Sự trả thù của địa lý

Nguồn: Robert Kaplan, The Revenge of Geography: What the Map Tells Us About Coming Conflicts and the Battle against Fate, (New York: Random House, 2012), Chapter 2.

Biên dịch: Đào Đình Bắc

Thất bại của những năm đầu ở Iraq đã củng cố thêm lời nhận xét hiện thực từng bị những người duy tâm gièm pha, miệt thị trong những năm 1990, đó là việc những di sản về địa lý, lịch sử và văn hóa thực sự tạo ra những giới hạn xác định cho những gì có thể được thực hiện ở bất kỳ địa điểm cụ thể nào. Tuy nhiên, những người phản đối Iraq cũng nên thận trọng trong việc vận dụng hiện tượng tương tự Việt Nam quá xa. Bởi vì hiện tượng tương tự này có thể hấp dẫn, đưa tới chủ nghĩa biệt lập, cũng như vì nó đang được xoa dịu, và theo cách diễn đạt của nhà nghiên cứu Trung Đông Fouad Ajami, đang ở phía thiên kiến dễ dàng với những kỳ vọng thấp, nghĩa là cứ để cho thế giới vận hành bình thường, thay vì cố gắng làm nó thay đổi. Hãy nhớ rằng hội nghị München đã diễn ra chỉ 20 năm sau việc giết người hàng loạt trong Thếchiến I, nên có thể thông cảm được việc những chính khách hiện thực như Neville Chamberlain đã mong muốn tránh một cuộc xung đột tương tự bằng mọi giá. Kiểu tình huống như vậy thực sự là lý tưởng cho những mưu đồ của những nhà nước độc tài không biết đến những nỗi sợ hãi như thế: Đức Quốc xã và đế quốc Nhật. Continue reading “Sự trả thù của địa lý”

Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc (1848-78)

Tác giả: Mai Thị Huyền

Thời Nguyễn, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất về mặt lãnh thổ. Triều Nguyễn trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền luôn đặt vấn đề duy trì và bảo vệ vững chắc cương giới làm nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều vấn đề nảy sinh khiến triều đình gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó. Trong khoảng thời gian 1848- 1883, thời trị vì của Tự Đức, tình trạng mất ổn định về an ninh quốc phòng đã diễn ra một số tỉnh biên giới phía Bắc: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hoá (1), Tuyên Quang và Quảng Yên (2). Continue reading “Vua Tự Đức với việc bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc (1848-78)”

Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Edward Miller, “Behind the Phoenix Program”, The New York Times, 29/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối tháng 12/1967, Chính phủ Nam Việt Nam tuyên bố tái tổ chức nỗ lực chiến tranh của mình nhằm chống lại phong trào nổi dậy của lực lượng cộng sản. Có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các hoạt động chống nổi dậy của Nam Việt Nam đều trở thành một phần của một chương trình mới được gọi là Phụng Hoàng, tên của một loài chim linh thiêng gắn liền với hoàng gia và quyền lực trong truyền thống văn hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đáp lại động thái của Nam Việt Nam, các quan chức Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu gọi các nỗ lực phối hợp chống nổi dậy của họ với tên gọi Phoenix, tên gọi gần gũi nhất trong văn hóa phương Tây với loài vật huyền thoại này. Continue reading “Về Chương trình Phụng Hoàng của Mỹ tại Nam Việt Nam”

Sự suy tàn của ‘cái nôi cách mạng’ Moskva

Nguồn: Francis Beckett, “How Moskva Lost Its Luster as the School of Revolution”, The New York Times, 20/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau Cách mạng Bolshevik tháng 11/1917, nhà nước Liên Xô đã trở thành một ngọn hải đăng đầy hy vọng cho cánh tả, và Moskva biến thành thánh địa hành hương. Đó là bốn thập niên trước khi phép thuật biến mất, và thế giới vẫn đang chờ đợi điều sẽ thay thế nó.

