Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?

Nguồn: David Hutt, “Afghan retreat enables full US ‘pivot’ to Asia”, Asia Times, 19/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thời gian sẽ trả lời việc Mỹ đột ngột từ bỏ Afghanistan sau gần 20 năm cam kết có phải là một thời điểm mang tính quyết định trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden hay không.

Nhưng trong khi các nhà phân tích và bình luận cho rằng động thái này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Mỹ trong ngắn hạn, có lý do chính đáng để tin rằng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các mục tiêu dài hạn và mối quan hệ của Washington ở các khu vực cốt lõi hơn đối với lợi ích chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Đông Nam Á , một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Quốc. Continue reading “Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?”

Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan

Nguồn: Gideon Rachman, “Afghanistan is now part of the post-American world”, Financial Times, 16/08/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc Kabul rơi vào tay Taliban – 20 năm sau khi lực lượng này bị đánh đuổi – sẽ chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ ở Afghanistan, có thể trong nhiều thập niên. Theo nghĩa đó, sự kiện này có thể được so sánh với cuộc lật đổ quốc vương (Shah) của Iran năm 1979, sự thất thủ của Sài Gòn năm 1975, hay cuộc cách mạng Cuba năm 1959.

Với việc Mỹ không còn hiện diện, Taliban sẽ tìm cách xây dựng quan hệ với một loạt các chủ thể khác, bao gồm Trung Quốc, Pakistan và các quốc gia vùng Vịnh. Các nhà cầm quyền mới của Afghanistan dường như háo hức được quốc tế công nhận, cũng như mong đợi các quan hệ thương mại và viện trợ xuất phát từ đó. Mong muốn đó có thể khiến Taliban tiết chế các hành động cuồng tín của mình. Continue reading “Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan”

Điều gì giúp Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?

Nguồn: The Taliban’s terrifying triumph in Afghanistan”, The Economist, 15/8/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong những năm gần đây, dinh tổng thống ở Kabul, được gọi là Arg, hay tòa thành, đã là một ốc đảo yên bình trong một thành phố nhộn nhịp, căng thẳng. Để đến được nó, du khách phải đi một dặm qua các trạm kiểm soát, được biên chế bởi các đội biệt kích quân đội Afghanistan được trang bị ngày càng tốt. Bên trong tòa nhà được xây từ thế kỷ 19, các quan chức chính phủ Afghanistan nhâm nhi ly latte tại một quán cà phê thông minh, được bao quanh bởi những khu vườn được chăm sóc tốt, và thảo luận về tình hình chính trị bên ngoài, ở một đất nước Afghanistan thực tế.

Khi phóng viên chúng tôi đến thăm lần gần đây nhất, các quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia giải thích rằng theo quan điểm của họ, Taliban rất yếu. Theo các quan chức này, lý do duy nhất khiến họ không bị quân đội chính phủ Afghanistan được Mỹ hỗ trợ đánh bại, là vì chính phủ Afghanistan không muốn gây nguy hiểm cho dân thường bằng cách tiến hành các cuộc tấn công. “Họ không thể giành chiến thắng quân sự,” một quan chức nói. “Lực lượng đặc biệt của chúng tôi rất mạnh. Taliban chỉ có thể đánh kiểu du kích”. Continue reading “Điều gì giúp Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?”

Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn được bao lâu?

Tác giả: Dư Thời Ngữ (Singapore) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

“Liên hợp Tảo báo” của Singapore ngày 27/11/2013 đăng bài “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn có thể được bao lâu?” cho biết:  Hiệp định Hạt nhân Iran* đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel cho thấy cuối cùng thì sự bất đồng lợi ích quốc tế của Mỹ và Israel đã thắng được ảnh hưởng của các thế lực Do Thái ở Mỹ và trên thế giới. Đây có thể là một sự kiện ngẫu nhiên, ngắn hạn, nhưng xét từ góc độ lâu dài thì ảnh hưởng quốc tế của các thế lực Do Thái không thể tránh được xu thế chung đi xuống về thành tựu tri thức của người Do Thái.

Cuộc đàm phán tại Geneva về vấn đề hạt nhân của Iran sau rốt đã đi đến ký kết hiệp định. Tuy là đàm phán giữa Iran với 6 nước, nhưng thực ra Mỹ đạo diễn. Hiệp định này đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel, cho nên Thủ tướng Israel lập tức tuyên bố đó là “một sai lầm lịch sử”. Ý kiến này không phải là ý kiến cực đoan của thế lực cánh hữu Israel, mà nó phản ánh quan điểm phổ biến của đông đảo người Do Thái Israel. Thế lực thân Israel ở Mỹ cũng nhao nhao chống lại hiệp định xoa dịu vô nguyên tắc này, khiến cho Chính phủ Obama khó tránh khỏi sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Quốc hội Mỹ. Continue reading “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn được bao lâu?”

Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hạ tuần tháng 3 năm nay, cả thế giới nín thở theo dõi tiến trình giải quyết vụ khủng hoảng do tàu container khổng lồ Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez gây ra. Con kênh này hàng năm mang lại cho Ai Cập một nguồn thu đáng kể bình quân 6 tỷ USD (năm 2020 là 5,61 tỷ USD). Việc nó dừng hoạt động một tuần đã gây thiệt hại cho Ai Cập cũng như các chủ hàng có tàu nằm chờ qua kênh. Hàng năm có khoảng 19.000 tàu biển chở lượng hàng hoá giá trị tương đương chừng 10% kim ngạch thương mại toàn cầu đi qua con kênh này. Cuộc khủng hoảng Suez đã làm rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu, và cho thấy hệ thống này thật mong manh, dễ gặp trở ngại vào bất cứ lúc nào.

Tuần san The Arab Weekly ngày 30/3/2021 nói sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez đã làm cho cuộc thảo luận về các giải pháp thay thế kênh Suez — trong đó có dự án kênh đào Ben Gurion của Israel nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải  (còn gọi là kênh đào Israel) — trở nên sôi động. Người Israel coi tuyến đường này là đối thủ cạnh tranh của kênh Suez. Tel Aviv dự kiến biến kênh Israel thành một dự án nhiều mặt, như xây dựng các thị trấn nhỏ, khách sạn, nhà hàng và câu lạc bộ đêm xung quanh con đường thủy này. Continue reading “Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?”

Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?

Nguồn: Michael Oren, “A Triumph for Peace Is a Humiliation for the ‘Peace Industry’”, WSJ, 23/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Hiệp định Abraham, được ký bởi Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một thắng lợi lớn cho hòa bình ở Trung Đông và là một thất bại lớn cho “ngành công nghiệp hòa bình”. Gồm các viện nghiên cứu chính sách và các tổ chức phi chính phủ theo xu hướng tự do, hầu như toàn bộ giới học giả và truyền thông, và một nhóm các cựu quan chức, các nhà bình luận và nhà từ thiện, ngành công nghiệp này từ lâu đã khẳng định rằng không thể đạt được hòa bình giữa các nước Ả Rập và Israel nếu không có nhượng bộ lãnh thổ của Israel, việc ngừng  xây dựng khu định cư và thành lập một nhà nước Palestine. “Sẽ không có tiến bộ và các hòa ước riêng lẻ với thế giới Ả Rập nếu không có. . . hòa bình với Palestine,” Ngoại trưởng John Kerry đã nói như vậy với Viện Brookings vào năm 2016. “Đó là một thực tế khó khăn”. Continue reading “Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?”

Di sản lịch sử của Napoleon ở Trung Đông

Nguồn: Alexander Mikaberidze, “Napoleon’s Middle East Legacy”, Project Syndicate, 10/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

“Mọi thứ bắt đầu từ Napoleon.” Đó là những lời đầu tiên trong sử kí của Thomas Nipperdey về nước Đức trong thế kỷ 19, cuốn “Germany from Napoleon to Bismarck (Đức từ thời Napoleon đến Bismarck). Mặc dù Nipperdey nói về vai trò chủ đạo của Napoleon Bonaparte trong việc định hình châu Âu hiện đại, nhưng xét trên nhiều phương diện, lời mở đầu trên của ông cũng có thể được áp dụng với tình hình Trung Đông ngày nay.

Cuộc xâm lược Ai Cập của Napoleon vào năm 1798 là ví dụ đầu tiên của chủ nghĩa đế quốc tự do, và làm nổi bật tốc độ Cách mạng Pháp vượt ra ngoài biên giới Pháp – và cả Châu Âu. Mặc dù chiến dịch này là một thảm họa quân sự, nó đã để lại một di sản lâu dài trong khu vực. Continue reading “Di sản lịch sử của Napoleon ở Trung Đông”

Góc nhìn từ Iran về vụ ám sát Suleimani

Nguồn: Abbas Milani, “The Post-Suleimani View from Iran”, Project Syndicate, 04/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Hoa Kỳ ám sát Qassem Suleimani, chỉ huy Lực lượng Quds của Iran, chắc chắn là một sự leo thang lớn trong cuộc xung đột kéo dài giữa hai nước. Nhưng nó không nhất thiết dẫn đến Thế chiến III (như một số chuyên gia dự đoán). Hơn nữa, trong khi Mỹ có thể đã đạt được lợi thế chiến thuật trong ngắn hạn bằng cách giết Suleimani, chế độ Iran vẫn có thể hưởng lợi từ những sự kiện gần đây.

