Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?

Nguồn:Why America’s Federal Reserve might make money disappear”, The Economist, 17/4/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra tín hiệu rằng nó sẽ sớm giảm quy mô bảng cân đối kế toán.

Trước khủng hoảng tài chính 2007-2008, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ các tài sản trị giá khoảng 850 tỷ USD. Ngày nay, bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương này lớn gấp 5 lần, ở mức 4,5 nghìn tỷ. Nó đã tăng lên trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính khi Fed mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp bằng cách sử dụng lượng tiền mới được tạo ra, phần lớn theo một chính sách được gọi là chính sách “nới lỏng định lượng” (quantitative easing – QE). Bây giờ Fed đang chuẩn bị bán một số tài sản, và rút về lượng tiền tương ứng. Tại sao và làm thế nào mà nó có thể làm được điều này? Continue reading “Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?”

Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng

Nguồn: Joseph Nye, “The Changing Geopolitics of Energy”, Project Syndicate, 01/11/2017.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2008, khi Hội đồng tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (NIC) xuất bản cuốn Global Trends 2025 (Xu hướng toàn cầu năm 2025), một dự báo quan trọng là cạnh tranh năng lượng sẽ trở nên gay gắt hơn. Nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, và những nguồn cung khác từ các nước không phải thành viên OPEC, như Biển Bắc, lại đang suy giảm. Sau 2 thập niên giá dầu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định, năm 2006, giá dầu bất ngờ tăng vọt lên mức hơn 100 đô la Mỹ một thùng. Nhiều chuyên gia đã đề cập đến “đỉnh dầu” (peak oil) – quan điểm cho rằng các nguồn dự trữ dầu đã đạt mức cao nhất – cùng dự đoán rằng sản xuất dầu sẽ tập trung vào vùng Trung Đông với chi phí thấp nhưng nguy cơ bất ổn lại cao, nơi ngay cả Ả Rập Saudi cũng được cho là đã thăm dò hết sản lượng dầu tiềm năng của mình, và không có mỏ dầu lớn nào khác nữa có thể được tìm thấy. Continue reading “Dầu đá phiến và cuộc cách mạng địa chính trị năng lượng”

Chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương

Nguồn: Matthew P. Goodman, Scott Miller & Amy Searight, “U.S. Economic Strategy in the Asia Pacific“, CSIS, 10/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Giới thiệu 

Tháng 1/2017, Ủy ban chiến lược kinh tế châu Á CSIS lưỡng đảng đã công bố một báo cáo khuyến nghị rằng Chính phủ Mỹ dưới thời Donald Trump nên thông qua một chiến lược kinh tế toàn diện đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương năng động. Báo cáo đó, mang tên Củng cố chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, đã phác thảo các xu hướng kinh tế lớn định hình khu vực, biện luận ủng hộ sự lãnh đạo của Mỹ trong các vấn đề khu vực, và đặt ra một chiến lược toàn diện để đảm bảo thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ.  Continue reading “Chiến lược kinh tế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương”

Đồng đô la Mỹ yếu là một con dao hai lưỡi

Nguồn: Weak US dollar is double-edged sword”, The New Paper, 26/01/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Đồng bạc xanh đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng đô la Singapore vào ngày hôm qua sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng ông hoan nghênh một đồng đô la Mỹ yếu hơn.

Bình luận này đã làm tồi tệ hơn nữa xu thế giảm giá hiện tại của đồng đô la Mỹ vốn đã giảm 8% so với đồng đô la Singapore vào năm ngoái. Đây là một tin tốt lành đối với những người hay mua hàng online tại Singapore nhưng đối với các nhà xuất khẩu, những người thường mua và bán hàng ra nước ngoài bằng đồng đô la Mỹ, thì đây là một con dao hai lưỡi. Continue reading “Đồng đô la Mỹ yếu là một con dao hai lưỡi”

Sự thống trị của đồng đô la đã đến hồi kết?

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Demise of Dollar Diplomacy?”, Project Syndicate, 11/10/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mark Twain chưa bao giờ nói rằng “các báo cáo về cái chết của tôi đã bị thổi phồng hơi quá.” Song câu trích dẫn sai này nghe “hài hước” tới mức người ta khó có thể nào quên được nó. Và không đâu ý tưởng ẩn chứa đằng sau nó lại phù hợp hơn với việc thảo luận về vai trò quốc tế của đồng đô la.

