Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza

Nguồn: The culture war over the Gaza war”, The Economist, 28/10/2023.

Biên dịch: Cung Nguyễn Thế Anh

Cuộc xung đột đang hoành hành trên đường phố và màn ảnh ở phương Tây.

“Từ sông ra biển, Palestine sẽ được tự do!” Gần đây, khẩu hiệu sống động này đang vang vọng khắp các quảng trường từ Toronto đến Berlin. Đeo những chiếc khăn quàng cổ ca rô keffiyeh, các sinh viên ở California hô lớn khẩu hiệu khi di chuyển qua các hành lang trường đại học. Các nhà hoạt động cũng treo những dòng chữ này lên tường tại một trường đại học ở Washington, DC.

Cụm từ này có ý nghĩa gì? Bề ngoài, nó như một lời thề giải phóng. Tồn tại đã từ lâu, nó cũng ẩn chứa một thông điệp đe dọa. “Sông” ám chỉ dòng sông Jordan, “biển” ám chỉ biển Địa Trung Hải, và trong bối cảnh này, “tự do” ám chỉ sự hủy diệt của nhà nước Israel. Đây là cách Hamas sử dụng khẩu hiệu này. Vào ngày 21 tháng 10, người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu này trong một cuộc tuần hành ủng hộ Palestine tại Tượng đài Nelson, London. Trừ một số trẻ em tham gia, những người hiểu được hàm ý của khẩu hiệu đã tỏ ra khó chịu khi bị hỏi về ý nghĩa của nó. Continue reading “Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza”

Tại sao Tiến trình Hoà bình Oslo thất bại?

Nguồn: Aaron David Miller, “Why the Oslo Peace Process Failed,” Foreign Policy, 13/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và điều đó có ý nghĩa gì đối với các nhà đàm phán tương lai?

Ngồi trên Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng vào ngày 13/09/1993, tôi không thể tin vào những gì mình đang nhìn thấy. Dưới bầu trời trong vắt không một gợn mây, một vị thủ tướng Israel khó chịu và một nhà lãnh đạo Palestine rạng rỡ nắm tay nhau vì hòa bình, trong khi một tổng thống Mỹ hồ hởi ôm lấy bộ đôi này, mỉm cười như một bậc cha mẹ đầy tự hào. Continue reading “Tại sao Tiến trình Hoà bình Oslo thất bại?”

Tổng thống Biden nói về tình hình xung đột giữa Israel và Hamas

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Báo Mỹ New York Times ngày 15 đưa tin Tổng thống Mỹ Biden đã chấp nhận cuộc phỏng vấn trên chương trình “60 phút” (60 Minutes) của CBS. Chương trình này được phát sóng vào tối ngày 15. Trong cuộc phỏng vấn, Biden chủ yếu nói về vòng xung đột mới giữa Palestine với Israel và các chủ đề khác. Ông nói Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Palestine (Hamas) “phải bị tiêu diệt tận gốc” đồng thời cảnh báo Israel không được chiếm Gaza lần nữa, ông nói điều đó sẽ là một “sai lầm”. Về lời cảnh báo của ông đối với Israel, tờ New York Times cho rằng đây là “nỗ lực lớn đầu tiên mà Biden thực hiện trước công chúng nhằm kiềm chế các đồng minh của mình” kể từ vòng xung đột mới giữa Palestine với Israel. Continue reading “Tổng thống Biden nói về tình hình xung đột giữa Israel và Hamas”

Những điều cần biết về xung đột Israel-Hamas

Nguồn: Daniel Byman và Alexander Palmer, “What You Need to Know About the Israel-Hamas Violence,” Foreign Policy, 07/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình hình đang rất hỗn loạn, giao tranh vẫn tiếp diễn. Nhưng đã có thể rút ra một số quan sát như sau.

Sáng ngày 7/10, Hamas, nhóm chiến binh người Palestine, đã thực hiện một cuộc tấn công lớn vào Israel với quy mô và phạm vi gần như chưa từng có tiền lệ. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Hamas đã bắn tên lửa từ Gaza và các thành viên của tổ chức này đã thâm nhập qua biên giới Israel, nơi họ tham gia các cuộc đọ súng tại bảy địa điểm khác nhau ở miền nam Israel. Có ít nhất 250 người Israel đã thiệt mạng và con số này dự kiến sẽ còn tăng lên, với hơn 1.400 người bị thương, trong đó ít nhất 18 người bị thương nặng và 267 người trong tình trạng nghiêm trọng. Hamas cũng được cho là đã bắt hàng chục người Israel làm con tin, công bố video để khẳng định tuyên bố của mình. Continue reading “Những điều cần biết về xung đột Israel-Hamas”

Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Kiến trúc An ninh Mới của Trung Quốc cho Vùng Vịnh

Nguồn: Mordechai Chaziza, “The Global Security Initiative: China’s New Security Architecture for the Gulf,” The Diplomat, 05/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) là biểu hiện mới nhất về nỗ lực của Trung Quốc nhằm thách thức hệ thống quản trị toàn cầu do phương Tây lãnh đạo. Nó sẽ được triển khai như thế nào ở Vùng Vịnh?