Iran đã và đang thực hiện các bước đi quyết liệt nhằm đối đầu với các thách thức nghiêm trọng ở  khu vực cũng như trong nước hiện nay. Ví dụ, gần đây Iran đã phải đối mặt với sự bùng nổ chủ nghĩa dân tộc bất ngờ ở Iraq chống lại ảnh hưởng của Iran ở đó. Các cơ sở ngoại giao của Iran đã bị đốt phá, và hàng hóa Iran bị tẩy chay. Ngay cả đại giáo sĩ Ali al-Sistan, vốn sinh ra ở Iran và là giáo sĩ người Shia cao cấp nhất ở Iraq, đã lên tiếng chống lại sự can thiệp của “nước ngoài” (tức Iran) vào các vấn đề Iraq. Continue reading “Góc nhìn từ Iran về vụ ám sát Suleimani”

Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?

Nguồn: Ilan Goldenberg, “Will Iran’s Response to the Soleimani Strike Lead to War?”, Foreign Affairs, 03/01/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Qasem Soleimani, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, từng là một trong những nhân vật nhiều ảnh hưởng và uy tín nhất ở Iran, và là kẻ thù truyền kiếp của Hoa Kỳ. Ông chỉ huy chiến dịch của Iran nhằm trang bị và huấn luyện cho các nhóm dân quân người Shia ở Iraq – các nhóm chịu trách nhiệm cho cái chết của khoảng 600 lính Mỹ từ năm 2003 đến năm 2011 – và trở thành nhân vật đại diện cho ảnh hưởng chính trị của Iran ở Iraq suốt từ đó về sau, trong đó nổi bật nhất là các nỗ lực chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS. Ông đứng sau chính sách của Iran nhằm trang bị vũ khí và hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bao gồm việc triển khai khoảng 50.000 chiến binh người Shia đến nước này. Ông cũng là đầu mối cho mối quan hệ giữa Iran với lực lượng Hezbollah ở Lebanon, giúp viện trợ tên lửa và rocket cho nhóm vũ trang này nhằm đe dọa Israel. Ông thậm chí còn đứng sau chiến lược hỗ trợ của Iran dành cho phiến quân Houthi ở Yemen. Vì tất cả những lý do này và các lý do khác, Soleimani là một người hùng được tôn kính ở Iran và trong khắp khu vực. Continue reading “Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?”

Nga là bá chủ mới ở khu vực Trung Đông?

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Is Russia the Middle East’s New Hegemon?”, Project Syndicate, 18/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự sụp đổ của Liên Xô ba thập niên trước có nghĩa là sự hiện diện một thời đáng gờm của họ ở Trung Đông cũng không còn. Tuy nhiên, ngày nay, khi Hoa Kỳ rút khỏi khu vực, Nga đã nhanh chóng chiếm lại vị thế đó của Liên Xô, thông qua sự kết hợp giữa lực lượng quân sự, các thỏa thuận bán vũ khí, những mối quan hệ đối tác chiến lược và việc triển khai sức mạnh mềm. Nhưng thành công của Nga đang được đánh giá quá cao.

Chắc chắn là sức mạnh mềm của Nga rất ấn tượng. Hồi đầu năm 2012, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng “sự hiện diện văn hóa và giáo dục của Nga trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia nơi có một bộ phận đáng kể dân số nói hoặc hiểu tiếng Nga”. Tại một hội nghị gần đây ở Moskva, Putin đã nói rõ Israel là một quốc gia nằm trong danh sách đó. Continue reading “Nga là bá chủ mới ở khu vực Trung Đông?”

Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?

Nguồn: Jasmine M. El-Gamal, “Is Arab Unity Dead?”, Project Syndicate, 12/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong lịch sử, nhiệm vụ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương ở Trung Đông thuộc về hai tổ chức: Liên đoàn Ả Rập, một liên minh hợp tác rộng rãi về các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa, và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh tế. Bất chấp sự khác biệt về lịch sử, trọng tâm và thành phần tham gia, cả hai cơ quan này đều có ý định trở thành phương tiện đảm bảo sự thống nhất của khối Ả Rập trong các vấn đề quan trọng – như chống lại Israel – và tránh xung đột giữa các quốc gia thành viên.

Trong nhiều thập niên, cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã giúp tập hợp các quốc gia Ả Rập xung quanh một mục tiêu chung là ủng hộ tư cách nhà nước của Palestine. Nhưng kể từ cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011, ba vấn đề gây chia rẽ hơn đã xuất hiện: nhận thức về mối đe dọa từ Iran, sự lây lan của khủng bố khu vực, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo chính trị. Continue reading “Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?”

Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?

