Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev

Nguồn: Mikhail Gorbachev has died,” The Economist, 30/08/2022.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mikhail Gorbachev có hai người hùng trong suy nghĩ, đều là những nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa của thế kỷ 19: Alexander Herzen và Vissarion Belinsky. Các tác phẩm của hai ông tập trung vào phẩm giá cá nhân, và Gorbachev hầu như thuộc lòng tất cả những cuốn sách của họ. Khi chúng được chuyển thể lên sân khấu Nga trong vở kịch ba phần “The Coast of Utopia” [Bờ biển xứ Không tưởng] của Tom Stoppard vào năm 2002, đích thân ông đã đến xem. Và khi buổi diễn kết thúc, ông được mời lên sân khấu để nhận một tràng pháo tay nhiệt liệt, từ những khán giả mà có lẽ vẫn chưa ra đời khi ông nhậm chức tổng bí thư cuối cùng của Liên Xô vào năm 1985.

Perestroika (cải tổ) do ông khởi xướng đã không bao giờ đi đến cái đích như ông muốn, về một chủ nghĩa xã hội dân chủ, nhân đạo – có lẽ vì đích đến đó là một điều Không tưởng. Đối với giới tinh hoa Nga hiện đại, ông là một kẻ kỳ quặc nếu không muốn nói là kẻ phản bội: một kẻ ngu ngốc đã khiến Liên Xô sụp đổ, nhưng lại không tranh thủ kiếm chác từ quá trình đó. Có quyền lực, một cuộc sống thoải mái và số phận của hàng trăm triệu người trong tay, nhưng Gorbachev đã buông tất cả khi từ chức tổng thống Liên Xô vào ngày 25 tháng 12 năm 1991. Continue reading “Nhìn lại con người và di sản của Mikhail Gorbachev”

Joseph Stiglitz: Nước Mỹ có thể đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít

Nguồn: Anja EttelHolger Zschäpitz, “Atomkraft zurückholen, Fracking starten – Deutschland muss pragmatisch handeln”, WELT, 25/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong một cuộc phỏng vấn với WELT (Thế giới), Joseph Stiglitz khuyên nước Đức nên cởi mở hơn về các giải pháp năng lượng thay thế và để giảm nhẹ nỗi lo lắng của người tiêu dùng. Ngoài ra, người đoạt giải Nobel cũng giải thích điều gì sẽ xảy ra ở châu Âu nếu Mỹ thực sự đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít.

Trước đó chúng tôi chỉ đề nghị một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng 15 phút với Joseph Stiglitz tại cuộc họp năm nay của những người đoạt giải Nobel Kinh tế ở Lindau. Nhà kinh tế Hoa Kỳ được trao giải Nobel năm 2001 đã dành nhiều thời gian để nói chuyện với chúng tôi về chiến tranh và lạm phát.

Đáng ngạc nhiên là Stiglitz lại tin vào châu Âu hơn là về quê hương Hoa Kỳ của ông. Ông khuyên chính phủ Đức hãy hành động một cách thực dụng hơn. Continue reading “Joseph Stiglitz: Nước Mỹ có thể đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít”

Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?

Nguồn: Paul Krugman, “Of Dictators and Trade Surpluses,” New York Times, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo một cuộc thăm dò mới đây của NBC News, cử tri Mỹ hiện đang coi “các mối đe dọa đối với nền dân chủ” là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước họ phải đối mặt. Điều này vừa đáng lo ngại, vừa đáng hoan nghênh – vì nó có nghĩa là mọi người đã chú ý. Cũng cần lưu ý rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ. Các nền dân chủ đang sa sút trên toàn thế giới. Theo khảo sát mới nhất của Economist Intelligence Unit, hiện có 59 quốc gia theo chế độ chuyên chế, tương đương 37% dân số thế giới.

Tuy nhiên, trong số 59 chế độ này, chỉ có hai chế độ – Trung Quốc và Nga – là đủ mạnh để gây ra những thách thức lớn đối với trật tự quốc tế. Continue reading “Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?”

Cái kết nào cho cạnh tranh Mỹ – Trung?

Tác giả: Linh Dương

Trong suốt hơn ba thập kỷ kể từ khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, các thế hệ lãnh đạo ở Washington đã kỳ vọng rằng chính sách can dự của họ sẽ thành công trong việc “thuần phục” Trung Quốc. Họ đã nuôi ảo tưởng rằng Trung Quốc sau khi hội nhập quốc tế và trở nên giàu mạnh sẽ trở thành một quốc gia dân chủ, vừa chấp nhận luật chơi của phương Tây vừa chấp nhận vị thế bá quyền của Hoa Kỳ. Thực tế chứng minh người Mỹ đã sai lầm.