Thật dễ dàng để xác định nguyên do hấp dẫn ban đầu. Năm 1917, hàng loạt người lính đã chết như ngả rạ trên những chiến trường đẫm máu ở Pháp và Bỉ. Nhiều người trong số họ là công nhân đang làm việc đã phải chấp nhận hy sinh cho những đất nước nơi họ không có quyền bỏ phiếu. Những người này ra đi để lại gia đình trong cảnh khốn cùng, trong khi những kẻ giàu vẫn tiếp tục giàu hơn. Continue reading “Sự suy tàn của ‘cái nôi cách mạng’ Moskva”

Sai lầm lịch sử của Châu Âu đối với Đế chế Ottoman

Nguồn: The Ottoman caliphs: Why European Islam’s current problems might reflect a 100-year-old mistake”, The Economist, 26/07/2016.

Biên dịch: Trương Dũng Thuyết | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Động thái của châu Âu nhằm làm suy yếu vị Caliph Ottoman đã chuyển dịch trung tâm ảnh hưởng của thần học.

Mỗi khi một thành phố châu Âu bị rung chuyển bởi một hành động bạo lực nhằm vào số đông quần chúng, các tờ báo quan trọng có ảnh hưởng của châu lục này lại chủ trì những cuộc tranh luận kịch liệt về những sai lầm đã xảy ra. Đặc biệt, những người tranh luận thường hỏi, liệu các quốc gia Châu Âu có nên phản ứng khác đi trước sự nổi lên của những nhóm thiểu số Hồi giáo lớn và bất mãn, bằng cách chấp nhận sự khác biệt về văn hoá một cách bao dung hơn hoặc (như một số người biện hộ) bằng cách đàn áp họ? Ngay cả khi rõ ràng Hồi giáo không thực sự là một nguyên nhân (như trường hợp vụ thảm sát tuần trước bởi một thanh niên trẻ không thích ứng được với môi trường sống ở Munich), các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục. Continue reading “Sai lầm lịch sử của Châu Âu đối với Đế chế Ottoman”

Những nghi vấn về triều đại Quang Trung

Tác giả: Nguyễn Duy Chính

Ðầu thế kỷ thứ XX, lịch sử Việt Nam có một bước ngoặt lớn. Lần đầu tiên, một bộ quốc sử với tên là Việt Nam Sử lược [VNSL] của nhà giáo Trần Trọng Kim, được biên soạn tương đối khoa học, tuy ngắn gọn nhưng đến nay nhiều nhà nghiên cứu vẫn đánh giá là một bộ sách có giá trị “qua thử thách của thời gian và sự mến mộ của độc giả” (1). Ngoài nội dung tuy giản lược nhưng khá đầy đủ, Lệ Thần Trần Trọng Kim lại có thêm những phần nghị luận khúc chiết, đưa ra được những lập trường minh bạch đi ngược hẳn với chủ trương của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ, có thể nói là một cuộc cách mạng trong tư tưởng học thuật. Continue reading “Những nghi vấn về triều đại Quang Trung”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần IIPhần III; Phần IV

Stalin: Ảo tưởng sức mạnh

Chế độ của Stalin lặp lại một khuôn mẫu đã được in sâu xuyên suốt trong lịch sử của nước Nga: Giới cầm quyền Nga thường phát động những công cuộc hiện đại hóa ép buộc để vượt qua hoặc ít nhất là giải quyết được tình trạng chậm phát triển của một đất nước tự xem mình là cường quốc với một sứ mệnh đặc biệt nhưng thực chất đang bị tụt hậu quá xa so với các cường quốc khác. Nỗ lực cấp bách phải chấn hưng đất nước, một lần nữa, sản sinh ra một nền độc tài cá nhân. Chế độ của Stalin định hình tư tưởng công chúng và cả bản sắc cá nhân, và chính Stalin cũng đã cá nhân hóa những khát vọng và ước mơ về một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại cũng như một nhà nước Xô-viết hùng mạnh. Chỉ với những bức điện và những cuộc gọi ngắn gọn, ông có thể thúc đẩy cả bộ máy cồng kềnh của Đảng-nhà nước Xô-viết vào các chương trình hành động với những thông điệp mang tính kỉ luật và đe dọa, cũng như làm kích động những công chức trẻ tuổi có cảm tình gần gũi với ông hay hàng triệu người khác chưa từng gặp mặt ông phải vào guồng. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P5)”

Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí

Tác giả: Lê Văn Phong

Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX, xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân truyền bá chữ Quốc ngữ. Trong đó, phương tiện quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ, chính là sự xuất hiện và phát triển của báo chí Quốc ngữ. Tờ báo Quốc ngữ xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam là Gia Định báo, ra đời năm 1865, do Trương Vĩnh Ký điều hành. Trương Vĩnh Ký đã đưa ra ba mục tiêu cho tờ báo là “Truyền bá chữ Quốc ngữ trong nhân dân. Cổ động tân học trong nước. Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ” (1). Đến cuối thế kỷ XIX, sau tờ Gia Định báo một số tớ báo chữ Quốc ngữ khác cũng được ra đời, như Phan Yên báo, (1868), Nhật Trình Nam kỳ (1883), Nam kỳ địa phận (1883). Continue reading “Sự phổ biến chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí”

Trung Quốc che giấu quá khứ

Nguồn: Orville Schell, “China’s Cover-Up”, Foreign Affairs, Jan/Feb 2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Khi đảng Cộng sản viết lại lịch sử

Cuộc “cách mạng thường trực” của lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã hủy diệt hàng chục triệu sinh mạng. Từ thắng lợi của phe cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Hoa năm 1949, xuyên qua những biến động, nạn đói và những biến cố đổ máu trong các thời kỳ Đại Nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa cho đến khi Mao chết năm 1976, đảng Cộng sản Trung Quốc đã xúi các bộ phận của xã hội đánh nhau với các bộ phận khác trong nhiều đợt bùng nổ cuộc đấu tranh giai cấp tàn bạo. Khi làn sóng man rợ này tiếp làn sóng man rợ khác quét qua đất nước Trung Hoa, hàng triệu người đã bị giết chết, hàng triệu người khác bị đưa vào các trại “cải tạo qua lao động” và bị tiêu diệt. Continue reading “Trung Quốc che giấu quá khứ”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P4)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần II; Phần III

Thời điểm là đêm nay

Stalin nhận thức cao độ về những thực tế này, nhưng sau đó tính khí bất thường của ông đã lấn áp tất cả. “Stalin cảm thấy bồn chồn và tức giận bởi những báo cáo không ngớt (bằng miệng và văn bản) về sự xuống cấp trầm trọng trong mối quan hệ với Đức,” sĩ quan hải quân Nikolai Kuznetsov của Liên Xô hồi tưởng về giai đoạn này. “Ông ấy cảm thấy mối nguy hiểm đang cận kề,” Nikita Khrushchev nhớ lại. Thời điểm đó Khrushchev đang là bí thư thứ nhất của Đảng cộng sản ở Ukraine và đã ở Moskva trong suốt tháng 6 định mệnh đó. “Đất nước chúng ta có thể xử lý chuyện này không? Quân đội của chúng ta có thể chiến thắng không?” Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P4)”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần II

Tin giả

Đó là một ngày nóng bức, ngột ngạt, và viên sĩ quan phụ tá hàng đầu của Stalin, tướng Alexander Poskryobyshev, đang đổ mồ hôi nhễ nhại, cửa sổ của ông để mở nhưng bên ngoài những chiếc lá trên cành vẫn đứng yên. Là con trai của một người thợ giày, giống như ngài lãnh tụ mà ông đang phục vụ, văn phòng của Poskryobyshev nằm ngay ở mặt ngoài mà những vị khách nào vào diện kiến Stalin cũng phải đi qua, và lúc nào cũng vậy họ sẽ hỏi ông những câu hỏi như – “Ông biết vì sao ngài lãnh tụ gọi tôi vào không?”, “Tâm trạng của ông ấy bây giờ như thế nào?” – và ông chỉ trả lời ngắn gọn, “Ông sẽ biết thôi.” Ông ta là người không thể thay thế, trả lời mọi cuộc gọi đến và xử lý những đống giấy tờ đúng theo cách mà vị lãnh tụ mong muốn. Nhưng Stalin đã lệnh cho Lavrenti Beria, người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật đáng sợ, bỏ tù người vợ thân yêu của Poskryobyshev vì đi theo “chủ nghĩa Trotsky” vào năm 1939. (Beria đã gửi một giỏ lớn trái cây cho 2 người con gái của họ; sau đó xử tử mẹ của chúng.) Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)”

