Việt Nam Mật Chiến (Phần 8)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hồi ức của một vài cố vấn quân sự Trung Quốc

Trong Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sang Việt Nam công tác có chừng trên 100 cán bộ chỉ huy cấp sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn. Mấy chục năm sau, khi ôn lại quãng thời gian công tác tại đất nước có chút xa lạ ấy, nhiều người đã không thể nhớ rõ những gì mình từng trải qua.

Triệu Thụ Lai, nguyên là thành viên Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc, nhớ lại: “Năm 1950, tôi đang làm công tác tiễu phỉ tại vùng Điền Tây Nam thì lính thông tin đem lại cho tôi thư của Phó Sư trưởng Vương Kiện Tuyến. Thư viết: ‘… Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cử cố vấn quân sự ra nước ngoài, hy vọng đồng chí sẽ phát huy được những kinh nghiệm quý báu thu được từ cuộc chiến tranh cách mạng trong nước…’ Bức thư này tôi giữ được hơn ba chục năm, nhưng trong lần cuối cùng dọn nhà lại đem đốt mất. Thưa các nhà sử học, các vị đến muộn rồi.” Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 8)”

08/08/1918: Trận Amiens trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Amiens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, phe Hiệp Ước đã phát động một chiến dịch tấn công nhằm vào các vị trí của quân Đức ở Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, mở đầu bằng trận đánh tấn công trừng phạt tại Amiens, trên bờ sông Somme, tây bắc nước Pháp.

Hứng chịu thương vong nặng nề sau cuộc tấn công đầy tham vọng vào mùa xuân năm 1918 của họ, phần lớn quân đội Đức khi ấy đã kiệt quệ, và tinh thần của họ lại càng sa sút giữa cảnh thiếu hụt nhu yếu phẩm và dịch cúm đang lan rộng. Vài chỉ huy người Đức tin rằng tình thế đang chuyển biến theo cách không thể đảo ngược, theo hướng có lợi cho kẻ thù. Tuy nhiên, Erich Ludendorff, Tổng Tư lệnh Đức, từ chối chấp nhận thực tế này và gạt bỏ mọi lời khuyên của các chỉ huy cấp cao về việc rút quân hoặc chuyển sang đàm phán. Continue reading “08/08/1918: Trận Amiens trong Thế chiến I”

Nhật ký Bắc Kinh (22/02/21): Tại sao Tập khuyến khích học lịch sử Đảng?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào sáng thứ Bảy (20/02/2021), tôi đến thăm Hương Sơn (Xiangshan), một vùng ngoại ô phía tây Bắc Kinh nổi tiếng với những tán lá mùa thu rực rỡ. Địa chỉ tôi đến là Biệt thự Shuangqing, nơi người cha lập quốc Mao Trạch Đông sống nửa năm cho đến khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào tháng 10 năm 1949.

Khi đi qua cổng biệt thự, tôi bắt gặp khoảng 20 phụ nữ đang hô vang khẩu hiệu “Trái tim phụ nữ đồng hành cùng Đảng. Hãy đấu tranh để hướng tới một chặng đường dài mới”. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (22/02/21): Tại sao Tập khuyến khích học lịch sử Đảng?”

07/08/1998: Hai đại sứ quán Mỹ ở Đông Phi bị đánh bom

Nguồn: U.S. embassies in East Africa bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, vào lúc 10:30 sáng giờ địa phương, một quả bom xe tải lớn đã phát nổ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Nairobi, Kenya. Vài phút sau, một quả bom xe tải khác phát nổ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Dar es Salaam, thủ đô nước láng giềng Tanzania. Vụ khủng bố kép đã giết chết 224 người, trong đó có 12 người Mỹ, và làm hơn 4.500 người khác bị thương. Mỹ cáo buộc Osama bin Laden – một người Ả Rập Saudi lưu vong, kẻ ủng hộ chủ nghĩa khủng bố quốc tế chống lại Mỹ – là chủ mưu các vụ đánh bom. Ngày 20/08, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh phóng tên lửa hành trình nhắm vào các trại huấn luyện khủng bố của bin Laden ở Afghanistan và một nhà máy dược phẩm ở Sudan, được cho là nơi ông trùm khủng bố chế tạo hoặc phân phối vũ khí hóa học. Continue reading “07/08/1998: Hai đại sứ quán Mỹ ở Đông Phi bị đánh bom”

Thế giới hôm nay: 06/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính quyền Biden kêu gọi đưa xe điện chiếm một nửa số xe mới bán ở Mỹ cho tới năm 2030, nhằm giảm lượng khí thải carbon. Đây là một mục tiêu chứ không phải là một yêu cầu pháp lý. Ông Biden cũng sẽ yêu cầu các hãng xe tăng hiệu suất km/gallon so với quy định của chính quyền trước. Dự kiến hôm nay các nhà sản xuất ô tô ​​sẽ xác nhận cam kết ủng hộ lời kêu gọi này tại Nhà Trắng.