Tuy nhiên, phải đến khoảng 10 năm gần đây Washington mới thực sự chấp nhận rằng chính sách ngoại giao mềm mỏng của mình đã thất bại. Trung Quốc nay tuy đã cường thịnh nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập đang trở nên chuyên quyền hơn ở trong nước và hành xử cứng rắn hơn trên trường quốc tế. Tổng thống Obama vì thế đã khởi xướng chính sách “xoay trục về châu Á” trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, tạo cơ sở cho các chính sách chống Trung Quốc trực diện và mạnh mẽ hơn dưới thời chính quyền Trump và nay là chính quyền Biden. Continue reading “Cái kết nào cho cạnh tranh Mỹ – Trung?”

Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: “The connection between Russian sanctions and bizarre Turkish monetary policy”, The Economist, 27/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tiền của Nga có công dụng vượt ra ngoài những mục đích thông thường.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang xa lánh Nga, có một quốc gia lại đang xích lại gần nước này, đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Khách du lịch và người di cư Nga đang đổ về Istanbul và các khu nghỉ dưỡng ven biển của đất nước này, mua vào hàng nghìn bất động sản. Nga đang tài trợ cho một nhà máy hạt nhân trị giá 20 tỷ USD ở Akkuyu, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi nhiều quốc gia đã cắt giảm xuất khẩu sang Nga kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga lại tăng tới 60%. Các công ty phương Tây bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt dường như cũng đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ làm một cửa ngõ chiến lược để xuất hàng hóa sang Nga. Continue reading “Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

Cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?

Nguồn: How the crisis over Taiwan will change US-China relations”, The Economist, 11/08/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Cuộc đối đầu có vẻ sẽ mở ra một kỷ nguyên thù địch mới đầy nguy hiểm.

Tháng 01/1950, ba tháng sau chiến thắng của phe Cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Quốc, tổng thống Harry Truman đưa ra một tuyên bố: Mỹ sẽ không can thiệp quân sự để giúp đỡ phe Quốc dân Đảng – những người bại trận chạy sang đảo Đài Loan. Mao Trạch Đông lúc ấy đã chuẩn bị cho một cuộc xâm lược [vào Đài Loan] và có lẽ sẽ thành công nếu chiến tranh Triều Tiên không nổ ra vào tháng 6 năm đó. Cuộc xung đột đã thay đổi chiến lược của Truman: ủng hộ Hàn Quốc và ra lệnh cho Hạm đội 7 bảo vệ Đài Loan nhằm ngăn chủ nghĩa cộng sản lan rộng ở châu Á. Bốn năm sau, khi lực lượng Trung Quốc tấn công một số đảo ngoại vi của Đài Loan, các quan chức Mỹ đã đe dọa tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, một lần nữa buộc Mao phải lùi bước. Continue reading “Cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P8)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào khoảng tháng 2 năm Bình Định Vương thứ 10 [26/2-27/3/1247] (Minh, Tuyên Đức năm thứ 2), Vương Thông lo củng cố phòng thủ thành Đông Quan, ý chờ viện binh tới. Bình Định Vương sai Nguyễn Trãi soạn thư, xét tình hình hai nước, phân tích lợi hại, chỉ cho y biết con đường sống duy nhất, là giảng hòa, rút quân về:

Lại thư dụ Vương Thông.

Kính thư gửi quan Tổng binh cùng liệt vị đại nhân. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy; sự thay đổi ấy chỉ trong khoảng trở bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải bọn thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được? Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P8)”

Tại sao các tập đoàn tư nhân Việt Nam cam kết đầu tư nhà ở xã hội?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Tại một hội nghị hôm 1/8/2022, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đặt mục tiêu đến năm 2030 xây dựng được ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, loại hình nhà ở giá thấp được nhà nước trợ cấp. Đại diện các công ty bất động sản tư nhân có mặt tại hội nghị đã có phản hồi tích cực trước kế hoạch này. Cụ thể, các tập đoàn như Vingroup, Sun Group, Him Lam, Bitexco và Novaland đăng ký xây dựng tổng cộng 1,2 triệu căn hộ xã hội trong vòng 8 năm tới. Continue reading “Tại sao các tập đoàn tư nhân Việt Nam cam kết đầu tư nhà ở xã hội?”

Crimea, từng là pháo đài sức mạnh của Nga, giờ đây đã bộc lộ điểm yếu

Nguồn: Thomas Grove, “Crimea, Once a Bastion of Russian Power, Now Reveals Its Weakness”, The Wall Street Journal, 22/08/2022.

