#244 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)

pentagonpapers.16

Nguồn: William Henderson & Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem”, Vietnam Perspectives, Vol. 2, No. 1 (Aug., 1966), pp. 3-30.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chính sách đối ngoại của một quốc gia là sản phẩm của nhiều lực lượng, thường là đối lập nhau, nhưng là những lực lượng tương đối rõ ràng. Điều này đặc biệt rõ rệt trong lịch sử ngoại giao của các nước được thiết lập lâu đời trên vũ đài chính trị thế giới. Hệ quả của các nhân tố như vị trí địa lý, dân số, tài nguyên kinh tế, lịch sử và ý thức hệ thường được dẫn giải như những yếu tố quyết định chủ yếu của chính sách đối ngoại. Ít nhất, những yếu tố quyết định đó xuất hiện để đặt ra các giới hạn cho việc thực hiện chính sách đối ngoại nói chung của một quốc gia cụ thể. Continue reading “#244 – Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm (P.1)”

Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?

20150117_blp518

Nguồn:Why Islam prohibits images of Muhammad?”, The Economist, 19/01/2015.

Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngước đầu nhìn lên trần của một đền thờ nguy nga ở Istanbul, nơi hiện nay là Bảo tàng Hagia Sophia (ảnh), bạn sẽ thấy hai cách tiếp cận đối với thần thánh khác nhau, phản ánh những thời kỳ khác nhau trong lịch sử của tòa nhà. Trên đó có những bức tranh khảm đẹp nhất trong số các bức tranh khảm Cơ-đốc về Chúa Jesus, mẹ của ngài và những nhân vật thần thánh khác; và những bức thư pháp Hồi giáo uốn lượn phản ánh quan niệm cho rằng Thượng đế giao tiếp với con người thông qua ngôn ngữ, nói hoặc viết, thay vì thông qua hình ảnh hay những hình thức vật chất khác. Continue reading “Vì sao Hồi giáo cấm hình ảnh của Muhammad?”

Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước: Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị Duy Tân

Meiji.Genro

Tác giả: Trần Văn Thọ

Trước khúc ngoặt của lich sử, vận mệnh đất nước và dân tộc tất nhiên tùy thuộc vào hành động của nhũng người có trách nhiệm. Dĩ nhiên tiên đề là phải có tinh thần yêu nước, có ý chí, có ý thức trách nhiệm, nhưng nếu không đủ trí tuệ, không có đầu óc linh hoạt cảm nhận ngay được cái mới để từ bỏ nhanh những tư tưởng lỗi thời thì sẽ đưa ra những quyết định sai lầm hoặc bỏ mất thời cơ.

Vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản là một nước phong kiến, bế quan tỏa cảng, xã hội phân chia thành các giai cấp sĩ, nông, công, thương và chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Thế rồi chiến thuyền Mỹ của đô đốc Perry xuất hiện ở vịnh Edo năm 1853 đã khuấy động cả xã hội phẳng lặng đó. Nhưng chỉ có 15 năm (Minh Trị duy tân bắt đầu năm 1868), các sĩ phu, các lãnh đạo của Nhật đã biến một đất nước phong kiến bảo thủ trở thành một nhà nước tiếp thu toàn diện thế giới văn minh để tiến lên hàng các quốc gia thượng đẳng. Ý chí, trí tuệ và sự chuyển dịch tư tưởng rất nhanh của những lãnh đạo thời đó đã xoay chuyển đất nước một cách ngoạn mục với một tốc độ có thể nói là kỳ diệu. Continue reading “Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước: Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị Duy Tân”

#243 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.16): Những ngân hàng trung ương đầu tiên của Mỹ

kveus5944s

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Creature Comes to America”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 16.

