17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký

Nguồn:U.S. Constitution signed,” History.com (truy cập ngày 16/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1787, Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã được ký bởi 38 trên 41 đại diện có mặt tại lễ bế mạc của Hội nghị Lập hiến được tổ chức tại Philadelphia. Những người ủng hộ bản hiến pháp mới đã có một cuộc chiến khó khăn để nó được phê chuẩn bởi 9 trên 13 tiểu bang Hoa Kỳ cần thiết.

Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn một vài tháng trước khi Đế quốc Anh đầu hàng tại Yorktown năm 1781, đã đặt nền móng cho một liên minh lỏng lẻo giữa các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn đã có chủ quyền đối với hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – trung tâm quyền lực – có thẩm quyền quản trị các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh, và kiểm soát tiền tệ, nhưng trên thực tế, những quyền lực này là rất hạn chế do Quốc hội không có thẩm quyền bắt buộc các tiểu bang đáp ứng những đòi hỏi của Quốc hội về tiền bạc và quân đội. Continue reading “17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký”

Tại sao Mỹ tiếp tục vai trò dẫn dắt thế giới?

nasdaq0952

Ngun: Simon Johnson, “The US Still Runs the World,” Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những đồn thổi về sự tàn lụi của quyền lực nước Mỹ thường bị thổi phồng rất nhiều. Trong những năm 1950, Liên Xô được cho là vượt trội hơn Mỹ trong khi ngày nay Liên Xô không còn tồn tại. Trong những năm 1980, Nhật Bản được nhìn nhận đã gần vượt qua Mỹ thì hiện tại, sau hơn hai thập niên trì trệ của nước Nhật, sẽ không ai tính đến viễn cảnh này nữa. Và trong những năm 1990, liên minh tiền tệ được xem như đã đưa châu Âu trở thành một chủ thể vượt trội hơn trên trường quốc tế thì ngày nay kinh tế châu Âu thường xuyên là tiêu điểm của thế giới, nhưng không phải theo chiều hướng tốt đẹp.

Bây giờ đến lượt Trung Quốc. Cho tới gần đây, trong cách nhìn của nhiều người, Trung Quốc sẽ, nếu không phải là đã, đảm nhiệm vai trò dẫn dắt toàn cầu. Ngày nay, những nghi ngờ về triển vọng dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang khiến các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (bao gồm cả Mỹ) phải lo lắng. Continue reading “Tại sao Mỹ tiếp tục vai trò dẫn dắt thế giới?”

Bất bình đẳng: Một lý do khác để Fed chưa nên tăng lãi suất

Phila Unemployment Project

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Fed up with the Fed”, Project Syndicate, 7/09/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cứ vào cuối tháng Tám hàng năm, thống đốc ngân hàng trung ương và các nhà tài chính trên khắp thế giới lại hội ngộ tại Jackson Hole, Wyoming trong hội nghị chuyên đề về kinh tế của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed). Năm nay, họ được chào đón bởi một nhóm hầu hết là các bạn trẻ, trong đó nhiều người là người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha.

Nhóm người này không đến để biểu tình, mà để thông báo. Họ muốn cho những nhà hoạch định chính sách có mặt biết rằng những quyết định chính sách của họ sẽ ảnh hưởng tới cả người dân bình thường, chứ không chỉ tới các nhà tài chính, những người phải lo lắng về tác động của lạm phát tới giá trị của trái phiếu, hay lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các khoản đầu tư cổ phần của họ. Và chiếc áo phông xanh các bạn trẻ mặc được in một thông điệp rằng, đối với những công dân Mỹ này, thì chưa hề có sự phục hồi (kinh tế) nào hết. Continue reading “Bất bình đẳng: Một lý do khác để Fed chưa nên tăng lãi suất”

14/09/1901: Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Mỹ

teddy-campaign-P

Nguồn: “An adoptive westerner becomes president of the United States“, History.com, truy cập ngày 11/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1901, Theodore Roosevelt, 42 tuổi, đột nhiên trở thành ông chủ Nhà Trắng khi Tổng thống McKinley bị ám sát. Dù cái chết bất ngờ của McKinley đã đưa Roosevelt trở thành tổng thống, 17 năm trước hai cái chết khác đã khiến chàng trai trẻ Roosevelt chạy trốn sang miền Viễn Tây, nơi những tham vọng chính trị của ông đã gần như bị quên lãng.

