Tổng điều tra dân số TQ năm 2021: 5 hàm ý cho nhà đầu tư nước ngoài

Nguồn: China Briefing, “China’s Census 2021: 5 Takeaways for Foreign Investors”, 19/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc Tổng điều tra dân số Trung Quốc năm 2021 mới đây đã hé lộ một số xu thế, ví dụ như tốc độ tăng dân số chậm lại, nhưng đồng thời cung cấp phương hướng rõ ràng cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

Dưới đây là năm xu thế dân số mà cuộc Tổng điều tra dân số Trung Quốc hé lộ và ý nghĩa của chúng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đối với sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp và đối với sự phát triển vĩ mô của Trung Quốc. Continue reading “Tổng điều tra dân số TQ năm 2021: 5 hàm ý cho nhà đầu tư nước ngoài”

Thế giới hôm nay: 24/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Belarus bị các lãnh đạo châu Âu lên án dữ dội sau khi nước này dùng chiêu dọa máy bay có bom để buộc một chiếc máy bay đang ở trong không phận của nước này phải hạ cánh xuống Minsk, giúp họ bắt giữ một nhà báo Belarus. Đây là máy bay của hãng Ryanair, đang bay từ Athens đến Vilnius ở nước láng giềng Lithuania. Roman Pratasevich đã bị bắt sau khi máy bay đáp xuống thủ đô Belarus. Ông thường chỉ trích Alexander Lukashenko, người tự tuyên bố là tổng thống vào năm ngoái sau khi gian lận trong cuộc bầu cử và đàn áp biểu tình của phe đối lập bằng bạo lực. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki gọi đây là “một hành động khủng bố nhà nước chưa từng có”.

Cư dân Goma, Cộng hòa Dân chủ Congo, thở phào nhẹ nhõm sau khi dòng dung nham từ vụ phun trào hôm qua của núi lửa Nyiragongo dừng lại ở rìa thành phố. Hàng ngàn cư dân đã phải di dời — một số đi về phía đông qua biên giới để đến Rwanda, còn những người khác đi về các vùng đất cao hơn ở phía tây. Một số ngôi nhà bị hư hại nhưng không có báo cáo thiệt mạng. Lần gần nhất ngọn núi này phun trào là năm 2002, giết chết 250 người và khiến 120.000 người mất nhà cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/05/2021”

Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc

Nguồn: John Bolton, “No News Is Bad News When the U.S. and South Korea Meet”, WSJ, 23/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu sức mạnh của một liên minh được đo bằng độ dài của các tuyên bố chung mà các nhà lãnh đạo của họ đưa ra khi gặp nhau, thì mối quan hệ của Mỹ với Hàn Quốc sẽ thực sự bền chặt. Tuy nhiên, các cuộc trao đổi hôm thứ Sáu (21/5/2021) giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong chuyến công du Washington lần đầu tiên của ông Moon kể từ tháng Giêng 2020 không mang lại nhiều kết quả thực sự. Các ưu tiên trong nước như biến đổi khí hậu và Covid đã làm lu mờ chiến lược quốc tế của họ.

Như hội nghị thượng đỉnh này cho thấy, bốn tháng sau khi nhậm chức, chính quyền Biden vẫn thiếu một kế hoạch chi tiết cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Seoul và Washington phải đối mặt với hai vấn đề chiến lược lớn, quan trọng đối với chính họ và toàn bộ khu vực. Thứ nhất và trước mắt là mối đe dọa quân sự thông thường và hạt nhân của Triều Tiên. Thứ hai, lâu dài hơn và mang tính chiến lược hơn, là cuộc tấn công ý thưc hệ, kinh tế và chính trị-quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm vào Hoa Kỳ và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung. Continue reading “Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng định Mỹ – Hàn Quốc”

23/05/1945: Heinrich Himmler tự sát

Nguồn: Nazi SS Chief Heinrich Himmler dies by suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Heinrich Himmler – người đứng đầu lực lượng SS, Phó Chỉ huy lực lượng Gestapo, đồng thời là kiến trúc sư đứng sau chương trình tiêu diệt người Do Thái ở châu Âu của Hitler – đã chết vì tự sát chỉ một ngày sau khi bị người Anh bắt giữ.