Biên dịch: Nông Hải Âu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Câu chuyện về Ngân hàng Bắc Mỹ (Bank of North America), ngân hàng trung ương đầu tiên của nước Mỹ vốn được thành lập thậm chí trước khi Hiếp pháp được soạn thảo, và câu chuyện về Ngân hàng Đệ Nhất Hoa Kỳ (First Bank of the United States), ngân hàng trung ương thứ hai vốn ra đời năm 1791; cuộc lạm phát nặng nề do hai ngân hàng này gây nên, và lý do chúng chấm dứt hoạt động.

Thật đáng ngạc nhiên rằng ngân hàng nhà nước đầu tiên của Hoa Kỳ ra đời trước khi Hiến pháp được soạn thảo. Ngân hàng này được Quốc Hội Lục Địa cho ra điều lệ trong kỳ họp Mùa xuân năm 1791 và đi vào hoạt động một năm sau đó. Tại thời điểm đó, nhiều người hy vọng Canada sẽ sớm tham gia cuộc nổi dậy của các thuộc địa để thành lập một liên minh thống nhất trên toàn Bắc Mỹ. Với dự đoán này, thể chế tài chính mới ra đời được mang tên Ngân Hàng Bắc Mỹ. Continue reading “#243 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.16): Những ngân hàng trung ương đầu tiên của Mỹ”

Những bóng ma cũ của một châu Âu mới

FRANCE-MAY1-PROTEST-LABOUR-FN

Nguồn: Mark Mazower, “New Europe’s Old Ghosts”, Project Syndicate, 9/1/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong |Hiệu đính: Bùi Thu Thảo

Quá khứ đã rình rập châu Âu trong năm 2014. Ngay từ đầu năm, sự kiện đánh dấu một trăm năm bùng nổ Thế chiến I đã thu hút rất nhiều hoạt động kỷ niệm. Nhưng cùng với sự tiến triển của thời gian đã xuất hiện những nét tương đồng đáng lo ngại – không phải với năm 1914, mà là với một số đặc trưng tồi tệ hơn thế của những năm giữa hai cuộc thế chiến.

Từ Scotland và Catalonia đến miền biên giới của Ukraine, chủ nghĩa dân tộc bùng lên trong lúc nền kinh tế châu Âu rơi vào đình đốn, gợi lại nỗi ám ảnh lạm phát Đức năm 1923. Và, khi sang năm 2014, một cuộc kéo co địa chính trị mới giữa hai người khổng lồ đầu thế kỷ XX của lục địa này là Đức và Nga đã trở nên rõ ràng, trong khi giới chóp bu vốn mau quên (lịch sử) của châu Âu dường như đang phải dò dẫm từ mặt trận này sang mặt trận khác. Continue reading “Những bóng ma cũ của một châu Âu mới”

Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay

great_wall_china_photo_gov

Nguồn: Michael D. Swaine, “China: The Influence of History”, The Diplomat, 14/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Lịch sử tác động đến suy nghĩ và cách hành xử của người Trung Quốc ngày nay như thế nào?

Với sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục gia tăng ở châu Á và các khu vực khác, nhiều nhà phân tích tìm đến lịch sử Trung Quốc để tìm hiểu xem một nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ hành xử và nhìn nhận thế giới như thế nào trong tương lai. Nhiều nỗ lực áp dụng lăng kính lịch sử ấy đã mắc phải lỗi đơn giản hóa quá mức và diễn giải sai lệch mối liên hệ với hiện tại và ý nghĩa của lịch sử hàng trăm năm tư tưởng và cách hành xử của người Trung Quốc. Continue reading “Ảnh hưởng của lịch sử tới Trung Quốc ngày nay”

Các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả không?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Do Economic Sanctions Work?Project Syndicate, 02/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Chiến tranh kinh tế Nga – Phương Tây trong lịch sử

Khi tin tức về các biện pháp trừng phạt kinh tế mà phương Tây đang áp đặt lên Nga, Iran và Cuba đang tràn ngập các mặt báo, đã đến lúc chúng ta nên bàn về tính hiệu quả của những biện pháp này. Câu trả lời ngắn gọn là các biện pháp trừng phạt kinh tế thường chỉ có kết quả khiêm tốn, ngay cả khi chúng có thể là phương tiện thiết yếu để thể hiện tinh thần quyết tâm. Nếu muốn các biện pháp trừng phạt kinh tế đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao ở thế kỷ 21, chúng ta nên đánh giá lại hiệu quả của chúng trong quá khứ.

