Vai trò của Mục sư Martin Luther King trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: David J. Garrow, “When Martin Luther King Came Out Against Vietnam”, The New York Times, 04/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm mươi năm trước – và cũng là một năm trước khi ông bị ám sát – Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. đã có bài phát biểu nặng chất chính trị nhất đời mình tại Nhà thờ Riverside ở khu Upper Manhattan. Đó là một cuộc tấn công mạnh mẽ nhắm vào cách thức vận hành chiến tranh của chính phủ tại Việt Nam, so sánh các chiến thuật của Mỹ với chiến thuật của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Bài phát biểu đã vấp phải sự lên án rộng rãi từ mọi thành phần chính trị, bao gồm cả chính New York Times. Nhiều lãnh đạo dân quyền, những người ủng hộ cuộc chiến và đang cố gắng níu giữ Tổng thống Lyndon B. Johnson làm đồng minh chính trị, đã dần xa lánh vị mục sư. Continue reading “Vai trò của Mục sư Martin Luther King trong Chiến tranh Việt Nam”

Con đường chính trị của Nguyễn Phú Trọng

Tác giả: Trần Lê Quỳnh | Biên dịch: Anh KhoaKhánh An

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua các suy nghĩ thông thường và trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất như thế nào.

Khi năm 2021 bắt đầu, các nhà quan sát chính trị Việt Nam vẫn còn tự hỏi ứng cử viên nào có thể phù hợp để kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng sau khi ông hoàn thành nhiệm kỳ tổng bí thư thứ hai của ĐCSVN.

Theo điều lệ Đảng, Tổng Bí thư giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, ít ai hình dung rằng ngày 31/1, trong Đại hội đại biểu toàn quốc 5 năm một lần của Đảng, ông Trọng lại đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba hiếm hoi trên cương vị chính trị quyền lực nhất đất nước. Đảng đã dành cho ông trường hợp ngoại lệ trong khi theo quy định của Đảng, lãnh đạo chủ chốt tái cử thường không quá 65 tuổi.

Tại một cuộc họp báo sau đó, ông Trọng cho biết ông không trông mong nhận nhiệm kỳ thứ ba, ông muốn nghỉ hưu vì “cũng không được khoẻ lắm, tuổi đã cao rồi”. Nhưng ông tuyên bố rằng đại hội muốn bầu lại ông, và “Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành”. Continue reading “Con đường chính trị của Nguyễn Phú Trọng”

Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Pháp thời nào cũng có những nhà trí thức nổi tiếng trong nước và thế giới. Ở đây xin giới thiệu sơ qua một gương mặt được gọi là nhà trí thức siêu sao, triết gia siêu sao (super star intellectual, super star philosopher) của nước Pháp thời nay.

Đó là Bernard-Henri Lévy mà người Pháp ưa nói ngắn thường gọi tắt là BHL.

Triết gia kiêm nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội, nhà làm phim và đạo diễn điện ảnh sinh năm 1948 này là tác giả của hàng tá đầu sách và nhiều bộ phim. Trong đó ba cuốn sách Ngỡ ngàng nước Mỹ (American Vertigo), Sự man rợ mang bộ mặt con người (Barbarism with a Human Face), Ai giết Daniel Pearl? (Who Killed Daniel Pearl?) và hai bộ phim tài liệu Bosna!Một ngày tại Sarajevo chết chóc (A Day in the Death of Sarajevo) từng làm châu Âu và khắp thế giới biết đến tên tuổi Bernard-Henri Lévy. Continue reading “Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay”

Lỗ Tấn: Thánh nhân số một của Trung Quốc?

Tác giả: Chân Lương (Trung Quốc) | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc tọa đàm tại Vũ Hán ngày 20/11/1971, Mao Trạch Đông từng nói: “Tôi khuyên các đồng chí nên đọc tạp văn của Lỗ Tấn. Lỗ Tấn là đệ nhất thánh nhân của Trung Quốc. Thánh nhân số một của Trung Quốc không phải là Khổng Phu Tử, cũng không phải là tôi; tôi là hiền nhân, là học trò của thánh nhân.”

Tại sao Mao Trạch Đông tôn sùng Lỗ Tấn như vậy? Nên xem xét mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông với Lỗ Tấn như thế nào? Bài này sẽ thử giải đáp vấn đề đó. Continue reading “Lỗ Tấn: Thánh nhân số một của Trung Quốc?”