Trong bài phát biểu quan trọng tại thượng đỉnh Trung Quốc-Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) vào tháng 12/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lưu ý rằng chuyến đi của ông tới Ả Rập Saudi đã báo trước một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ đối tác Trung Quốc-Ả Rập và mời các quốc gia Vùng Vịnh tham gia Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) “trong một nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực.” Continue reading “Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Kiến trúc An ninh Mới của Trung Quốc cho Vùng Vịnh”

Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Saudi-Iranian Détente Is a Wake-Up Call for America,” Foreign Policy, 14/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thỏa thuận lần này là một thỏa thuận quan trọng – và không phải ngẫu nhiên mà trung gian đàm phán lại là Trung Quốc.

Hòa giải giữa Ả Rập Saudi và Iran – trong đó Trung Quốc đóng vai trò hỗ trợ – không quan trọng bằng chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Richard Nixon, chuyến đi của Anwar Sadat tới Jerusalem năm 1977, hay Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Nhưng ngay cả thế, nếu thỏa thuận này được duy trì, nó vẫn sẽ là một thỏa thuận lớn. Quan trọng nhất, nó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính quyền Biden cũng như các thành viên còn lại của giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, bởi nó phơi bày những khuyết điểm mà họ tự gây ra cho mình, vốn đã làm tê liệt chính sách Trung Đông của Mỹ. Nó cũng làm nổi bật cách Trung Quốc cố gắng thể hiện mình là một lực lượng vì hòa bình trên thế giới, danh hiệu mà người Mỹ gần như đã từ bỏ trong những năm gần đây. Continue reading “Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ”

Rwanda đang trở thành một trung tâm công nghệ lớn của Châu Phi

Nguồn: Matt Davls, “Is Rwanda in line to become one of Africa’s major tech hubs?”, Big Think, 18/10/2019.

Biên dịch: Võ Thuận Hoài

Trong vài thập niên qua, Châu Phi đã và đang thay đổi. Bất chấp lịch sử các thất bại do chủ nghĩa thực dân, tham nhũng, và nội chiến, các quốc gia ở châu lục này đã bắt đầu chứng kiến cơ sở hạ tầng và đầu tư ngày càng tăng từ các công ty nước ngoài và hàng loạt công ty địa phương khởi nghiệp mới.

Cụ thể, bối cảnh công nghệ của Châu Phi dường như đặc biệt phát triển mạnh. Theo công ty đầu tư mạo hiểm Partech Africa, các công ty công nghệ khởi nghiệp Châu Phi đã huy động được 1,163 tỷ đô la vốn cổ phần vào năm 2018, tăng 108% so với năm trước. Các công ty khởi nghiệp này đang tập trung tại gần 450 trung tâm công nghệ rải rác khắp châu lục này. Hiện tại, Rwanda đang nỗ lực để nổi bật trong nhóm này. Continue reading “Rwanda đang trở thành một trung tâm công nghệ lớn của Châu Phi”

Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel

Tác giả: Nhóm sinh viên Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại, Học viện Ngoại giao Việt Nam

Theo Điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc tại khu vực Trung Đông, năm 2022 được coi là năm nguy hiểm nhất với người Palestine ở Bờ Tây. Trong đó, sự thiếu nhất quán trong chiến lược hòa giải xung đột của các nước lớn Nga, Mỹ và Trung Quốc đã góp phần gây ra tình trạng này. Continue reading “Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel”

Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin

Nguồn: Robert Uniacke, “Libya Could Be Putin’s Trump Card,” Foreign Policy, 08/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đã cảm nhận được sức ép từ việc các mỏ dầu Libya ngưng hoạt động do tác động từ lính đánh thuê Nga.