Là người đứng đầu nhánh Waffen-Schutzstaffel (Waffen-SS, lực lượng quân sự của Đảng Quốc Xã) và lãnh đạo Gestapo (lực lượng cảnh sát mật), Himmler đã dần củng cố quyền kiểm soát của mình đối với tất cả các lực lượng cảnh sát của Đế chế. Sức mạnh của lực lượng mà Himmler nắm giữ có thể sánh ngang với Quân đội Đức; nó cũng là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ mọi hành động chống lại Hitler và đảng, cũng như trong việc thực hiện “Giải pháp Cuối cùng” của Hitler. Chính Himmler là người đã ra lệnh thành lập các trại tử thần trên khắp Đông Âu và tạo ra một nguồn lao động khổ sai. Continue reading “23/05/1945: Heinrich Himmler tự sát”

Nhật ký Bắc Kinh (15/01/21): Trung Quốc và ‘đồng minh’ Starbucks

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một bức thư ngày 6/1 – cùng ngày những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump xông vào Điện Capitol ở Washington – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên lạc với một người Mỹ nổi tiếng từng cân nhắc tranh cử chống lại Trump.

Ông Tập đã viết thư cho Howard Schultz, cựu chủ tịch của chuỗi cà phê Starbucks ở Hoa Kỳ, Tân Hoa Xã đưa tin hôm thứ Năm.

“Trung Quốc đã bắt tay vào một hành trình mới xây dựng toàn diện một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, sẽ mang lại không gian rộng lớn hơn cho các công ty từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Starbucks và các công ty Mỹ khác, để phát triển ở Trung Quốc”, ông Tập viết. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (15/01/21): Trung Quốc và ‘đồng minh’ Starbucks”

22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng

Nguồn: Crisis mounts in Austria-Hungary amid hunger and discontent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, giữa lúc đói kém và bất mãn dần lan rộng trong cộng đồng dân sự và quân sự của Đế quốc Áo-Hung, khủng hoảng cũng dần gia tăng trong chính phủ nước này, khi Thủ tướng Hungary Istvan Tisza từ chức theo yêu cầu của Hoàng đế Áo, Karl I.

Vốn đã là một cường quốc trên đà đi xuống khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, xã hội Áo-Hung khi ấy là một xã hội chủ yếu nông nghiệp nhưng lại không thể tự cung tự cấp về lương thực. Chiến tranh đã cắt đứt hai nguồn cung cấp lương thực chính của nước này là Nga và Romania, và việc đẩy mạnh nỗ lực quân sự cũng cắt giảm đáng kể sản lượng quốc nội: vào năm 1917, sản lượng lúa mì của Áo giảm xuống còn chưa đến một nửa sản lượng năm 1913, lúa mạch đen và yến mạch thậm chí còn giảm nhiều hơn thế. Continue reading “22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng”

Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Xương Phù

Ngày 13 tháng 5 [19/6/1377], Thượng hoàng Nghệ Tông cảm thương Vua em Duệ Tông chết vì việc nước, bèn cho con trưởng là Kiến Đức đại vương Hiện lên nối ngôi, trị vì được 11 năm [1377-1388] rồi bị phế, nên sử gọi là Phế Đế. Vua tự xưng là Giản Hoàng, đổi niên hiệu là Xương Phù năm thứ 1. Đại xá. Các quan dâng tôn hiệu là Hiến thiên thể đạo khâm minh nhân hiếu hoàng đế.