Một ví dụ về đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong số các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc hiện nay, nhân vật Lục Hạo giới thiệu dưới đây có một quá trình trưởng thành rất đặc biệt, tiêu biểu cho lớp người lớn lên sau cải cách mở cửa. Đó là lớp người có thực tài, có ý chí phấn đấu vì dân vì nước, trên thực tế đã trải qua các cương vị lãnh đạo ở nhiều cấp từ thấp lên cao,  có những cống hiến cụ thể trong công tác. Họ được dư luận quan tâm, đồng thời được lãnh đạo cấp cao chú ý sử dụng, đào tạo thành lớp cán bộ lãnh đạo kế tiếp.

Lục Hạo (陆昊 Lu Hao) người gốc Thượng Hải, sinh tháng 6 năm 1967 tại Tây An. Ngay từ thủa còn học trung học, anh đã có chí phấn đấu vươn lên trở thành lớp người đi đầu trong mọi công việc. Lên phổ thông cấp III (Cao trung), Hạo chọn phân ban văn, đi sâu vào văn, sử, chính trị học, đồng thời phấn đấu gương mẫu học tập và công tác đoàn thể. Năm 18 tuổi, Lục Hạo được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, là đảng viên-học sinh phổ thông duy nhất, cũnglà Ủy viên thành ủy Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (TNCSTQ) duy nhất đang học phổ thông của thành phố Tây An hồi bấy giờ. Continue reading “Một ví dụ về đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Rupert Brooke: Nhà thơ tân lãng mạn thời Thế chiến I

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Rupert Brooke (1887 – 1915) là một nhà thơ người Anh với những bài thơ mang phong cách tân lãng mạn. Các tác phẩm thơ cùng sự hi sinh lúc còn trẻ của Brooke trong Thế chiến I đã góp phần làm nên danh tiếng và hình ảnh lý tưởng hóa của anh.

Rupert Brooke sinh ngày 03/08/1887 và có cha là một giáo viên phụ trách ký túc xá ở Trường Rugby. Sau khi tốt nghiệp Đại học Cambridge, nơi anh đã kết giao với nhiều thành viên của ‘nhóm Bloomsbury’, Brooke đã học ở Đức và sau đó tới Italy. Năm 1909, Brooke chuyển đến làng Grantchester gần Cambridge, nơi anh từng ca ngợi trong bài thơ ‘The Old Vicarage, Grantchester’ (1912) của mình. Năm 1911, tập thơ đầu tiên của anh được xuất bản. Tới năm 1913, Brooke trở thành nghiên cứu viên của Đại học King, Cambridge, ngôi trường anh từng theo học. Continue reading “Rupert Brooke: Nhà thơ tân lãng mạn thời Thế chiến I”

45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Donald J. Trump – Tổng thống thứ 45

Tác giả: William A. Degregorio

HỌ VÀ TÊN:

Donald John Trump. Người chú của ông là Donald G. Trump, một kỹ sư điện, nhà phát minh và nhà vật lý, giảng dạy ở Viện Công nghệ Massachusetts (M.I.T).

MÔ TẢ NGOẠI HÌNH:

Năm 2017, Trump được ghi nhận có chiều cao 1m88 và cân nặng 107kg, được cho là thừa cân theo một số biểu đồ chiều cao cân nặng chuẩn. Sau này, chiều cao của ông được điều chỉnh thành 1m90. Có vẻ ông đã nhuộm da, nên nước da có màu vàng cam, và màu mái tóc cũng vậy khi chải lật. Khi còn trai trẻ, ông được tờ New York Times mô tả là có “sức thu hút”. Continue reading “45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Donald J. Trump – Tổng thống thứ 45”

David Lloyd George: Thủ tướng Anh mang tư tưởng cải cách

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

David Lloyd George (1863 – 1945) là một trong những bộ trưởng Anh có tư duy cải cách vĩ đại nhất thế kỷ 20, đồng thời ông giữ chức thủ tướng từ năm 1916 đến 1922.

David Lloyd George sinh ngày 17/01/1863 tại Manchester và là con trai của một hiệu trưởng. Cha của George mất khi ông còn nhỏ và mẹ đã đưa ông tới xứ Wales để nuôi dạy. Sau đó, ông đã trở thành một người Wales theo chủ nghĩa dân tộc trọn đời.

