Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’

Tác giả: Nguyễn Lục Gia

Với tư cách Chủ tịch Hội đồng Lao động và Quốc phòng, gọi đầy đủ là Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Liên bang Nga (1917-1924), ngày 14/06/1920, V. I. Lê-nin đã ban hành một Quyết định mà về sau Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lê-nin trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đặt thành tiêu đề Quyết định về việc xử phạt chủ nhiệm nhà an dưỡng “Goóc-ki” E. I-a. Vê-ve. Vê-ve là đảng viên Bôn-sê-vích từ năm 1917, công nhân Cận vệ đỏ, chủ nhiệm nhà an dưỡng Goóc-ki trong quãng thời gian 1918-1924. Nội dung của Quyết định đề cập đến quy trình áp dụng các hình thức xử phạt đối với Vê-ve về tội danh tự ý chặt một cây thông, làm tổn hại tài sản xã hội chủ nghĩa. Quyết định nguyên văn như sau. Continue reading “Lê-nin và việc ‘chặt một cây xanh giam tù một tháng’”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)

Tng hp: Mai Nguyễn

41 – Tướng Cao Văn Viên: Tổng tham mưu trưởng kỳ lạ nhất Sài Gòn

Năm 1971, choáng váng bởi tổn thất nặng sau chiến dịch Lam Sơn 719, ông Thiệu nhờ Trần Văn Đôn nói với đại tướng Cao Văn Viên (trong hình), Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, hãy quét tầm nhìn chiến lược đến các quân khu, chịu khó tiếp xúc với các tư lệnh vùng để tăng cường quân lực, chứ đừng ở mãi trong văn phòng riêng như ông Viên vẫn làm.

Tại sao ông Thiệu không trực tiếp nói với Cao Văn Viên mà phải nhờ Trần Văn Đôn? Bởi Thiệu có nói nhưng đại tướng Viên vẫn không nhúc nhích, cứ ngồi một chỗ để chỉ huy ngót một triệu quân qua…điện đàm là chính. Ông Đôn gặp Cao Văn Viên hỏi lý do. Ông Viên bảo: Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P6)”

Liên Xô đã chết vĩnh viễn!

Nguồn: Ghia Nodia, The Soviet Union is Dead for Good,” Project Syndicate, 29/12/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm giao thừa năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 ngày Liên Xô chính thức tan rã. Nhưng, thay vì ăn mừng, nhiều người Nga – và một số người ở phương Tây – lại phân vân về kết cục đó.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dẫn đầu danh sách những người nghi ngờ. Hồi năm 2005 ông đã đưa ra lập trường về việc Liên Xô tan rã, khi gọi đó là “một thảm kịch địa chính trị lớn của thế kỷ 20.” Và một số người ở phương Tây cho rằng các nhà nước mới nổi lên từ đống đổ nát – cụ thể là Ukraine và các nước cộng hòa Baltic – sẽ là nguồn cơn chính cho thái độ oán giận và chủ nghĩa trả thù của Nga trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Liên Xô đã chết vĩnh viễn!”

