chống đỡ cho tỷ giá hối đoái và ngăn chặn dòng vốn chảy ra khỏi đất nước. Thống đốc PBOC Chu Tiểu Xuyên đã nhiều lần tuyên bố rằng không có cơ sở để đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá, nhưng dường như các tuyên bố này rất ít được lắng nghe ở trong nước. Chỉ trong quý cuối của năm 2015, dòng vốn ròng chảy ra lên đến 367 tỷ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, niềm tin đang sụp đổ bên trong Trung Quốc đã không ngăn cản phương Tây – và đặc biệt là Châu Âu – tăng cường đánh cược vào đồng tiền này. Khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố vào tháng 12 rằng đồng nhân dân tệ sẽ tham gia cùng với đồng đô la Mỹ, bảng Anh, đồng euro và đồng yên Nhật trong rổ tiền tệ làm nền tảng cho đơn vị thanh toán của tổ chức này, còn gọi là Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR), thì rõ ràng quyết định này chỉ mang tính chính trị. Continue reading “Sự sốt sắng của châu Âu đối với đồng nhân dân tệ”

Tại sao các công ty Nhật cần ‘Anh văn – hóa’?

rakuten

Nguồn: Hiroshi Mikitani, “Japan’s New Business Language”, Project Syndicate, 21/04/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm năm trước, tôi đứng diễn thuyết bằng tiếng Anh trước hàng ngàn người Nhật. Tôi nói với họ rằng từ đó trở đi, Rakuten – chợ trực tuyến lớn nhất của Nhật Bản nơi tôi làm CEO – sẽ thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh bằng tiếng Anh, từ các cuộc họp chính thức tới thư điện tử nội bộ. Tôi vẫn nhớ vẻ ngạc nhiên trên khuôn mặt các thính giả.

Phản ứng của họ thật dễ hiểu. Chưa từng có một công ty lớn nào của Nhật Bản thay đổi ngôn ngữ chính thức của mình. Nhưng có một sự thật đơn giản rằng việc áp dụng tiếng Anh có tính chất sống còn đối với sức cạnh tranh dài hạn của các công ty Nhật Bản. Continue reading “Tại sao các công ty Nhật cần ‘Anh văn – hóa’?”

Ngân hàng, bất động sản và khủng hoảng kinh tế

image-116649

Nguồn: Adair Turner, “Western Mistakes, Remade in China”, Project Syndicate, 06/04/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với một sự quá độ đầy thách thức. Để đạt được mục tiêu gia nhập nhóm các quốc gia thu nhập cao, chính phủ đang khuyến khích một cách rất đúng đắn “vai trò quan trọng của thị trường.” Nhưng mặc dù cơ chế thị trường cạnh tranh đạt hiệu quả ở nhiều khu vực, thì ngành ngân hàng là một câu chuyện khác. Đúng là trong bảy năm qua, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào phân bổ vốn của các ngân hàng đã dẫn đến các sai lầm tương tự như những sai lầm đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại các nền kinh tế phát triển.

Mức tăng trưởng GDP cao phụ thuộc vào mức tiết kiệm và đầu tư cao, và mức tiết kiệm cao gần như không bao giờ bắt nguồn từ sự tự do lựa chọn của người tiêu dùng. Nhà nước có thể bơm tiền đầu tư trực tiếp, nhưng việc tạo tín dụng của các ngân hàng cũng có thể làm điều tương tự. Như Friedrich Hayek viết vào năm 1925, tốc độ tăng trưởng tư bản cao phụ thuộc vào những khoản ‘tiết kiệm bắt buộc’ được hỗ trợ bởi việc cung cấp tín dụng ngân hàng. Continue reading “Ngân hàng, bất động sản và khủng hoảng kinh tế”

Cần cải cách hệ thống thương mại quốc tế như thế nào?

0,,16748212_303,00

Nguồn: Dani Rodrik, “A Progressive Logic of Trade”, Project Syndicate, 13/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hệ thống thương mại toàn cầu chưa bao giờ được ưa thích rộng rãi tại Hoa Kỳ. Kể cả Tổ chức Thương mại Thế giới hay vô số các thỏa thuận thương mại khu vực như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều không được công chúng Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ. Nhưng sự chống đối (thương mại toàn cầu) dù rộng khắp lại cũng rất phân tán.