Vào tháng Hai năm 1884, người vợ trẻ của Roosevelt qua đời sau khi sinh một cô con gái; và chỉ 12 giờ sau đó người mẹ yêu quý của ông cũng qua đời. Đau đớn vì cái chết của hai người thân cùng lúc, Roosevelt đã tìm đến sự bình yên của những không gian rộng mở vùng Viễn Tây, sống tại hai trang trại ở vùng Badlands thuộc Lãnh thổ Dakota. Continue reading “14/09/1901: Theodore Roosevelt trở thành Tổng thống Mỹ”

Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài

20150815_wbp505

Nguồn: What’s driving American firms overseas”, The Economist, 16/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các công ty Mỹ đang trên đà dịch chuyển. Ngày 6 tháng 8 vừa qua, CF Industries, một nhà sản xuất phân bón, và tập đoàn Coca-Cola, một nhà sản xuất nước đóng chai, đồng thời nói rằng họ sẽ chuyển trụ sở tới Anh sau khi hoàn tất các cuộc sáp nhập với các doanh nghiệp không phải của Mỹ. Năm ngày sau, Terex, nhà sản xuất cần cẩu, tuyên bố một vụ sáp nhập trong đó bao gồm việc chuyển trụ sở được công nhận pháp lý từ Westport, Connecticut, thuộc vùng lân cận 3 tiểu bang của New York tới thị trấn tí hon Hyvinkää thuộc Phần Lan. Điều gì đang đẩy các doanh nghiệp này gói ghém và ra đi? Continue reading “Lý do doanh nghiệp Mỹ chuyển trụ sở ra nước ngoài”

Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?

janet.jpg

Nguồn: Anders Borg, “Why the Fed Should Postpone Rate Hikes”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, khi các thống đốc ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới họp mặt tại Jackson Hole trong Hội nghị chuyên đề hàng năm về Chính sách kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), một trong những chủ đề chính của cuộc thảo luận sẽ là thị trường chứng khoán toàn cầu đang bất ổn hiện nay. Có nhiều lý do, nhưng một trong số chúng rõ ràng là kỳ vọng rằng Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất – có lẽ vào khoảng tháng 9.

Các căn cứ cho việc tăng lãi suất là xác đáng. Nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng hàng năm là 3% trong năm 2015 và 2016, tương ứng là tỷ lệ lạm phát 0,1% và 1,5%. Khi một nền kinh tế dần ổn định, giảm bớt các biện pháp mở rộng là điều hợp lý, chẳng hạn như các biện pháp được áp dụng sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Vì Fed rõ ràng đã tuyên bố sẽ đi theo các chính sách ít mở rộng hơn, nên uy tín của họ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không thực hiện việc tăng lãi suất. Continue reading “Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?”

07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam

UncleSam5

Nguồn:United States nicknamed Uncle Sam“, History.com, truy cập ngày 07/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1813, Hoa Kỳ bắt đầu được đặt biệt danh là “chú Sam”. Tên gọi này gắn liền với Samuel Wilson, một người buôn thịt từ vùng Troy, New York vốn cung cấp thịt bò đóng thùng cho quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh năm 1812. Wilson (1766-1854) đóng lên các thùng thịt chữ “U.S.” viết tắt cho chữ “United States”, nhưng những người lính đã bắt đầu gọi trại thành “Uncle Sam” (chú Sam). Các tờ báo địa phương hưởng ứng câu chuyện này và “Uncle Sam” cuối cùng đã được chấp nhận rộng rãi làm biệt danh cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Continue reading “07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam”

Những lí do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ quốc gia Do Thái

640x392_2844_168712

Nguồn: Walter Russell Mead, “The New Israel and the Old: Why Gentile Americans Back the Jewish State?”, Foreign Affairs, July/August 2008.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Chìa khóa đích thực cho chính sách Israel của Washington là sự hậu thuẫn lâu dài và rộng lớn của công chúng Mĩ nói chung dành cho quốc gia Do Thái.