Ông được chứng nhận đủ điều kiện làm luật sư, sau đó được bầu làm nghị sĩ Đảng Tự do đại diện cho Caernarvon vào năm 1890 và giữ vị trí này tới năm 1945. George nhanh chóng nổi tiếng bởi tư duy cấp tiến song cũng tạo ra tai tiếng khi phản đối Chiến tranh Boer. Continue reading “David Lloyd George: Thủ tướng Anh mang tư tưởng cải cách”

Martin Lee và giấc mơ dân chủ dang dở cho Hồng Kông

Nguồn: John Lyons, “The Rise and Fall of Martin Lee and His Dream of a Democratic Hong Kong”, WSJ, 15/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Sự đàn áp ngày càng tăng của Bắc Kinh đánh dấu thời điểm thoái trào trong cuộc đấu tranh của luật sư Martin Lee cho tương lai Hồng Kông.

Vào một đêm mưa năm 1997 khi Vương quốc Anh chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc đại lục, nhà lãnh đạo dân chủ Martin Lee khi đó đang đứng trên ban công của cơ quan lập pháp thành phố đã thề rằng bằng mọi giá sẽ buộc Bắc Kinh phải giữ đúng cam kết của mình. Trong thỏa thuận bàn giao, Trung Quốc đã đồng ý cho thuộc địa cũ của Anh được quyền tự trị theo mô hình nhà nước pháp quyền kiểu phương Tây, bao gồm cả việc sẽ tiến tới cho phép người dân thành phố được bầu ra lãnh đạo của mình.

“Ngọn lửa dân chủ đã được thắp lên và đang bùng cháy trong trái tim của người dân chúng tôi. Nó sẽ không bao giờ bị dập tắt,” ông phát biểu trước những người ủng hộ và giới truyền thông ngay sau khi lá cờ Trung Quốc được kéo lên trên mảnh đất Hồng Kông. Continue reading “Martin Lee và giấc mơ dân chủ dang dở cho Hồng Kông”

45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Barack Obama – Tổng thống thứ 44

Tác giả: William A. Degregorio

HỌ VÀ TÊN:

Barack Hussein Obama. Ông được đặt tên theo tên cha, Barack Obama, người Kenya, lúc nhỏ làm nghề chăn cừu.

NGOẠI HÌNH:

Obama cao khoảng 1,85m, tuy nhiên khi chụp ảnh cạnh Bill Clinton cao khoảng 1,88m thì Obama lại trông cao hơn. Sự khác biệt của Obama với các ứng viên tổng thống khác là ông có vẻ như giảm cân trong chiến dịch tranh cử. Có lẽ lần ông mô tả bản thân hay nhất là tại một cuộc mít tinh lớn ở Denver khi nhắc đến thị trưởng thành phố này, John Hickenlooper. Obama đã nói rằng, thật tuyệt vời khi được đứng trên bục cùng với một người đàn ông khác cũng cao lớn, gầy guộc và có cái họ rất buồn cười. Giống như George Herbert Walker Bush (Tổng thống thứ 41, như các nhà báo thường gọi để phân biệt với con trai của ông là George W. Bush, Tổng thống thứ 43) và Bill Clinton, Obama là người thuận tay trái. Bác sĩ của Obama tuyên bố ông có sức khỏe “tuyệt vời” mặc dù có lưu ý về tiền sử hút thuốc lá không thường xuyên. Continue reading “45 đời tổng thống Hoa Kỳ: Barack Obama – Tổng thống thứ 44”

45 đời tổng thống Hoa Kỳ: George Washington – Tổng thống đầu tiên

Tác giả: William A. Degregorio

HỌ VÀ TÊN:

George Washington. Có lẽ ông được đặt tên theo luật sư George Eskridge – người đã nuôi nấng mẹ Washington khi bà mồ côi.

NGOẠI HÌNH:

Washington là một người to béo, khỏe mạnh – cao khoảng 1,88m, thời kỳ sung sức nhất ông nặng gần 80kg, sau tăng lên hơn 90kg. Ông có dáng đứng thẳng, vai rộng, vạm vỡ, bàn tay và bàn chân to (giày cỡ 13), khuôn mặt dài, gò má cao, mũi to, thẳng, cằm cương nghị, cặp mắt màu xanh xám bên dưới hàng lông mày rậm và mái tóc màu nâu sẫm; trong những dịp trang trọng, ông rắc phấn bột lên tóc và buộc gọn phần đuôi tóc. Làn da trắng có những vết sẹo của bệnh đậu mùa mà ông mắc phải khi còn trẻ. Ông bị rụng răng, có lẽ do bệnh viêm nướu, và mang hàm răng giả. Continue reading “45 đời tổng thống Hoa Kỳ: George Washington – Tổng thống đầu tiên”

George Eliot: Nữ nhà văn Anh nổi tiếng thế kỷ 19

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

George Eliot (1819 – 1880) là bút danh của Mary Ann Evans, một trong những tiểu thuyết gia người Anh hàng đầu của thế kỷ 19. Những tiểu thuyết của bà, nổi tiếng nhất là tác phẩm ‘Middlemarch’, được ca ngợi vì những suy ngẫm sâu sắc về chủ nghĩa hiện thực và tâm lý nhân vật.