Các học giả từng nhắc tới những ngày tàn cuối cùng trong sự thống trị toàn cầu của đồng đô la kể từ những năm 1960, và cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Điều này được thể hiện qua tần suất xuất hiện cụm từ “hồi kết của đồng đô la” trong tất cả các ấn bản bằng tiếng Anh do Google thống kê. Continue reading “Sự thống trị của đồng đô la đã đến hồi kết?”

Dự báo kinh tế thế giới năm 2018

Nguồn: Michael J. Boskin, “The World Economy in 2018”, Project Syndicate, 21/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tất cả các chỉ số kinh tế vĩ mô chủ chốt, như tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát, gợi ý rằng năm 2017 sẽ là năm tốt nhất của nền kinh tế Hoa Kỳ trong một thập niên qua. Nền kinh tế toàn cầu cũng đang trải qua giai đoạn tăng trưởng đông bộ và rộng khắp, vượt qua những gì được mong đợi. Câu hỏi bây giờ là liệu kết quả mạnh mẽ này sẽ tiếp tục trong năm 2018 hay không.

Đương nhiên, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại cũng như các chính sách liên quan tại Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới. Và cũng khó dự đoán được các đề xuất chính sách mới nào sẽ xuất hiện trong năm 2018. Mỹ, Pháp và Anh đều có các lãnh đạo quốc gia tương đối mới, còn các lãnh đạo của Đức vẫn chưa thành lập được một chính phủ liên minh kể từ sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9/2017. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) vẫn đang chờ vị trí chủ tịch của mình được phê chuẩn. Hơn nữa, những thay đổi lớn tại các nền kinh tế đang phát triển quan trọng như Argentina, Saudi Arabia và Brazil khiến cho triển vọng tương lai càng khó dự đoán hơn. Continue reading “Dự báo kinh tế thế giới năm 2018”

Nội dung, tác động và triển vọng của Hiệp định CPTPP

Nguồn: Pradumna B.Rana & Ji Xianbai, “TPP’s Resurrection: Will it Be Finally Ratified”, RSIS Commentary, 17/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 11 tháng 11, bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở Việt Nam, 11 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương quyết định tiếp tục duy trì Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mặc dù Mỹ đã rút khỏi Hiệp định này chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Thỏa thuận được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để phản ánh sự đồng thuận mới giữa các thành viên sau 4 vòng đàm phán từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp định. Liệu CPTPP có còn là một “thỏa thuận chất lượng cao” hay không? Và liệu lần này hiệp định có được phê chuẩn hay không? Continue reading “Nội dung, tác động và triển vọng của Hiệp định CPTPP”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng | Nguồn: Dự án Đại sự ký Biển Đông

Sau gần 15 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002,[1] Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC)[2] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.[3] Đây là thành quả bước đầu của cả một quá trình lâu dài trong việc thực hiện khoản 10 của DOC [4] và chỉ đạt được sau những diễn biến căng thẳng tại khu vực thời gian qua, chủ yếu bắt nguồn từ các hành vi thúc đẩy yêu sách biển không phù hợp luật pháp quốc tế của một quốc gia tại Biển Đông. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi “sự kiện này” được chào đón rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới học giả, bình luận. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

Lý giải sự trì trệ kéo dài của kinh tế toàn cầu

Nguồn: Adair Turner, “The Normalization Delusion”, Project Syndicate, 04/09/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có một thiên kiến tâm lý cho rằng các sự kiện đặc biệt cuối cùng sẽ nhường chỗ cho sự trở lại của “thời kỳ bình thường”. Nhiều nhà bình luận kinh tế hiện đang tập trung vào triển vọng cho việc “thoát” khỏi một thập niên của chính sách tiền tệ cực lỏng, với việc các ngân hàng trung ương hạ bảng cân đối kế toán của họ xuống mức “bình thường” và từ từ nâng lãi suất. Nhưng chúng ta còn xa mới trở lại được giai đoạn bình thường tiền khủng hoảng.

