Vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ

4-vai-tro-ton-giao

Nguồn:The role of religion in America’s presidential race”, The Economist, 25/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù theo tiêu chuẩn của bất kỳ quốc gia phương Tây nào khác thì vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ dường như cũng là rất lớn. Một cuộc thăm dò vào tháng trước do Trung tâm Nghiên cứu Pew khẳng định rằng, là một người vô thần sẽ là một trở ngại chết người cho bất cứ ai mong muốn bước vào Nhà Trắng. Khoảng 51% cử tri có khả năng sẽ không bỏ phiếu cho một ứng cử viên không tin vào Thiên Chúa, và chỉ có 6% cử tri có khả năng sẽ bỏ phiếu bầu. Hãy so sánh với các nền dân chủ khác, nơi các chính trị gia hàng đầu (như Francois Hollande của Pháp và cựu thủ tướng Úc Julia Gillard) có thể vô tình bác bỏ bất kỳ quyền lực nào cao hơn. Continue reading “Vai trò của tôn giáo trong cuộc đua tổng thống Mỹ”

Dân chủ hay tan rã ở châu Âu

1017509047

Nguồn: Yanis Varoufakis, “Democracy or Bust in Europe”, Project Syndicate, 22/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Châu Âu sẽ dân chủ hóa hoặc sẽ tan rã”. Châm ngôn này còn hơn cả một khẩu hiệu trong bản tuyên ngôn của Phong trào Dân chủ ở châu Âu (Democracy in Europe Movement – DiEM25), một nhóm chính trị tôi vừa giúp thành lập ở Berlin. Điều này là một thực tế giản đơn nhưng lại không được thừa nhận.

Tình hình tan rã ở châu Âu hiện nay là quá rõ ràng. Những sự chia rẽ mới đường như đang xuất hiện ở tất cả mọi nơi mà người ta có thể nhìn thấy: dọc theo các biên giới, trong các nền kinh tế và ngay trong tâm trí của những người dân EU. Continue reading “Dân chủ hay tan rã ở châu Âu”

Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP

FTA_3

Tác giả: Erwin Schweisshelm

Dệt may và da giày trên đà phát triển

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, mà một trong những động lực tăng trưởng chính đến từ ngành dệt may. Quần áo may sẵn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam.[1] Hiện tại, Việt Nam đứng thứ tư trong tổng số các nước xuất khẩu may mặc lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ.[2]

Dù sản xuất quần áo may sẵn có truyền thống lâu dài tại Việt Nam, quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế mới chỉ diễn ra gần đây. Từ sau Đổi Mới, ngành công nghiệp dệt may đã là một trong những nhóm ngành đầu tiên thành lập và phát triển không ngừng cho đến nay. Xu hướng phát triển của dệt may càng được củng cố sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Đây là ngành được hỗ trợ rất nhiều từ phía chính phủ, nhiều dự án phát triển tham vọng được đề ra. Tựu trung, số liệu cho biết có khoảng 2,5 triệu lao động tham gia vào ngành này, trong đó đa số là phụ nữ.[3] Continue reading “Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP”

5 hiểu lầm về Christopher Columbus

18941600-mmmain

Nguồn: Kris Lane, “Five myths about Christopher Columbus”, The Washington Post, 08/10/2015.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cơ hội bổ túc kiến thức hằng năm cho trẻ em nay trở nên dễ bị bỏ qua bởi Ngày Columbus đã được thay thế bằng “kỳ nghỉ mùa thu” và nhiều người lao động cũng không còn được nghỉ vào ngày này nữa. Khi người ta nhắc tới Christopher Columbus trên truyền thông hay trong các tiết học, ông thường được tán dương hoặc bị phê phán, tùy thuộc vào quan điểm của người nói. Cả hai trường hợp trên cho thấy, ông vẫn còn chưa được hiểu rõ. Hãy cùng xem xét lại một số nhầm lẫn lớn nhất về nhà thám hiểm mà tên ông được đặt cho kỳ nghỉ lễ liên bang vào ngày thứ 2 này.

  1. Columbus chứng minh học thuyết “Trái Đất phẳng” là sai.

Trong cảnh quay đầu tiên của bộ phim “Năm 1492: Cuộc Chinh Phục Thiên Đường” ra mắt năm 1992 do Ridley Scott làm đạo diễn, diễn viên Gérard Depardieu trong vai Columbus đang cùng cậu con trai nhìn về Đại Tây Dương. Continue reading “5 hiểu lầm về Christopher Columbus”

VN cần ‘vũ khí’ gì để giải quyết vấn đề Biển Đông?

vn

Tác giả: Trường Sơn phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Việt Nam vẫn còn dư địa để tiến hành các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc xử lý vấn đề Biển Đông mà không vi phạm các nguyên tắc của chính sách “ba không”.