Lúc nhà Vua vừa mới lên ngôi, quân Chiêm Thành thừa thắng mang binh thuyền đến đánh phá Thăng Long. Khi quân giặc đến cửa biển Đại An [tại cửa sông Đáy Ninh Bình], thấy quân ta phòng bị nơi này cẩn mật; bèn từ cửa Thần Phù [chỗ giáp giới 2 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa] ngược theo sông Hồng, vào thành Thăng Long cướp phá vơ vét: Continue reading “Trần Phế Đế lên ngôi, Chiêm Thành liên tục quấy nhiễu Đại Việt”

Thế giới hôm nay: 21/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nội các Israel được cho là đã đồng ý ngừng bắn với các nhóm vũ trang Palestine ở Gaza, có hiệu lực từ đêm nay. Thỏa thuận ngừng bắn này do Ai Cập làm trung gian. Giao tranh bùng nổ sau khi người biểu tình Palestine đụng độ với cảnh sát Israel gần nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem, địa điểm linh thiêng thứ ba của đạo Hồi. Ít nhất 230 người ở Gaza và 13 người ở Israel đã thiệt mạng.

Các quan chức Nội Mông, một tỉnh của Trung Quốc, đã thiết lập một đường dây nóng để người dân chỉ điểm bất kỳ ai họ nghi ngờ đang đào tiền điện tử. Động thái này là một phần của chiến dịch đàn áp tiền điện tử của Trung Quốc, với việc chính phủ hôm qua cảnh báo các tổ chức tài chính không chấp nhận thanh toán tiền điện tử (nước này đang thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của riêng mình). Đào tiền điện tử – đòi hỏi máy tính giải quyết các vấn đề toán học – tiêu tốn một lượng điện lớn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/05/2021”

Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Nguồn: Shang-Jin Wei, “Sex and the Chinese Economy”, Project Syndicate, 18/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Kết quả cuộc điều tra dân số được công bố gần đây của Trung Quốc xác nhận tình trạng dư thừa nam giới ở mức đáng báo động ở quốc gia này so với tiêu chuẩn toàn cầu. Sự mất cân bằng giới tính từ khi sinh gây ra một số tác động kinh tế đáng kể – và không chỉ đối với Trung Quốc.

Vì phụ nữ nhìn chung sống lâu hơn nam giới nên dân số của hầu hết các quốc gia đều có nhiều nữ hơn nam. Ví dụ, ở Hoa Kỳ năm 2020 có 96 nam trên 100 nữ. Ngược lại, Trung Quốc có 111.3 nam trên 100 nữ, theo kết quả điều tra dân số mới nhất. Phụ nữ Trung Quốc sống lâu hơn trung bình khoảng 3 năm so với đàn ông Trung Quốc, vì vậy tình trạng “thừa nam” hoàn toàn là kết quả của tỷ lệ trẻ trai cao bất thường so với trẻ gái lúc mới sinh. Continue reading “Chênh lệch giới tính tại TQ góp phần dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung”

20/05/1969: Trận “Đồi Thịt Băm” kết thúc

Nguồn: Battle for “Hamburger Hill” ends after 10 grueling days, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, sau 10 ngày và 10 cuộc tấn công đẫm máu, lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa cuối cùng cũng giành được Cao điểm 937 (Hill 937) ở miền Nam. Những người Mỹ tham chiến đã gọi Cao điểm 937 là “Đồi Thịt Băm” (Hamburger Hill) bởi vì tỷ lệ thương vong quá lớn trong chuỗi trận đánh này khiến họ liên tưởng đến một chiếc cối xay thịt.

