23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất

Nguồn: Voyager completes global flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau chín ngày bốn phút bay trên bầu trời, chiếc máy bay thử nghiệm Voyager đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Edwards ở California, hoàn thành chuyến bay không dừng vòng quanh Trái Đất đầu tiên, chỉ với một lần nạp nhiên liệu. Cầm lái bởi hai phi công người Mỹ Dick Rutan và Jeana Yeager, Voyager được chế tạo chủ yếu từ nhựa và giấy cứng, mang theo lượng nhiên liệu gấp ba lần trọng lượng của nó khi cất cánh từ Căn cứ Không quân Edwards vào ngày 14/12. Khi quay trở lại sau hành trình 25.012 dặm vòng quanh Trái Đất, nó chỉ còn lại năm gallon xăng trong bình chứa. Continue reading “23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất”

Nhìn lại 10 năm nắm quyền đầy biến động của Kim Jong-un

Nguồn:Nordkorea: Wie Kim Jong-un unbemerkt sein „Endziel“ erreichte”, WELT, 16/12/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kim Jong-un lên cầm quyền cách đây đúng mười năm. Khi đó anh ta bị coi thường, thậm chí bị nhạo báng. Đấy chính lại là điều may mắn cho nhà độc tài còn trẻ tuổi này. Kim Jong-un đã tận dụng sự ngây thơ của phương Tây để thay đổi thế giới.

Jang Jin-sung nhìn thính giả của mình một cách thoải mái nhưng nghiêm nghị. Ông ta từng là cán bộ tuyên huấn và là “nhà thơ cung đình của Kim Jong-il”, người đã đào tẩu sang Hàn Quốc. Vị “cán bộ tuyên huấn ” này có mặt tại Hội trường Clevinga của Đại học Leiden ở Hà Lan. Đó là cuối tháng 9 năm 2014. Ông ta nói chuyện về tình hình Triều Tiên, về hoạt động của chính thể này và nói về hy vọng của ông trong tương lai đối với đất nước. Ông nói: “Tôi nghĩ, không bao lâu nữa chế độ này sẽ sụp đổ. Có thể là năm năm, nhiều nhất là 7 năm, chế độ này sẽ không còn tồn tại.” Hoàn toàn ngược lại, Kim Jong-un, con trai Kim Jong-il, hiện vững như bàn thạch, ông ta là “nhà lãnh đạo tối cao” đang kỷ niệm 10 năm ngày lên nắm quyền của mình, ngày 17 tháng 12. Continue reading “Nhìn lại 10 năm nắm quyền đầy biến động của Kim Jong-un”

Thế giới hôm nay: 22/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Joe Biden sẽ cung cấp 500 triệu xét nghiệm nhanh covid-19 cho người Mỹ bắt đầu từ tháng 1. Nếu người dân yêu cầu, chúng sẽ được gửi miễn phí qua bưu điện (hiện tại người dân phải trả tiền và yêu cầu công ty bảo hiểm y tế của họ hoàn lại tiền). Nhà Trắng cũng có kế hoạch thiết lập thêm nhiều địa điểm xét nghiệm và triển khai nhân viên y tế tới các bệnh viện. Hôm thứ Hai các quan chức y tế công nói biến thể Omicron chiếm 73% ca nhiễm tuần trước ở Mỹ. Trong khi đó, Ủy ban Châu Âu cho biết giấy chứng nhận tiêm chủng — được dùng như một loại hộ chiếu đi lại trong khối — sẽ hết hạn sau chín tháng nếu du khách chưa tiêm nhắc lại.

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo Nga sẽ cân nhắc hành động quân sự nếu cảm thấy bị các nước phương Tây đe dọa xoay quanh vấn đề Ukraine. Quân đội Nga đã triển khai ồ ạt đến biên giới nước này trong nhiều tuần qua; ông Putin cáo buộc Mỹ triển khai khí tài ở Ba Lan và Romania. Ông cũng ra các yêu cầu đảm bảo quốc phòng phi thực tế với NATO, bao gồm lệnh cấm Ukraine gia nhập khối. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/12/2021”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P2)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1

I. CÁCH MẠNG DÂN CHỦ MỚI GIÀNH THẮNG LỢI VĨ ĐẠI

Trong thời kỳ cách mạng dân chủ mới, những nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng phải đối mặt là chống đế quốc, phong kiến ​​và chủ nghĩa tư bản quan liêu, đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng nhân dân, tạo điều kiện xã hội cơ bản cho sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc lâu đời và vĩ đại trên thế giới, đã sáng tạo ra một nền văn minh sán lạn kéo dài hơn 5000 năm và có những đóng góp không thể phai mờ cho sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Sau cuộc Chiến tranh Thuốc phiện năm 1840, do sự xâm lược của các cường quốc phương Tây và sự thối nát của chế độ thống trị phong kiến, Trung Quốc dần dần trở thành một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến, đất nước bị sỉ nhục, nhân dân khốn khổ, nền văn minh bị mai một, dân tộc Trung Hoa phải gánh chịu những tai họa chưa từng có. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P2)”