Khi đặc nhiệm của Tập đoàn Wagner, Vladimir Andonov, mật danh “Vakha,” bị giết trong một trận chiến ở miền đông Ukraine vào đầu tháng 6, một binh sĩ Ukraine đã vô tình chấm dứt chuỗi tội ác chiến tranh kéo dài đến tận Libya. Wagner là một mạng lưới lính đánh thuê hoạt động dưới sự kiểm soát của một nhà thầu quân sự tư nhân Nga. Là một người tham gia trò chơi phiêu lưu quân sự gián tiếp của Điện Kremlin, từ Ukraine, đến Syria, đến vùng ngoại ô phía nam Tripoli, thủ đô của Libya, Andonov bị tình nghi có dính líu đến nhiều vụ giết người ngoài tư pháp (extrajudicial killings). Continue reading “Đằng sau lá bài Libya bất ngờ của Putin”

Tại sao Israel muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine?

Nguồn: “Ukraine-Krieg: Israels neue Rolle als Friedensvermittler in Europa”, WELT, 06/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cho đến nay, người châu Âu luôn cố gắng xây dựng, gìn giữ hòa bình cho Trung Đông. Nay diễn ra điều ngược lại: Israel muốn đóng vai trò trung gian hòa giải ở châu Âu để chấm dứt cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Liệu điều này có thành công hay không vẫn là một câu hỏi mở. Nhưng có một tia hy vọng.

Chuyến thăm vào tối thứ Bảy vừa qua chứng minh trật tự thế giới đã bị đảo lộn như thế nào. Thủ tướng Israel Naftali Bennett bay tới Moscow để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Naftali Bennett là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Putin tiếp kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Hai ông đã nói chuyện trong ba giờ đồng hồ. Continue reading “Tại sao Israel muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine?”

Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?

Nguồn: David Zucchino, “The U.S. War in Afghanistan: How It Started, and How It Ended“, The New York Times, 07/10/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Sứ mệnh của người Mỹ tại Afghanistan đã đi đến hồi kết trong hỗn loạn và bi thương. Mỹ hoàn tất việc rút quân vào ngày 30 tháng 8, sớm hơn một ngày so với dự kiến, đánh dấu sự kết thúc của 20 năm chiếm đóng Afghanistan và để quốc gia này rơi vào tay lực lượng Taliban. Theo một ước tính, khi chuyến bay sơ tán cuối cùng cất cánh, ít nhất 100.000 người có thể đủ điều kiện xin thị thực khẩn cấp đi Mỹ đã bị bỏ lại.

Ngày 15 tháng 8, vài giờ sau khi tổng thống Ashraf Ghani rời khỏi đất nước, chiến dịch tấn công mùa hè dữ dội của Taliban đã đem lại thắng lợi cho lực lượng này. Các lãnh đạo của Taliban tiến vào tiếp quản Dinh Tổng thống, sự kiện đã khiến hàng chục nghìn người kéo ra khu vực biên giới. Những người người khác thì tràn vào phi trường quốc tế ở Kabul, tranh giành để được lên các chuyến bay sơ tán dành cho công dân nước ngoài và người Afghanistan cộng tác với NATO. Continue reading “Cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan đã mở đầu và kết thúc như thế nào?”

Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Gần một nửa triệu lính Pháp đã điều sang Đông Dương trong thời gian 1945-1954 và đến cuối cuộc chiến, 16% Lực Lượng Viễn Chinh là những người lính châu Phi. Những người lính Đông Dương tới nay vẫn là “một ẩn số”. Những bài viết về đóng góp của những người lính từ thuộc địa châu Phi trong Lực Lượng Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương lại càng hiếm hoi hơn.

Một phần lớn các công trình nghiên cứu của nhà sử học Michel Bodin* tập trung vào các thành phần tham gia Lực Lượng Viễn Chinh trong Lục Quân Pháp tại Đông Dương. Ông là tác giả của nhiều tập sách nói về những người lính Pháp, những người lính châu Phi, cho dù Lực Lượng Viễn Chinh còn bao gồm luôn cả binh đoàn Lê Dương với những chiến binh là người nước ngoài tình nguyện và lính bản xứ. Continue reading “Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương”

Tại sao UAE là điểm đến yêu thích của các cựu quan chức?

Nguồn: Why Afghan officials have washed up in the United Arab Emirates”, The Economist, 28/8/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một số trường hợp, tiền mặt của họ đến trước.

Trong nhiều ngày, thế giới tự hỏi Tổng thống Ashraf Ghani đã đi đâu khi Taliban tiến vào Kabul, thủ đô của Afghanistan. Có một chút bất ngờ khi ông xuất hiện tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào ngày 18 tháng 8. Ông Ghani đã tham gia vào một danh sách dài các cựu lãnh đạo các nước tìm kiếm nơi trú ẩn ở quốc gia vùng Vịnh đầy nắng này. Pervez Musharraf, cựu tổng thống Pakistan, Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng Thái Lan và Juan Carlos, cựu vương của Tây Ban Nha, đều được cho là đã chuyển đến sinh sống ở UAE. Continue reading “Tại sao UAE là điểm đến yêu thích của các cựu quan chức?”

Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?

Nguồn: David Hutt, “Afghan retreat enables full US ‘pivot’ to Asia”, Asia Times, 19/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thời gian sẽ trả lời việc Mỹ đột ngột từ bỏ Afghanistan sau gần 20 năm cam kết có phải là một thời điểm mang tính quyết định trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden hay không.

Nhưng trong khi các nhà phân tích và bình luận cho rằng động thái này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Mỹ trong ngắn hạn, có lý do chính đáng để tin rằng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các mục tiêu dài hạn và mối quan hệ của Washington ở các khu vực cốt lõi hơn đối với lợi ích chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Đông Nam Á , một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Quốc. Continue reading “Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?”

Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan

Nguồn: Gideon Rachman, “Afghanistan is now part of the post-American world”, Financial Times, 16/08/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc Kabul rơi vào tay Taliban – 20 năm sau khi lực lượng này bị đánh đuổi – sẽ chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ ở Afghanistan, có thể trong nhiều thập niên. Theo nghĩa đó, sự kiện này có thể được so sánh với cuộc lật đổ quốc vương (Shah) của Iran năm 1979, sự thất thủ của Sài Gòn năm 1975, hay cuộc cách mạng Cuba năm 1959.

Với việc Mỹ không còn hiện diện, Taliban sẽ tìm cách xây dựng quan hệ với một loạt các chủ thể khác, bao gồm Trung Quốc, Pakistan và các quốc gia vùng Vịnh. Các nhà cầm quyền mới của Afghanistan dường như háo hức được quốc tế công nhận, cũng như mong đợi các quan hệ thương mại và viện trợ xuất phát từ đó. Mong muốn đó có thể khiến Taliban tiết chế các hành động cuồng tín của mình. Continue reading “Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan”

Điều gì giúp Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?

Nguồn: The Taliban’s terrifying triumph in Afghanistan”, The Economist, 15/8/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong những năm gần đây, dinh tổng thống ở Kabul, được gọi là Arg, hay tòa thành, đã là một ốc đảo yên bình trong một thành phố nhộn nhịp, căng thẳng. Để đến được nó, du khách phải đi một dặm qua các trạm kiểm soát, được biên chế bởi các đội biệt kích quân đội Afghanistan được trang bị ngày càng tốt. Bên trong tòa nhà được xây từ thế kỷ 19, các quan chức chính phủ Afghanistan nhâm nhi ly latte tại một quán cà phê thông minh, được bao quanh bởi những khu vườn được chăm sóc tốt, và thảo luận về tình hình chính trị bên ngoài, ở một đất nước Afghanistan thực tế.

Khi phóng viên chúng tôi đến thăm lần gần đây nhất, các quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia giải thích rằng theo quan điểm của họ, Taliban rất yếu. Theo các quan chức này, lý do duy nhất khiến họ không bị quân đội chính phủ Afghanistan được Mỹ hỗ trợ đánh bại, là vì chính phủ Afghanistan không muốn gây nguy hiểm cho dân thường bằng cách tiến hành các cuộc tấn công. “Họ không thể giành chiến thắng quân sự,” một quan chức nói. “Lực lượng đặc biệt của chúng tôi rất mạnh. Taliban chỉ có thể đánh kiểu du kích”. Continue reading “Điều gì giúp Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?”

Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn được bao lâu?

Tác giả: Dư Thời Ngữ (Singapore) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

“Liên hợp Tảo báo” của Singapore ngày 27/11/2013 đăng bài “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn có thể được bao lâu?” cho biết:  Hiệp định Hạt nhân Iran* đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel cho thấy cuối cùng thì sự bất đồng lợi ích quốc tế của Mỹ và Israel đã thắng được ảnh hưởng của các thế lực Do Thái ở Mỹ và trên thế giới. Đây có thể là một sự kiện ngẫu nhiên, ngắn hạn, nhưng xét từ góc độ lâu dài thì ảnh hưởng quốc tế của các thế lực Do Thái không thể tránh được xu thế chung đi xuống về thành tựu tri thức của người Do Thái.