Địa lý học lịch sử Việt Nam: Trăm năm một thoáng nhìn

Tác giả: Trần Trọng Dương

Năm 1964, GS Đào Duy Anh xuất bản cuốn sách kinh điển về địa lý học lịch sử “Đất nước Việt Nam qua các đời”. Đào Duy Anh trở thành người được biết/ nhắc đến nhiều nhất bởi ông đã đặt một viên gạch quan trọng cho chuyên ngành khoa học cơ bản, vừa cao sang vừa hẻo lánh và “kén người” ấy. Kể từ sau cuốn chuyên luận, ngành địa lý học lịch sử ở Việt Nam cũng đã đi qua nhiều chặng đường khác nhau, với nhiều ngả rẽ khác nhau. Bài giới thiệu này, thay vì ngợi ca các giá trị của cuốn sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” của cố GS Đào Duy Anh, sẽ trình bày những sở kiến sở độc của người viết về chuyên ngành rộng lớn mà thâm sâu này. Continue reading “Địa lý học lịch sử Việt Nam: Trăm năm một thoáng nhìn”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P2)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I

“Một kẻ đáng nể”

Hitler trẻ hơn Stalin 11 tuổi, sinh năm 1889 ở một vùng biên giới giữa hai nước Áo-Hung. Cha ông qua đời khi ông mới 13 tuổi và mẹ ông mất năm ông lên 18. (Bác sĩ người Do Thái, người đã chăm sóc mẹ ông kể lại rằng trong 40 năm hành nghề y của mình, ông chưa bao giờ thấy ai đau khổ về cái chết của mẹ mình như Hitler.) Ở tuổi 20, Hitler phải xếp hàng đi xin bánh mỳ ở Vienna, tài sản thừa kế và tiền tiết kiệm của ông đã gần cạn kiệt. Ông đã 2 lần bị từ chối vào Học viện Mỹ thuật Vienna (“lý do bài vẽ hình theo mẫu không đáp ứng yêu cầu”) và ông đã cư ngụ trong những nhà tạm cho người vô gia cư đằng sau một ga xe lửa. Một người lang thang ở giường bên đã hồi tưởng lại rằng “quần áo của Hitler toàn là chấy rận, bởi vì ông đã lang thang trong nhiều ngày ở ngoài đường và trong tình trạng bẩn thỉu kinh khủng.” Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P2)”

Tìm hiểu nước Thủy Xá và Hỏa Xá qua mộc bản triều Nguyễn

Tác giả: Nhật Phương

Nói đến nước Thủy Xá 水 舍 và Hỏa Xá 火 舍 chắc không mấy ai biết hai nước này ở đâu, đời sống văn hóa thế nào và có mối quan hệ bang giao ra sao với triều Nguyễn? Qua tìm hiểu Mộc bản triều Nguyễn đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia – Đà Lạt, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc về hai nước Thủy Xá và Hỏa Xá, mà thực tế ngày nay chính là vùng đất Tây Nguyên – một phần lãnh thổ của Việt Nam.