Như Gary Hufbauer và Jeffrey Schott đã viết trong cuốn sách kinh điển của họ về đề tài này, lịch sử của các biện pháp trừng phạt kinh tế bắt đầu ít nhất là từ năm 432 TCN khi vị chính khách và tướng lĩnh Hy Lạp cổ đại Pericles ban hành “sắc lệnh Megar” nhằm trả đũa vụ bắt cóc 3 người hầu của Aspasia (người tình của Pericles – NHĐ). Continue reading “Các biện pháp trừng phạt kinh tế có hiệu quả không?”

Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism)

maxresdefault

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chủ nghĩa đế quốc là chính sách mà qua đó các quốc gia hay các dân tộc hùng mạnh tìm cách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn.

Chủ nghĩa đế quốc đã xuất hiện từ thời cổ đại, từng tồn tại trong xã hội chiếm hữu nô lệ (như chủ nghĩa đế quốc La Mã) hay sau đó là trong xã hội phong kiến (như Chủ nghĩa đế quốc Mông – Nguyên). Tuy nhiên chủ nghĩa đế quốc phát triển mạnh mẽ nhất trong thời đại bùng nổ chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu từ thế kỷ 15. Trong giai đoạn này, các cường quốc Châu Âu tiêu biểu như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và tiếp theo đó là Mỹ và Nhật Bản, đã đi xâm chiếm và thiết lập các thuộc địa ở Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á. Continue reading “Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism)”

Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai

soviet_aron_84927222

Nguồn: Leon Aron, “Everything You Think You Know About the Collapse of the Soviet Union Is Wrong“, Foreign Policy, July/August 2011.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Mọi cuộc cách mạng đều tạo ra kinh ngạc. Tuy vậy, cuộc Cách mạng Nga gần đây nhất phải được kể là một trong những kinh ngạc lớn nhất. Trong những năm trước 1991, gần như không một chuyên gia, học giả, viên chức chính quyền, hay chính trị gia phương Tây nào thấy trước được sự sụp đổ sắp xảy ra của Liên Xô, và kéo theo nó một chế độ độc tài độc đảng, một nền kinh tế do nhà nước làm chủ, và cả sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh (Kremlin) đối với đế quốc Liên Xô và Đông Âu. Với một ngoại lệ duy nhất, tất cả những nhà bất đồng chính kiến Xô-viết cũng như chính những nhà cách mạng tương lai – nếu ta xét qua hồi ký của họ – cũng không tiên đoán được sự kiện này. Khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản vào tháng Ba năm 1985, không một nhân vật cùng thời nào của ông dự kiến một cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến cách mạng. Mặc dù người ta không đồng ý với nhau về tầm mức nghiêm trọng của những vấn đề nội tại trong chế độ Xô-viết, nhưng không ai coi những vấn đề này là đang đe dọa sinh mệnh của chế độ, chí ít trong tương lai gần. Continue reading “Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai”

#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?