George Eliot sinh ngày 22/11/1819 tại vùng nông thôn Warwickshire. Khi mẹ bà mất vào năm 1836, Eliot đã nghỉ học để giúp đỡ cha việc gia đình. Năm 1841, bà cùng cha chuyển đến Coventry và sống với ông cho tới khi ông qua đời vào năm 1849. Sau đó, Eliot đã du hành châu Âu và cuối cùng định cư tại London. Continue reading “George Eliot: Nữ nhà văn Anh nổi tiếng thế kỷ 19”

Michael Faraday: Nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực điện

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Michael Faraday (1791 – 1867) là một nhà hóa học và vật lý người Anh, người đã có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu điện từ học và điện hóa học.

Michael Faraday sinh ngày 22/09/1791 tại phía nam London. Gia đình ông không khá giả và Faraday chỉ được học chương trình giáo dục chính quy cơ bản. Lên 14 tuổi, ông thực tập tại xưởng của một người đóng sách địa phương, và trong bảy năm sau đó, ông đã tự học bằng cách đọc sách về nhiều môn khoa học.

Năm 1812, Faraday tham dự bốn bài giảng của nhà hóa học Humphry Davy tại Viện Hoàng gia. Sau đó, ông đã viết thư cho Davy để xin làm trợ lý. Davy đã từ chối ông, song năm 1813 đã bổ nhiệm Faraday làm trợ lý hóa học tại Viện Hoàng gia. Continue reading “Michael Faraday: Nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực điện”

Erdal Arıkan: Người đứng sau thành tựu 5G của Huawei

Biên dịch: Đăng Thiên

Một nhà khoa học Thổ Nhĩ Kỳ vô danh đã giúp Huawei làm chủ công nghệ 5G bằng nghiên cứu mã cực.

Tháng 7/2018, tại trụ sở chính ở Thâm Quyến, tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc tổ chức một buổi lễ tri ân đặc biệt. Giai điệu bản hòa tấu Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ của Beethoven cất lên khi chiếc xe chở một vị khách đặc biệt tiến gần tới trung tâm hội nghị tráng lệ của công ty. Chủ tịch luân phiên của công ty, ông Guo Ping, bước ra đón một trong những nhân vật chính của buổi lễ vào khán phòng.

Sau phát biểu về lịch sử hình thành và quá trình xây dựng Huawei của các lãnh đạo công ty, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi bước lên sân khấu. Theo sau ông là ba người phụ nữ mặc đồng phục trắng vung tay theo phong cách quân đội. Continue reading “Erdal Arıkan: Người đứng sau thành tựu 5G của Huawei”

Henry Faulds: Người đề xuất dùng dấu vân tay trong giám định pháp y

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Henry Faulds (1843 – 1930) là một bác sĩ, nhà truyền giáo người Scotland và là nhân vật tiên phong trong việc dùng dấu vân tay để nhận dạng con người.

Henry Faulds sinh ngày 01/06/1843 tại Beith, Bắc Ayrshire. Ban đầu, ông làm thư ký ở Glasgow, sau đó quyết định theo học ngành y. Sau khi trở thành nhà truyền giáo, ông được cử sang Nhật Bản vào năm 1873, nơi Faulds thành lập bệnh viện Tuskiji ở Tokyo và trở thành người phụ trách khoa phẫu thuật. Bên cạnh đó, ông còn thành thạo tiếng Nhật và giảng dạy tại một trường đại học địa phương, đồng thời lập ra Viện Người Khiếm thị Tokyo. Continue reading “Henry Faulds: Người đề xuất dùng dấu vân tay trong giám định pháp y”

Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong số 4 người Hoa từng được tặng giải Nobel khoa học,1 Dương Chấn Ninh (Yang Zhen Ning) được chính quyền Trung Quốc (TQ) trọng vọng hơn cả, luôn luôn là nhân vật trung tâm được các nhà báo phỏng vấn, đưa tin. Đó là do ông đã đóng góp sớm nhất, tích cực nhất vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc, và có nhiều ý kiến độc đáo trên các mặt KHKT, văn hóa giáo dục của TQ. Chính quyền, báo chí TQ và đặc biệt giới trí thức nước này rất coi trọng các ý kiến, quan điểm của ông, nhất là khi họ có tranh luận chưa ngã ngũ về một vấn đề nào đó. Continue reading “Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý”

Jane Grey: Nữ hoàng Anh tại vị trong 9 ngày

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Jane Grey (1537 – 1554) là Nữ hoàng nước Anh trên danh nghĩa chỉ trong chín ngày vào năm 1553 – một phần của nỗ lực bất thành nhằm ngăn cản sự lên ngôi của Mary Tudor, một tín đồ Công giáo.