Bộ Quốc phòng Burkina Faso cho biết một nhóm vũ trang đã giết chết 30 người, bao gồm dân thường, binh lính và các thành viên lực lượng dân quân thân chính phủ. Ít nhất mười trong số những kẻ tấn công cũng bị giết. Chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm. Burkina Faso, Niger và Mali đối mặt bạo lực thánh chiến vì các nhóm có liên kết với al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo đẩy mạnh hoạt động ở vùng Sahel. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/08/2021”

Gắn kết quan hệ Nhật – Đài trong bối cảnh TQ gia tăng áp lực

Tác giả: Phan Văn Tìm

Dù không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, Nhật Bản xem Đài Loan như một đối tác tin cậy ở khu vực và có nhiều nỗ lực thúc đẩy quan hệ với Đài Loan. Quan hệ Nhật – Đài đã có những bước đột phá dưới thời cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Năm 2017, Nhật Bản chính thức đổi tên cơ quan đại diện của quốc gia này ở Đài Loan, từ Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản thành Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản – Đài Loan, nhằm thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ song phương.

Tiếp nối các di sản đối ngoại của Thủ tướng Shinzo Abe, Thủ tướng hiện tại của Nhật Bản là Yoshihide Suga cũng tích cực ủng hộ và phát triển quan hệ với Đài Loan, thậm chí còn có phần mạnh mẽ hơn so với người tiền nhiệm. Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực lên Đài Loan, quan hệ gắn kết Nhật – Đài mang đến nhiều thông điệp. Continue reading “Gắn kết quan hệ Nhật – Đài trong bối cảnh TQ gia tăng áp lực”

05/08/1981: Ronald Reagan sa thải 11.359 kiểm soát viên không lưu

Nguồn: Ronald Reagan fires 11,359 air-traffic controllers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan bắt đầu cho sa thải 11.359 kiểm soát viên không lưu đã vi phạm sắc lệnh hành pháp – vốn yêu cầu họ phải quay lại làm việc. Hành động của Tổng thống, được nhiều người coi là cực đoan, đã làm trì trệ đáng kể vận tải hàng không trong nhiều tháng.

Hai ngày trước đó, vào ngày 03/08, gần 13.000 kiểm soát viên không lưu đã đình công sau khi các cuộc đàm phán với chính phủ liên bang nhằm tăng lương và rút ngắn tuần làm việc của họ không đạt được kết quả. Nhóm kiểm soát viên phàn nàn về điều kiện làm việc khó khăn và về việc mọi người không thừa nhận những áp lực mà họ phải đối mặt. Trên cả nước Mỹ, khoảng 7.000 chuyến bay đã bị hủy. Continue reading “05/08/1981: Ronald Reagan sa thải 11.359 kiểm soát viên không lưu”

Nhật ký Bắc Kinh (19/02/21): Tesla đặt cược vào Trung Quốc

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà sản xuất xe điện Tesla Motors của Mỹ bắt đầu xuất xưởng mẫu sedan Model 3 sản xuất ở Thượng Hải từ tháng 1 năm 2020, và đã nhanh chóng bán được khoảng 140.000 chiếc tại Trung Quốc. Giờ đây không khó bắt gặp mẫu xe này ở Bắc Kinh, biến Tesla trở thành một trong những thương hiệu Mỹ nổi tiếng nhất ở Trung Quốc bên cạnh Apple và Starbucks Coffee.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa rồi chứng kiến đại lý Tesla tại một trung tâm mua sắm cao cấp ở Bắc Kinh chật cứng khách hàng. “Mẫu xe rẻ nhất chỉ có giá 249.900 nhân dân tệ”, tương đương 38.500 USD, một nữ bán hàng trẻ tuổi nói. “Tại sao bạn không thử xem?” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (19/02/21): Tesla đặt cược vào Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 05/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

WHO kêu gọi hoãn tiêm vắc-xin liều tăng cường trong hai tháng vì lo ngại các nước giàu sẽ tích trữ vắc-xin. Pháp, Đức và Israel muốn tiêm ba mũi cho người già và người bị suy giảm miễn dịch, trong khi các nước nghèo còn đang thiếu vắc-xin trầm trọng. Mục tiêu của WHO là tiêm chủng đầy đủ cho ít nhất một phần mười dân số của tất cả các nước cho tới cuối tháng 9.