21/12/1971: Thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Nguồn: The United Arab Emirates is formed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates, UAE) đã được thành lập. Liên minh của sáu vương quốc nhỏ tại vùng Vịnh – với vương quốc thứ bảy cũng sớm gia nhập – đã tạo ra một quốc gia nhỏ bé nhưng có vai trò lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

Thông qua một loạt các hiệp ước kể từ năm 1820, một số vương quốc trên bờ biển phía bắc của Bán đảo Ả Rập đã nhận được sự bảo hộ của Anh. Với mong muốn bảo vệ các tuyến đường thương mại và bảo vệ thuộc địa quý giá của họ là Ấn Độ, Hải quân Anh đã quyết định bảo trợ cho “Các nước Đình chiến” (Trucial States – tên cũ của UAE – do các nước này ký hiệp ước với Anh) để đổi lấy việc họ hợp tác vì lợi ích của Anh. Continue reading “21/12/1971: Thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất”

Thế giới hôm nay: 21/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU đã phê duyệt vắc-xin covid-19 của Novavax, mang tên Nuvaxovid. Loại thuốc này đạt hiệu quả 90% chống nhiễm bệnh. Trong khi đó Moderna nói liều ba của họ giúp tăng miễn dịch trước biến thể Omicron. Kết quả thử nghiệm sơ bộ cho thấy một liều tăng cường giúp tăng mức độ kháng thể lên khoảng 37 lần so với chỉ hai liều.

Donald Trump kiện tổng chưởng lý New York Letitia James nhằm ngăn cuộc điều tra dân sự của bà về các giao dịch kinh doanh của ông. Bà James muốn thẩm vấn ông với thủ tục tuyên thệ vào tháng 1 để phục vụ điều tra. Vị cựu tổng thống, người liên tục vướng vào các vụ tố tụng, đã cáo buộc bà James “quấy rối” và “đe dọa” ông. Văn phòng chưởng lý gọi vụ kiện là một chiến thuật trì hoãn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/12/2021”

Thủy quân và ngai vàng ở Việt Nam cuối TK 18: Kỷ nguyên của những con cắt biển

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mùa hè năm 1786, hơn nghìn chiến thuyền từ Phú Xuân tiến ra Bắc, điểm đến là kinh thành Thăng Long của nhà Lê-Trịnh. Tham gia trực tiếp đồng thời ‘’đạo diễn’’ cuộc tấn công này là Nguyễn Hữu Chỉnh – một trong những người Nghệ An có ảnh hưởng nhất ở thế kỷ 18. Người đương thời gọi ông là con ‘cắt nước’, một nhà vô địch thủy chiến (Hoàng Lê Nhất thống chí). Sự kiện này chỉ là một chi tiết trong câu chuyện về thủy quân và ngai vàng ở Việt Nam cuối thế kỷ 18.

Bắc Hà sẽ giao hết sức mạnh thủy quân cho viên danh tướng Hàm Giang lừng danh Đinh Tích Nhưỡng nhằm tổ chức một trận quyết chiến ở cửa Luộc. Nhưỡng lấy hết tàu thuyền chặn ngang cửa sông thành hình chữ nhất, sau đó dùng pháo bắn vào thuyền Tây Sơn. Hoàng Lê Nhất thống chí chép, quân Bắc Hà “bắn một tiếng đầu, thuyền giặc [Tây Sơn] đứng yên không động. Nhưỡng sai bắn phát thứ hai, bên thuyền giặc buồm đều cuộn lại. Chư quân đều mừng, cho là giặc có ý sợ. Nhưỡng sai bắn luôn ba phát nữa, bấy giờ bên giặc mới nổ một phát đại bác tiếng to như sét, một chồi cổ thụ trúng đạn, bị gãy làm đôi.” Quân Lê-Trịnh, cả thủy bộ, sợ hãi, tan vỡ. Thư cấp báo về tới triều đình, quan lại chỉ lo chạy vợ con, cất giấu của cải, không ai dám nhận việc đánh giặc. Continue reading “Thủy quân và ngai vàng ở Việt Nam cuối TK 18: Kỷ nguyên của những con cắt biển”

Giới học giả Nga: Việt Nam là lựa chọn khả thi nhất để xây dựng cảng vũ trụ

Tác giả: Grigory Trofimchuk

Các giảng viên đại học ở thành phố Saint-Petersburg của Nga đưa ra những tính toán thích hợp, theo đó họ chọn Việt Nam là nơi khả thi nhất để xây dựng cảng vũ trụ.