Hiện nay sự khác biệt là thương mại quốc tế đã trở thành một tâm điểm trong các cuộc tranh luận chính trị. Các ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ Bernie Sanders và Donald Trump đều biến việc phản đối các thỏa thuận thương mại thành nguyên tắc chủ yếu trong các chiến dịch vận động tranh cử của họ. Và xét theo giọng điệu của các ứng viên khác, việc công khai ủng hộ toàn cầu hóa trong bầu không khí chính trị hiện nay sẽ là hành động tự sát trong bầu cử. Continue reading “Cần cải cách hệ thống thương mại quốc tế như thế nào?”

Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc

rmb1

Nguồn: Arvind Subramanian, “The risks of China’s failure and success”, Project Syndicate, 14/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khi các nhà lãnh đạo tài chính trên toàn thế giới tụ họp trong hội nghị mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington, D.C, mọi hy vọng và quan ngại của họ đều tập trung cả vào Trung Quốc. Xét cho cùng, Trung Quốc chính là quốc gia có thể khởi động tiến trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu; thế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này lại dựa trên một nền tảng hiện ngày càng xuất hiện những dấu hiệu trì trệ. Thế lưỡng nan ở đây là  thất bại hay thành công của Trung Quốc đều đem lại những rủi ro cho nền kinh tế thế giới.

Viễn cảnh thất bại hẳn sẽ là sự kiện có một không hai trong lịch sử hậu Thế Chiến II. Bởi nền kinh tế Trung Quốc quá lớn nên hậu quả sẽ tác động đến toàn cầu. Tuy nhiên, không giống như năm 2008 khi đồng đô-la Mỹ lên giá đã cho phép các thị trường mới nổi hồi phục nhanh chóng, đồng nhân dân tệ có khả năng sẽ mất giá nếu nền kinh tế Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng giảm phát lan rộng (toàn cầu). Continue reading “Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc”

Điều gì đằng sau cuộc nổi loạn chống hội nhập toàn cầu?

Cargo ships entering one of the busiest ports in the world, Singapore.

Nguồn: Lawrence Summers, “What’s behind the revolt against global integration?”, The Washington Post, 10/04/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi Thế Chiến II kết thúc, sự đồng thuận rộng rãi trong việc ủng hộ hội nhập kinh tế toàn cầu như là một nguồn lực hướng đến hòa bình và thịnh vượng đã là một trụ cột của trật tự quốc tế. Từ các thỏa thuận thương mại toàn cầu đến dự án Liên minh Châu Âu; từ hoạt động của Hệ thống Bretton Woods đến việc loại bỏ sự kiểm soát luồng vốn rộng khắp; từ sự mở rộng trên quy mô lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự gia tăng mạnh mẽ những dòng người di chuyển qua các biên giới, phương hướng chung đều vô cùng rõ ràng. Được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế trong nước, các công nghệ như vận tải bằng container và Internet vốn giúp tăng cường hội nhập, cũng như bởi các thay đổi về luật pháp trong nước và những thỏa thuận quốc tế giữa các quốc gia, thế giới trở nên nhỏ hơn và kết nối chặt chẽ hơn. Continue reading “Điều gì đằng sau cuộc nổi loạn chống hội nhập toàn cầu?”

Hội nghị Bretton Woods 1944 quyết định những gì?

17-Bretton-woods

Nguồn:What was decided at the Bretton Woods summit“, The Economist, 30/06/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 01/07/1944, các chuyên gia tài chính của nhóm các nước giàu đã nhóm họp tại một khách sạn ở vùng núi New Hampshire để thảo luận về hệ thống tiền tệ thời hậu chiến. Hệ thống Bretton Woods nổi lên từ cuộc họp này đã chứng kiến sự hình thành của hai thể chế toàn cầu vẫn đang đóng vai trò quan trọng cho đến ngày nay: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Nó cũng lập ra một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định kéo dài cho đến đầu những năm 1970. Một động lực quan trọng cho các quốc gia tham dự hội nghị là cảm giác về sự hỗn loạn của hệ thống tài chính giữa hai cuộc thế chiến, với sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng, cuộc Đại Khủng hoảng và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Continue reading “Hội nghị Bretton Woods 1944 quyết định những gì?”