 Vị trí của nước Thủy Xá và Hỏa Xá

Theo Mộc bản sách Đại Nam thực lục thì nước Thủy Xá và Hỏa Xá xưa gọi là Nam Bàn, là dòng dõi Chiêm Thành, Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành, lập cho con cháu vua nước ấy gọi là nước Nam Bàn, ở phía tây núi Thạch Bi, cắt đất từ núi Thạch Bi trở về phía Tây ban cho. Nước có độ hơn 50 thôn, trong nước có núi Bà Nam rất cao, Thủy vương ở phía Đông núi, Hỏa vương ở phía Tây núi. Bản triều ta thời sơ quốc cho là địa giới giáp Phú Yên, nên 5 năm một lần sai người đến nước đó ban cho các phẩm vật. Continue reading “Tìm hiểu nước Thủy Xá và Hỏa Xá qua mộc bản triều Nguyễn”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)

 

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs, 19/09/2017.

Biên Dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cho tới trước năm 40 tuổi, Joseph Stalin đạt rất ít thành tựu. Ông sinh năm 1878 trong một gia đình nghèo ở Gori, Gruzia, nơi sau này trở thành một phần của đế chế Nga. Cha ông là một người thợ sửa giày và mẹ là thợ giặt và may vá. Thời thơ ấu của Stalin tính cả những lúc đau ốm và bất hạnh có thể xem là khá yên ấm. Kết quả học tập của ông được nhiều điểm tốt, và ở tuổi thiếu niên, nhiều bài thơ của ông đã được xuất bản trên các tạp chí uy tín ở Gruzia (một độc giả sau này hồi tưởng lại, “cho đến tận bây giờ những vần thơ đẹp đẽ, êm đềm này vẫn còn vang vọng trong tai tôi”.) Nhưng ông đã không tham gia kì thi cuối cấp tại trường dòng Tiflis và không thể tốt nghiệp. Thay vì trở thành mục sư, ông đã tham gia vào lực lượng cách mạng ngầm để chống lại sự áp bức của chế độ Nga Hoàng, sau đó ông trải qua 20 năm tiếp theo tổ chức cách mạng, ẩn nấp, ngồi tù và bị đày sang Siberia. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)”

Sức mạnh của những tượng đài

Nguồn: Ian Buruma, “The Power of Monuments”, Project Syndicate, 05/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị  Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, cảnh tượng rùng rợn đã diễn ra khi những người Tân Phát-xít (neo-Nazis) diễu hành tại Charlottesville, Virginia, mang theo những ngọn đuốc và hô to khẩu hiệu ủng hộ tư tưởng người da trắng thượng đẳng. Cuộc diễu hành được phát động sau khi thành phố đưa ra kế hoạch di chuyển bức tượng Robert E. Lee, lãnh đạo quân đội Hợp bang miền Nam, lực lượng đã chiến đấu để duy trì chế độ nô lệ tại các bang miền Nam ly khai trong thời kỳ Nội chiến Hoa Kỳ. Bức tượng Tướng Lee cưỡi ngựa đã nằm ở đó từ năm 1924, thời điểm mà việc hành hình người da đen không qua xét xử vẫn không phải là hiếm. Continue reading “Sức mạnh của những tượng đài”

Những người cộng sản, cựu cộng sản và chống cộng ở Mỹ

Nguồn: Jennifer Burns, “Ayn Rand’s Counter-Revolution”, The New York Times, 24/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những đám đông xô đẩy lẫn nhau, những người lính hành quân dọc theo đại lộ lạnh giá, tiếng hò hét của người dân: Đó là tất cả những gì Ayn Rand đã chứng kiến từ căn hộ của gia đình mình, nằm trên cao, vượt khỏi sự điên rồ gần Nevsky Prospekt, một đại lộ lớn của Petrograd, thành phố trước đây từng được biết đến với tên gọi St. Petersburg.