Cách đây vài năm, một nhóm các nhà khoa học Nga, bao gồm những tên tuổi nổi tiếng như M. Grigoriev, M. Okhochinsky, S. Chirikov và A. Khramov, đã đưa ra lập luận về lợi ích của việc xây dựng sân bay vũ trụ quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm thúc đẩy sự phát triển sáng tạo vượt bậc trong lĩnh vực không gian của Nga và các đối tác. Trong đó, Việt Nam được tất cả công nhận là địa điểm chính và khả thi nhất để xây dựng công trình này. Continue reading “Giới học giả Nga: Việt Nam là lựa chọn khả thi nhất để xây dựng cảng vũ trụ”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P1)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: “Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về các thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử phấn đấu trăm năm của Đảng” do Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Trung ương ĐCSTQ khóa XIX thông qua ngày 11/11/2021 là một văn kiện quan trọng trong đời sống chính trị của TQ, đang được dư luận Việt Nam và thế giới quan tâm. Đây là Nghi quyết thứ ba của ĐCSTQ về các vấn đề lịch sử trong 100 năm qua kể từ ngày thành lập Đảng (1/7/1921). Trước đó, vào năm 1945, Hội nghị toàn thể lần thứ bảy Trung ương ĐCSTQ khóa VI đã thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử”, năm 1981 Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Trung ương ĐCSTQ khóa XI lại thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng từ khi thành lập nước”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P1)”

19/12/1941: Hitler nắm quyền chỉ huy quân đội Đức

Nguồn: Hitler takes command of the German army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân đội Đức đã chứng kiến một thay đổi lớn trong hàng ngũ các chỉ huy cấp cao khi Adolf Hitler lên đảm nhận vị trí Tổng tư lệnh.

Cuộc tấn công của Đức vào Moskva khi ấy đã rõ ràng là một thảm họa. Người Liên Xô đã xây dựng một hàng phòng thủ cách thành phố 200 dặm – mà lính Đức chẳng thể nào phá vỡ. Thời tiết mùa đông khắc nghiệt, với nhiệt độ thường dưới âm 31 độ, khiến các xe tăng Đức gần như bị đóng băng. Tướng Georgi Zhukov đã phát động một cuộc phản công dữ dội của bộ binh, thiết giáp và không quân Liên Xô, buộc lực lượng đang hoang mang của Đức phải vội vã rút lui. Continue reading “19/12/1941: Hitler nắm quyền chỉ huy quân đội Đức”

Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Ngày 30/4/1975, Frank Snepp đứng trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ, thất thần chờ chiếc trực thăng cuối cùng đến bốc ông, đưa ra chiến hạm USS Denver, rời Nam Việt Nam, đất nước ông đã phục vụ hai lần, 1969-1972 và 1972-1975.

Nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của CIA trong Cuộc chiến Việt Nam trở về Mỹ nhưng có lẽ chưa bao giờ ‘rời khỏi’ Việt Nam. Giờ đây 78 tuổi, Frank Snepp sống một mình trong một chung cư ở West Los Angeles với con chó nhỏ.

Trong phòng làm việc chứa đầy dấu tích của hai chuyến công tác đã thay đổi cả đời mình, Frank Snepp cho chúng tôi biết ông đang viết một cuốn sách nữa về cuộc chiến VN, và cũng đang làm việc với một hãng phim của Úc về sự tham gia của ông trong cuộc chiến này. Continue reading “Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam”

Quân Minh mở rộng xâm lăng miền Bắc Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi chiếm được thành Đa Bang, quân Minh tiến dọc theo bờ sông Hồng xuống phía nam, chiếm nốt thành Đông Đô, tức Hà Nội; quân nhà Hồ rút xuống vùng núi Thiên Kiện tại tỉnh Hà Nam. Tiếp tục, quân Minh chiếm xong các tỉnh thuộc vùng hạ lưu sông Thao, sông Đà, và sông Lô:

Ngày 12 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [20/1/1407]. Trước hết, quân của quan Tổng binh chinh phạt An Nam Tân thành hầu Trương Phụ tiếp tục tiến dọc sông Phú Lương xuống phía nam, tấn công thành Đông Đô. Giặc bỏ thành chạy, bèn đóng quân tại phía đông nam thành, chiêu tập quan lại và dân, dung nạp kẻ hàng. Số qui thuận có đến cả vạn người; bèn yết bảng thông cáo cho trở về chức nghiệp cũ. Trong ngày Trương Phụ sai người khẩn tâu.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 247). Continue reading “Quân Minh mở rộng xâm lăng miền Bắc Đại Việt”

Nụ cười Gagarin: Quyền lực mềm của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh

Tác giả: Stephen Dowling

Yuri Gagarin đã xoá bỏ hình tượng nghiêm nghị đến mức sắt đá của Liên Bang Xô Viết trong mắt phương Tây.