Biên dịch: Trần Hoàng Minh Quân

Kiev đã sử dụng máy bay không người lái và các nhóm phá hoại để tấn công các mục tiêu trên bán đảo chiến lược ở Biển Đen, làm suy yếu ưu thế của Nga ở miền nam Ukraine.

Trong nhiều thế hệ, Crimea đã neo giữ sức mạnh quân sự của Liên Xô ở Biển Đen. Sau khi Crimea bị sáp nhập vào Nga năm 2014, Tổng thống Putin tuyên bố bán đảo này sẽ mãi mãi là của Nga. Nhưng hàng loạt vụ nổ và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong những ngày gần đây đã cho thấy mức độ dễ tổn thương của Crimea, cũng như việc nơi này đã trở thành một phần trong các mục tiêu của Ukraine ra sao. Continue reading “Crimea, từng là pháo đài sức mạnh của Nga, giờ đây đã bộc lộ điểm yếu”

Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga

Nguồn: Jeffrey Sonnenfeld và Steven Tian, “Actually, the Russian Economy Is Imploding,” Foreign Policy, 22/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Diễn giải chín hiểu lầm về tác động của các lệnh trừng phạt và việc các tập đoàn rút khỏi Nga.

Đã năm tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách và nhà bình luận phương Tây vẫn thiếu hiểu biết đến mức đáng kinh ngạc về khía cạnh kinh tế trong cuộc xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin, và ý nghĩa của nó đối với vị thế kinh tế của Nga ở trong và ngoài nước.

Dù nhiều người cho rằng chúng không hiệu quả hoặc gây thất vọng, nhưng thực ra các lệnh trừng phạt quốc tế và việc nhiều tập đoàn tự nguyện rút lui khỏi Nga đã có tác động tàn phá nền kinh tế nước này. Nền kinh tế suy thoái đóng vai trò là một đòn giáng mạnh mẽ, dù không được đánh giá cao, bổ sung cho bối cảnh chính trị tồi tệ mà Putin phải đối mặt. Continue reading “Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga”

Ảnh hưởng toàn cầu của Alexander Dugin

Nguồn: Gideon Rachman, “The global reach of Alexander Dugin,” Financial Times, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà dân tộc chủ nghĩa người Nga đã trở thành một phát ngôn viên quốc tế của phe cực hữu.

Với bộ râu nổi bật và những luận điệu khác thường, Alexander Dugin vẫn luôn dễ dàng thu hút sự chú ý. Một số người thậm chí còn gọi nhà triết học cực hữu là “bộ não của Putin” hoặc “Rasputin của Putin.” Tuy nhiên, các nhà bình luận khác lại bác bỏ ý kiến cho rằng Dugin rất được Điện Kremlin coi trọng, với dẫn chứng là việc ông đã bị mất việc ở Đại học Quốc gia Moscow hồi năm 2014.

Dù vậy, rõ ràng vẫn có người cho rằng Dugin quan trọng. Cuối tuần trước, con gái của ông, Daria Dugina, một nhà báo theo chủ nghĩa dân tộc, đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe bên ngoài thủ đô Moscow. Nhiều người cho rằng chính Dugin mới là mục tiêu thực sự. Continue reading “Ảnh hưởng toàn cầu của Alexander Dugin”

Khủng hoảng việc làm và cuộc “Đại nhảy lùi” của Tập Cận Bình

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Great Leap Backward”, Foreign Policy, 04/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đã chẳng còn lý lẽ nào để bào chữa cho cuộc khủng hoảng việc làm tiềm tàng – và việc tái sinh các chính sách thời Mao.

Trung Quốc, thường được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, chiếm khoảng 30% sản lượng sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, có một mặt hàng mà Trung Quốc không thể sản xuất đủ nhanh: việc làm cho hàng triệu sinh viên mới tốt nghiệp đại học.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng, gần 1/5 số người ở Trung Quốc trong độ tuổi từ 16 đến 24 hiện đang thất nghiệp, và hàng triệu người khác đang trong cảnh ‘bán thất nghiệp.’ Một khảo sát cho thấy trong số 11 triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đại học vào mùa hè này, chưa đến 15% đã nhận được lời mời làm việc vào giữa tháng 4. Trong khi tiền lương của các công nhân người Mỹ hoặc châu Âu tăng vọt, sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc năm nay có lẽ sẽ kiếm được ít hơn 12% so với nhóm tốt nghiệp năm 2021. Thậm chí, nhiều người trong số này có thể còn kiếm được ít hơn các tài xế xe tải – đấy là nếu họ đủ may mắn tìm được việc làm. Continue reading “Khủng hoảng việc làm và cuộc “Đại nhảy lùi” của Tập Cận Bình”

Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm

Tác giả: Ngô Di Lân

Cách đây 5 năm, tôi từng đăng tải một bài viết trên Nghiên cứu quốc tế với tiêu đề “Bàn về một đại chiến lược cho Việt Nam trong TK 21”. Mục tiêu chính của bài viết khi đó là cung cấp những đánh giá sơ bộ về các thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt, cũng như mô tả bốn đại chiến lược khả dĩ để ta có thể đương đầu với những thách thức này và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tuy những phân tích và đánh giá trong bài viết đó về cơ bản vẫn còn giá trị, song tôi nhận thấy một bản “cập nhật” tại thời điểm này là hết sức cần thiết bởi trong thời gian qua, nền chính trị quốc tế đã chứng kiến nhiều thay đổi sâu rộng, và hệ quả là chúng ta đang sống ở trong một thế giới phức tạp, khó lường và nguy hiểm hơn so với trước đây. Continue reading “Đại chiến lược của Việt Nam: Nhìn lại sau 5 năm”

Đánh giá chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sau nửa nhiệm kỳ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Biden Needs Architects, Not Mechanics, to Fix U.S. Foreign Policy,” Foreign Policy, 12/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc bầu cử giữa kỳ đang đến gần, Washington đã bị cản trở bởi tư duy nhóm và sự thiếu tầm nhìn, khiến họ không thể tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề của kỷ nguyên mới.

Tôi vừa trở về nhà sau kỳ nghỉ, còn Tổng thống Mỹ Joe Biden thì đã lên đường tới Trung Đông. Tôi nhận ra đây là thời điểm thích hợp để đánh giá kết quả chính sách đối ngoại của chính quyền. Tôi đã bỏ phiếu cho Biden vào năm 2020 và thực sự cảm thấy nhẹ nhõm khi ông được bầu, nhưng tôi lo rằng Biden và đội ngũ nhân viên quá hòa hợp của ông sẽ không đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ thiết kế chính sách đối ngoại và đại chiến lược cho thế kỷ 21. Điều nguy hiểm là họ sẽ lại quay về với những ý tưởng hão huyền, những câu khẩu hiệu, và những chính sách có thể đã thành công trong Chiến tranh Lạnh, nhưng từ đó đến nay gần như luôn thất bại. Continue reading “Đánh giá chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sau nửa nhiệm kỳ”

Khủng hoảng Đài Loan phủ bóng lên khu vực Đông Nam Á

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Cạnh tranh Mỹ – Trung gia tăng và căng thẳng leo thang trong quan hệ Trung – Đài đang đẩy các quốc gia Đông Nam Á vào thế khó.

Chuyến thăm gây tranh cãi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan vào đầu tháng 8 đã khép lại. Tuy vậy, ảnh hưởng của hoạt động này vẫn làm dậy sóng khu vực eo biển, thổi bùng bất đồng trong quan hệ vốn căng thẳng giữa Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ. Việc bà Pelosi – chính khách cao cấp thứ ba của Washington – lựa chọn Đài Loan là một trong những điểm đến trong chuyến công du châu Á vừa qua góp phần củng cố quan hệ Mỹ – Đài, tái khẳng định sự công nhận của Washington dành cho vị thế chính trị của Đài Bắc. Động thái nói trên phản ánh thái độ cứng rắn và sức mạnh của Mỹ trước sức ép từ Bắc Kinh, yếu tố có thể làm lan toả các tác động địa chính trị đối với các quốc gia Đông Nam Á. Continue reading “Khủng hoảng Đài Loan phủ bóng lên khu vực Đông Nam Á”

Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?

Nguồn: A.B. Abrams, “Will We See North Korean Forces in Eastern Ukraine?,” The Diplomat, 10/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cam kết quân sự của Bình Nhưỡng có thể thành hiện thực như thế nào?

Các báo cáo từ nhiều nguồn tin của Nga và từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng ở miền đông Ukraine cho thấy, Triều Tiên có thể sẽ triển khai lực lượng vũ trang của mình cho các chiến dịch tại Ukraine. Bình Nhưỡng chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước cộng hòa ly khai vào ngày 13/07, và chỉ vài ngày sau đó, có thông tin cho rằng công nhân Triều Tiên sẽ được cử đến để hỗ trợ các nỗ lực tái thiết ở miền đông Ukraine. Nhà nước Đông Á này nhiều khả năng cũng hỗ trợ và tham gia vào các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh ở Donetsk. Continue reading “Lính Triều Tiên có thể sẽ xuất hiện ở miền đông Ukraine?”