Mexico kiện 11 nhà sản xuất và cung cấp súng của Mỹ, cáo buộc họ cẩu thả tạo điều kiện cho buôn lậu vũ khí qua biên giới. Chính phủ Mexico nói số súng này đi thẳng vào tay các băng đảng ma túy, góp phần làm bùng phát bạo lực trên khắp đất nước. Tuy nhiên vào năm 2005 Mỹ đã thông qua một đạo luật bảo vệ các công ty súng khỏi hầu hết những vụ kiện dân sự kiểu này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/08/2021”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 7)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thành lập đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc

Căn cứ theo yêu cầu của Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương và các báo cáo liên quan của La Quý Ba, hạ tuần tháng 3 năm 1950, Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp bàn và quyết định thành lập Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sang Việt Nam giúp quân đội Việt Nam tác chiến chống Pháp. Trưởng đoàn cố vấn do Chính uỷ Binh đoàn số 10 thuộc Dã Chiến Quân số 3 Vi Quốc Thanh đảm nhiệm.

Việc lựa chọn Vi Quốc Thanh được xem xét từ nhiều mặt. Trước hết, ông từng chiến đấu lâu năm, là một cán bộ chỉ huy quân sự dầy dạn. Đi lên từ một chiến sĩ công binh Hồng quân, trong Kháng chiến chống Nhật, Vi Quốc Thanh là “Chuyên gia chiến tranh Chim sẻ [tức chiến tranh du kích]” ở vùng Giang Hoài. Trong Chiến tranh Giải phóng, ông trở thành Tư lệnh Tung đội (tức Quân đoàn) và Binh đoàn, chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 7)”

Thế giới hôm nay: 04/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một cuộc điều tra kéo dài 5 tháng đã kết luận thống đốc bang New York Andrew Cuomo quấy rối tình dục nhiều phụ nữ. Tổng chưởng lý bang Letitia James cho biết thống đốc đã thực hiện hành vi động chạm và bình luận mang tính chất khêu gợi, cổ vũ cho môi trường làm việc ‘thù địch’, qua đó vi phạm luật liên bang và tiểu bang. Bản báo cáo dài 165 trang cho thấy có 11 phụ nữ cáo buộc ông Cuomo về hành vi không phù hợp, và ông phủ nhận tất cả.

Taliban đã chiếm được phần lớn Lashkar Gah, thủ phủ tỉnh Helmand, Afghanistan. Tướng Sami Sadat, chỉ huy lực lượng Afghanistan ở tỉnh miền nam này, kêu gọi người dân rời thành phố trước một cuộc phản công lớn. Nếu Lashkar Gah thất thủ, đây sẽ là thủ phủ cấp tỉnh đầu tiên chính phủ đánh mất kể từ năm 2016. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/08/2021”

Putin Đại đế: Phương Tây đã hiểu sai về Putin như thế nào?

Nguồn: Susan B. Glasser, “Putin the Great”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 27 tháng 1 năm 2018, Vladimir Putin đã trở thành nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của nước Nga kể từ thời Joseph Stalin. Không có diễu hành hay pháo hoa, không có những bức tượng mạ vàng đáng xấu hổ được công bố hay những màn trình diễn tên lửa hạt nhân ở Quảng trường Đỏ. Rốt cuộc, Putin không muốn bị so sánh với Leonid Brezhnev, một tay chân mày rậm có kỷ lục về thời gian nắm quyền mà ông vừa vượt qua. Brezhnev, nhà lãnh đạo Liên Xô từ năm 1964 đến năm 1982, là người nắm quyền thời Putin còn trẻ, trong  thời kỳ trì trệ kéo dài trước khi đế chế sụp đổ. Cuối cùng, ông ta trở thành đề tài của hàng triệu câu chuyện đùa, từ ông nội run rẩy của một nhà nước già nua, tới người lái tàu đưa nước Nga đến hư không. Một câu chuyện châm biếm rằng, “Stalin đã chứng minh rằng chỉ cần một người để có thể quản lý cả đất nước, còn Brezhnev đã chứng minh rằng cả đất nước không cần ai phải quản lý gì cả.” Continue reading “Putin Đại đế: Phương Tây đã hiểu sai về Putin như thế nào?”