Jane Grey sinh ra vào mùa thu năm 1537 và là con gái của Hầu tước xứ Dorset. Vì mẹ của cô – Công nương Frances Brandon – là cháu gái của Vua Henry VII nên Jane là chắt gái của vị vua này. Khoảng 10 tuổi, Jane chuyển đến nhà của nữ hoàng cuối cùng của Henry VIII là Katherine Parr, nơi cô tiếp xúc với môi trường mang đậm chất Tin lành và học thuật. Từ đó, Jane trở thành một người phụ nữ thông minh và sùng đạo. Continue reading “Jane Grey: Nữ hoàng Anh tại vị trong 9 ngày”

Khafra: Người xây kim tự tháp thứ hai tại Giza

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Khafra (2558 TCN – 2532 TCN) là người xây dựng kim tự tháp thứ hai của quần thể kim tự tháp Giza, nổi tiếng nhất bởi khuôn mặt của ông là hình mẫu cho tượng Nhân sư lớn – bức tượng bảo vệ khu lăng mộ của Khafra.

Là một trong những người con trai thứ của pharaoh Khufu với vợ là Henutsen, Khafra đã kế vị người anh cùng cha khác mẹ với mình là Djedefra (2566 TCN – 2558 TCN) để trở thành vị vua thứ tư của Vương triều thứ Tư. Ông cũng sử dụng danh xưng “Con trai của Ra” (sa Ra) mà người anh trai này đã tạo ra để thể hiện tầm quan trọng của việc tôn thờ thần mặt trời Ra vào thời đó. Continue reading “Khafra: Người xây kim tự tháp thứ hai tại Giza”

John Howard: Người cải cách hệ thống nhà tù Anh thế kỷ 18

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

John Howard (1726 – 1790) là một nhà từ thiện và nhà cải cách xã hội, người đã tận tâm với các cải cách nhà tù và các tiến bộ trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng.

John Howard sinh năm 1726 ở Hackney, phía đông London, và là con trai của một người buôn bán bàn ghế. Khi cha ông mất vào năm 1742, Howard đã thừa hưởng khối tài sản lớn và định cư tại một điền trang ở Bedfordshire.

Năm 1773, ông được bổ nhiệm phụ trách tư pháp Bedfordshire, và giám sát nhà tù quận đã trở thành một trong những trách nhiệm của ông. Howard đã bị sốc bởi điều kiện nhà tù ông trông thấy, và khi tới thăm các nhà tù khác ở Anh, tình trạng của những nơi đó cũng không khá khẩm hơn. Những người cai ngục không được trả lương mà phải sống dựa vào các khoản phí mua thực phẩm, dọn giường và các tiện ích khác trả bởi người tù. Continue reading “John Howard: Người cải cách hệ thống nhà tù Anh thế kỷ 18”

Thomas Gainsborough: Họa sĩ chân dung nổi tiếng thế kỷ 18

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Thomas Gainsborough (1727 – 1788) là một trong những bậc thầy vĩ đại người Anh của hội họa thế kỷ 18, người nổi tiếng với các tác phẩm chân dung.

Thomas Gainsborough sinh vào tháng 05/1727 tại Sudbury, Suffolk, và là con trai của một thương nhân buôn vải. Khả năng nghệ thuật của ông thể hiện ngay từ khi còn nhỏ. Lên 13 tuổi, Gainsborough được đưa đến London để học vẽ và khắc axit với một nghệ nhân điêu khắc người Pháp là Hubert Gravelot. Gravelot từng là học trò của họa sĩ vĩ đại người Pháp Jean-Antoine Watteau, người đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Gainsborough. Tại London, Gainsborough đã hợp tác với hai họa sĩ người Anh là William Hogarth và Francis Hayman. Continue reading “Thomas Gainsborough: Họa sĩ chân dung nổi tiếng thế kỷ 18”