#267 – Triển vọng của chủ nghĩa kiến tạo đối với lý thuyết QHQT

Nguồn: Ted Hopf, “The Promise of Constructivism in International Relations Theory”, International Security, Vol. 23, No. 1 (Summer 1998), pp. 171-200.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Chủ nghĩa kiến tạo – kẻ thách thức sự thống trị liên tục của chủ nghĩa tân hiện thực và tân tự do thể chế trong nghiên cứu QHQT ở Hoa Kỳ – thường bị các học giả “dòng chính [mainstream]” đánh giá với rất nhiều sự nghi ngờ.[1] Có nhiều lý do giải thích cho sự chào đón [không thân thiện] này, trong đó ba nguyên nhân chính là việc các học giả dòng chính đánh giá, một cách sai lầm, thuyết kiến tạo có tính chất hậu hiện đại [postmodern] và phản thực chứng [antipositivist]; bản thân thuyết kiến tạo cũng mâu thuẫn trong việc áp dụng các phương pháp xã hội học dòng chính mà vẫn không phải hy sinh sự khác biệt về lý thuyết của chúng; và, có liên quan đến mâu thuẫn trên, sự thất bại của thuyết kiến tạo đối với việc phát triển một chương trình nghiên cứu khác biệt [so với hai lý thuyết dòng chính còn lại]. Trong bài viết này, tôi sẽ làm rõ các luận điểm của phái kiến tạo, chỉ ra sự khác biệt giữa dòng kiến tạo “thường quy” [conventional constructivism] và “phê phán” [critical constructivism], và đề xuất một chương trình nghiên cứu có khả năng cung cấp một cách tiếp cận khác đối với các vấn đề quan hệ quốc tế chính yếu được nghiên cứu và một vài ví dụ chỉ ra những gì mà chỉ có thuyết kiến tạo mới có thể đóng góp vào việc nghiên cứu chính trị quốc tế đó. Continue reading “#267 – Triển vọng của chủ nghĩa kiến tạo đối với lý thuyết QHQT”

Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin

Biên dịch:  Nguyễn  Hải Hoành

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”. Lần ấy Mao Trạch Đông ở Liên Xô 59 ngày. Lần thứ hai là hạ tuần tháng 10/1957 đi Liên Xô dự Hội nghị các đảng Cộng sản toàn thế giới và cùng Khrushchev duyệt cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ nhân ngày lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

  1. Trả lại sự thật cho lịch sử

Năm 2007, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) và các đài địa phương từng mấy lần đưa tin về cuộc đời của nhà ngoại giao lão thành Vương Gia Tường [Đại sứ TQ đầu tiên tại Liên Xô], trong bản tin có nhấn mạnh: tháng 12/1949 Mao Trạch Đông sau khi đến Liên Xô bị Stalin đối xử lạnh nhạt nên ông muốn về nước sớm; sau khi Mao Trạch Đông tiếp các nhà báo và công bố bài “Trả lời nhà báo”, Stalin mới gặp Mao bàn các vấn đề quan trọng. Continue reading “Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P4)

Tng hp: Mai Nguyễn

21 – Nguyễn Hữu Có và Đặng Văn Quang, hai tướng quyết liệt chống lại giải pháp “nửa chừng xuân”

Đại sứ Cabot Lodge khuyến cáo Nguyễn Cao Kỳ và hội đồng kỷ luật của quân đội Sài Gòn hãy dè chừng dân chúng và báo chí Mỹ. Vì lần này đem xét xử không chỉ một mình Nguyễn Chánh Thi mà cùng lúc những 4 tướng nữa: Tôn Thất Đính, Phan Xuân Nhuận (chống đối, ly khai), Nguyễn Văn Chuân, Huỳnh Văn Cao (đào tẩu, thiếu trách nhiệm…).

Nếu cả 5 tướng đều bị lột lon cách chức, đưa về vườn một lượt, sợ sẽ gây chấn động trong quân đội. Tiếng đồn về mối bất hòa dai dẳng giữa các tướng lĩnh Sài Gòn một lần nữa sẽ vang ra ngoài và thế nào báo chí Mỹ cũng xoáy vào đàm luận. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P4)”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P3)

Tng hp: Mai Nguyễn

11 – Nguyễn Cao Kỳ trước biến động miền Trung 1966

Đang còn đắng họng vì “bữa cơm của dân nghèo” không rượu không gái do thị trưởng Đà Nẵng bày ra khoản đãi để chửi khéo, Nguyễn Cao Kỳ lại bị thêm một vố đau khác trong chuyến thăm Huế vào ngày hôm sau 2.3.1966.