Đây là quan điểm của TS Lê Hồng Hiệp (Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học KHXH-NV TP.HCM) bên lề hội thảo quốc tế về quan hệ ASEAN – Trung – Mỹ vừa diễn ra tại Hà Nội.

Mỹ cũng đang thiếu ý tưởng mới để thách thức hiệu quả hơn tham vọng của TQ

* Tại hội thảo, GS Tô Hạo (ĐH Ngoại giao Trung Quốc) cho rằng, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc (TQ) ở Biển Đông không nhằm ý đồ gây hấn mà chỉ là vì TQ muốn đóng góp cho hòa bình, an ninh của khu vực (?). Học giả này cũng cho rằng hành động của TQ là do Malaysia, Philippines, VN đã có mặt ở Biển Đông nên TQ muốn có sự hiện diện tương tự… Ông đánh giá thế nào về quan điểm đó của GS Tô Hạo?
Continue reading “VN cần ‘vũ khí’ gì để giải quyết vấn đề Biển Đông?”

Putin, Giáo hoàng và Đức Thượng phụ

pope-meets-patriarch

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Putin, the Pope, and the Patriarch”, Project Syndicate, 12/02/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những năm làm việc tại KGB dạy cho Tổng thống Nga Vladimir Putin cách lợi dụng người khác. Trong cuốn hồi ký xuất sắc mới ra, The New Tsar (Vị Sang hoàng mới), cựu trưởng văn phòng của tờ The New York Times tại Moskva Steven Lee Myers đã miêu tả cách Putin dùng điểm yếu của đối thủ để phục vụ cho các mục tiêu của Liên Xô trong thời gian Putin làm việc ở Đông Âu trong những năm suy tàn của chủ nghĩa cộng sản.

Cuộc gặp lịch sử hôm nay (12/2/2016) giữa Giáo hoàng Francis và Đức Thượng phụ Krill của Chính thống giáo Nga ở Cuba sẽ là một dịp khác Putin sẽ tận dụng nhằm đạt được mục đích của mình. Cuộc gặp này là cuộc gặp đầu tiên giữa một Giáo hoàng Công giáo La Mã và một Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga từ sau cuộc Đại ly giáo năm 1054, chia cắt Thiên chúa giáo thành hai nhánh Tây phương và Đông phương. Continue reading “Putin, Giáo hoàng và Đức Thượng phụ”

Hiệp định 6/3/1946: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ

dienbienphu

Tác giả: Lê Đỗ Huy (trích dịch)

Theo các nhà Việt Nam học phương Tây, Hiệp định sơ bộ 6 – 3 chính là một khung pháp lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt cược uy tín của mình để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh giữa hai dân tộc Pháp – Việt. Do các thế lực đế quốc không nhìn nhận thiện chí của Việt Nam trong các văn bản pháp lý đầu tiên giữa Pháp và VNDCCH, đã đưa đến trận bão nhấn chìm hệ thống thuộc địa kiểu cũ.

Trong sách Việt Nam: Lịch sử và chiến tranh (Vietnam – Warfare and History), NXB University Press of Kentucky phát hành năm 1999, Giáo sư Spencer Tucker viết về Hiệp định sơ bộ 6-3 như sau:

Continue reading “Hiệp định 6/3/1946: Cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ”

Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU

brexit1

Nguồn: Ana Palacio, “The Causes and Consequences of Brexit”, Project Syndicate, 01/02/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Viễn cảnh Brexit (Anh rút khỏi Liên minh châu Âu) đang hoàn toàn ở trước mắt chúng ta. Cuộc họp Hội đồng châu Âu sắp tới có nhiều khả năng sẽ dẫn đến một thỏa thuận về các điều kiện liên quan đến tư cách thành viên Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh – một thỏa thuận sẽ được đặt trước cử tri Anh trong một cuộc trưng cầu dân ý, sớm nhất là vào mùa hè năm nay.