article498.w_l

Nguồn: Francis Fukuyama, “Good Government, Bad Government”, The American Interest, 20 October 2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tại sao cuộc khủng hoảng đồng euro lại khởi đầu ở Hy Lạp – nước đã không thể kiểm soát chi tiêu công trong suốt giai đoạn bùng nổ tăng trưởng trước năm 2010 – trong khi Đức lại có khả năng giữ cho ngân sách nằm trong khuôn khổ? Những nghiên cứu so sánh kĩ lưỡng về những động lực của quá trình xây dựng nhà nước (state- buiding) và hiện đại hóa khu vực công cho thấy rằng trong khi một số nước phát triển (được định nghĩa là các nước có thu nhập bình quân đầu người vượt một ngưỡng tiêu chuẩn) đã có thể bước vào thế khỉ 21 với một chính phủ khá hiệu quả và trong sạch, các quốc gia khác lại bị hủy hoại bởi chủ nghĩa bảo trợ (clientelism), tham nhũng, vận hành kém, và mức độ tin tưởng vào chính phủ nói riêng và toàn xã hội nói chung rất thấp. Giải thích được sự khác biệt này có thể sẽ đem lại một số nhìn nhận thấu đáo về những chiến lược mà các nước đang phát triển hiện nay có thể dùng để đối phó với các vấn đề tham nhũng và chủ nghĩa bảo trợ. Continue reading “#242 – Điều gì tạo ra các chính phủ tốt hay tồi?”

Những xiềng xích lịch sử của Đông Á

Japanese-comfort-women-pr-012

Nguồn: Brahma Chellaney, “East Asia’s Historical Shackles,” Project Syndicate, 12/01/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các mối quan hệ ngoại giao ở Đông Á từ lâu đã trở thành con tin của lịch sử. Nhưng gần đây, “vấn đề lịch sử” của khu vực này đã trở nên căng thẳng hơn với việc chủ nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh giữa các chủ thể quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, làm tăng thêm những bất đồng về mọi mặt, từ lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên cho đến việc tưởng niệm chiến tranh và sách giáo khoa. Liệu các quốc gia Đông Á có thể vượt qua những xung đột để lại từ những thế hệ đi trước để tiến tới một tương lai có lợi cho tất cả? Continue reading “Những xiềng xích lịch sử của Đông Á”

Mức trần mới cho giá dầu

obamarig

Nguồn: Anatole Kaletsky, “A New Ceiling for Oil Prices,” Project Syndicate, Jan. 14, 2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một con số quyết định được số phận của nền kinh tế thế giới thì nó chính là giá một thùng dầu. Trước mỗi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu kể từ năm 1970 thì giá dầu ít nhất đều tăng gấp đôi, và mỗi khi giá dầu giảm một nửa và giữ ở mức thấp trong sáu tháng hoặc hơn, chắc chắn sau đó sẽ là một đợt tăng trưởng toàn cầu với tốc độ lớn.

Sau khi giảm từ 100 USD xuống còn 50 USD/thùng, giá dầu hiện đang dao động xung quanh mức then chốt này. Vậy chúng ta nên mong đợi mức giá 50 USD/thùng là sàn hay trần của biên độ giao dịch dầu mới? Continue reading “Mức trần mới cho giá dầu”

Chiến tranh Lạnh (Cold War)

us-soviet-flags

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một nước Đức đổ nát trên bờ vực bị chia cắt, thì Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế. Thế nhưng, Xô – Mỹ với hai ý thức hệ đối lập đã đứng trên hai chiến tuyến trái ngược nhau. Điều này khiến cho viễn cảnh hòa hợp thời hậu chiến trở nên xa vời. Một loạt các xung đột liên tiếp nổi lên, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp nhưng lại là khởi đầu cho một giai đoạn lịch sử được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Lạnh”. Continue reading “Chiến tranh Lạnh (Cold War)”

#234 – CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet

130911125935-chile-coup-11-horizontal-gallery

Nguồn: Jack Devine,[1] “What Really Happened in Chile – The CIA, the Coup Against Allende, and the Rise of Pinochet”, Foreign Policy, July/August 2014, pp. 26-35.