Mỹ đã ra lệnh chiếm Cao điểm 937, nằm cách biên giới Lào một dặm về phía đông, trong Chiến dịch Apache Snow, một nhiệm vụ nhằm hạn chế lính Bắc Việt xâm nhập từ Lào, đe dọa đến Huế ở phía đông bắc và Đà Nẵng ở phía đông nam. Ngày 10/05, theo sau các đợt không kích và pháo kích, một lực lượng bộ binh do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên vào cứ điểm của Bắc Việt, nhưng sớm đối mặt với thương vong nặng nề và buộc phải lùi lại. Continue reading “20/05/1969: Trận “Đồi Thịt Băm” kết thúc”

Thế giới hôm nay: 20/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden nói với Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu rằng ông muốn thấy ​​”từ hôm nay sự xuống thang đáng kể” cuộc giao tranh giữa Israel và các nhóm vũ trang Palestine ở Gaza. Hiện điều này trông khá xa vời. Israel đã nã pháo vào Lebanon sau khi nước này tấn công bằng tên lửa. Ông Netanyahu cho biết các lực lượng Israel quyết tâm tiếp tục cho đến khi trật tự được vãn hồi.

Thị trường tiền mã hóa chao đảo dữ dội suốt cả ngày sau khi Trung Quốc cảnh báo các tổ chức tài chính của họ không được chấp nhận tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán. Tin này đến trong bối cảnh họ tiến hành thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số. Bitcoin đã mất gần một phần ba giá trị, trước khi phục hồi một nửa khoản đó. Các loại tiền mã hóa khác cũng giảm giá trị khi hơn 8,6 tỷ đô la bị bán tháo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/05/2021”

Trung Quốc đi đầu trong công nghệ làm ‘mặt trời nhân tạo’

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Theo tin ngày 4/12/2020 của mạng Nhân dân Trung Quốc, hồi 14h02 cùng ngày, thiết bị “Hoàn lưu số 2” (HL-2M) đặt tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên chính thức hoàn tất lắp đặt và đã thực hiện phóng điện lần đầu. HL-2M, còn gọi là “Mặt Trời nhân tạo” thế hệ mới do Trung Quốc thiết kế, xây dựng, là một Lò Tokamak thử nghiệm khoa học lớn nhất trong nước, có thể đạt nhiệt độ 150 triệu độ C, giam giữ plasma lâu tới 10 giây và phát ra dòng điện 2,5 triệu ampere. Báo Nga ngày 5/12/2020 và Đài BBC ngày 25/3/2021 đã xác nhận thông tin trên và cho biết, Song Yun-shou (Tống Vân Thọ) phụ trách công trình HL-2M nói thiết bị này có thể dùng nước biển làm nhiên liệu, 1 lít nước phát ra năng lượng tương đương đốt 350 lít dầu mỏ. Continue reading “Trung Quốc đi đầu trong công nghệ làm ‘mặt trời nhân tạo’”

Nhật ký Bắc Kinh (08/01/21): Trung Quốc hớn hở trước bạo loạn ở Mỹ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi bật TV tại nhà ở Bắc Kinh vào sáng thứ Năm (07/01/2021) và bắt gặp những cảnh quay đáng kinh ngạc trên CNN.

Những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xông vào Điện Capitol ở Washington. Khói trắng – tôi tự hỏi liệu đó có phải hơi cay không – đang cuồn cuộn bốc lên.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng chiếu những cảnh tương tự, với phụ đề: “Nền dân chủ Mỹ đã bị phá hủy.”

Hình ảnh một biểu tượng của nền dân chủ Hoa Kỳ bị chính người dân của họ tấn công rất hữu ích cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tung hô nền chính trị độc đảng. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/01/21): Trung Quốc hớn hở trước bạo loạn ở Mỹ”

Tại sao các tổng thống Mỹ ngày càng nhiều quyền lực?

Nguồn: Eric Posner, “Long Live the Imperial Presidency?”, Project Syndicate, 12/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một trong những điểm tương phản nổi bật giữa chính quyền Trump và chính quyền Biden nằm ở cuộc tranh luận về việc liệu tổng thống có quá nhiều quyền lực hơn so với mức cần thiết để đảm bảo lợi ích công hay không. Nhiệm kỳ của Donald Trump đi kèm với một loạt các bình luận cho rằng vị trí tổng thống đã trở nên quá quyền lực, giúp một kẻ điên hoặc một kẻ chuyên quyền phá hoại quyền tự do của người Mỹ. Những người chỉ trích thúc giục Quốc hội và các tòa án khẳng định lại vai trò của mình trước khi đất nước rơi vào chế độ chuyên chế.