Toàn cầu hóa số: Cơ hội cho các nước đang phát triển

tch so

Nguồn: Laura Tyson & Susan Lund, “Digital Globalization and the Developing World”, Project Syndicate, 25/03/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quá trình toàn cầu hóa đang bước vào một kỷ nguyên mới, được định hình không chỉ bởi dòng chảy hàng hóa và vốn qua biên giới, mà còn bởi dòng chảy dữ liệu và thông tin ngày càng gia tăng. Sự dịch chuyển này dường như có lợi cho các nền kinh tế tiên tiến, nơi có những ngành công nghiệp đi tiên phong trong việc sử dụng công nghệ số trong các sản phẩm và quy trình vận hành của mình. Liệu các nước đang phát triển có bị bỏ lại phía sau?

Trong hàng thập kỷ, với các nước thu nhập thấp, ganh đua để thu hút các doanh nghiệp sản xuất với chi phi thấp có vẻ là phương pháp hứa hẹn nhất để vươn lên. Thương mại hàng hóa toàn cầu tăng từ 13,8% GDP toàn cầu năm 1985 (2.000 tỷ USD) lên đến 26,6% GDP (16.000 tỷ USD) năm 2007. Được thúc đẩy bởi nhu cầu và việc thuê ngoài từ các nước phát triển, các thị trường mới nổi giành được thị phần ngày càng lớn trong khối lượng giao dịch hàng hóa ngày một gia tăng này. Tính đến 2014, các nước này chiếm hơn một nửa khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu. Continue reading “Toàn cầu hóa số: Cơ hội cho các nước đang phát triển”

Cần công nhận Fed là ngân hàng trung ương thế giới?

fed

Nguồn: Andrés Velasco, “The World’s Reluctant Central Banker”, Project Syndicate,        29/02/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giai đoạn hiện nay được coi là kỷ nguyên của các ngân hàng trung ương quyền lực, luôn sẵn sàng gây ảnh hưởng khắp thế giới. Vậy mà ngân hàng quyền lực nhất trong số đó – Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) – lại chính là người tỏ ra ngần ngại nhất khi thừa nhận sức ảnh hưởng toàn cầu của mình.

Như tất cả các ngân hàng trung ương khác, Fed cũng có sứ mệnh với riêng đất nước mình, đó là tập trung bình ổn giá và duy trì việc làm trong nước. Tuy nhiên, điều khác biệt nằm ở chỗ, Fed còn có những trách nhiệm với cả thế giới. Mâu thuẫn này chính là gốc rễ của nhiều vấn đề đáng báo động mà nền kinh tế thế giới hiện nay đang phải đối mặt. Continue reading “Cần công nhận Fed là ngân hàng trung ương thế giới?”

Liệu nước Mỹ có chống lại thương mại tự do?

AppleMark

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Anti-Trade America?”, Project Syndicate, 07/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy chống thương mại trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 báo trước một cuộc rút lui nguy hiểm của Mỹ khỏi các vấn đề của thế giới. Nhân danh việc làm giảm tình trạng bất bình đẳng ở Mỹ, ứng viên tổng thống của cả hai đảng sẽ ngăn cản hy vọng gia nhập tầng lớp trung lưu của hàng trăm triệu người nghèo ở các nước đang phát triển. Nếu sức hấp dẫn chính trị của chính sách chống thương mại vẫn tiếp tục tồn tại, đây sẽ là bước ngoặt lịch sử trong các vấn đề kinh tế toàn cầu, một bước ngoặt mang tín hiệu xấu cho tương lai lãnh đạo của Mỹ. Continue reading “Liệu nước Mỹ có chống lại thương mại tự do?”

Kinh tế học trong thời kỳ bất ổn chính trị

27197_04bc_10

Nguồn: Michael Spence & David Brady, “Economics in a Time of Political Instability”, Project Syndicate, 23/03/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng 35 năm qua, các nền dân chủ phương Tây đã phải chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của bất ổn chính trị, được thể hiện qua sự thay đổi liên tục các đảng cầm quyền lẫn các chương trình và triết lý của các đảng này, bắt nguồn một phần từ những chuyển đổi và khó khăn kinh tế. Câu hỏi hiện nay là làm cách nào để cải thiện thành tích kinh tế tại một thời điểm mà bất ổn chính trị đang cản trở quá trình hoạch định chính sách hiệu quả.