Sau nhiều năm dự báo tăng trưởng toàn cầu suy giảm, năm 2017 đã có sự khởi sắc đáng kể, và có cơ sở để có thể nâng nhẹ lãi suất. Tuy nhiên, các nền kinh tế tiên tiến vẫn đối mặt với mức lạm phát quá thấp cùng với mức tăng trưởng vừa phải, và sự phục hồi sẽ tiếp tục phải dựa vào kích thích tài khóa, được hỗ trợ nếu cần thiết bằng cách sử dụng tài trợ từ nợ công. Continue reading “Lý giải sự trì trệ kéo dài của kinh tế toàn cầu”

Ba lý do Mỹ khó trừng phạt thương mại Trung Quốc

Nguồn: Stephen Roach, “America and China’s Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/08/2017

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dường như đã mâu thuẫn với cả thế giới, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lại một lần nữa gợi lên khả năng xảy ra xung đột thương mại với Trung Quốc. Vào ngày 14/08, ông chỉ thị cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tiến hành điều tra hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc. Bằng việc áp dụng nền tảng pháp lý cho nỗ lực nói trên dựa theo Khoản 301 Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ 1974, chính quyền Trump có thể sẽ thiết lập hàng rào thuế quan cao và rộng khắp đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đó là một diễn biến quan trọng. Mặc dù có thể có căn cứ thích đáng, như được ghi nhận trong báo cáo gần đây nhất của USTR trình lên Quốc Hội về việc tuân thủ các hiệp định WTO của Trung Quốc, hành động trừng phạt vẫn sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Hoa Kỳ. Dù muốn hay không, đó là hệ quả không thể tránh khỏi trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đã ăn sâu bám rễ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Continue reading “Ba lý do Mỹ khó trừng phạt thương mại Trung Quốc”

Rủi ro chính trị là gì?

Nguồn:What is political risk?”, The Economist, 08/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các thị trường đang lo lắng về chính trị nhiều hơn trước đây

Đã có nhiều bàn luận về rủi ro chính trị hơn trước đây sau quyết định bất ngờ của nước Anh về việc rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU) và việc Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ. Các ngân hàng đầu tư tập trung phân tích triển vọng các cuộc bầu cử ở Anh (diễn ra vào ngày 08/06/2017), Đức và Ý để tìm ra ai sẽ là người nắm quyền tại mỗi quốc gia. Nhưng bản thân thuật ngữ “rủi ro chính trị” có nghĩa là gì? Continue reading “Rủi ro chính trị là gì?”

Lý giải sự sa sút của đồng Nhân dân tệ

Nguồn: Benn Steil & Emma Smith, “The Retreat of the RenminbiProject Syndicate, 22/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Sự toàn cầu hóa của đồng Nhân dân tệ dường như chắc chắn và không gì có thể ngăn cản được,” trích lời tạp chí The Economist tháng 4 năm 2014. Trên thực tế, lưu lượng sử dụng đồng Nhân dân tệ (RMB) trong hệ thống thanh toán quốc tế tăng gấp đôi từ thời điểm đó đến tháng 8 năm 2015, lên mức 2,8% trong tổng giao dịch toàn cầu, biến đồng tiền của Trung Quốc thành loại tiền tệ được sử dụng nhiều thứ tư trên thế giới.

Tuy nhiên, kể từ đó, sự tăng trưởng này gần như bị đảo ngược hoàn toàn. Tỷ trọng của đồng RMB trong tổng thanh toán toàn cầu đã giảm xuống còn 1,6%, đẩy thứ hạng của đồng tiền xuống thứ 7. Tỷ lệ sử dụng đồng RMB trên thị trường trái phiếu toàn cầu giảm 45% kể từ sau đỉnh thiết lập năm 2015. Các khoản tiền gửi bằng RMB tại các ngân hàng Hong Kong cũng giảm một nửa. Và trong khi 35% thương mại với nước ngoài của Trung Quốc được thanh toán bằng đồng RMB vào năm 2015 (phần lớn số còn lại bằng đồng đô la Mỹ), tỷ trọng này giờ đã giảm xuống còn khoảng 12%. Continue reading “Lý giải sự sa sút của đồng Nhân dân tệ”

Trung Quốc có đang thực dân hóa châu Phi?