Tại Huế, ông ta có buổi tiếp xúc với thân hào nhân sĩ và các đoàn thể nhân dân ở Tòa đại biểu chính phủ bên sông Hương. Không khí cuộc gặp mặt được hâm nóng bởi phát biểu “có lửa” của ông Hồng Dũ Châu:

– Thưa thủ tướng “Chính phủ của dân nghèo” ra đời tại Sài Gòn đã 8 tháng nay. Suốt thời gian ấy chưa thấy làm được gì cho dân nhờ, chỉ thấy nay lệnh này mai lệnh khác trái ngược nhau, khiến chúng tôi bối rối không biết lệnh nào đúng mà thi hành. Gạo cơm tiếp tế cứ bị thiếu hụt mãi… Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P3)”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P2)

Tng hp: Mai Nguyễn

6 – Sinh s vì Dương Văn Minh lên đi tướng trước Nguyn Khánh 3 ngày!

Vừa là bạn đồng sàng, vừa là phụ tá đắc lực của Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan được “Thủ tướng” Kỳ tin cẩn lần lượt giao nắm các chức vụ đầy quyền sinh sát trong ngành an ninh quân đội, tình báo và cảnh sát Sài Gòn

Một bữa, Loan uống say, mặt đỏ và méo, kéo tay Nguyễn Chánh Thi lôi vào một căn phòng ở Bộ Tổng tham mưu hét toáng lên: – Thôi ông ơi, ông thì chu khó đi ra ngoi quc mt thi gian đi! Chúng nó ngi ông lm. Nếu ông còn ln qun đây thì chúng nó còn khó chu và còn làm nhiu chuyn n ào lm. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P2)”

Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?

Nguồn: Mustafa Akyol, “Why it’s not Wrong to Wish Muslims Merry Christmas”, The New York Times, 23/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàng tỷ Kitô hữu trên toàn thế giới đang hân hoan chào đón lễ Giáng Sinh cuối tuần này. Nhưng các thành viên của cộng đồng tôn giáo lớn thứ hai thế giới, những người Hồi giáo, lại không cùng chia sẻ niềm hân hoan. Tại một vài nước có đa số là người Hồi Giáo, như Ảrập Saudi, Brunei và Somalia, việc mừng lễ Giáng Sinh bị cấm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ quê hương tôi, việc mừng lễ Giáng Sinh không bị cấm, nhưng một số nhóm theo chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan vẫn tổ chức các cuộc biểu tình hàng năm phản đối cây thông Giáng sinh và trang phục ông già Noel, những điều mà họ coi là những áp đặt từ phương Tây. Continue reading “Kinh Quran nói gì về việc Jesus giáng sinh?”

25/12/6: Ngày Chúa Giáng Sinh?

Nguồn: Christ is born?, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù hầu hết các Kitô hữu đều xem ngày 25/12 là ngày Chúa Giáng Sinh, nhưng thực ra trong hai thế kỷ đầu tiên sau khi Thiên Chúa giáo ra đời, không hề có bất kỳ bằng chứng xác thực nào về ngày hoặc năm mà Đức Chúa sinh ra. Ghi nhận lâu đời nhất hiện có về việc cử hành lễ Giáng Sinh là trong một cuốn niên giám La Mã, kể lại rằng vào năm 336, Nhà thờ Rome đã kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời.

Người ta vẫn chưa tìm được lý do chính xác tại sao lễ Giáng Sinh lại được cử hành vào ngày 25/12, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng ngày lễ này thực ra là một sự thay thế của người Thiên Chúa giáo cho ngày Đông chí của người ngoại đạo. Continue reading “25/12/6: Ngày Chúa Giáng Sinh?”

Trung Quốc từng dùng thợ mỏ giúp xâm lăng Việt Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo 

Việc Trung Quốc sử dụng công nhân tại các hầm mỏ như là đạo quân mai phục sẵn tại nước ta, không chỉ là sự tiên liệu của các nhà quân sự cẩn thận lo xa. Thực sự điều này đã xẩy ra dưới thời nhà Thanh, bằng cớ có thể dẫn ra từ chánh sử Trung Quốc Thanh Thực Lục.[1]