Những ngày tháng Hai năm ấy là bước đầu tiên của một chu kỳ cách mạng sẽ kết thúc vào tháng Mười Một, mà sau đó sẽ chia đôi lịch sử thế giới thành trước và sau, khiến quân đội chống lại nhân dân, khiến những người cộng hòa chống lại phe Bolshevik, khiến người Nga chống lại người Nga. Nhưng phải đến khi Rand trở thành công dân New York khoảng 17 năm sau đó bà mới nhận ra rằng cuộc cách mạng này đã làm chia rẽ không chỉ xã hội Nga, mà còn cả cuộc sống của giới trí thức ở quê hương thứ hai của mình – nước Mỹ. Continue reading “Những người cộng sản, cựu cộng sản và chống cộng ở Mỹ”

Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: Stephen Kotkin, “Communism’s Bloody Century”, Wall Street Journal, 03/11/2017

Người dịch: Hiếu Chân

Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, thứ ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã để lại một chặng đường dài hủy diệt và chết chóc.

Tầm tuần này một thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản chiếm được đế quốc Nga, đất nước lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các phong trào thiên tả đủ loại đã lan tràn trong chính trị châu Âu trước khi diễn ra cuộc cách mạng ngày 25 tháng Mười năm 1917 (trùng vào ngày 7 tháng Mười Một theo lịch cải cách của Nga), nhưng Vladimir Lenin và những người bolsheviks của ông thì khác hẳn. Họ không chỉ mang một niềm tin hoang tưởng mà còn linh hoạt trong chiến thuật và may mắn hơn các đối thủ. Continue reading “Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản”

Một cách lý giải khác về Vương quốc Phù Nam

Tác giả: Hà Văn Thùy

Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm là một cống hiến mới đáng trân trọng. Tuy nhiên, ngay ở đây chúng tôi cũng thấy tác giả chưa tiếp cận chân lý bởi lẽ chưa giải quyết được vấn đề căn cốt: chủ nhân của Phù Nam là ai? Có thể là như tác giả nói: người Austranesian từ biển vào kết hợp với người bản địa tạo thành dân cư Phù Nam. Nhưng một khi câu hỏi: người Austranesian có nguồn gốc thế nào và người bản địa là ai chưa được trả lời thì mọi phát biểu về Phù Nam cũng chỉ là xây lâu đài trên cát! Bởi lẽ lịch sử là hoạt động xã hội của cộng đồng người diễn ra trong quá khứ, một khi chưa biết cộng đồng đó là ai, có nguồn gốc ra sao và quá trình hình thành thế nào để hiện diện ở thời điểm khảo cứu thì mọi điều nói về họ đều không có cơ sở. Do vậy, trước khi khảo cứu về Phù Nam phải giải quyết vấn đề tiên quyết: người Phù Nam là ai? Cho đến cuối thế kỷ trước, trả lời những câu hỏi trên là bất khả. Nhưng sang thế kỷ này những khám phá mới của di truyền học cho câu trả lời chính xác. Continue reading “Một cách lý giải khác về Vương quốc Phù Nam”

Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bất cứ quốc gia dân tộc hiện đại nào cũng tìm kiếm cho mình một nền văn hóa, văn minh, hay một vương quốc khởi đầu qua việc kết nối với một thực thể mờ ảo trong quá khứ. Đó là nơi huyền thoại dựng nước bắt đầu, và cũng là nơi chứng kiến sự va chạm giữa các diễn ngôn lịch sử. Phù Nam là một câu chuyện như thế ở Đông Nam Á.

Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/ Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/ Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả. Bao trùm lên nó là huyền thoại về vương quốc được hình thành đầu tiên ở Đông Nam Á, với cảng thị sầm uất như Óc Eo, trung tâm tôn giáo, chính trị như Angkor Borei. Dù chỉ tồn tại khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII CN, vương quốc này không chỉ là trung tâm của kết nối giao thương giữa các cộng đồng khu vực với Ấn Độ, Trung Hoa mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn ngôn chính trị-lịch sử ở thời kỳ hiện đại bởi vì dựa vào những cứ liệu lịch sử không rõ ràng của giai đoạn này mà chủ nghĩa dân tộc Campuchia tìm cách khẳng định sự hiện diện của dân tộc Khmer hàng nghìn năm trước ở vùng hạ lưu Mekong. Continue reading “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử”