Hạn chế của chủ nghĩa tư bản mang đặc sắc cộng sản

china-congress_2391897b

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Limits of Capitalism with Communist Characteristics”, Project Syndicate, 04/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chuẩn bị cho chuyến thăm lịch sử tới Cuba, tương lai của đảo quốc cộng sản này đang là chủ đề đồn đoán của nhiều người. Một số nhà quan sát hy vọng rằng sự thay đổi hướng về chủ nghĩa tư bản, vốn đã diễn ra từ từ trong suốt 5 năm Raul Castro cầm quyền, sẽ tự nhiên dẫn Cuba tiến tới dân chủ. Nhưng kinh nghiệm lại cho thấy điều ngược lại.

Thực tế, tự do hóa kinh tế khác xa với con đường chắc chắn dẫn đến dân chủ. Không có gì minh họa cho điều này rõ hơn chế độ chuyên chế lớn nhất và lâu đời nhất của thế giới, Trung Quốc, nơi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) duy trì quyền thống trị của mình ngay cả khi các cải cách theo hướng thị trường đã làm nền kinh tế tăng trưởng mạnh. (Một người hưởng lợi chính từ quá trình này là quân đội Trung Quốc.) Continue reading “Hạn chế của chủ nghĩa tư bản mang đặc sắc cộng sản”

Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi

china-police_2670388b

Nguồn: Minxin Pei, “China’s Rule of Fear”, Project Syndicate, 08/02/2016.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo & Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trung Quốc lại một lần nữa bị kìm kẹp trong sự sợ hãi chưa từng xảy ra kể từ thời Mao Trạch Đông. Từ phòng họp kín của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến giảng đường của các trường đại học và văn phòng của lãnh đạo các cơ quan, bóng ma của những lời buộc tội khắc nghiệt và những hình phạt thậm chí còn khắc nghiệt hơn đang rình rập giới tinh hoa chính trị, học giả và doanh nhân Trung Quốc.

Rất dễ dàng để nhận ra nỗi lo sợ đang lan tràn. Kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng không khoan nhượng của Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động vào tháng 12 năm 2012, việc bắt giữ các quan chức chính phủ đã thành chuyện thường ngày, khiến những người đồng nghiệp và bạn bè của họ đều cảm thấy run sợ. Continue reading “Trung Quốc: Cai trị bằng sự sợ hãi”

Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc

1452485696064

Nguồn: Kenneth Rogoff, “The Great Escape from China”, Project Syndicate, 02/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi năm 2016 bắt đầu, nguy cơ đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị phá giá lớn đã và đang treo lơ lửng trên các thị trường toàn cầu tương tự như Thanh gươm Damocles.[1] Không có sự bất định về chính sách nào lại gây nên sự bất ổn đến vậy. Rất ít nhà quan sát nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ phải thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ một lúc nào đó trong thập niên tới. Câu hỏi đặt ra là sẽ có bao nhiêu kịch tính đi kèm trong thời gian chuyển tiếp này, khi mà các mệnh lệnh chính trị và kinh tế mâu thuẫn với nhau.

Có vẻ kỳ lạ khi mà một quốc gia có thặng dư thương mại 600 tỷ USD trong năm 2015 lại phải lo lắng về sự suy yếu của đồng nội tệ. Nhưng các yếu tố kết hợp lại, bao gồm tăng trưởng kinh tế chậm lại và nới lỏng dần các hạn chế về đầu tư ra nước ngoài, đã khiến dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc một cách mạnh mẽ. Continue reading “Cuộc đào thoát vĩ đại khỏi Trung Quốc”

Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc

china (1)

Nguồn: Rob Johnson, “The China Delusion”, Project Syndicate, 16/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc quản lý cơ chế tỷ giá hối đoái cố định của Trung Quốc đang tiếp tục làm xáo động các thị trường tài chính toàn cầu. Sự bất định kéo dài về khả năng phá giá đồng nhân dân tệ đang thổi bùng lên lo ngại rằng những hiệu ứng giảm phát sẽ càn quét qua các thị trường mới nổi đồng thời giáng một đòn mạnh lên các nền kinh tế phát triển, nơi mà lãi suất bằng hoặc xấp xỉ bằng không (và do đó không thể giảm tiếp để chống lại giảm phát do nhập khẩu giá rẻ). Sự bế tắc trong chính sách tài khóa ở cả châu Âu và Mỹ đang làm gia tăng thêm những quan ngại này.

Nhưng quan ngại về tỷ giá hối đoái hiện nay thực chất chỉ là dấu hiệu cho thấy một thực tế rằng sự chuyển đổi của Trung Quốc từ chiến lược tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu sang một chiến lược dựa vào tiêu dùng trong nước đang diễn ra không thuận lợi như kỳ vọng. Continue reading “Ảo tưởng về chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc”

Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình

9194fc64-e065

Nguồn: Cary Huang & Jun Mai, “Inside Xi Jinping’s inner circle,” South China Morning Post, 03/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không như các nhà lãnh đạo khác, Tập Cận Bình đã né tránh các đồng minh theo phe phái và lựa chọn các đồng nghiệp và bạn bè.

Ba nhà lãnh đạo khác nhau có ba con đường riêng để xây dựng nhóm thân tín của mỗi người. Không như hai người tiền nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn cách tin dùng một nhóm các trợ lý và đồng nghiệp cũ, những người ông từng gặp khi nắm các vị trí hành chính khác nhau trên khắp đất nước trước khi leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Có thể nói những đồng minh như vậy đem lại mức độ tin cậy lớn hơn so với các đồng minh theo phe phái vốn có thể có những kỳ vọng và nợ nần chính trị với những người khác.

Ngược lại, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân dựa trên những phe nhóm quyền lực lâu đời hơn. Hồ tin dùng mối liên kết của ông với Đoàn Thanh niên Cộng sản nhiều quyền lực để cai trị, trong khi Giang đứng đầu “Thượng Hải bang.” Cho dù Tập đôi khi cũng được gọi là lãnh đạo của “Thái tử Đảng bang” – bao gồm con cái của các đảng viên kỳ cựu – rất ít người như vậy phục vụ ông trong các cương vị chính thức. Continue reading “Bên trong nhóm thân tín của Tập Cận Bình”

5 hiểu lầm về nền kinh tế Trung Quốc

china-economy

Nguồn: Eswar S. Prasad, “5 myths about China’s economy”, The Washington Post, 07/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc ’vỡ trận’, như những gì đã diễn ra vào tuần qua, thị trường thế giới không thể nào không bị ảnh hưởng. Nhưng chúng ta phải lo ngại đến mức nào về kinh tế Trung Quốc? Đây có thể là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng thông tin về thị trường này vẫn còn rất mù mờ và thường bị hiểu lầm. Đây là 5 quan niệm sai lầm phổ biến nhất.

  1. Những mất mát của thị trường chứng khoán Trung Quốc phản ánh một nền kinh tế suy yếu

Chỉ số Shanghai Composite lao dốc trong tuần qua có liên quan đến một bản báo cáo chỉ ra rằng lĩnh vực chế tạo của nước này đang co hẹp, và khiến mối lo âu về nền kinh tế Trung Quốc càng lan rộng. Continue reading “5 hiểu lầm về nền kinh tế Trung Quốc”

Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’

tw-flag-raising_gettyimages-504952054

Nguồn: Isaac Stone Fish, “Stop Calling Taiwan a ‘Renegade Province’,” Foreign Policy, 15/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Ngân hàng Thế giới (WB) đôi khi gọi Đài Loan là “quận Đài Loan”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thường chọn cách gọi “tỉnh Đài Loan thuộc Trung Quốc.” Ủy ban Olympic Quốc tế dùng cụm từ “Đài Bắc Trung Hoa” (Chinese Taipei). Chính quyền Đài Bắc tự xưng là “Cộng hòa Trung Hoa.” Washington chỉ gọi là “Đài Loan” với hy vọng không ai hỏi thêm điều gì. Bắc Kinh kiên quyết gọi là “tỉnh Đài Loan,” có lẽ hy vọng rằng việc lặp đi lặp lại cách gọi này sẽ nghiễm nhiên biến nó trở thành sự thật. Nhưng có một cụm từ dường như chỉ tồn tại trên các báo và tạp chí tiếng Anh: “Tỉnh nổi loạn” (renegade province). Nhiều bài báo về cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan diễn ra vào ngày 16/01 – một cuộc bầu cử có thể có tác động lớn tới mối quan hệ giữa hòn đảo tự trị với Trung Quốc và Hoa Kỳ – đã dựa vào cách gọi “tỉnh nổi loạn” để mô tả quan điểm của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Continue reading “Hãy ngừng gọi Đài Loan là ‘tỉnh nổi loạn’”

Buổi hoàng hôn của ĐCS Trung Quốc

twilightCPC

Nguồn: Minxin Pei, The Twilight of Communist Party Rule in China“, American Interest, 15/12/2015.

Biên dịch: Phạm Gia Minh

Chiến lược sinh tồn của ĐCSTQ sau sự kiện Thiên An Môn đang hết tác dụng và chiến lược mới dường như lại thúc đẩy nhanh hơn sự sụp đổ của nó.

Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh chưa có chế độ chuyên chế nào trên thế giới lại thành công như ĐCSTQ. Năm 1989 chính quyền đã có một cuộc đàn áp đẫm máu và chết chóc nhưng được bưng bít khi hàng triệu người phản kháng biểu tình trên hầu hết các thành phố chính trong cả nước để kêu gọi dân chủ và trút sự căm giận của mình lên chính quyền tham nhũng. Đảng chỉ thoát chết nhờ sự trợ giúp của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) với hàng đoàn xe tăng nghiến nát những người biểu tình ôn hòa trên khu vực quảng trường Thiên An Môn ở Bắc kinh ngày 4 tháng 6. Continue reading “Buổi hoàng hôn của ĐCS Trung Quốc”

Người Trung Quốc tranh luận về giá trị quan phương Tây

Graduates-sit-next-to-a-C-012

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tại Trung Quốc hiện đang diễn ra cuộc tranh luận về vấn đề giá trị quan sau khi lãnh đạo nước này đề xuất chủ trương ngăn chặn sự truyền bá giá trị quan của phương Tây. Sự việc bắt đầu từ một văn bản có tên “Ý kiến về việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường cao đẳng-đại học trong tình hình mới” do Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản TQ và Văn phòng Quốc vụ viện công bố hôm 19/1/2015 [sau đây gọi tắt là “Ý kiến”].

“Ý kiến” nhấn mạnh công tác ý thức hệ là công tác cực kỳ quan trọng của Đảng và Nhà nước, các trường cao đẳng-đại học (CĐ-ĐH) là mặt trận tuyến đầu của công tác này, lãnh trách nhiệm học tập nghiên cứu tuyên truyền chủ nghĩa Mác, bồi dưỡng và phát huy giá trị quan hạt nhân XHCN, cung cấp người tài và bảo đảm trí lực cho sự nghiệp thực hiện Giấc mơ Trung Quốc vì sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. “Ý kiến” nêu lên 6 nhiệm vụ chủ yếu của việc tăng cường và cải tiến công tác tuyên truyền tư tưởng ở các trường CĐ-ĐH, trong đó nhiệm vụ thứ hai là tăng cường giáo dục giá trị quan hạt nhân XHCN. Continue reading “Người Trung Quốc tranh luận về giá trị quan phương Tây”