Tuy nhiên, kể từ khi Joe Biden nhậm chức, Đảng Dân chủ đã không làm gì để kiềm chế tổng thống – mặc dù họ biết rằng một nhân vật giống Trump, hoặc chính Trump, có thể kế nhiệm Biden. Thay vào đó, họ đã chuyển trọng tâm thể chế sang vấn đề quyền bỏ phiếu. Continue reading “Tại sao các tổng thống Mỹ ngày càng nhiều quyền lực?”

18/05/2012: Facebook tiến hành vụ IPO lớn nhất làng công nghệ Mỹ

Nguồn: Facebook raises $16 billion in largest tech IPO in U.S. history, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (initial public offering, IPO) và đã huy động được 16 tỷ USD. Tính đến lúc ấy, đây là đợt IPO lớn nhất của một tập đoàn công nghệ trong lịch sử nước Mỹ và là đợt IPO lớn thứ ba từ trước đến lúc đó, sau Visa và General Motors. Vào thời điểm niêm yết, Facebook được định giá 104 tỷ USD và có khoảng 900 triệu người dùng đăng ký trên toàn thế giới.

Facebook được thành lập với tên gọi TheFacebook vào tháng 02/2004 bởi cậu sinh viên năm hai Đại học Harvard, Mark Zuckerberg, cùng các bạn học Chris Hughes, Eduardo Saverin và Dustin Moskovitz. Trang web ban đầu chỉ dành riêng cho sinh viên Harvard; tuy nhiên, nó đã sớm cho phép sinh viên các trường đại học khác đăng kí. Continue reading “18/05/2012: Facebook tiến hành vụ IPO lớn nhất làng công nghệ Mỹ”

Thế giới hôm nay: 18/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã gặp ngoại trưởng UAE Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan để thảo luận về lệnh ngừng bắn giữa Israel và các nhóm vũ trang Palestine. Nhưng Mỹ đã chặn một tuyên bố cùng lên án bạo lực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc — lần thứ ba họ làm vậy trong một tuần. Đến nay, cuộc xung đột đã khiến 201 người ở Gaza và 10 người ở Israel thiệt mạng.

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đồng ý xét xử vụ kiện liên quan đến một luật ở Mississippi cấm phá thai sau tuần thứ 15. Các tòa cấp thấp đã chặn luật này vì nó vi phạm tiền lệ án Roe v Wade, một phán quyết năm 1973 không cho phép các bang cấm phá thai trước thời điểm thai nhi có “khả năng tồn tại” (khoảng 24 tuần thai). Đây sẽ là vụ kiện về quyền phá thai đầu tiên được tòa xem xét kể từ khi thẩm phán Amy Coney Barrett trúng cử, với đa số bảo thủ 6-3. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/05/2021”

Sự pha trộn bóng đá và chính trị ở Trung Quốc

Nguồn: China’s football troubles reflect broader issues within the economy”, The Economist, 15/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một buổi tối nóng bức ngột ngạt để có thể chơi bóng đá. Vì những hạn chế chống Covid-19, trận đấu được diễn ra tại một địa điểm trung lập, cách Thượng Hải gần ba giờ ô tô. Một điều bất tiện khác là trận đấu bắt đầu vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Hai. Tuy nhiên, vài nghìn người hâm mộ vẫn thực hiện chuyến đi vào ngày 10 tháng 5 để đến xem đội bóng địa phương yêu quý của họ, Shenhua, đấu với một câu lạc bộ đến từ Hà Bắc, một tỉnh phía bắc Trung Quốc. A.G. Wan, một doanh nhân trung niên, cho biết: “Đó là một loại niềm tin đối với chúng tôi.