Biên dịch: Võ Kim Hà | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vào ngày 9/11/1973, khi tôi đang ăn trưa tại Da Carla, một nhà hàng Ý ở Santiago, Chile, thì một đồng nghiệp đến bàn tôi và thì thầm vào tai: “Gọi về nhà ngay; có chuyện khẩn”. Thời gian này tôi đang làm điệp viên ngầm của CIA. Chile là nhiệm sở đầu tiên của tôi ở nước ngoài, và đối với một người phụ trách tổ chức tình báo còn trẻ và nhiệt huyết, đây là một công việc đáng mơ ước. Trong nhiều tháng qua ở Chile đã lan truyền tin đồn về một cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ tổng thống theo chủ nghĩa xã hội Salvador Allende. Cũng đã có một lần đảo chính hụt. Những đối thủ của Allende đổ xuống đường. Các cuộc đình công lao động và sự xáo trộn nền kinh tế khiến cho các mặt hàng nhu yếu phẩm trở nên khan hiếm. Thỉnh thoảng lại có bom phát nổ làm chấn động thủ đô. Cả đất nước kiệt sức và căng thẳng. Nói cách khác, đây chính xác là loại địa điểm mà mọi điệp viên CIA mới qua đào tạo muốn tới. Continue reading “#234 – CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet”

Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba

dc-1962-map-of-cuban-missile-crisis

Nguồn: George Friedman, “The Geopolitics of U.S. – Cuba Relations”, Stratfor, 23/12/2014.

Biên dịch: Nguyễn Quang Khải | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro vừa thống nhất trao đổi tù nhân bị giam giữ với tội danh tình báo. Ngoài ra, Washington và Havana còn nhất trí thảo luận về vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy nhiên, chưa một thỏa thuận nào được đưa ra về việc chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba, một bước đi đòi hỏi sự chấp thuận của Quốc hội.

Đây là một thỏa thuận khiêm tốn, gây được tiếng vang chỉ bởi trước nay chẳng có một thỏa thuận nào. Quan hệ Mỹ-Cuba đã đóng băng nhiều thập niên, và cả hai bên đều không sẵn sàng nhượng bộ cũng như có những động thái đi trước. Một phần lý do là vì chính trị nội bộ ở cả hai nước đều khiến việc để mặc cho mối quan hệ đóng băng trở thành lựa chọn dễ dàng hơn. Continue reading “Yếu tố địa chính trị trong quan hệ Mỹ – Cuba”

#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh

perestroika11337817362723

Nguồn: Archie Brown (2007). “Perestroika and the End of the Cold War”, Cold War History, Vol.7, No. 1, pp. 1-17.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

Không ai trong năm 1985 có thể tưởng tượng được rằng chỉ trong vòng bảy năm mà sự thống trị của Chủ nghĩa Cộng sản sẽ kết thúc ở châu Âu, Chiến tranh Lạnh chấm dứt, và Liên Xô sẽ sụp đổ. Thế nhưng khi những sự kiện này xảy ra, không hề hiếm các nhà quan sát nhanh chóng tuyên bố rằng những kết quả này là không thể tránh khỏi. Chủ nghĩa cộng sản đúng là một hệ thống thiếu hiệu quả trên rất nhiều mặt (dù không phải là tất cả) nên sẽ không thể tồn tại mãi mãi, nhưng nó cũng là hệ thống đã giải quyết được hàng loạt mối đe dọa trong suốt 70 năm và tạo dựng được những khả năng phòng thủ chính trị và quân sự mạnh mẽ. Continue reading “#233 – Perestroika và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh”

#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN

eastgermanpolice2

Nguồn: Martin Grossheim, “Fraternal Support: The East German ‘Stasi’ and the Democratic Republic of Vietnam during the Vietnam War”, Cold War International History Project Working Paper #71, September 2014.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: “Chủ nghĩa xét lại” ở Việt Nam DCCH: Bằng chứng mới từ kho tư liệu Đông Đức