Ngày 12 tháng Năm năm 1948, trước nội các chia rẽ của Tổng thống Harry Truman, Clark Clifford, luật sư trưởng của Nhà Trắng, đưa ra những lí lẽ biện hộ cho việc Hoa Kì công nhận quốc gia Do Thái. Với sự chứng kiến của một George Marshall, bộ trưởng ngoại giao lườm lườm đôi mắt và một Robert Lovett, thứ trưởng của Marshall đầy vẻ hoài nghi, Clifford lí giải rằng việc công nhận quốc gia Do Thái sẽ là một hành động nhân đạo phù hợp với những giá trị truyền thống của Mĩ. Để chứng minh cho quyền đòi lãnh thổ của người Do Thái, Clifford đã trích dẫn Đệ nhị Luật của Cựu ước (Deuteronomy): “Đây, ta trao đất đó cho các ngươi, hãy vào và chiếm hữu đất mà Đức Chúa đã thề với cha ông các ngươi, là Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, rằng Người sẽ ban cho họ và dòng dõi họ sau này.” [1] Continue reading “Những lí do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ quốc gia Do Thái”

Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome)

Tác giả: Trần Nam Tiến

Hội chứng Việt Nam là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại Mỹ, để mô tả những chấn động trong tâm lý của người Mỹ cũng như những tranh cãi nội bộ của chính giới Mỹ liên quan đến chính sách can thiệp của Mỹ vào cuộc Chiến tranh Việt Nam. Hội chứng này được bộc lộ ở các hiện tượng xã hội – chính trị – kinh tế… như: khủng hoảng lòng tin, tâm trạng chán chường, mặc cảm của nhân dân Mỹ, đặc biệt là thanh niên đối với cuộc chiến (phong trào chống quân dịch, phản đối chiến tranh); sự ám ảnh bởi tội lỗi do họ gây ra của phần lớn lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam…; nội bộ nước Mỹ chia rẽ, giới cầm quyền mâu thuẫn sâu sắc, nhất là trong hoạch định chính sách đối ngoại; sự gia tăng tốc độ suy thoái kinh tế và các tệ nạn xã hội; sự suy giảm vị thế của Mỹ trên thế giới… Continue reading “Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)

United_States_Capitol_west_front_edit2

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc phân quyền của Quốc hội

Nền dân chủ phủ quyết mới là một nửa câu chuyện của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Trên những phương diện khác, Quốc hội trao quyền lực lớn cho nhánh hành pháp, cho phép nhánh hành pháp hoạt động nhanh gọn và đôi khi rất thiếu trách nhiệm giải trình. Những cơ quan được trao quyền như vậy bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, các cơ quan tình báo, quân đội và một loạt các ủy ban bán độc lập cũng như những cơ quan lập pháp; những cơ quan này cùng nhau tạo nên một quốc gia có bộ máy hành chính khổng lồ xuất hiện trong Kỷ nguyên Tiến bộ và thời kỳ Chính sách Kinh tế Mới. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)”

Donald Trump và những “chú hề” trên đường tranh cử

470223858

Nguồn: Ian Buruma, “Clowns on the Campaign Trail,” Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Donald Trump, ông trùm bất động sản và người dẫn chương trình truyền hình thực tế, còn có biệt danh là “The Donald,” ít có khả năng trở thành tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Ông ta là người ồn ã, thô thiển, thiếu hiểu biết về hầu hết mọi chuyện, và trông lố bịch với kiểu tóc bờm ngựa vàng đầy vẻ tự cao tự đại. Ngay cả những thành viên nhiệt tình của Đảng Cộng hòa cũng coi ông như một “thằng hề đua tài,” xem chiến dịch của ông ta như một “tiết mục xiếc.” Tờ The Huffington Post coi chiến dịch tranh cử của Trump là tin giải trí.

Tuy nhiên, hiện tại Trump đang bỏ xa tất cả các đối thủ tranh cử khác của Đảng Cộng hòa. Ngay cả trong nền chính trị Hoa Kỳ vốn có thể rất lạ lùng thì đây vẫn là điều khác thường. Điều gì giải thích cho sự ủng hộ dành cho Trump? Có phải tất cả những người ủng hộ ông ta đều “điên rồ,” như Thượng nghị sĩ John McCain đã mô tả họ theo một cách có lẽ là thiếu khôn ngoan? Continue reading “Donald Trump và những “chú hề” trên đường tranh cử”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)

TheHousesUnAmericanActivities092313

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

Sự trỗi dậy của nền dân chủ phủ quyết (vetocracy)

Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do cá nhân thông qua hệ thống “cân bằng và kiểm soát” phức tạp được các nhà lập quốc thiết kế một cách có chủ đích để kiềm chế quyền lực nhà nước. Chính phủ Hoa Kỳ xuất hiện trong bối cảnh một cuộc cách mạng chống lại chính quyền quân chủ Anh quốc và thậm chí đã lôi kéo được số người chống đối nhà vua nhiều hơn cả trong cuộc Nội chiến Anh. Sự nghi ngờ sâu sắc chính quyền và sự tin cậy những hoạt động tự phát của những cá nhân riêng rẽ đã trở thành nét đặc trưng của nền chính trị Mỹ kể từ đó. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)”

Bước đi tiếp theo của liên minh Mỹ-Nhật

1306872363

Nguồn: Hitoshi Tanaka, “The next step for the US-Japan alliance,” East Asia Forum, 04/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Giang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mối quan hệ Mỹ – Nhật đã đạt được động lực mới nhờ chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Shizo Abe cuối tháng 4 vừa qua. Bài diễn văn lịch sử của Abe trước Quốc hội Mỹ đã được nhiệt liệt đón nhận. Hai nước cũng công bố bản sửa đổi đầu tiên của bản Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật năm 1997, trên tinh thần Lực lượng Tự vệ Nhật Bản sẽ có vai trò lớn hơn và hợp tác an ninh Mỹ – Nhật sẽ được mở rộng.

Sự phát triển trong quan hệ liên minh Mỹ – Nhật diễn ra khi cán cân quyền lực đang chuyển dịch trong khu vực. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, và các quốc gia ASEAN tiếp tục trỗi dậy; tầng lớp trung lưu châu Á đang phát triển; và chi phí dành cho quốc phòng của Mỹ đang chuyển sang hướng bền vững, tiết kiệm hơn. Do chính quyền Abe đang cố gắng thông qua một loạt các dự luật nhằm mở rộng vai trò an ninh của Nhật Bản trong vài tháng tới, những chuyển dịch cơ cấu ở Đông Á đang cho thấy Nhật và Mỹ cần phải chuyển từ liên minh sang quan hệ đối tác đa phương diện hơn. Continue reading “Bước đi tiếp theo của liên minh Mỹ-Nhật”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)