Ông là một người Nga cuốn hút, dễ tính với gương mặt luôn nở nụ cười. Người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ đã trở thành một công cụ tuyên truyền đầy quyền lực.

Chính nụ cười của ông đã chinh phục trái tim công chúng toàn thế giới.

Nhóm được lựa chọn vào đội du hành khám phá không gian đầu tiên của Liên Xô có 20 người. Trong số họ có Gherman Titov, cho đến nay vẫn là người trẻ tuổi nhất bay vào vũ trụ (ở tuổi 26), và Alexei Leonov, người đầu tiên mạo hiểm rời khỏi tàu vũ trụ để đi bộ ngoài không gian. Continue reading “Nụ cười Gagarin: Quyền lực mềm của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh”

Hy Lạp: Đồng minh mới của Mỹ ở Địa Trung Hải

Nguồn: Griechenland: Der neue US-Verbündete im Mittelmeer”, WELT, 13/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong một thời gian dài, Mỹ đã dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ để thúc đẩy các lợi ích của mình trong khu vực. Nhưng vì chính sách khôn lường của Erdogan, Washington đang tìm kiếm các giải pháp thay thế  và đang chuyển hướng sang Hy Lạp. Điều đó có thể gây ra hậu quả cho toàn bộ khu vực Địa Trung Hải.

USS Eisenhower là một tàu chiến quan trọng của Mỹ. Chính nhờ con tầu này mà máy bay phản lực của Mỹ đã cất cánh trong cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố IS, nó đã hoạt động trong cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh và hỗ trợ nhiệm vụ tác chiến ở Afghanistan. Tháng 3 vừa qua, con tầu này đi vào Địa Trung Hải và lên đường đến đảo Creta của Hy Lạp. Continue reading “Hy Lạp: Đồng minh mới của Mỹ ở Địa Trung Hải”

16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II

Nguồn: Battle of the Bulge begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân Đức đã mở cuộc tấn công lớn cuối cùng trong Thế chiến II, Chiến dịch Autumn Mist – hay còn gọi là cuộc Tấn công Ardennes hoặc Trận Bulge – một nỗ lực nhằm đẩy lui hàng ngũ Đồng Minh về phía tây, từ miền bắc nước Pháp đến tây bắc nước Bỉ. Sở dĩ có tên gọi này là vì quân Đức đã tạo ra một “chỗ phình” (bulge) xung quanh khu vực rừng Ardennes để tấn công tuyến phòng thủ của Mỹ. Đây cũng là trận đánh lớn nhất diễn ra ở mặt trận phía Tây.

Trong đợt tấn công đầu tiên, quân lực của Đức là 250.000 người, gồm 14 sư đoàn bộ binh được bảo vệ bởi 5 sư đoàn thiết giáp, chiến đấu chống lại chỉ 80.000 lính Mỹ. Trận đánh bắt đầu ngay từ sáng sớm, nhắm vào phần yếu nhất của phòng tuyến Đồng Minh – một đoạn rừng cây và đồi núi ít được bảo vệ dài 80 dặm (đơn giản thì quân Đồng Minh tin rằng Ardennes là nơi quá khó để vượt qua, và do đó, khó mà trở thành địa điểm cho một cuộc tấn công của người Đức). Đối đầu với lực lượng Mỹ mỏng manh và bị cô lập, cộng thêm việc sương mù dày đặc ngăn không cho phía Đồng Minh phát hiện bước tiến của Đức, quân Đức đã có thể đẩy lui kẻ thù. Continue reading “16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II”