03/08/1975: Boeing 707 lao vào núi tại Maroc

Nguồn: Boeing 707 crashes into a mountain near Agadir, Morocco, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, một chuyến bay thuê ngoài (chartered flight) sử dụng phản lực Boeing 707 đã bị rơi ở Dãy núi Atlas gần Agadir, một thành phố ven biển ở Maroc. Toàn bộ 188 người trên máy bay đã thiệt mạng trong thảm họa hàng không tồi tệ thứ tư lịch sử loài người từ trước cho đến thời điểm đó.

Thuộc sở hữu của hãng hàng không Alia của Jordan, và được Royal Air Maroc thuê lại, chiếc 707 đã rời sân bay LeBourget, Paris lúc 2:20 sáng ngày 03/08/1975. Ngoài 4 người châu Âu, tất cả hành khách trên máy bay đều là công dân Maroc làm việc ở Pháp đang trên đường về thăm nhà trong kỳ nghỉ hè. Chuyến bay biến mất khỏi radar kiểm soát của sân bay Agadir vào lúc 4:28 sáng; một nhân viên sân bay đã trò chuyện qua radio với phi công ngay trước đó và hoàn toàn không có dấu hiệu rắc rối nào. Continue reading “03/08/1975: Boeing 707 lao vào núi tại Maroc”

Phe Đồng Minh có hứa trao các đảo ở Biển Đông cho TQ hay không?

Nguồn: Bill Hayton, “Did the allies promise the sea to China?, Philippine Strategic Forum, 27/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Trong số rất nhiều hiểu lầm xoay quanh lịch sử Biển Đông (ở Phillipines gọi là Biển Tây Philippines), một trong những hiểu lầm khó xóa bỏ nhất chính là ý kiến ​​cho rằng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các đồng minh phương Tây đã hứa giao các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp cho Trung Quốc. Hiểu lầm này tiếp tục xuất hiện trong các cuộc thảo luận công khai mặc dù thiếu bằng chứng ủng hộ. Ngay cả Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Hoàng Khê Liên, cũng đã gây nhầm lẫn khi nhắc lại điều đó.

Vào tháng 7 năm 2020, Đại sứ Hoàng nói với Thời báo Manila rằng, “Trung Quốc đã khôi phục và nối lại việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sau chiến tranh theo Tuyên bố Cairo, Tuyên bố Potsdam và các văn kiện hậu chiến khác.” Vị đại sứ đã sử dụng từ “Nam Sa”, là tên tiếng Trung Quốc để chỉ quần đảo Trường Sa, được Philippines gọi là Quần đảo Kalayaan. Có lẽ ông ấy không biết rằng mình đang nói những điều vô nghĩa. Continue reading “Phe Đồng Minh có hứa trao các đảo ở Biển Đông cho TQ hay không?”

Thế giới hôm nay: 02/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump hiện nắm trong tay 102 triệu đô la tiền vận động chính trị, khiến ông trở thành nhân vật gây quỹ lớn nhất của đảng Cộng hòa. Chỉ trong nửa đầu năm ông đã quyên góp được hơn 56 triệu đô la thông qua WinRed, một nền tảng quyên góp trực tuyến, nhiều hơn bất kỳ đảng viên Cộng hòa nào khác. Một phần tiền được chia cho đảng, nhưng ông Trump cũng quyên góp được 21 triệu đô la cho các ủy ban hành động chính trị của cá nhân ông.

Pfizer tăng giá vắc xin covid-19 lên hơn 25%, sau khi dữ liệu thí nghiệm cho thấy thuốc của họ hiệu quả hơn thuốc giá rẻ của Oxford-AstraZeneca và Johnson & Johnson. Financial Times cho biết các hợp đồng mua thuốc của EU hiện tăng giá thuốc Pfizer lên 19,50 euro (23,14 đô la) từ mức 15,50 euro. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/08/2021”

Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hỏi: Chỉ trong nửa cuối tháng 7, giới chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ dồn dập có các chuyến thăm tới Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Xin ông cho biết mục tiêu của Washington trong các chuyến thăm này?

Đáp: Phải nói trong thời gian mấy tháng qua, hoạt động ngoại giao của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã diễn ra rất dồn dập.