Nhưng, trong khi mọi việc tiến triển rất nhanh về phía trước, Anh và EU cần dành một chút thời gian để suy nghĩ cẩn thận. Cuối cùng thì, bất chấp sự trấn an đến từ cả hai bên, không ai biết được cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra như thế nào, càng không biết cách vượt qua hậu quả nếu cử tri Anh chọn việc ra đi. Continue reading “Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU”

Quan hệ giữa Đế quốc Ottoman và Byzantine (1299–1453)

ottoman

Tác giả: Đặng Văn Chương & Trần Đình Hùng

Lịch sử ra đời, phát triển của đế quốc phong kiến – quân sự Ottoman có quan hệ khá chặt chẽ với sự khủng hoảng, suy yếu rồi diệt vong của đế quốc Byzantine.  Ottoman thì có tham vọng lớn, muốn vươn lên làm bá chủ vùng Trung Cận Đông, nhưng gặp phải “chướng ngại” lớn là đế quốc Byzantine đang kiểm soát một vùng rộng lớn về phía Tây Bắc của khu vực này. Vì thế, trong một thời gian dài quan hệ giữa hai nước luôn nằm trong tình trạng  đối đầu căng thẳng, xung đột và chiến tranh. Mối quan hệ giữa hai đế quốc diễn biến phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Continue reading “Quan hệ giữa Đế quốc Ottoman và Byzantine (1299–1453)”

Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg

secrets

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Đối với nhiều người Việt ở thế hệ nào đó thì tên Daniel Ellsberg không là xa lạ.  Ellsberg của Pentagon Papers,[1] của phong trào phản chiến, “người nguy hiểm nhất nước Mỹ” của Nixon và Kissinger …  Hồi ức của Ellsberg sẽ làm nhiều người đọc bâng khuâng hồi tưởng đến những kỷ niệm trong quá khứ của chính mình.

Quyển sách đóng nói về khoảng thời gian từ 1964 (chính vào ngày xảy ra sự kiện Vịnh Bắc bộ) đến 1972 (khi Ellsberg đuợc toà bãi miễn tội tiết lộ “bí mật quốc gia”), viết với một giọng văn chừng mực, từ tốn, cấu trúc cân đối, không gì có thể xem là “giật gân” kiểu câu khách rẻ tiền.  Đầy rẫy trong mỗi trang là những sự kiện quen thuộc, những nhân vật quen thuộc, những địa danh quen thuộc.  Quá quen thuộc.  Và đó chính là một thất vọng tương đối lớn cho người đọc: hồi ức này không có một phát giác lịch sử nào mới. Continue reading “Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg”

Phương thức ASEAN (ASEAN Way)

aseanway

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được chính thức thành lập tại Bangkok vào ngày 08 tháng 08 năm 1967 với mục đích chính là thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế, và rộng hơn là hợp tác trong tất cả các lĩnh vực có mối quan tâm chung. Sự ra đời của ASEAN cũng là mong ước chung của năm quốc gia sáng lập (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines) nhằm tạo ra một cơ chế ngăn chặn chiến tranh và giải quyết xung đột. Continue reading “Phương thức ASEAN (ASEAN Way)”

Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi

china-police_2670388b

Nguồn: Minxin Pei, “China’s Rule of Fear”, Project Syndicate, 08/02/2016.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo & Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trung Quốc lại một lần nữa bị kìm kẹp trong sự sợ hãi chưa từng xảy ra kể từ thời Mao Trạch Đông. Từ phòng họp kín của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến giảng đường của các trường đại học và văn phòng của lãnh đạo các cơ quan, bóng ma của những lời buộc tội khắc nghiệt và những hình phạt thậm chí còn khắc nghiệt hơn đang rình rập giới tinh hoa chính trị, học giả và doanh nhân Trung Quốc.

Rất dễ dàng để nhận ra nỗi lo sợ đang lan tràn. Kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng không khoan nhượng của Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động vào tháng 12 năm 2012, việc bắt giữ các quan chức chính phủ đã thành chuyện thường ngày, khiến những người đồng nghiệp và bạn bè của họ đều cảm thấy run sợ. Continue reading “Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi”

Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc

1452485696064

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Great Escape from China”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi năm 2016 bắt đầu, nguy cơ đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá lớn đã và đang treo lơ lửng trên các thị trường toàn cầu tương tự như Thanh gươm Damocles.[1] Không có sự bất định về chính sách nào lại gây nên sự bất ổn đến vậy. Rất ít nhà quan sát nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ phải thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ một lúc nào đó trong thập niên tới. Câu hỏi đặt ra là sẽ có bao nhiêu kịch tính đi kèm trong thời gian chuyển tiếp này, khi mà các mệnh lệnh chính trị và kinh tế mâu thuẫn với nhau.