Nguồn: Who is blowing up ships in the Gulf?”, The Economist, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Abe Shinzo hy vọng lúc này là thời điểm phù hợp để tiến hành ngoại giao. Chuyến thăm của ông tới Tehran trong tuần này, chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, là nhằm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Sau cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, ông Abe cảnh báo khu vực này có thể “vô tình” bị trượt vào xung đột. Và sau đó, chỉ một vài dặm ngoài khơi bờ biển phía nam Iran, người ta đã chứng kiến một ví dụ minh họa cho việc điều đó có thể xảy như thế nào.

Vào ngày 13 tháng Sáu, hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman đã phát các tín hiệu cấp cứu sau khi chúng bị hư hại do các vụ nổ lớn. Tàu Front Altair, gắn cờ Quần đảo Marshall và thuộc sở hữu của Frontline, một công ty vận tải Na Uy, đang vận chuyển naphtha, một sản phẩm dầu mỏ, từ Abu Dhabi; và tàu Kokuka Sangrage, được đăng ký tại Panama và được điều hành bởi công ty Kokuka Sangyo của Nhật, đang vận chuyển mặt hàng methanol. Continue reading “Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?”

Viễn cảnh địa ngục của chiến tranh Mỹ – Iran

Nguồn: Amin Saikal, “A Confrontation from Hell”, Project Syndicate, 10/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power từng gọi các cuộc chiến tranh diệt chủng là “một vấn đề địa ngục”. Khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng căng thẳng với Iran, thế giới giờ đây phải nghĩ đến viễn cảnh của một “cuộc đối đầu địa ngục” giữa hai nước.

Hiện tại, cả Hoa Kỳ và Iran đều nói rằng họ không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, từng bước một, họ đang tiến vào một quỹ đạo xung đột. Hoa Kỳ đã tăng cường triển khai quân sự ở khu vực xung quanh Iran, điều động nhóm tàu sân bay tấn công USS Abraham Lincoln và một đội đặc nhiệm máy bay ném bom đến Trung Đông để cảnh báo chế độ Iran không được thực hiện các hành động đe dọa. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Iran đã lên án hành động này như là một đòn chiến tranh tâm lý và coi đó là một hành động khiêu khích nhằm lôi kéo Iran vào một cuộc xung đột quân sự. Continue reading “Viễn cảnh địa ngục của chiến tranh Mỹ – Iran”

Ma-rốc tôn vinh di sản của người Do Thái

Nguồn: Yaelle Azagury & Anouar Majid, “The Moroccan Exception in the Arab World”, The New York Times, 09/04/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Vào một buổi chiều xuân êm dịu gần đây, một nhóm sinh viên Ma-rốc người Hồi giáo đến thăm đền thờ Rabbi Akiba, một đền thờ Do Thái tráng lệ tọa lạc dọc một con đường có vòm che ở khu Siaghine của Tangier. Được xây vào giữa thế kỷ 19, đền thờ được trùng tu một cách kỹ lưỡng và gần đây được mở cửa lại với vài trò là một bảo tàng.

Các sinh viên nhìn xuống sàn đá cẩm thạch bóng loáng và xem một bản đồ được vẽ bằng tay đã sờn rách miêu tả các đền thờ Do Thái trong khu vực. Chuyến thăm đền Rabbi Akiba chỉ là một trong nhiều cách mà các sinh viên Hồi giáo ở Ma-rốc có thể học hỏi về di sản Do Thái của đất nước họ. Continue reading “Ma-rốc tôn vinh di sản của người Do Thái”

Gió đổi chiều: Thế giới Ả rập chào đón người Do Thái trở lại

Nguồn:Decades after the Jews went into exile, some Arabs want them back”, The Economist, 04/04/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nơi đó được gọi một cách đơn giản là “the Villa”. Những bức tường trắng không dấu hiệu, và nó vẫn còn phải chờ được cấp phép chính thức. Nhưng đối với những nhà sáng lập thì sự ra đời một cách lặng lẽ của đền thờ Do Thái đầu tiên trong nhiều thế hệ ở thế giới Ả Rập là dấu hiệu cho sự hồi sinh của cộng đồng Do Thái. Tọa lạc gần bờ biển Dubai, đền thờ Do Thái dạy tiếng Hebrew và phục vụ những bữa ăn kosher (thực phẩm tiêu chuẩn của người Do Thái – ND), và gần đây mới có một rabbi (giáo sĩ Do Thái – ND). Theo Ross Kriel, chủ tịch Hội đồng Do Thái ở các Tiểu vương quốc: “Lời hứa của cộng đồng chúng tôi là sự vực dậy của truyền thống Do Thái-Hồi Giáo.” Continue reading “Gió đổi chiều: Thế giới Ả rập chào đón người Do Thái trở lại”