Điều này diễn ra trong bối cảnh sau 6 tháng bước vào Nhà Trắng, chính quyền của Tổng thống Biden đã tạm thời giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong nước, đặc biệt là khi tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế phục hồi mạnh, tình trạng thất nghiệp giảm, và các xung đột xã hội, sắc tộc tạm thời lắng xuống. Continue reading “Châu Á và Việt Nam trong chiến lược của Mỹ và Anh  “

01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục

Nguồn: Operation Tidal Wave: U.S. forces attempt risky air raid on Axis oil refineries, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, từ một căn cứ của quân Đồng minh ở Libya, 177 máy bay ném bom B-24 đã cất cánh hướng về thành phố chuyên sản xuất dầu mỏ Ploiești, Romania, nơi có biệt danh là “trạm xăng của Hitler” (Hitler’s gas station). Cuộc đột kích táo bạo này, với mật hiệu Tidal Wave, đã trở thành lý do giúp năm người đàn ông được trao tặng Huân chương Danh dự — ba trong số đó là được truy tặng. Tuy nhiên, nó đã không thành công trong việc giáng đòn chí mạng vào phe Trục.

Tidal Wave đã có khởi đầu đầy xui xẻo khi một máy bay ném bom quá tải bị rơi ngay khi vừa cất cánh, trong khi một chiếc máy bay khác lao xuống Biển Adriatic. 167 trong số 177 máy bay ném bom tham gia đợt tấn công đã đến được Ploiești, nơi có các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu cung cấp hơn 8,5 triệu tấn dầu mỗi năm cho quân Đức. Continue reading “01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục”

31/07/1556: Thánh Ignatius Loyola, nhà sáng lập Dòng Tên, qua đời

Nguồn: Ignatius of Loyola, founder of the Jesuit order, dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1556, Thánh Ignatius Loyola (tiếng Việt thường gọi là Inhaxiô hoặc I-nhã), người sáng lập Dòng Tên chuyên về truyền giáo và giáo dục của Công giáo La Mã, đã qua đời tại Rome. Dòng Chúa Jesus (Society of Jesus), tên gọi chính thức của Dòng Tên, đã đóng một vai trò quan trọng trong Phong trào Phản Cải cách (hay Phong trào Chấn hưng Công giáo), sau cùng đã thành công trong việc khiến hàng triệu người trên thế giới cải đạo sang Công giáo.

Xuất thân từ nhà Loyolas, một dòng họ quý tộc giàu có ở Tây Ban Nha, Ignatius chào đời ngay tại lâu đài của tổ tiên mình vào năm 1491. Thật ra, ban đầu ông ít quan tâm đến nhà thờ và đã được đào tạo để trở thành một hiệp sĩ. Năm 1517, ông trở thành lính phục vụ cho một người họ hàng, Antonio Manrique de Lara, Công tước thành Najera và Tổng trấn thành Navarre. Continue reading “31/07/1556: Thánh Ignatius Loyola, nhà sáng lập Dòng Tên, qua đời”

Nhật ký Bắc Kinh (15/02/21): Vì sao TQ cấm sóng BBC World News?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Sáu tuần trước (12/02/2021), đúng ngay giữa dịp Tết Nguyên đán và kì nghỉ xuân, Trung Quốc đã cắt sóng BBC World News của Anh.

Các kênh nước ngoài khác như CNN của Mỹ và NHK của Nhật Bản vẫn xem được. Nhưng khi tôi chuyển sang BBC World News, một thông báo xuất hiện trên màn hình cho biết dịch vụ đã bị chặn.

Cùng ngày, Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc (NRTA) đã ra thông báo cấm BBC. Cục ra thông cáo cho biết BBC World News “đi ngược lại quy tắc đưa tin trung thực và trung lập, đồng thời gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và đoàn kết dân tộc.” Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/02/21): Vì sao TQ cấm sóng BBC World News?”

Thế giới hôm nay: 30/07/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lạm phát giá tiêu dùng hàng năm ở Đức đạt 3,8% vào tháng 7, cao nhất kể từ năm 1993. Tỷ lệ này cũng cao hơn mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu trên toàn khu vực đồng euro. Văn phòng Thống kê Liên bang Đức cho biết nguyên nhân đơn giản do giá năng lượng tăng và việc chính phủ ngưng giảm thuế giá trị gia tăng tạm thời được đặt ra hồi đầu năm.

Tamim bin Hamad al-Thani, tiểu vương Qatar, đã thông qua luật bầu cử cho phép nước này tổ chức cuộc bầu cử lập pháp đầu tiên vào tháng 10 tới. Được thông qua lần đầu trong một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp năm 2003, đạo luật này cho phép người Qatar bầu hai phần ba số đại biểu của Hội đồng Shura, một cơ quan tham vấn. Mặc dù Qatar cấm thành lập đảng phái chính trị, nước này vẫn tổ chức các cuộc bầu cử khu vực. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/07/2021”