Trong một bài nghiên cứu gần đây, một trong hai người chúng tôi (David Brady) đã trình bày mối tương quan giữa gia tăng bất ổn chính trị và giảm hiệu suất kinh tế, chỉ ra rằng các quốc gia có hiệu suất kinh tế thấp hơn mức trung bình là những quốc gia có sự bất ổn bầu cử lớn nhất. Cụ thể hơn, những bất ổn đó tương ứng với sự giảm tỉ trọng của việc làm trong các ngành công nghiệp hoặc chế tạo ở những nước phát triển. Mặc dù mức độ suy giảm hiệu suất kinh tế thay đổi tùy theo quốc gia (ví dụ, mức độ giảm ở Đức ít mạnh hơn so với ở Mỹ), nhưng xu hướng này vẫn khá phổ biến. Continue reading “Kinh tế học trong thời kỳ bất ổn chính trị”

Tư bản 4.0: Cuộc cách mạng tư duy kinh tế sắp tới?

HandChart

Nguồn: Anatole Keletsky, “When Things Fall Apart”, Project Syndicate, 31/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trên khắp thế giới ngày nay tồn tại một cảm giác về ngày tận thế, một dự cảm sâu sắc về sự tan rã của những xã hội đã từng ổn định trước kia. Những dòng dưới đây được trích trong tác phẩm bất hủ The Second Coming [Sự trở lại lần thứ hai] của đại thi hào W.B. Yeats:

“Mọi thứ đều tan vỡ; trung tâm không thể chống đỡ được

Sự vô chính phủ bao trùm lên khắp thế giới

Những điều tốt nhất thì thiếu niềm tin, trong khi điều tồi tệ nhất

Lại tràn đầy đam mê

Và loài quái thú hung dữ, thời của chúng cuối cùng cũng tới

Lê bước về Bethlehem để được tái sinh?”[1]

Yeats đã viết những dòng này vào tháng 1 năm 1919, hai tháng sau khi Thế chiến I kết thúc. Ông đã dự cảm rằng hoà bình sẽ sớm biến mất bởi những nỗi kinh hoàng lớn hơn. Continue reading “Tư bản 4.0: Cuộc cách mạng tư duy kinh tế sắp tới?”

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

IMF1

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Giới thiệu chung

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập đồng thời với Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới) tại Hội nghị quốc tế Bretton Wood tổ chức vào tháng 7 năm 1944. Cho tới tháng 9 năm 2011, IMF bao gồm 187 quốc gia thành viên với mục tiêu thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại thế giới, kích thích việc làm và phát triển kinh tế bền vững, giảm đói nghèo trên toàn thế giới. IMF cũng đưa ra những tư vấn chính sách, và giúp đỡ về mặt tài chính cho các nước thành viên trong những giai đoạn khó khăn về kinh tế, đồng thời làm việc với các nước đang phát triển để giúp các nước này đạt được sự ổn định về kinh tế vĩ mô và giảm đói nghèo.  Continue reading “Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)”

Ả-rập Xê-út và giá dầu: Khi gậy ông đập lưng ông

asaudi

Nguồn: Andrew Scott Cooper, “How Saudi Arabia turned its greatest weapon on itself”, The New York Times, 12/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một nửa thế kỷ qua, nền kinh tế thế giới đã bị thống trị bởi chỉ một quốc gia: Vương quốc Ả-rập Xê-út. Những trữ lượng dầu mỏ khổng lồ cùng nguồn dầu chưa được khai thác đã cho phép quốc gia này đóng một vai trò đặc biệt to lớn trong vai trò nhà sản xuất quyết định giá dầu, có thể bơm đầy hay làm cạn kiệt hệ thống cung dầu toàn cầu theo ý muốn.

Lệnh cấm vận dầu khí 1973-74 là minh chứng đầu tiên cho thấy Hoàng gia Ả-rập Xê-út đã sẵn sàng biến thị trường dầu mỏ thành một thứ vũ khí. Vào tháng 10/1973, một liên minh của các quốc gia Ả-rập mà đứng đầu là Ả-rập Xê-út đã đột ngột cho dừng vận chuyển dầu mỏ để trả đũa việc Mỹ hỗ trợ Israel trong suốt cuộc chiến tranh Yom Kippur. Giá dầu tăng chóng mặt lên gấp 4 lần: cú sốc sau đó đối với các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ ở phương Tây đã dẫn tới giá cả tăng cao, thất nghiệp hàng loạt và bất mãn xã hội ngày càng gia tăng. Continue reading “Ả-rập Xê-út và giá dầu: Khi gậy ông đập lưng ông”