Mùa thu năm 1788, khi Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị nhận lệnh từ vua Càn Long, truyền hịch chuẩn bị xâm lăng nước ta; thì Phan Khải Ðức, viên trấn thủ Lạng Sơn của nhà Tây Sơn đầu hàng giặc; đám công nhân người Hoa làm việc tại các xưởng mỏ thuộc vùng thượng du Bắc Việt mà sử Trung Quốc gọi là “ xưởng dân   ” cũng nổi lên, sẵn sàng làm đạo quân tiên phong: Continue reading “Trung Quốc từng dùng thợ mỏ giúp xâm lăng Việt Nam”

Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P1)

Tổng hợp: Mai Nguyễn

1. Nguyễn Cao Kỳ một mình chống lại Ngô Đình Diệm?

Đối với anh em ông Diệm, 1.11.1963 là ngày kết thúc giấc mơ quyền lực kéo dài 9 năm. Nhưng với nhiều người khác, mới chỉ là thời khắc phôi phai những “mộng ban đầu”. Nguyễn Cao Kỳ chẳng hạn, thừa nhận: “Đối với tôi mọi việc bắt đầu từ ngày hôm ấy”!

Lẽ ra, “mọi việc bắt đầu” sớm hơn một ngày. Vì theo dự tính, đảo chính nổ ra vào 31.10.1963 nhưng tướng Dương Văn Minh quyết định hoãn lại 24 tiếng đồng hồ. Thay đổi giờ chót đó do sơ suất không báo kịp đến Nguyễn Cao Kỳ nên Kỳ vẫn “độc diễn” phần việc được giao: Ông ta tập hợp khoảng gần 200 binh lính và sĩ quan dưới quyền vào một nhà kho lớn chứa máy bay trong căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Continue reading “Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại (P1)”

Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?

Nguồn: Brahma Chellaney, “A Water War in Asia?”, Project Syndicate, 27/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Căng thẳng liên quan đến nước đang gia tăng ở Châu Á – và không chỉ vì các yêu sách mâu thuẫn trên biển. Trong khi các tranh chấp lãnh thổ, ví dụ như ở Biển Đông, thu hút sự chú ý nhiều nhất – suy cho cùng, chúng đe dọa sự an toàn của các tuyến đường biển và tự do hàng hải, điều ảnh hưởng đến cả các cường quốc ngoài khu vực – thì hệ lụy chiến lược của sự cạnh tranh liên quan đến nguồn nước ngọt được chia sẻ giữa các quốc gia lại cũng đáng lo ngại không kém.

Châu Á có tỷ lệ nước ngọt trên đầu người ít hơn bất cứ lục địa nào, và nó đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước mà theo một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts thì sẽ tiếp tục tăng cao, với sự thiếu hụt nước trầm trọng dự kiến vào năm 2050. Trong hoàn cảnh mối bất hòa về địa chính trị lan rộng, sự tranh giành các nguồn tài nguyên nước ngọt có thể sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và sự ổn định lâu dài tại châu Á. Continue reading “Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?”

#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam

Nguồn: Zachary Abuza, “International Relations Theory and Vietnam”, Contemporary Southeast Asia, Vol. 17, No. 4 (March 1996), pp. 406-419.

Biên dịch: Nguyễn Minh Tài | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Tóm lược: Mặc dù được tuyên truyền theo đường lối cách mạng vô sản quốc tế, chính sách đối ngoại của Hà Nội vẫn luôn dựa một cách chắc chắn vào các giả định của chủ nghĩa hiện thực. Với sự ra đời của chính sách Đổi mới, đã có sự chuyển đổi căn bản trong thế giới quan của Việt Nam: Hà Nội kiên quyết đi theo các nguyên tắc về sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Sự chuyển biến này được thấy rõ ràng nhất trong mối quan hệ của Hà Nội với các nước ASEAN và Trung Quốc. Bài viết này lập luận rằng bởi vì Việt Nam không còn có thể đương đầu với Trung Quốc theo nghĩa Hiện thực truyền thống được nữa và cũng bởi vì Việt Nam quá nhỏ bé để ràng buộc Trung Quốc vào một mức độ phụ thuộc lẫn nhau nhất định nào đó, Việt Nam hy vọng sẽ kiềm chế hành vi của Trung Quốc thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau gián tiếp, thông qua tư cách thành viên ASEAN – một tổ chức Bắc Kinh cho là cần thiết để phát triển kinh tế của riêng mình. Continue reading “#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam”

Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc

Tác giả: Phùng Học Vinh | Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Một học giả Trung Quốc vạch ra những ngộ nhận lịch sử của người Trung Quốc. Tác giả thiên kỳ văn này là Phùng Học Vinh, học giả về bộ môn lịch sử. Ông hiện sống tại Hương Cảng,  cũng là tác giả các sách về lịch sử như  Tại sao Nhật Bản xâm lăng Trung Hoa, Trắc diện về Lịch sử Trung Quốc, Tìm hiểu Lịch sử Bắc Dương.

Nguyên nhân do viết sử, nên thường cùng người trong nước đàm luận về lịch sử; đương nhiên không tránh được những lúc đỏ mặt tía tai để tranh luận. Lúc đầu người mình tiếp thu lịch sử có vấn đề là do tin tức sai, lâu rồi thành quen, sự sai lầm không phải từ tiếp thu mà thôi, mà còn cả cách thức tư duy nữa. Chiều nay nhàn hạ, bèn hạ bút bàn về vấn đề này, nhắm tỉnh ngộ. Cái gọi là lời nói thẳng khuyên bằng hữu thì không có gì không nói; hy vọng người trong nước đầu óc mở mang, thông minh ra, không còn tự lừa mình, lừa người nữa. Continue reading “Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc”

Về văn bản pháp lý ngoại giao đầu tiên của Việt Nam DCCH

Tác giả: Đỗ Hoàng Linh

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) ra đời, tình hình ngày càng nguy cấp không chỉ vì nạn đói, nạn dốt hoành hành mà chúng ta còn bị các nước đế quốc đưa lực lượng quân sự hỗn hợp vào dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp phát xít Nhật. Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào đóng quân từ biên giới Việt-Trung đến vĩ tuyến 16. Ở miền Nam, quân Anh kéo vào giúp quân Pháp và trang bị cả vũ khí cho quân Nhật để tiếp sức cho Pháp.

Các thế lực của Anh, Mỹ, Trung Hoa dân quốc lăm le dùng sức mạnh của vũ khí hiện đại để tạo điều kiện cho Pháp quay lại thống trị Đông Dương. Chính phủ Anh kêu gọi Chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch “tạo mọi dễ dàng cho lực lượng Pháp và các quan chức cai trị của Pháp trở lại Đông Dương càng sớm càng tốt”. Ủy ban Đối ngoại của Mỹ cũng cho biết “không muốn áp đặt một sự kiểm soát nào nhưng sẵn sàng giúp đỡ Pháp nếu họ cần”. Continue reading “Về văn bản pháp lý ngoại giao đầu tiên của Việt Nam DCCH”

Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời

Nguồn:Orbituary: Hanoi Hannah died on September 30th”, The Economist, 15/10/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trịnh Thị Ngọ (tức “Hanoi Hanna”), phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam, qua đời ngày 30/09/2016, hưởng thọ 87 tuổi.

Giọng nói không rõ ràng vì tín hiệu truyền từ Hà Nội đến Tây Nguyên rất yếu. Tuy vậy, vào lúc 8 giờ tối theo giờ Sài Gòn, sau một ngày phải tránh bẫy và truy tìm Việt Cộng, lính Mỹ thường cố gắng giải khuây bằng cách nghe giọng của người phụ nữ mà họ gọi là “Hanoi Hannah”. Trong khi họ lau súng, rít thuốc hay làm vài li bia, chiếc radio quý giá được bọc bởi những mảnh băng dính đen nhằm bảo vệ nay đã sờn rách lại phát ra giọng nói nghe như của một cô nàng hoạt náo viên trung học đầy sức sống. “GI Joe (tên gọi chỉ lính bộ binh Mỹ), hôm nay các anh có khỏe không?” cô gái có chất giọng ngọt ngào ấy hỏi. “Các anh đang bối rối đúng không? Không gì bối rối bằng việc bị ra lệnh phải bước vào một cuộc chiến hoặc phải chết hoặc bị tàn tật trọn đời mà không hề biết về những gì đang diễn ra. Chính phủ các anh đã bỏ rơi các anh. Họ ra lệnh cho các anh chết. Đừng tin họ. Họ lừa các anh rồi.” Continue reading “Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời”