Nguồn: Hannah Rider, “The Imperialist People’s Republic of Africa?“, Project Syndicate, 13/07/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một vài tháng trước, tạp chí New York Times cho đăng trên trang bìa một câu hỏi gây nhiều chú ý “Liệu Trung Quốc có phải cường quốc thực dân mới của thế giới?” Dù ý tưởng cho rằng Trung Quốc là quốc gia thực dân của thế kỷ 21 chẳng mới mẻ gì vì các nhà bình luận đã trao đổi về điều đó cả một thập kỷ nay, nhưng với những người từng trải qua thời kỳ thực dân hay thậm chí nghiên cứu về chủ nghĩa này, tuyên bố này dường như không hợp lý, thậm chí là xúc phạm.

Chủ nghĩa thực dân, như mô tả trong cuốn sách ‘Heart of Darkness’ (Trái tim đen tối) của Joseph Conrad, ‘How Europe Underdeveloped Africa’ (Châu Âu đã hạn chế sự phát triển của châu Phi thế nào) của Walter Rodney và ‘Black Skin, White Masks’ (Da đen, Mặt nạ trắng) của Franz Fanon, rất quỷ quyệt và đầy sức mạnh. Dù tồn tại những mối giao thương và đầu tư mạnh mẽ, thì sự thống trị vẫn hiện diện rõ ràng qua các chương trình giảng dạy, lệnh giới nghiêm và những hạn chế đi lại áp đặt dựa trên màu da. Continue reading “Trung Quốc có đang thực dân hóa châu Phi?”

Phân tích Phán quyết vụ VN kiện Indonesia về biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt thép

Tác giả: Khuất Duy Lê Minh

Ngày 18/08/2017, Ban hội thẩm vụ Việt Nam, Đài Loan kiện Indonesia về các biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt và thép đã ban hành Báo cáo, kết luận việc Indonesia áp thuế lên sản phẩm thép cán nhập khẩu theo Quy định số 137.1/PMK.011/2014 (Quy định 137) không phải là biện pháp tự vệ theo Điều 1 Hiệp định về tự vệ, và việc áp thuế lên mặt hàng thép cán nhập khẩu có nguồn gốc từ tất cả các nước, loại trừ 120 nước được liệt kê theo Quy định 137, là trái với nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc được nêu trong Điều I.1 Hiệp định GATT 1994; Indonesia cần phải điều chỉnh để tuân thủ nghĩa vụ theo Hiệp định GATT 1994.

Mặc dù theo kết luận của Ban hội thẩm, Indonesia đã vi phạm các nghĩa vụ thành viên WTO, nhưng những phân tích của Ban hội thẩm trong vụ kiện có thể có một số tranh luận về khía cạnh pháp lý. Continue reading “Phân tích Phán quyết vụ VN kiện Indonesia về biện pháp tự vệ lên một số sản phẩm sắt thép”

Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Weaponization of Trade”, Project Syndicate, 26/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc phủ nhận sự pha trộn giữa thương mại và chính trị, tuy nhiên, lâu nay quốc gia này lại sử dụng thương mại để trừng phạt các nước từ chối phục tùng mình. Việc gần đây Trung Quốc nặng tay trừng phạt Hàn Quốc để phản ứng lại quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của quốc gia này chỉ là một ví dụ mới nhất về việc sử dụng thương mại như một vũ khí chính trị của chính quyền Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích và rồi tận dụng sự phụ thuộc kinh tế của các quốc gia khác để ép buộc họ ủng hộ những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của mình. Các hình phạt kinh tế của Trung Quốc đa dạng từ việc hạn chế nhập khẩu hoặc tẩy chay không chính thức hàng hóa đến từ một quốc gia bị nhắm tới, cho đến việc tạm dừng xuất khẩu các mặt hàng chiến lược (như các loại khoáng sản đất hiếm) và vận động trong nước chống lại các doanh nghiệp cụ thể của nước ngoài. Các công cụ khác bao gồm việc đình chỉ các chuyến du lịch và ngăn chặn đường vào ngư trường đánh bắt cá. Tất cả đều được sử dụng cẩn thận để tránh sự trục trặc có thể làm hại đến những lợi ích thương mại riêng của Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc biến thương mại thành vũ khí”