Thách thức đối với ‘Một vành đai, một con đường’ của TQ

obor

Tác giả: Nguyễn Tăng Nghị

Tham vọng của Trung Quốc là từ một cường quốc khu vực có ảnh hưởng toàn cầu thành một cường quốc toàn diện. Một trong những công cụ chủ yếu thực hiện tham vọng đó là dự án “một vành đai, một con đường”. Tuy nhiên sự trỗi dậy mạnh mẽ này đang vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các cường quốc như Mỹ, Nga, Ấn Độ và EU cũng như những quan ngại của các quốc gia láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Vì vậy quá trình triển khai, tư duy theo kiểu “dò đá sang sông” sẽ là nền tảng cơ bản để đi đến thành công. Cùng với đó Trung Quốc sẽ từng bước hóa giải những thách thức, cản trở khi thực hiện dự án này. Đây chính là những vấn đề mà bài viết sẽ tập trung phân tích. Đồng thời tác giả cũng sẽ đưa ra những dự báo về cách thức lựa chọn để giải quyết những thách thức ấy. Continue reading “Thách thức đối với ‘Một vành đai, một con đường’ của TQ”

Sự khác biệt giữa hợp pháp hóa và phi hình sự hóa?

11-legalisation-1

Nguồn:The difference between legalization and decriminalisation“, The Economist, 18/06/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chiến chống lại cần sa dường như đang dần dần đi đến hồi kết. Ngày 26/02/2014, việc sở hữu và trồng một lượng nhỏ cần sa trở nên hợp pháp ở Washington DC. Hai ngày trước đó, việc sở hữu cần sa đã trở nên hợp pháp tại Alaska. Hiện tại, bốn tiểu bang, cũng như thủ đô Hoa Kỳ, đã bỏ phiếu để hợp pháp hóa việc sử dụng nhằm mục đích giải trí của cần sa, và hơn 19 bang đã hợp pháp hóa cần sa cho mục đích y tế (thuật ngữ này thường được giải thích khá rộng). Uruguay cũng đã hợp pháp hóa loại ma túy này. Những nơi khác thì đưa ra một cách tiếp cận khác, phi hình sự hóa chứ không hợp pháp hóa. Continue reading “Sự khác biệt giữa hợp pháp hóa và phi hình sự hóa?”

Quốc hữu hóa (Nationalization)

chav

Tác giả: Nguyễn Thị Tố Nga

Quốc hữu hóa là việc chuyển quyền sở hữu tài sản của một hoặc một số cá nhân hoặc một hoặc một số tổ chức thành tài sản công (tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia). Cá nhân và tổ chức có tài sản bị quốc hữu hóa có thể là công dân hoặc pháp nhân của nước thực hiện việc quốc hữu hóa hoặc có thể là công dân hoặc pháp nhân của một nước khác.

Quốc hữu hóa được luật pháp quốc tế thừa nhận là hành động bảo vệ chủ quyền xác đáng và phù hợp với điều kiện việc bồi thường cho chủ sở hữu cũ được tiến hành một cách công bằng và nhanh chóng. Trong trường hợp nước tiến hành quốc hữu hóa không thực hiện việc bồi thường hoặc việc bồi thường không đáp ứng được các điều kiện trên, hành động quốc hữu hóa lúc đó được hiểu là tịch thu hoặc sung công. Continue reading “Quốc hữu hóa (Nationalization)”

Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?

20120804_LDP001_1

Nguồn: Pankaj Ghemawat & Thomas Hout, “Can China’s Companies Conquer the World?”, Foreign Affairs, March/April 2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Tại sao Trung Quốc khó vượt Mỹ về kinh tế?

Hạn chế của các công ty Trung Quốc

Trung Quốc là một nơi đặc biệt thú vị để theo dõi cuộc đối đầu giữa các công ty Trung Quốc và các công ty đa quốc gia nước ngoài, vì đó là thị trường lớn nhất thế giới cho hầu hết mọi sản phẩm cũng như vì tất cả các công ty lớn trên thế giới đều hoạt động tại đó. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong số 44 ngành đại diện được mở cửa với các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã thống trị 25, bao gồm ngành pin mặt trời, các thiết bị xây dựng, và trục cần cẩu di động. Nhưng trong tất cả 19 ngành các công ty nước ngoài dẫn đầu, công nghệ hay tiếp thị nắm vai trò hết sức quyết định đối với thành công. Continue reading “Các công ty Trung Quốc có thể chinh phục thế giới?”