Tác động của Luật cấm báng bổ tại Indonesia là gì?

89-indonesias-blasphemy-laws

Nguồn:Indonesia’s blasphemy laws“, The Economist, 24/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Indonesia được ngưỡng mộ vì kết hợp thành công Hồi giáo và dân chủ. Tuy nhiên, trong tháng 11 vừa qua, cảnh sát đã chính thức tuyên bố rằng chính trị gia Kitô giáo nổi bật nhất của đất nước này, Basuki Tjahaja Purnama, thống đốc (thực tế là thị trưởng) của Jakarta, là một nghi can trong một vụ kiện về tội báng bổ. Nếu bị kết tội, ông Purnama, còn được gọi là Ahok, sẽ phải đối mặt với án tù lên đến năm năm. Vụ kiện được đưa ra nhằm phản hồi các khiếu kiện của những người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn và đe dọa gây ra thiệt hại lâu dài cho nền dân chủ Indonesia. Nó cũng đã thu hút sự chú ý vào các đạo luật cấm báng bổ (tôn giáo) của quốc gia này. Continue reading “Tác động của Luật cấm báng bổ tại Indonesia là gì?”

Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi

Nguồn: Ian Buruma, “The Populism for the Rich,” Project Syndicate, 04/11/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần đây tôi tham gia một chuyến tham quan Cung điện Quốc hội ở Bucharest, một công trình khổng lồ tốn kém được xây dựng vào những năm 1980 theo lệnh của nhà độc tài người Rumani quá cố Nicolae Ceauşescu, người đã bị hành quyết trước khi có thể nhìn thấy nó được hoàn thành. Các số liệu thống kê mà hướng dẫn viên của chúng tôi kể lại thật đáng kinh ngạc: dinh thự lớn thứ ba trên thế giới, 20.500 mét vuông trải thảm, một triệu mét khối đá cẩm thạch, 3.500 tấn pha lê. Các cầu thang bằng đá cẩm thạch khổng lồ đã phải xây dựng nhiều lần cho phù hợp chính xác với bước chân của nhà độc tài, một người đàn ông nhỏ bé. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy và phe nhà giàu mới nổi”

Lịch sử tình báo viết trên cây cầu qua hai chiến tuyến

Tổng hợp: Quang Học

Cây cầu Glienicker bắc ngang sông Havel, nối hai thành phố Potsdam với Berlin (CHLB Đức) mang một ý nghĩa rất đặc biệt đối với lịch sử tình báo thế giới. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chiếc cầu này hầu như không được sử dụng, nhưng lại trở nên nổi tiếng thế giới vì những vụ trao đổi tù binh gián điệp giữa Liên Xô và Mỹ.

Câu chuyện “cây cầu Thống nhất” biến thành biểu tượng chia cắt

Các lãnh chúa vùng Brandenburg từ năm 1660 đã xây dựng thêm lâu đài ở Potsdam, biến lâu đài mới thành nơi thể hiện uy lực chứ không đơn thuần là nơi đồn trú, qua đó việc giao thông qua lại giữa Potsdam và Berlin ngày càng trở nên nhộn nhịp. Để đi lại thuận tiện, vị Đại lãnh chúa đã cho bắc một cây cầu sang hòn đảo bị ngăn cách bởi con sông Havel. Continue reading “Lịch sử tình báo viết trên cây cầu qua hai chiến tuyến”