Trung Quốc: Cú hích tiêu dùng của chính sách hai con

china-child

Nguồn: Keyu Jin, “China’s Two-Child Consumption Engine,” Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuyên bố hồi tháng 10 năm 2015 rằng Trung Quốc đang chấm dứt chính sách một con đánh dấu sự kết thúc của một đường lối sai lầm kéo dài 37 năm vốn làm tăng tốc độ lão hóa dân số của nước này lên hàng thập niên. Những biện pháp kiểm soát dân số quyết liệt của chính quyền đã làm giảm tỷ suất sinh trung bình trong các hộ gia đình thành thị, từ ba con (trên một phụ nữ) năm 1970 xuống còn một con vào năm 1982, gây ra những hệ quả xã hội và kinh tế nghiêm trọng. Câu hỏi hiện nay là liệu chính sách hai con mới của Trung Quốc có thể giảm thiểu những hệ quả này hay không, và nếu có thì đến mức độ nào. Continue reading “Trung Quốc: Cú hích tiêu dùng của chính sách hai con”

Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia

khmer_rouge_14

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchViệt Nam (VN) giải phóng nhân dân Campuchia khỏi cuộc diệt chủng của Khmer Đỏ là hoàn toàn chính nghĩa, là công trạng to lớn của VN đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Thế nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) tìm đủ mọi thủ đoạn xuyên tạc vu khống sự kiện này. Nhưng cuối cùng chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Những người TQ có lương tri cũng dần dần hiểu ra sự thật. Bạn đọc có thể thấy rõ điều đó qua bài dưới đây, đăng trên trang mạng Phượng Hoàng, một trang mạng chính thống hàng đầu của TQ, phục vụ người Hoa trên toàn cầu, bình quân hàng ngày có 671 triệu lượt truy cập.

Ngày 7/1/2009, hàng chục nghìn người Campuchia tụ tập tại sân vận động Olympic quốc gia ở Phnom Penh, nhiệt liệt chúc mừng 30 năm ngày kỷ niệm Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Hoạt động kỷ niệm quy mô lớn này do Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức và đã thu hút hơn 40 nghìn người tham gia. Continue reading “Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia”

Trung Quốc: Khó khăn kinh tế làm lộ năng lực quan chức

lkq

Nguồn: MinXin Pei, “Behind China’s woes, myth of competent autocrats,” Nikkei Asian Review, 01/02/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự giảm tốc kinh tế không ngừng và nỗi lo sợ lộ rõ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã thổi bay nhiều huyền thoại được tán tụng từ lâu. Một trong số đó cho rằng Trung Quốc là một chế độ chuyên quyền có năng lực được vận hành bởi các nhà kỹ trị thông minh và các chính trị gia quyết đoán. Những vấp váp gần đây của Bắc Kinh, như quyết định sai lầm và tốn kém nhằm cứu bong bóng chứng khoán khỏi một vụ đổ vỡ, việc phá giá bất ngờ đồng nhân dân tệ và sự can thiệp mạnh mẽ liền sau đó bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nhằm hỗ trợ đồng tiền này, đã chứng tỏ rằng các nhà kỹ trị Trung Quốc có vẻ cũng không thông minh như người ta tưởng. Còn với những chính trị gia của nước này, họ có vẻ rất quyết đoán, nhưng chỉ là trong việc tạo ra những quyết định tai hại. Continue reading “Trung Quốc: Khó khăn kinh tế làm lộ năng lực quan chức”

Chiến tranh Trung-Việt trong mắt người Việt Nam

6

Tác giả: Vương Cẩm Tư (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khác với tư duy quen thuộc của người Trung Quốc, trong mắt người Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt không chỉ là cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam kéo dài nhiều năm sau năm 1979 như dưới góc nhìn của người Trung Quốc, mà còn gồm cả cái gọi là sự “xâm chiếm” Việt Nam do các vương triều Trung Quốc trước đây tiến hành kéo dài tới hai nghìn năm kể từ thời Đông Hán.