Cuộc đàm phán tại Geneva về vấn đề hạt nhân của Iran sau rốt đã đi đến ký kết hiệp định. Tuy là đàm phán giữa Iran với 6 nước, nhưng thực ra Mỹ đạo diễn. Hiệp định này đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel, cho nên Thủ tướng Israel lập tức tuyên bố đó là “một sai lầm lịch sử”. Ý kiến này không phải là ý kiến cực đoan của thế lực cánh hữu Israel, mà nó phản ánh quan điểm phổ biến của đông đảo người Do Thái Israel. Thế lực thân Israel ở Mỹ cũng nhao nhao chống lại hiệp định xoa dịu vô nguyên tắc này, khiến cho Chính phủ Obama khó tránh khỏi sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Quốc hội Mỹ. Continue reading “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn được bao lâu?”

Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hạ tuần tháng 3 năm nay, cả thế giới nín thở theo dõi tiến trình giải quyết vụ khủng hoảng do tàu container khổng lồ Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez gây ra. Con kênh này hàng năm mang lại cho Ai Cập một nguồn thu đáng kể bình quân 6 tỷ USD (năm 2020 là 5,61 tỷ USD). Việc nó dừng hoạt động một tuần đã gây thiệt hại cho Ai Cập cũng như các chủ hàng có tàu nằm chờ qua kênh. Hàng năm có khoảng 19.000 tàu biển chở lượng hàng hoá giá trị tương đương chừng 10% kim ngạch thương mại toàn cầu đi qua con kênh này. Cuộc khủng hoảng Suez đã làm rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu, và cho thấy hệ thống này thật mong manh, dễ gặp trở ngại vào bất cứ lúc nào.

Tuần san The Arab Weekly ngày 30/3/2021 nói sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez đã làm cho cuộc thảo luận về các giải pháp thay thế kênh Suez — trong đó có dự án kênh đào Ben Gurion của Israel nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải  (còn gọi là kênh đào Israel) — trở nên sôi động. Người Israel coi tuyến đường này là đối thủ cạnh tranh của kênh Suez. Tel Aviv dự kiến biến kênh Israel thành một dự án nhiều mặt, như xây dựng các thị trấn nhỏ, khách sạn, nhà hàng và câu lạc bộ đêm xung quanh con đường thủy này. Continue reading “Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?”

Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?

Nguồn: Michael Oren, “A Triumph for Peace Is a Humiliation for the ‘Peace Industry’”, WSJ, 23/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Hiệp định Abraham, được ký bởi Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một thắng lợi lớn cho hòa bình ở Trung Đông và là một thất bại lớn cho “ngành công nghiệp hòa bình”. Gồm các viện nghiên cứu chính sách và các tổ chức phi chính phủ theo xu hướng tự do, hầu như toàn bộ giới học giả và truyền thông, và một nhóm các cựu quan chức, các nhà bình luận và nhà từ thiện, ngành công nghiệp này từ lâu đã khẳng định rằng không thể đạt được hòa bình giữa các nước Ả Rập và Israel nếu không có nhượng bộ lãnh thổ của Israel, việc ngừng  xây dựng khu định cư và thành lập một nhà nước Palestine. “Sẽ không có tiến bộ và các hòa ước riêng lẻ với thế giới Ả Rập nếu không có. . . hòa bình với Palestine,” Ngoại trưởng John Kerry đã nói như vậy với Viện Brookings vào năm 2016. “Đó là một thực tế khó khăn”. Continue reading “Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?”

Di sản lịch sử của Napoleon ở Trung Đông

Nguồn: Alexander Mikaberidze, “Napoleon’s Middle East Legacy”, Project Syndicate, 10/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

“Mọi thứ bắt đầu từ Napoleon.” Đó là những lời đầu tiên trong sử kí của Thomas Nipperdey về nước Đức trong thế kỷ 19, cuốn “Germany from Napoleon to Bismarck (Đức từ thời Napoleon đến Bismarck). Mặc dù Nipperdey nói về vai trò chủ đạo của Napoleon Bonaparte trong việc định hình châu Âu hiện đại, nhưng xét trên nhiều phương diện, lời mở đầu trên của ông cũng có thể được áp dụng với tình hình Trung Đông ngày nay.

Cuộc xâm lược Ai Cập của Napoleon vào năm 1798 là ví dụ đầu tiên của chủ nghĩa đế quốc tự do, và làm nổi bật tốc độ Cách mạng Pháp vượt ra ngoài biên giới Pháp – và cả Châu Âu. Mặc dù chiến dịch này là một thảm họa quân sự, nó đã để lại một di sản lâu dài trong khu vực. Continue reading “Di sản lịch sử của Napoleon ở Trung Đông”