Những tiếng chửi thề “sha bi” vang lên bất cứ khi nào trọng tài bỏ qua những pha phạm lỗi trông rõ ràng đối với người hâm mộ. Tiếng la hò bùng lên khi một tiền vệ Shenhua ghi bàn gỡ hòa bằng một cú sút phạt hàng rào hoàn hảo ở phút cuối. Niềm đam mê của đám đông đã trở nên quen thuộc với người hâm mộ bóng đá ở bất cứ đâu. Nhưng bối cảnh mà nó được vẽ lên – một giải đấu bị bủa vây bởi những vấn đề tài chính và can thiệp chính trị – là một đặc sắc Trung Quốc không thể nhầm lẫn được. Continue reading “Sự pha trộn bóng đá và chính trị ở Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 17/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cuộc xung đột giữa Israel và người Palestine ở Gaza đã bước vào ngày thứ bảy. Các cuộc không kích của Israel đã giết chết ít nhất 42 người ở Thành phố Gaza trong Chủ nhật, trong khi nhiều tên lửa hơn nữa đã được bắn từ Gaza vào lãnh thổ Israel. Ở Bờ Tây người biểu tình Palestine cũng đụng độ với binh sĩ Israel. Dù quốc tế kêu gọi xuống thang, cuộc chiến khó có thể hạ nhiệt: Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã tuyên bố tiếp tục không kích.

AT&TDiscovery đang đàm phán để sáp hợp các công ty truyền thông của họ, theo Bloomberg. AT&T, một hãng viễn thông, sở hữu các tài sản truyền hình tên tuổi bao gồm CNN và HBO; còn Discovery tập trung vào truyền hình thực tế và phi hư cấu, với các kênh như Food Network và Animal Planet. Một thỏa thuận có thể được công bố trong tuần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/05/2021”

Trung Quốc làm gì để đáp trả việc bị Mỹ coi là mối đe doạ số một?

Tác giả: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một báo cáo mới công bố của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ xếp Trung Quốc đứng đầu trong số bốn quốc gia tạo ra mối đe dọa chủ yếu đối với Mỹ, ba nước còn lại là Nga, Iran và Triều Tiên. Đánh giá như vậy không có chút nào khiến mọi người ngạc nhiên. Bản báo cáo này không chỉ nêu lên những thách thức mà Trung Quốc đặt ra đối với Mỹ trong các lĩnh vực như hoạt động quân sự, khoa học công nghệ, hoạt động gây ảnh hưởng, tình báo mạng v.v…, mà còn phóng đại nói rằng mối đe dọa của Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ, đến mức [mối đe doạ ấy] đã trở thành một cách tư duy và cách nói của giới tinh hoa Mỹ. Continue reading “Trung Quốc làm gì để đáp trả việc bị Mỹ coi là mối đe doạ số một?”

16/05/1985: Công bố khám phá lỗ thủng tầng ozone

Nguồn: Discovery of Ozone Hole announced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, trên tạp chí khoa học Nature, ba nhà khoa học thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh thông báo họ đã phát hiện thấy mức ozone thấp bất thường tại Nam Cực. Khám phá của họ, thường được gọi là Lỗ thủng tầng Ozone (Ozone Hole), đã trở thành bằng chứng không thể chối cãi về khả năng phá hủy bầu khí quyển Trái Đất của loài người, đồng thời cũng là trong những câu chuyện thành công nổi tiếng nhất trong lịch sử phong trào hoạt động liên quan đến khí hậu.

Tầng ozone là một khu vực của tầng bình lưu của Trái Đất có chứa hàm lượng trioxygen (ozone) cao, có tác dụng ngăn chặn phần lớn bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời chiếu tới bề mặt hành tinh. Kể từ những năm 1970, các nhà khoa học đã thúc đẩy việc kiểm soát chlorofluorocarbon (CFC), loại hóa chất được tìm thấy trong các vật dụng hàng ngày như máy điều hòa không khí và bình xịt, do tác động bất lợi của chất này lên tầng ozone. Continue reading “16/05/1985: Công bố khám phá lỗ thủng tầng ozone”