Lý do dân chủ tự do thất bại và tính ưu việt của mô hình Trung Quốc

Nguồn: Eric Li on the failure of liberal democracy and the rise of China’s way”, The Economist, 8/12/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nền dân chủ đang ở trong tình trạng báo động. Freedom House tuyên bố “sự suy giảm dân chủ toàn cầu đã tăng tốc” và ngay cả ở Mỹ, dân chủ đã “suy giảm đáng kể”. Theo nghiên cứu của Viện V-Dem ở Thụy Điển, phần lớn sự suy yếu của dân chủ đang diễn ra ở các quốc gia liên kết với Mỹ. Larry Diamond, một nhà xã hội học chính trị, lập luận rằng “suy thoái dân chủ” đã đạt đến mức “khủng hoảng”, một tình trạng được thúc đẩy thêm bởi đại dịch. Có rất nhiều chẩn đoán được đưa ra. Francis Fukuyama, một nhà khoa học chính trị, tin rằng chính phủ Mỹ bị giới tinh hoa thao túng và công chúng bị chia rẽ bởi bản sắc văn hóa. Cũng có những người luôn muốn tìm câu trả lời dễ dàng bằng cách đổ lỗi cho Trung Quốc và Nga. Continue reading “Lý do dân chủ tự do thất bại và tính ưu việt của mô hình Trung Quốc”

Boris Yeltsin: Người nông dân làm tổng thống Nga dân chủ

Năm 1985, tân tổng bí thư Mikhail Gorbachev mời Boris Yeltsin, bí thư Sverdlovsk (nay là Yekaterinburg) về Moscow. Chỉ trong vòng một năm, ông Yelsin vào Bộ Chính trị Đảng CS Liên Xô.

Là gương mặt trẻ, năng động, thậm chí nói thẳng tới mức bị cho là ‘hung hăng’, ông giúp Gorbachev thực hiện các chiến dịch chống tham nhũng.

Ngày nay người ta hay nói về Yeltsin và Gorbachev như hai nhân vật đối nghịch nhau, thậm chí là kẻ thù chính trị.

Nhưng thực ra họ có nhiều điểm giống nhau.

Cả hai cùng sinh năm 1931 và đều có gốc gác gia đình nông dân.

Continue reading “Boris Yeltsin: Người nông dân làm tổng thống Nga dân chủ”

Tại sao nguy cơ xảy ra chiến tranh cao hơn so với trước đại dịch?

Nguồn: François Heisbourg: „Das Risiko eines Krieges ist jetzt höher als vor der Pandemie“, WELT, 7/11/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Đại dịch Corona đã khiến cho những hiểu lầm chết người giữa các siêu cường dễ xảy ra hơn – và thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn. Đó là những gì chuyên gia địa chính trị François Heisbourg dự báo trong một cuộc phỏng vấn. Chiến lược gia lừng danh này nhìn nước Đức với con mắt phê phán.

Nhà địa chính trị François Heisbourg tỏ ra lo ngại. Trong cuốn sách “Le Retour de la Guerre” (Sự trở lại của chiến tranh), triết gia người Pháp viết lý do tại sao nguy cơ xẩy ra chiến tranh trong tương lai gần lại có nhiều khả năng hơn . Continue reading “Tại sao nguy cơ xảy ra chiến tranh cao hơn so với trước đại dịch?”

14/12/2012: Thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook

Nguồn: Sandy Hook school shooting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày nay năm 2012, Adam Lanza đã bắn chết 20 học sinh lớp một và 6 nhân viên của trường Tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut trước khi dùng súng tự sát. Trước đó cùng ngày, hắn ta cũng đã sát hại mẹ mình tại ngôi nhà nơi họ sinh sống.

Sandy Hook là vụ xả súng gây chết người nhiều thứ hai ở Mỹ lúc bấy giờ, chỉ sau vụ xả súng năm 2007 tại Virginia Tech, trong đó hung thủ đã giết chết 32 học sinh và giáo viên trước khi tự sát. Continue reading “14/12/2012: Thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook”

Thế giới hôm nay: 14/12/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu bộ trưởng nhập cư Đan Mạch Inger Stoejberg bị kết tội chia cắt bất hợp pháp các cặp vợ chồng trẻ xin tị nạn vào năm 2016. Bà Stoejberg, người khi đó thuộc chính phủ trung hữu, đã đưa ra chính sách ngăn những người tị nạn đã kết hôn nhưng dưới 18 tuổi được sắp xếp chỗ ở với bạn đời. Bà nói chính sách này, bị bãi bỏ sau vài tháng, là nhằm chống nạn tảo hôn.

Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm kỷ lục xuống dưới mức 14 lira đổi một đô la, thấp hơn một nửa tỉ giá hồi đầu năm. Tỉ giá đi xuống sau khi nợ của Thổ Nhĩ Kỳ bị hãng xếp hạng S&P hạ bậc vào cuối tuần trước. Nhưng điều đó sẽ không lay chuyển được tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người đang chiến đấu với lãi suất cao bằng cách tiếp tục giảm lãi suất, bất chấp tác động tiêu cực lên tiền tệ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/12/2021”