Những điều châu Á cần biết về Trump

donald-trump8

Nguồn: T.J.Pempel, “What Asia needs to know about Trump”, East Asia Forum, 05/05/2016

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hầu như tất cả các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà làm chính sách hay người lái taxi người châu Á nào mà tôi từng gặp trong vòng sáu tháng trở lại đây đều nhanh chóng liên tục hỏi tôi về Trump.

Họ cảm thấy sửng sốt rằng một người hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chính trị, hiểu biết về chính sách đối ngoại và căn bản kinh tế vĩ mô, một người thể hiện rõ thái độ khinh miệt đối với người ngoại quốc, phụ nữ và người khuyết tật, lại có thể chi phối đối thoại chính trị của Hoa Kỳ. Sự bối rối nhưng hứng thú về những trò tự kiêu tự đại của Trump đã nhường chỗ cho sự quan ngại ngày càng tăng rằng ông ta rất có thể trở thành người tiếp quản Phòng Bầu dục, dẫn tới những hệ quả bi thảm cho quan hệ kinh tế và an ninh trên khắp Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Những điều châu Á cần biết về Trump”

Phong trào Brexit và Donald Trump có điểm gì chung?

Britain EU

Nguồn: John Cassidy, “What Do the Brexit Movement and Donald Trump Have in Common?”, The New Yorker, 23/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng dự kiến vào thứ Năm, cử tri Vương quốc Anh sẽ từ chối việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Tương tự như thế, nếu mọi việc diễn ra như dự kiến vào tháng 11, cử tri Mỹ sẽ không bầu Trump làm tổng thống. Cả hai kết quả đều sẽ làm chúng ta yên tâm, nhưng những kết quả này sẽ không dẫn đến sự chấm dứt của chủ nghĩa dân túy cánh hữu ở hai bờ Đại Tây Dương, chúng có thể chỉ đơn thuần là những điểm cao mới.

Khi cuộc trưng cầu dân ý Brexit chấm dứt, hàng chục triệu người Anh sẽ chắc chắn đã bỏ phiếu để phản đối góc nhìn tự do về một châu Âu thống nhất và đồng hóa. Ở đất nước này (Mỹ), thậm chí sau những tuần lễ đầy thảm họa đối với Donald Trump, một cuộc thăm dò mới bởi Đại học Quinnipiac cho thấy ở những bang quan trọng như Pennsylvania và Ohio, ông Trump vẫn đeo bám sát nút với bà Hillary Clinton về mặt thống kê. Continue reading “Phong trào Brexit và Donald Trump có điểm gì chung?”

Trung Quốc sẽ đắc lợi nếu TPP sụp đổ

tpp1

Nguồn: Roger Cohen, “If the Trans-Pacific Partnership Crumbles, China Wins”, The New York Times, 02/06/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một người Mỹ đã sống ở Tp. Hồ Chí Minh được vài năm một hôm nói với tôi: “Ông biết không, ở đây người ta vẫn nhìn chúng ta theo cách chúng ta muốn. Nước Mỹ đồng nghĩa với cơ hội, dựng nghiệp và thành công. Điều đó không còn xảy ra ở nhiều nơi nữa”.

Bốn thập niên sau chiến tranh, trong một trong những điều khó hiểu nhưng gây an ủi nhất thế giới, Hoa Kỳ được cảm nhận hết sức tích cực tại Việt Nam, điều được phản ánh trong sự nồng nhiệt chào đón Tổng thống Obama trong chuyến thăm ba ngày hồi tháng trước. Ở đất nước 94 triệu người đang phát triển nhanh chóng này, nơi khoảng một phần ba dân chúng sử dụng Facebook, nước Mỹ là một đối trọng với kẻ thù lâu đời của Việt Nam là Trung Quốc, và là biểu tượng của sự thịnh vượng mà giới trẻ tìm kiếm. Continue reading “Trung Quốc sẽ đắc lợi nếu TPP sụp đổ”

Donald Trump: “Kẻ hủy diệt”