Thượng tuần tháng 9 năm 2010, tác giả Vương Cẩm Tư khởi hành từ Bắc Kinh cùng mấy người bạn đến Việt Nam xem tình hình thị trường gỗ hồng. Lúc rảnh rỗi, chúng tôi đã tìm hiểu về cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Trung-Việt trong mắt người Việt Nam”

Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ

ctvt

Tác giả: Lưu Á Châu

Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.

Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, tướng Lưu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.

Cuộc chiến Việt Nam 1979

Một lần Quân Giải phóng phát huy vai trò chính trị quan trọng là trong đợt sóng gió chính trị ngày mồng 4 tháng 6 [sự kiện quân đội Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989]. “Có thể nói, không giải quyết vấn đề mồng 4 tháng 6 thì không có cục diện phát triển phồn vinh của Trung Quốc ngày nay; không có quân đội [thì] sẽ không giải quyết được vấn đề ngày mồng 4 tháng 6, và cũng không thể có 13 năm huy hoàng”. Continue reading “Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ”

Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?

180373d28730168e6f9552

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm nay [17/02/2009] là một ngày nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam đều không thể nào quên. Ngày này 30 năm trước, quân đội Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích” Việt Nam trên biên giới Trung Việt. Cuộc chiến tranh này đã trở thành vết thương khó có thể hàn gắn giữa nhân dân hai nước. Nếu bỏ qua cuộc chiến đó để xem xét “Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam” hiện nay, dù là quan hệ nhà nước hay nhân dân, thì sẽ là què quặt, cũng là phiến diện không hoàn chỉnh.

Ba quốc gia có liên quan trực tiếp nhiều nhất tới cuộc chiến đó là Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia có cách nhìn khác hẳn nhau đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam 30 năm trước. Continue reading “Vì sao người VN ít thân thiện với người TQ?”

Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược

1

Nguồn: Zhang Xiaoming, Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89.

Người dịch: Phan Văn Song

Ngày 9 tháng 12 năm 1978, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh nhận được lệnh triển khai quân đội ở biên giới Việt Nam truớc ngày 10 tháng 1 chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh “hạn chế về thời gian và không gian” với “lực lượng áp đảo.” Nhiều binh sĩ Trung Quốc đồ đoán rằng Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam và không rõ họ sẽ đánh thắng hay không. Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần ba mươi năm. Vì vậy, không có sĩ quan nào từ cấp tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Hơn nữa, cách mạng văn hóa đã làm cho tinh thần và tiếng tăm của PLA xuống mức thấp nhất từ truớc tới giờ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả chính Đặng Tiểu Bình, đều không biết chắc về khả năng chiến đấu của PLA. Trong mớ mơ hồ và không chắc chắn đó, Quân khu Quảng Châu và Côn Minh bắt tay vào việc vạch kế hoạch chi tiết và chuẩn bị cho cuộc xâm lược của Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược”

Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam

td

Nguồn: Elliott, David W.P., 2012, Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization (pp. 112-116). Oxford University Press.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 1990, những biến chuyển bắt nguồn từ những sự kiện trong năm trước đó đã bắt đầu làm thay đổi các động lực của ngoại giao quốc tế. Hồi ký của Trần Quang Cơ về giai đoạn rất quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã minh họa đầy đủ sự chuyển dịch này. Trong khi Bộ Chính trị (Việt Nam) vẫn tiếp tục tranh luận xem nên cố gắng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc dựa trên ý thức hệ chung (tức “giải pháp đỏ” [cho vấn đề Campuchia]) hay là nên tham gia vào giải pháp ngoại giao với kết quả khó dự đoán hơn thông qua Liên Hợp Quốc, tức là sẽ bao gồm cả Hoa Kỳ và ASEAN, ông Cơ đã xin ý kiến ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là “cố vấn” Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ông Đồng nói với ông Cơ đầu tháng 8 năm 1990, “Phải dám chơi với Liên Hợp Quốc, với Hội đồng Bảo an, với Mỹ và phương Tây. Cần tranh thủ nhân tố Mỹ trong tình hình mới… Đề án về lý thuyết thì tốt nhưng làm sao thực hiện được… Không nên đặt yêu cầu quá cao ‘giữ vững thành quả cách mạng (Campuchia)’… Đi vào tổng tuyển cử bạn giành 50% là lý tưởng.” Continue reading “Hội nghị Thành Đô và tình thế ngoại giao Việt Nam”

ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung

asean-us

Phỏng vấn: Thu Hà

“Việc Mỹ đang cố gắng xây dựng hình ảnh “bá chủ nhân từ” đã giúp nước này có được quyền lực mềm, một sự hấp dẫn tự nhiên, qua đó cân bằng lại “sức mạnh cứng” của Trung Quốc ở Đông Nam Á”, TS. Lê Hồng Hiệp. 

LTS: Ngày mai 15/2 (theo giờ Mỹ) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo các nước ASEAN bắt đầu cuộc họp lịch sử cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, miền Nam California. Tại đây, ông Obama cùng các vị đứng đầu 10 nước ASEAN sẽ thảo về hợp tác kinh tế, an ninh hàng hải…. và các vấn đề quan trọng khác.

Thưa ông Lê Hồng Hiệp, giới quan sát nhận định Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN tại Sunnylands có tính lịch sử. Thực ra, đây là thượng đỉnh lần thứ tư. Vậy theo ông điều gì khiến cuộc nhóm họp lần này mang tính lịch sử? Continue reading “ASEAN trong vòng xoáy quyền lực Mỹ-Trung”

Bất bình đẳng có thể gây rạn nứt xã hội Trung Quốc

china

Nguồn: Chris Buckley, “Studies Point to Inequalities That Could Strain Chinese Society”, The New York Times, 27/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Chủ tịch Tập Cận Bình gọi nó là “Trung Quốc Mộng” của ông – một tầm nhìn về một xã hội gắn kết, bình đẳng, ngày càng giàu có và khỏe mạnh, và vui vẻ chấp nhận sự thống trị của Đảng Cộng sản, lòng yêu nước mạnh mẽ và những nguyên tắc truyền thống. Tầm nhìn đó, được chiếu trên các kênh TV và bảng hiệu ở khắp mọi nơi, đã thúc đẩy hứa hẹn của ông Tập rằng dưới chính quyền của ông, xã hội Trung Quốc sẽ trở nên bình đẳng hơn và công bằng hơn.

Nhưng hai nghiên cứu mới từ những viện nghiên cứu ở Bắc Kinh cho thấy rằng tuy người Trung Quốc vẫn chấp nhận nguyên trạng, dù không phải luôn luôn vui vẻ, nhưng ông Tập đang đối diện với một dòng chảy ngầm dai dẳng của sự bất mãn về bất bình đẳng thu nhập, cơ hội giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Sự rạn nứt xã hội này có thể trở nên rắc rối, đặc biệt nếu nền kinh tế tiếp tục sụt giảm. Continue reading “Bất bình đẳng có thể gây rạn nứt xã hội Trung Quốc”

Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh

missile

Nguồn:N Korea rocket launch chills Beijing-Seoul ties”, The New York Times, 11/02/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm đồng minh vững chắc của Hoa Kỳ là Hàn Quốc vào năm 2014, đó dường như là sự khởi đầu của một mối quan hệ gần gũi đầy hứa hẹn.

Người đón tiếp ông Tập, Tổng thống Park Geun-hye, đã đáp lại bằng cách đến Bắc Kinh năm ngoái để tham dự một cuộc diễu binh mà các đồng minh khác của Mỹ tẩy chay, một cử chỉ mà ông Tập có thể đã tin rằng sẽ khiến bà Park ngày càng cách xa Washington hơn.

Về phần mình, bà Park hy vọng rằng người bạn mới ở Bắc Kinh – đối tác kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc – sẽ giúp kiềm chế tham vọng không ngừng theo đuổi vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Continue reading “Triều Tiên phóng tên lửa, quan hệ Trung – Hàn nguội lạnh”