Trung Quốc nhắm vào Đài Loan và Okinawa sau chuyến thăm của Pelosi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China targets Taiwan, Okinawa in Pelosi damage control,” Nikkei Asia, 11/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trò chơi nguy hiểm của Tập có nguy cơ gây xung đột rộng lớn hơn.

Khi chiếc Boeing C-40C của Không quân Mỹ chở theo Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hạ cánh an toàn tại sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc, vào đêm muộn ngày 2/8, những lời phàn nàn bắt đầu xuất hiện khắp Trung Quốc.

“Chết tiệt! Thật không thể tin được!”

“Cái gì? Máy bay đã hạ cánh rồi sao?”

“Không có chuyện Trung Quốc sánh ngang với Putin về chiến lược đâu.” Continue reading “Trung Quốc nhắm vào Đài Loan và Okinawa sau chuyến thăm của Pelosi”

Về thương vong của quân đội Nhật trong Thế chiến II

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Trong Thế chiến II, số binh sĩ Lục quân Nhật chết và mất tích là 1.439.101 người, số binh sĩ Hải quân chết và mất tích là 419.710 người, tổng số là 1.858.811 người. Đây là con số thống kê tính đến năm 1952, khi ấy còn mấy trăm nghìn tù binh Nhật đang lao động tại các công trình xây dựng ở Liên Xô, chưa rõ tình hình sống chết ra sao.

Năm 1966 Nhật và Liên Xô khôi phục quan hệ ngoại giao, sau đó toán tù binh cuối cùng bị giam ở Tây Siberia được trao trả về Nhật. Trong dịp đó, một số tội phạm chiến tranh Nhật được tòa án Trung Quốc xét xử tha bổng cũng được về nước. Như vậy toàn bộ quân đội Nhật đóng ở nước ngoài đều đã về nước. Continue reading “Về thương vong của quân đội Nhật trong Thế chiến II”

Cuộc di cư khổng lồ của tầng lớp trí thức Nga

Nguồn:Much of Russia’s intellectual elite has fled the country,” The Economist, 09/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc di cư sẽ có những tác động đáng kể đối với nước Nga và với chính những người lưu vong.

Vào một đêm thứ Bảy ấm áp và mát mẻ, khoảng vài chục người Nga – hầu hết đang trong độ tuổi 20 và 30 – đã cùng nhau chen chúc trong một căn hộ nhỏ kiểu Liên Xô ở Vakke, khu nhà giàu thuộc Tbilisi, thủ đô của Gruzia, và giờ đây, là ngôi nhà mới của họ. Trong khi hàng nghìn đồng hương khác đang thưởng thức đồ ăn và rượu của Gruzia trong các quán cà phê đường phố và quán bar nói tiếng Nga, thì những người này quây quần bên chiếc máy chiếu, tổ chức một sự kiện mà họ gọi là “hội nghị tại gia”. Continue reading “Cuộc di cư khổng lồ của tầng lớp trí thức Nga”

Khủng hoảng bản sắc ở Hong Kong sau 25 năm Bắc Kinh cai trị (P2)

Nguồn: Pak Yiu, “Hong Kong’s identity in crisis after 25 years of Beijing rule,” Nikkei Asia, 29/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Bảo tồn văn hóa Hong Kong

Động lực này đã giúp các nhóm bảo tồn văn hóa mọc lên như nấm, ngay cả ở những nơi như Cộng hòa Séc. Tại đây, Loretta Lau đã thành lập một nhóm nghệ thuật và văn hóa có tên là NGO DEI, có nghĩa là “chúng tôi” trong tiếng Quảng Đông. Nhóm này mở một không gian ở Praha chuyên phục vụ trà sữa, mì bò sa tế, bánh trứng và bánh cuốn – những món ăn đặc sản của Hong Kong. Họ cũng tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật.

Lau, người đã chuyển đến sống tại Praha vào năm 2018 để theo đuổi nghiệp nghệ sĩ biểu diễn, đã thành lập NGO DEI vào năm ngoái nhằm chia sẻ văn hóa của mình và kết nối với những người Hong Kong không có kế hoạch trở về quê nhà, giống như cô. Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, Lau đã liên hệ cuộc đấu tranh của Hong Kong với Mùa xuân Praha bị Liên Xô đàn áp vào năm 1968, và Cách mạng Nhung, phong trào biểu tình tháng 11/1989 đã dẫn đến sự kết thúc của chế độ độc đảng. Continue reading “Khủng hoảng bản sắc ở Hong Kong sau 25 năm Bắc Kinh cai trị (P2)”