Trumpbbc

Nguồn: Simon Johnson, “Donald the Destroyer”, Project Syndicate, 31/05/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, ứng viên dự kiến của Đảng Cộng hòa tham gia tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới đây, rõ ràng không phải là một đảng viên Cộng hòa chuẩn mực. Giới lãnh đạo Đảng và các quan chức dân cử chống lại ông này trong suốt kỳ bầu cử sơ bộ, và rất nhiều người vẫn chỉ miễn cưỡng ủng hộ ông. Trump hiện đang hướng một vài đề xuất chính sách của mình nghiêng về các tư tưởng dòng chính của Đảng Cộng hòa, nhưng ông cũng kiên quyết duy trì bản sắc riêng biệt của mình.

Sự pha trộn ý thức hệ kéo theo đó bao gồm ba cấu phần chính: tâm lý thù địch và kỳ thị người nhập cư, luận điệu ngông cuồng chống tự do thương mại, và cảm tính chống chính phủ cực đoan. Nếu tách ra riêng lẻ, bất kỳ thứ nào trong số đó cũng đều nguy hiểm. Và nếu đặt cạnh nhau, chúng sẽ gây ra một đòn choáng váng đối với sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và toàn cầu, đồng thời cũng làm suy yếu an ninh quốc gia và quốc tế. Continue reading “Donald Trump: “Kẻ hủy diệt””

TPP và OBOR thách thức vai trò trung tâm của ASEAN?

ASEANc

Nguồn: Alice Ba, “Will the TPP and OBOR challenge ASEAN centrality?”, East Asia Forum, 20/05/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Trong năm 2016, Đông Nam Á nhận thấy họ đã tham gia vào các sáng kiến khu vực chủ động do các cường quốc lãnh đạo. Trong khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt vừa được ký, nhưng đang đợi phê chuẩn, là một trong những nỗ lực như vậy, thì sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) của Trung Quốc, bao gồm dự án trên bộ “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” nêu bật sự can dự chủ động và tự tin ngày càng tăng của nước này.

Các sáng kiến này không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn tiềm tàng khả năng thách thức vai trò trung tâm của ASEAN. Continue reading “TPP và OBOR thách thức vai trò trung tâm của ASEAN?”

Đảng Cộng hòa trên lưng con hổ Donald Trump

Nguồn: Theda Skocpol, “Republicans Ride the Trump Tiger”, Project Syndicate, 30/05/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong suốt một tuần lễ vào cuối tháng 5, Donald J. Trump – gần như chắc chắn sẽ trở thành ứng viên chính thức đại diện Đảng Cộng hòa (GOP) tranh cử Tổng thống Mỹ – như thường lệ lại tiếp tục trở thành tiêu điểm trên các mặt báo. Ông tuyên bố rằng một cựu Tổng thống Mỹ nổi tiếng (Bill Clinton) là “tên hiếp dâm”, liên tục lật ngược quan điểm từ chính sách này đến chính khác, tự hào tuyên bố người sẽ là Phó Tổng thống của mình có thể là “bất kỳ ai” trong số những người ủng hộ ông, và phát biểu với Hiệp hội Súng trường Quốc gia Mỹ (NRA) rằng Hillary Clinton – gần như sẽ là ứng viên tranh cử đại diện Đảng Dân chủ – sẽ “phóng thích những tên tội phạm hung hãn.”

Xét từ quan điểm toàn cầu, có lẽ điều đáng lo ngại nhất chính là chỉ vài giờ sau khi chiếc máy bay của hãng hàng không Ai Cập (EgyptAir) rơi ở Địa Trung Hải và còn lâu trước khi người ta biết được sự thật, Trump đã bắt đầu đưa ra những kết luận về những gì đã xảy ra và lên án mạnh mẽ “điểm yếu” của người Mỹ trước chủ nghĩa khủng bố. Continue reading “Đảng Cộng hòa trên lưng con hổ Donald Trump”

Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba

cmc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với NhậtNhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

Thời đại Kennedy có một sự kiện đáng nhớ lại, đó là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10/1962.

Hồi đó, do Liên Xô chở tên lửa tấn công vào Cuba mà giữa Liên Xô với Mỹ nảy sinh tình trạng nguy hiểm có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân. Hầu như chưa có ai đưa tin về sự thật của vụ này. May sao chiến tranh không nổ ra, loài người thoát được tai họa hạt nhân và tiếp tục tồn tại trên trái đất này, vì thế chẳng ai còn bàn thêm về sự kiện đó. Về sau tôi ngẫu nhiên có dịp trò chuyện với một số cựu quan chức Mỹ liên quan đến sự kiện ấy, và có đọc mấy cuốn hồi ký về Kennedy, nhờ thế biết được một số nội tình của vụ khủng hoảng này. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba”

Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

JAPAN - U.S. PACKTS AND TREATIES

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

Hối suất trên trời rơi xuống

Một việc lớn Dodge làm được trong năm 1949 là ấn định tỷ giá hối suất đồng Yen với đồng dollar Mỹ. Kinh tế Nhật nhất thiết phải dựa vào xuất khẩu, nhưng các mặt hàng xuất khẩu lại áp dụng các tỷ giá hối suất khác nhau: hàng dệt Nhật có sức cạnh tranh nhất dùng tỷ giá 270/1, tơ sống là 420/1, hàng công nghiệp chế tạo kém sức cạnh tranh hơn, như kính tấm dùng tỷ giá 600/1 – nghĩa là không có một tiêu chuẩn thống nhất để đo lường. Hôm 2/4, Dodge đề nghị dùng hối suất thống nhất 330/1. Bộ trưởng Tài chính Ikeda nói như thế thì Nhật không chịu nổi, ít nhất cũng phải là 350/1. Chúng tôi cho rằng vấn đề này nên gác lại đến cuối năm. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ”

Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

US_MacArthur_Yoshida_19541104

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchKiichi Miyazawa (宮澤 喜一, 8/10/1919 – 28/6/2007) là thành viên đảng Dân chủ Tự do Nhật (Liberal Democratic Party, LDP), xuất thân từ gia đình danh giá, cha từng là nghị sĩ Quốc hội Nhật, ông nội từng là Bộ trưởng trong Chính phủ Nhật. Miyazawa tốt nghiệp khoa Luật Đại học Đế quốc Tokyo, năm 1942 làm viên chức ở Bộ Tài chính Nhật, từ đó bắt đầu tham gia chính trường. Từng giữ các cương vị: nghị sĩ Quốc hội (1953-1967), Bộ  trưởng Ngoại thương và Công nghiệp (1970-71), Bộ  trưởng Ngoại giao (1974-76), Tổng Giám đốc Cơ quan Kế hoạch kinh tế (1977-78), Chánh Văn phòng Nội các (1984-86), Bộ  trưởng Tài chính (1986-88), Thủ tướng Chính phủ Nhật (11/1991-8/1993, nhưng từ chức sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của LDP. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật”

Obama thăm Việt Nam: Đánh giá kết quả và tác động

obamainvn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp 

Giới thiệu

Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam từ 22-25/5/2016 đánh dấu một cột mốc quan trọng nữa trong việc cải thiện quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Những gì hai cựu thù Chiến tranh Lạnh đạt được trong chuyến đi này đã đưa họ xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, từ đó đặt nền móng cho một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn và thực chất hơn. Đặc biệt, mức độ tin tưởng lẫn nhau tăng cao qua chuyến thăm đã làm cho họ thoải mái hơn trong việc đẩy mạnh hợp tác an ninh và quốc phòng trong tương lai, điều có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ khu vực.

Bài viết này đánh giá các kết quả chính của chuyến thăm và tác động của chúng. Bài viết được chia làm ba phần. Phần đầu tiên đánh giá các diễn tiến gần đây trong mối quan hệ đối tác ngày càng chín muồi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Phần thứ hai phân tích các kết quả về kinh tế, chính trị và chiến lược quan trọng nhất của chuyến thăm. Phần thứ ba đi sâu phân tích việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam bằng cách mổ xẻ những lý do chính dẫn tới quyết định của Washington cũng như những tác động của nó đối với quan hệ song phương và khu vực nói chung. Continue reading “Obama thăm Việt Nam: Đánh giá kết quả và tác động”

Vai trò của truyền thông trong sự trỗi dậy của Trump

459379102

Nguồn: Kent Harrington, “Trump’s Media Enablers”, Project Syndicate, 12/05/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người ta thường đổ lỗi sự trỗi dậy của Donald Trump cho những cử tri giận dữ người Mỹ, những người đã cho phép ông phá vỡ mọi quy tắc trong các sách vở chính trị mà không phải trả bất cứ giá nào. Tuy nhiên, có thể nói trách nhiệm chính thuộc về các nhà báo truyền hình người Mỹ, những người giúp khuếch đại các phát ngôn bừa bãi và các quan điểm chính sách kỳ quái của ông.

Trong suốt hành trình trở thành ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa của Trump, các nhà bình luận ủng hộ ứng viên này đã phát đi phát lại vô số phát biểu thái quá của ông ta, đôi khi cũng đi kèm với thái độ phản đối ít nhiều, trong khi các nhà bình luận trên sóng khác cũng thường xuyên coi các chính sách mị dân nguy hiểm của ông xứng đáng được phân tích nghiêm túc. Nếu xét đến các nhiệm vụ chính của báo chí chuyên nghiệp, gồm kiểm tra sự thật, cung cấp bối cảnh lịch sử, và cung cấp các phân tích khách quan, thì các kênh tin tức truyền hình này đã không hoàn thành trách nhiệm của họ trong năm bầu cử này. Continue reading “Vai trò của truyền thông trong sự trỗi dậy của Trump”

Bầu cử tổng thống Mỹ: Cuộc song đấu bắt đầu

095523_gary-vee-smack-thumb

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Cho dù bất cứ ai trong hai ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới, lịch sử chính trị Mỹ sẽ lật sang trang mới.

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn là cuộc đua chính trị đỉnh cao, đầy kịch tính và những ai vào sâu là những người có khả năng vượt trội so với đối thủ trong việc tập hợp được sự ủng hộ rộng rãi của cử tri và gây quỹ.

Bất ngờ và kịch tính

Theo luật Mỹ, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống, được xác định là ngày 8/11 năm nay, các ứng cử viên trong từng đảng chính trị như Dân chủ hay Cộng hòa phải tranh cử qua bầu cử sơ bộ trong nội bộ đảng trên phạm vi toàn quốc để chọn ra một ứng cử viên cho từng đảng ra tranh cử Tổng thống.

Continue reading “Bầu cử tổng thống Mỹ: Cuộc song đấu bắt đầu”

Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?

trp

Nguồn: Joseph S. Nye, “How Trump Would Weaken America”, Project Syndicate, 10/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, người gần như sẽ là ứng viên của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đã bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về giá trị của các liên minh của nước này. Quan điểm của ông ta thể hiện một thế giới quan rất “thế kỷ 19”.

Vào thời đó, Mỹ đi theo lời khuyên của George Washington – tránh xa “những liên minh rắc rối” (entangling alliances), và theo đuổi Học thuyết Monroe – chỉ tập trung vào lợi ích của Mỹ ở Tây Bán cầu. Nước Mỹ bấy giờ thiếu vắng một đội quân thường trực lớn (và lực lượng hải quân trong những năm 1870 vẫn còn nhỏ hơn hải quân của Chile). Vì vậy, họ chỉ có vai trò khá nhỏ trong cán cân quyền lực toàn cầu vào thế kỷ 19. Continue reading “Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?”

TT Obama thăm Việt Nam: Bốn điểm nhấn khó quên

160523072018-01

Tác giả: Mỹ Hòa – Thu Hà (phỏng vấn)

LTS:Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama đang điểm những thời khắc cuối, sau ba ngày đầy ắp những sự kiện, những dấu mốc trọng đại trong lịch sử quan hệ hai nước.

Để nhìn lại chuyến thăm ý nghĩa này, Tuần Việt Nam/ Báo VietnamNet có cuộc trò chuyện với TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, và Giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, ĐHKHXH&NV TPHCM; và PGS-TS Alexander L. Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ. Continue reading “TT Obama thăm Việt Nam: Bốn điểm nhấn khó quên”

TQ bình luận về chuyến thăm VN của Obama

obamavn

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 23/5/2016 (giờ Hà Nội), Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới tít “Obama không có cách nào biến Việt Nam thành Philippines“. Bài báo viết:

Từ ngày 23 Tổng thống Mỹ Obama bắt đầu thăm Việt Nam. Mối quan hệ Việt-Mỹ được coi là một xu hướng động không xác định và nhạy cảm, vì thế được quan tâm nhiều. Mối quan hệ ấy có thể đi bao xa, vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau.

Đây là một chuyến thăm muộn màng chẳng đi đâu mà vội của Obama. Năm ngoái tròn 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam và tròn 20 năm Việt-Mỹ lập quan hệ ngoại giao, nhưng năm nay Obama mới đến, điều đó nói lên Việt Nam “không phải là quan trọng nhất” với Mỹ, “có thể thu xếp đến sau”, đồng thời cũng nói lên mức độ quan trọng của Việt Nam đòi hỏi Obama “phải đến nước này một chuyến trước ngày mãn nhiệm”. Continue reading “TQ bình luận về chuyến thăm VN của Obama”

Tránh ‘bẫy Thucydides’: Không chỉ việc của Trung Quốc?

USCN

Nguồn: Merriden Varrall, “It takes two to Thucydides”, The Lowy Interpreter, 22/04/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần đây cộng đồng an ninh và quan hệ quốc tế nói nhiều về “bẫy Thucydides”, và cụ thể hơn là việc Trung Quốc và Mỹ có thể rơi vào cái bẫy này. Nhưng có hai vấn đề quan trọng với cách sử dụng hình tượng này, điều có tác động vượt ra ngoài lĩnh vực học thuật.

Để giúp những ai không nghiên cứu lịch sử Hy Lạp cổ đại hiểu được khái niệm này, cần nhắc lại rằng Thucydides là một sử gia, người vào năm 461 TCN đã viết về lịch sử cuộc chiến tranh Peloponnesus (431-404 TCN) giữa Đế quốc Athens (cường quốc muốn giữ nguyên trạng) và Liên minh Peloponnesus do Sparta (cường quốc đang nổi lên) dẫn đầu. Continue reading “Tránh ‘bẫy Thucydides’: Không chỉ việc của Trung Quốc?”

Khả năng Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với VN có gây quan ngại?

25993887

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Lifting of arms-sale ban largely a symbolic move”, TODAY, 20/05/2016.

Biên dịch: Việt Hải

Một số bản tin cho hay Việt Nam hồi trước đã âm thầm tổ chức một hội thảo quốc phòng với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất vũ khí hàng đầu nước Mỹ như Boeing và Lockheed Martin. Hội thảo này, diễn ra chỉ vài ngày trước chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ, dường như xác nhận tin đồn rằng ông Obama có thể tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội trong chuyến thăm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hoan nghênh triển vọng này, cho rằng động thái trên sẽ thúc đẩy hơn nữa lòng tin lẫn nhau giữa hai quốc gia cựu thù. Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel, hồi tuần trước khẳng định vẫn chưa có quyết định cuối cùng liên quan đến vấn đề này. Continue reading “Khả năng Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với VN có gây quan ngại?”

Chiến dịch ‘nước Mỹ trước tiên’ nguy hiểm của Trump

donald-trump-foreign-policy-america-first

Nguồn: Yuriko Koike, “Trump’s Dengerous America First Campaign”, Project Syndicate, 27/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đầy lỗ mãng của Donald Trump đã khiến cả thế giới bối rối và kinh ngạc, có lẽ chỉ ngoại trừ Tổng thống Nga Vladimir Putin và các đồng minh châu Âu khác theo chủ nghĩa dân túy của ông, như chính trị gia Pháp Marine Le Pen. Quả thực là khó có thể đánh giá được không chỉ việc ông Trump sẽ làm gì trên cương vị Tổng thống, mà còn là dân tộc, tôn giáo thiểu số, hay quốc gia nào bị ông ta coi thường nhất.

Kể tên bất kỳ một nhóm người hoặc quốc gia nào, và bạn gần như có thể cá rằng Trump đã từng xúc phạm họ. Ông ta gọi những người nhập cư Mexico là “tội phạm” và “những kẻ hiếp dâm” của nước Mỹ. Ông ta đã đề xuất ngăn cấm người Hồi giáo đến Mỹ. Ông ta đã quăng những lời lẽ công kích phân biệt giới tính vào những phụ nữ có địa vị, như chuyên gia về chính trị Megyn Kelly, người đã can đảm đứng lên chống lại ông ta. Trump cũng từng gọi những người khác là “đồ chó” và “những kẻ lười biếng béo ị”. Ông ta đã chế nhạo các đồng minh châu Á và châu Âu của Mỹ, đồng thời đổ lỗi cho Trung Quốc về các tai ương kinh tế của Hoa Kỳ. Continue reading “Chiến dịch ‘nước Mỹ trước tiên’ nguy hiểm của Trump”

Thử thách lớn cho Mỹ và các đồng minh châu Á

park-obama-abe-at-the-hague

Nguồn: James Curran, “Trouble at sea for the US and its Asian allies,” East Asia Forum, 19/04/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại thủ đô các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á, hai hiện tượng đang cùng lúc tác động đến việc tăng cường mối quan hệ vốn đã khó khăn với Washington. Đầu tiên là việc Trung Quốc tiếp tục các hành động gây hấn ở Biển Đông. Việc Bắc Kinh quân sự hóa những vùng lãnh thổ tranh chấp ở đây – biến các dải đá và san hô thành các hòn đảo nhân tạo có đường băng và đài radar – đã đẩy các đồng minh vốn đã thân cận với Mỹ ngã sâu thêm vào vòng tay của Washington.

Ngay cả đối thủ cũ của Mỹ như Việt Nam cũng đang thảo luận về khả năng đón các chuyến thăm của hải quân Mỹ đến vịnh Cam Ranh. Hai nước cũng đã đồng ý tăng cường thương mại quốc phòng và các hoạt động quân sự chung. Trong khi đó, quân đội Mỹ cũng chuẩn bị triển khai luân phiên đến các căn cứ quân sự của Philippines – một thuộc địa cũ đã từng đẩy Hải quân Mỹ ra khỏi căn cứ ở Vịnh Subic gần một phần tư thế kỷ trước. Continue reading “Thử thách lớn cho Mỹ và các đồng minh châu Á”

Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?

obamasa

Nguồn: Bernard Haykel, “Obama in Arabia”, Project Syndicate, 20/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chuyến viếng thăm Ả-rập Saudi của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuần này, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), diễn ra vào thời điểm quan hệ giữa hai nước đang ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, dù phần lớn người Mỹ nhìn nhận Ả-rập Saudi tiêu cực thế nào đi nữa, thì quốc gia này vẫn là một đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực. Obama nên khôn ngoan hàn gắn mối quan hệ song phương đó.

Ả-rập Saudi, nơi sản xuất 1/9 nguồn dầu mỏ được tiêu thụ toàn cầu, không đơn thuần chỉ là một quốc gia then chốt của nền kinh tế toàn cầu, mà sự ổn định của chính phủ nước này còn có ý nghĩa quyết định đối với trật tự quốc tế. Nếu chẳng may triều đại Al Saud sụp đổ và quốc gia này chia cắt thành các lãnh thổ thù địch được cai trị bởi các nhóm và bè phái thánh chiến, các cuộc nội chiến ở Syria và Lybia so ra dường như chỉ là những xung đột lẻ tẻ. Continue reading “Hoa Kỳ đang dần bỏ rơi Ả-rập Saudi?”