Có vẻ kỳ lạ khi mà một quốc gia có thặng dư thương mại 600 tỷ USD trong năm 2015 lại phải lo lắng về sự suy yếu của đồng nội tệ. Nhưng các yếu tố kết hợp lại, bao gồm tăng trưởng kinh tế chậm lại và nới lỏng dần các hạn chế về đầu tư ra nước ngoài, đã khiến dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Continue reading “Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc”

Hồi giáo chống lại Hồi giáo

OST-ShiaSunni-NEWWAR

Nguồn: Shahid Javed Burki, “Islam versus Islam”, Project Syndicate, 18/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng đã có tác động mạnh đến thế giới Hồi giáo. Ở Syria, một cuộc chiến tranh tàn bạo đã cướp đi 250.000 mạng sống, lấy đi nơi ở của một nửa trong số 21 triệu cư dân của đất nước, và khiến một triệu người tị nạn phải sang châu Âu tìm kiếm nơi trú ẩn. Tại Yemen, bộ lạc Houthi đã nổi dậy chống lại chính phủ, và bây giờ đang phải đối mặt với các cuộc không kích do Saudi Arabia dẫn đầu. Những mâu thuẫn như thế phản ánh một số nhân tố, nổi bật nhất trong số đó là những cuộc xung đột giữa hai giáo phái Hồi giáo Sunni và Shia, và giữa những người theo chủ nghĩa nguyên giáo (fundamentalism) và những người theo chủ nghĩa cải cách. Continue reading “Hồi giáo chống lại Hồi giáo”

Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc

china (1)

Nguồn: Rob Johnson, “The China Delusion”, Project Syndicate, 16/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc quản lý cơ chế tỷ giá hối đoái cố định của Trung Quốc đang tiếp tục làm xáo động các thị trường tài chính toàn cầu. Sự bất định kéo dài về khả năng phá giá đồng nhân dân tệ đang thổi bùng lên lo ngại rằng những hiệu ứng giảm phát sẽ càn quét qua các thị trường mới nổi đồng thời giáng một đòn mạnh lên các nền kinh tế phát triển, nơi mà lãi suất bằng hoặc xấp xỉ bằng không (và do đó không thể giảm tiếp để chống lại giảm phát do nhập khẩu giá rẻ). Sự bế tắc trong chính sách tài khóa ở cả châu Âu và Mỹ đang làm gia tăng thêm những quan ngại này.

Nhưng quan ngại về tỷ giá hối đoái hiện nay thực chất chỉ là dấu hiệu cho thấy một thực tế rằng sự chuyển đổi của Trung Quốc từ chiến lược tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu sang một chiến lược dựa vào tiêu dùng trong nước đang diễn ra không thuận lợi như kỳ vọng. Continue reading “Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc”

5 hiểu lầm về Bức tường Berlin

berlinwall

Nguồn: Hope M. Harrison, “Five myths about the Berlin Wall”, The Washington Post, 30/10/2014.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Mười năm 2014 đánh dấu 25 năm kể từ ngày thế giới đổi thay với sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Ngày nay sự kiện này có vai trò rất lớn, không chỉ bởi tính lịch sử nổi bật mà còn bởi những giải thích, ký ức và huyền thoại. Nhiều người sẽ nhớ lại hình ảnh người dân Berlin hân hoan nhảy múa trên nóc tường tại Cổng Brandenburg vào buổi chiều hôm ấy, nhưng những  điều thật sự đã xảy ra – và ý nghĩa thật sự của nó – thì lại ít rõ ràng hơn. Hãy cùng phá bỏ những quan niệm sai lầm về di sản thời Chiến tranh Lạnh này.

  1. Bức tường Berlin chỉ là một bức tường.

Thật ra có đến hai bức tường cách nhau 160 thước Anh (khoảng 146m), giữa chúng là một vùng “tử địa” có cảnh khuyển, tháp canh, đèn pha, dây thép, cột chống xe qua lại và lính vũ trang sẵn sàng bắn chết người xâm phạm. Continue reading “5 hiểu lầm về Bức tường Berlin”

Tại sao việc Áo hạn chế người tị nạn gây tranh cãi?

20160305_blp503

Nguồn: “Why Austria’s asylum cap is so controversial“, The Economist, 29/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Châu Âu được chia làm hai nửa theo cách mà các quốc gia ở châu lục này đối xử với lượng người người tị nạn lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, động thái của Áo nhằm giới hạn lượng người tị nạn được tiếp nhận tại biên giới phía nam của mình ở mức 80 người mỗi ngày và hạn chế số lượng người mỗi ngày được đi qua Áo để xin tị nạn tại Đức ở mức 3.200 người đã làm dấy lên sự phẫn nộ.

Sau khi Áo, một quốc gia nằm trên tuyến đường di cư từ vùng Balkan vào Đức, công bố kế hoạch của mình, Dimitris Avramopoulos, Ủy viên Châu Âu phụ trách Di cư, Nội vụ và Quyền công dân, đã viết thư cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Áo để phản đối. Động thái này, theo ông, là “rõ ràng không phù hợp” với luật pháp EU. Ngài Bộ trưởng đã trả lời trên truyền hình rằng: “Họ có cố vấn pháp lý của họ và tôi có cố vấn pháp lý của tôi”. Continue reading “Tại sao việc Áo hạn chế người tị nạn gây tranh cãi?”

Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình

9194fc64-e065

Nguồn: Cary Huang & Jun Mai, “Inside Xi Jinping’s inner circle,” South China Morning Post, 03/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không như các nhà lãnh đạo khác, Tập Cận Bình đã né tránh các đồng minh theo phe phái và lựa chọn các đồng nghiệp và bạn bè.

Ba nhà lãnh đạo khác nhau có ba con đường riêng để xây dựng nhóm thân tín của mỗi người. Không như hai người tiền nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn cách tin dùng một nhóm các trợ lý và đồng nghiệp cũ, những người ông từng gặp khi nắm các vị trí hành chính khác nhau trên khắp đất nước trước khi leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Có thể nói những đồng minh như vậy đem lại mức độ tin cậy lớn hơn so với các đồng minh theo phe phái vốn có thể có những kỳ vọng và nợ nần chính trị với những người khác.

Ngược lại, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân dựa trên những phe nhóm quyền lực lâu đời hơn. Hồ tin dùng mối liên kết của ông với Đoàn Thanh niên Cộng sản nhiều quyền lực để cai trị, trong khi Giang đứng đầu “Thượng Hải bang.” Cho dù Tập đôi khi cũng được gọi là lãnh đạo của “Thái tử Đảng bang” – bao gồm con cái của các đảng viên kỳ cựu – rất ít người như vậy phục vụ ông trong các cương vị chính thức. Continue reading “Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình”

Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria

20160220_LDP002_0

Nguồn:The peril of inaction, The Economist, 20/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh

Trong một cuộc chiến tranh khốc liệt như ở Syria, một số bài học đau thương trở nên rõ ràng hơn cả: cuộc chiến càng kéo dài, càng trở nên đẫm máu, càng nhiều quốc gia bị kéo vào vòng xoáy và, những phương án lựa chọn để chấm dứt, hoặc ít nhất là kìm hãm cuộc chiến càng trở nên nan giải hơn. Nhưng có lẽ bài học lớn nhất là sự vắng mặt của Mỹ đã tạo ra một khoảng trống bị các lực lượng nguy hiểm lấp đầy: chiến binh thánh chiến, các lực lượng dân quân Shia và giờ là một nước Nga đang ngày càng liều lĩnh hơn.

Syria là nơi hội tụ gớm ghiếc của nhiều cuộc chiến trong một cuộc chiến: một cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài; một cuộc đụng độ giáo phái giữa người Sunni và Alawite (và các đồng minh dòng Shia); một cuộc tàn sát nội bộ giữa những người Sunni Ả Rập; một cuộc đấu tranh giành chốn nương thân của người Kurd; một cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Ả Rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Iran; và một cuộc so tài địa chính trị giữa một nước Mỹ e dè và một nước Nga đang trỗi dậy. Continue reading “Hiểm họa từ việc án binh bất động ở Syria”

Khái quát lịch sử thành cổ Babylon

babylon

Tác giả: George S. Clason

Khi đề cập đến sự phồn thịnh của một đất nước, nhiều người thường nghĩ đến những lâu đài xa hoa lộng lẫy, những vùng đất nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú như rừng cây, quặng mỏ và thời tiết khí hậu ôn hòa…

Nhưng đối với Babylon, một vương quốc giàu có bậc nhất thời cổ đại, thì không phải như vậy! Vương quốc Babylon tọa lạc bên cạnh dòng sông Euphrate, trong một thung lũng bằng phẳng, nhưng khô cằn và nắng hạn. Nó không hề có những rừng cây, quặng mỏ và đá để xây dựng các công trình quân sự hay dân sự, cũng không nằm trên con đường giao thương thuận lợi. Continue reading “Khái quát lịch sử thành cổ Babylon”