Giới thiệu

Trong thế giới thời kỳ hậu Thế Chiến II, nhiều mối liên kết mới được thiết lập giữa cái gọi là “Thế giới thứ hai” và “các nước phương Nam.” Tài liệu này nghiên cứu vai trò của Cộng hòa Dân chủ Đức, hay Đông Đức, như là thành viên thứ cấp của phe xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội nhà nước và hiện đại hóa nhà nước tại Việt Nam. Bài viết phân tích những mối liên hệ được tạo nên giữa cơ quan mật vụ của một nước nhỏ trong Chiến tranh Lạnh, Đông Đức, và cơ quan tình báo mới được thành lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Việt Nam DCCH) thời kỳ hậu thuộc địa. Tổng quát hơn, bài viết nhấn mạnh vai trò của các nước ngoại vi và chứng minh tầm quan trọng của những nước vừa và nhỏ trong lịch sử Chiến tranh Lạnh.[1] Continue reading “#232 – Hỗ trợ anh em: Bộ An ninh Quốc gia Đông Đức và Việt Nam DCCH trong Chiến tranh VN”

Cách mạng công nghiệp (Industrial revolution)

wind-farm-620x350

Tác giả: Đào Minh Hồng

Cách mạng Công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh bắt đầu từ những phát minh máy móc trong ngành dệt (những năm 60 thế kỷ 18), sau đấy lan sang Mỹ, Pháp, Đức…(kéo dài đến giữa thế kỷ 19). Ý nghĩa lớn nhất của Cách mạng Công nghiệp là thay thế lao động thủ công (lao động tay chân) của con người bằng lao động của máy móc, từ sản xuất thủ công sang nền sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi cơ bản những điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật của xã hội loài người. Ngoài ra, theo quan điểm của chủ nghĩa Marx, Cách mạng Công nghiệp một mặt đẩy mạnh sản xuất, mặt khác hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa là tư sản và vô sản. Continue reading “Cách mạng công nghiệp (Industrial revolution)”

Bức tường Berlin (Berlin Wall)

berlin_wall

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

Bức tường Berlin được hình thành từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 và tồn tại đến ngày 9 tháng 11 năm 1989 trước khi bị phá bỏ. Bức tường là ranh giới chia cắt giữa phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin. Nó từng được chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “bức tường thành bảo vệ chống Phát xít” và cũng đã từng bị người dân Cộng hòa Liên bang Đức gọi là “bức tường ô nhục”.

Xét về phương diện địa lý thì đây đơn thuần chỉ là cuộc chia cắt về địa lý, nhưng nếu xét về phương diện chính trị thì đây lại là một biểu tượng của sự đối đầu Đông – Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nó không chỉ đơn thuần là đường biên giới giữa hai phần nước Đức mà còn là biên giới giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) với Cộng đồng Châu Âu (EC), giữa khối NATO và khối Vacsava, giữa phe tư bản chủ nghĩa và phe xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Bức tường Berlin (Berlin Wall)”

#230 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.15): Lịch sử ra đời đồng đô la Mỹ

DW_1838_10_MLD

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Lost Treasure Map”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 15.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Một trải nghiệm cay đắng về tiền định danh của các thuộc địa Mỹ; quyết tâm của những người khai quốc để ngăn chặn quốc gia mới hình thành sử dụng tiền giấy mà không có (kim loại quý) đảm bảo; việc soạn thảo hiến pháp nhằm mục đích đó; sự ra đời của một đồng đô la Mỹ thực thụ; sự thịnh vượng hình thành sau đó.

Trong thời kỳ vàng son của radio, trên chương trình của Edgar Bergen, ông thường hỏi hình nộm Mortimer Snerd của anh ta rằng “Sao mày có thể ngốc đến thế?”. Và ông luôn nhận được câu trả lời giống nhau. Sau khi suy nghĩ một hồi trong vai Mortimer, ông tự đưa ra câu trả lời “Ừm, cũng không dễ chút nào”. Continue reading “#230 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.15): Lịch sử ra đời đồng đô la Mỹ”