stormy_capitol

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tự do và đặc quyền đặc lợi 

Trừ các trường hợp ngoại lệ của một vài vị đại sứ và các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền, các đảng phái ở Mỹ không còn làm công việc phân phối các vị trí trong chính quyền cho những người trung thành chính trị với họ. Nhưng việc đổi quyền lực chính trị lấy tiền bạc đã xuất hiện một cách ngấm ngầm dưới hình thức hoàn toàn hợp pháp và khó xóa bỏ hơn rất nhiều. Tội danh hối lộ trái phép được định nghĩa hạn hẹp trong luật pháp Mỹ là một giao dịch mà trong đó một chính trị gia và một bên tư nhân lộ liễu nhất trí thực hiện một trao đổi có đi có lại nào đó. Điều không được pháp luật tính đến là cái được các nhà sinh học gọi là “lòng tốt có đi có lại” (reciprocal altruism), hay cái mà một nhà nhân học có thể gọi là hành vi trao đổi quà tặng. Trong mối quan hệ “lòng tốt có đi có lại”, một người trao cho một người khác một lợi ích nào đó mà không kỳ vọng lộ liễu là sẽ nhận được một ân huệ đáp trả từ bên kia. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)”

Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung

Kerry announces now US maritime security aid to Vietnam

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Vietnam-US-China Triangle: New Dynamics and Implications,” ISEAS Perspective, No 45/2015, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Chuyến thăm Washington gần đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng được cả hai bên ca ngợi như một dấu mốc “lịch sử” trong quan hệ song phương (The White House, 2015). Tuy nhiên, để có một đánh giá sâu sắc hơn về ý nghĩa của chuyến thăm, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh khu vực rộng lớn hơn, trong đó có xét đến những biến đổi gần đây trong tam giác quan hệ Việt-Mỹ-Trung.

Bài viết này phân tích những động lực mới trong tam giác Việt-Mỹ-Trung và ý nghĩa của chúng. Thông qua cách tiếp cận ba cấp độ phân tích và từ góc nhìn của Việt Nam, bài viết xem xét ba yếu tố quan trọng nhất ở các cấp độ hệ thống quốc tế (systemic), quốc gia (national), và trong nước (subnational) đang định hình mối quan hệ ba bên. Những yếu tố này bao gồm sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và hai cường quốc, và các diễn biến chính trị và kinh tế trong nước của Việt Nam. Continue reading “Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)

Supreme-Court-building-2-SC

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia của tòa án và đảng phái

Nền dân chủ tự do hiện đại có ba nhánh của chính quyền – hành pháp, tư pháp và lập pháp – tương ứng với ba nhóm thể chế chính trị cơ bản: nhà nước, pháp quyền và nền dân trị. Nhánh hành pháp sử dụng quyền lực để thực thi luật pháp và triển khai chính sách; nhánh tư pháp và nhánh lập pháp kiềm chế quyền lực và hướng quyền lực vào mục đích công. Xét về thứ tự ưu tiên đối với các thể chế, với truyền thống lâu đời không tin tưởng vào quyền lực của chính phủ, Hoa Kỳ luôn luôn đề cao vai trò của hai nhánh tư pháp và lập pháp – các định chế kiểm soát quyền lực của chính phủ. Nhà chính trị học Stephen Skowronek đã mô tả nền chính trị Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 như một “quốc gia của toà án và đảng phái”, nơi mà những chức năng của chính phủ được thực hiện bởi các thẩm phán và chính trị gia dân cử, trong khi ở châu Âu những chức năng này được thực thi bởi cơ quan hành pháp. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)

amflagdecay

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nguồn gốc lý giải tại sao nền chính trị không hoạt động hiệu quả.

Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ, được thành lập trong giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, đã từng là một điển hình của công cuộc xây dựng nhà nước Hoa Kỳ trong suốt Kỷ nguyên Tiến bộ. Trước khi Đạo luật Pendleton được thông qua vào năm 1883, các chức vụ trong chính quyền được phân bổ bởi các đảng phái chính trị dựa trên cơ sở mối quan hệ quen biết. Trái lại, Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ là một mô hình cơ quan hành chính thử nghiệm mới dựa trên cơ sở những đóng góp công trạng. Nhân viên của Cục là những nhà nông học và cán bộ lâm nghiệp có trình độ đại học được tuyển chọn dựa vào năng lực và kỹ năng chuyên môn; và dưới sự dẫn dắt của người lãnh đạo đầu tiên, cục trưởng Gifford Pinchot, cơ quan này đã thành công trong việc đấu tranh để đảm bảo tính tự chủ cũng như thoát khỏi sự can thiệp thường xuyên của Quốc hội. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)”

Học thuyết Truman (Truman Doctrine)

maxresdefault (1)

Tác giả: Lê Thành Lâm

Học thuyết Truman là một chính sách của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Harry S. Truman được thông qua vào tháng 3 năm 1947 với mục đích hỗ trợ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ bằng viện trợ quân sự và kinh tế nhằm ngăn hai quốc gia này rơi vào vòng kiểm soát của các lực lượng cộng sản. Học thuyết này đã chính thức đánh dấu sự chuyển hướng chính sách của Mỹ từ hòa hoãn sang ngăn chặn đối với Liên Xô, trở thành một nền tảng quan trọng của chính sách đối ngoại Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm 1946, một nhà ngoại giao Mỹ ở Liên Xô tên là George Kennan đã gửi một bức điện về nước cho chính quyền Truman cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh của Liên Xô và gợi ý chính quyền Mỹ nên có một “chính sách ngăn chặn” đối với “mưu đồ bành trướng” của Liên Xô. Thực tế chính quyền Truman ngày càng tỏ ra quan ngại trước việc chủ nghĩa cộng sản dưới sự lãnh đạo của Liên Xô liên tục mở rộng ảnh hưởng ở Địa Trung Hải, bán đảo Bancăng và nhiều nước Đông Âu khác. Continue reading “Học thuyết Truman (Truman Doctrine)”

Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ

92430435_Oakland

Nguồn: Dambisa Moyo, “A Marshall Plan for the United States”, Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một chiếc cầu cao tốc chủ chốt ở California sụp đổ hồi tháng trước, những ảnh hưởng của nó đối với toàn vùng Đông Nam nước Mỹ đã lại một lần nữa làm nổi bật vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của đất nước – vấn đề cơ sở hạ tầng. Quả thật, có thể nói theo một nghĩa nào đó rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay đang tan vỡ.

Tư tưởng lãng tránh đầu tư vào khu vực công, cùng với lối suy nghĩ ngắn hạn cố hữu của những người soạn thảo ngân sách, đã khiến mức chi tiêu cho đường sá, sân bay, hệ thống đường sắt, viễn thông và sản xuất điện thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này không thể tiếp tục bị bỏ qua. Nếu nước Mỹ không hành động nhanh chóng để cung cấp cho sự phục hồi kinh tế yếu ớt hiện tại một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng hiện đại thì đất nước này sẽ lại từ từ chìm trở lại vào tình trạng trì trệ. Continue reading “Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ”

Chính sách của Mỹ đối với các “quốc gia bất hảo”

kim-jong-un-generals-us-mainland-strikeplan-reveal

Nguồn: Yoon Young-Kwan, “Rapprochements with Rogue States,” Project Syndicate, 04/8/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội Mỹ năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã gây chú ý khi gọi các nước Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên với cái tên “Trục ma quỷ”. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, Mỹ lại không đối xử với các quốc gia này theo cùng một cách. Những điểm khác biệt trong cách đối xử của Mỹ gợi lên nhiều điều.

Tổng thống Bush và các cố vấn theo đường lối cứng rắn của ông ta tin rằng chỉ có vũ lực hoặc “thay đổi chế độ” mới có thể ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố hoặc những chương trình chế tạo vũ khí giết người hàng loạt của các “quốc gia bất hảo” này. Vì vậy, tháng 3 năm 2003, Mỹ đưa quân vào Iraq, biến Iraq thành một quốc gia gần như nội chiến triền miên trong suốt hơn một thập niên, tạo ra một chính quyền trung ương bất lực ở Baghdad và bây giờ là sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Continue reading “Chính sách của Mỹ đối với các “quốc gia bất hảo””