Tại sao Internet không mang lại tự do cho Trung Quốc?

Nguồn: “Why the internet has not freed China”, The Economist, 13/3/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Vào buổi bình minh của kỷ nguyên số, Bill Clinton đã dự đoán rằng nền kinh tế thị trường cùng hệ thống mạng toàn cầu Internet có thể khiến Trung Quốc đi theo hướng tự do hóa. Tầm nhìn này của ông rất táo bạo, đầy lạc quan nhưng rất tiếc là sai lầm. Năm 2000, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ đã được chứng kiến một cuộc cách mạng khi Đảng Cộng sản Trung Quốc từ bỏ vị thế độc quyền của mình trong việc phân phối mọi thứ, từ việc làm, nhà ở cho đến tin tức. Clinton cho rằng trong thời đại có nhiều cơ hội và nguồn thông tin mới, khả năng kiểm soát người dân sẽ bị hạn chế. Theo ông: “Trong thế kỷ mới, quyền tự do sẽ lan rộng thông qua những chiếc điện thoại di động và modem kết nối Internet”. Biết được việc Trung Quốc đang cố tìm cách kiểm soát hệ thống Internet của họ, ông phản ứng một cách đầy mỉa mai “Chúc may mắn, nỗ lực này sẽ chẳng đi đến đâu giống như việc cố gắng đóng đinh một miếng thạch rau câu vào tường”. Continue reading “Tại sao Internet không mang lại tự do cho Trung Quốc?”

06/05/1935: F. D. Roosevelt thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (WPA)

Nguồn: FDR creates the Works Progress Administration (WPA), History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký một sắc lệnh hành pháp, theo đó thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (Works Progress Administration, WPA). WPA chỉ là một trong nhiều chương trình cứu trợ của thời kỳ Đại Khủng hoảng (Great Depression), được tạo ra dưới sự bảo trợ của Đạo luật Cứu trợ Khẩn cấp (Emergency Relief Appropriations Act, ERA), mà Roosevelt đã ký một tháng trước đó.

WPA, cùng với Cơ quan Quản lý Giao thông công chính (Public Works Administration, PWA), và các chương trình hỗ trợ khác của liên bang đã cho phép những người Mỹ thất nghiệp đi làm để đổi lấy hỗ trợ tài chính tạm thời. Trong số 10 triệu nam giới thất nghiệp tại Mỹ vào năm 1935, 3 triệu người đã được trợ giúp bởi WPA. Continue reading “06/05/1935: F. D. Roosevelt thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (WPA)”

Thế giới hôm nay: 06/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Israel Reuven Rivlin đã yêu cầu Yair Lapid, lãnh đạo đảng Yesh Atid trung dung, thành lập chính phủ mới. Đảng Likud của Binyamin Netanyahu thắng đa số ghế trong cuộc bầu cử tháng 3 nhưng ông không thể tập hợp được một liên minh cần thiết. Nếu Lapid thành công, ông sẽ kết thúc 12 năm làm thủ tướng của Netanyahu.

Canada phê duyệt sử dụng vắc-xin covid-19 của Pfizer/BioNTech cho người từ 12-15 tuổi. Đây là nước đầu tiên cấp phép vắc-xin covid-19 cho người dưới 18 tuổi. Các quan chức y tế cho biết quyết định này được đưa ra sau cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với hơn 2.000 thanh thiếu niên tham gia cho thấy vắc-xin an toàn và hiệu quả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/05/2021”

Cuộc tranh luận về dân chủ ở Việt Nam

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Bối cảnh cuộc tranh luận

Những cải cách kinh tế của Việt Nam dưới thời kỳ Đổi Mới từ cuối thập niên 1980 đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo và có những cải thiện về mặt kinh tế. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng qua ba thập niên dựa trên khai thác tài nguyên, lao động rẻ và ưu đãi dành cho các tập đoàn nhà nước đã dẫn đến nhiều hệ lụy về môi trường, bất công trong phân phối lợi ích, tệ tham nhũng và thất thoát ngân sách nhà nước. Ngoài ra, việc lệ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài nhưng không tận dụng được hiệu ứng lan tỏa của công nghệ và quản lý từ dòng vốn này cũng khiến cho nền kinh tế không thoát ra khỏi tình trạng thậm dụng lao động rẻ vốn ngày càng hạn chế do dân số già đi. Nỗi lo không thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và nền kinh tế không khai thác được khoa học công nghệ để cất cánh trở nên phổ biến hơn. Continue reading “Cuộc tranh luận về dân chủ ở Việt Nam”

Thế giới hôm nay: 05/05/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Pfizer công bố doanh thu 14,6 tỷ đô la trong quý đầu năm 2021, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả tốt của hãng dược phẩm này một phần đến từ doanh số bán vắc-xin covid-19 được phát triển cùng BioNTech, theo đó giúp thu về 3,5 tỷ đô la. Họ cũng tăng doanh thu dự kiến năm nay từ tối đa 61,4 tỷ đô la lên 72,5 tỷ đô la.

Các ngoại trưởng G7 lần đầu tiên trong hai năm qua họp trực tiếp để thảo luận về đại dịch và các mối đe dọa đối với nền dân chủ. Cụ thể, bảy nền kinh tế tiên tiến lớn nhất thế giới đã tổ chức hội đàm ở London trước thềm hội nghị thượng đỉnh vào tháng tới. Ngoài các lãnh đạo G7, các ngoại trưởng của Australia, Ấn Độ, Nam Phi và Hàn Quốc cũng được mời. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/05/2021”

Lý Quang Diệu: Tại sao Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh rằng Trung Quốc nghĩ sao nói vậy. Người Trung Quốc không bao giờ che giấu quan điểm của mình, nói như đinh đóng cột [nguyên văn: nói một câu là một câu]. Trong Chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đã ra tuyên bố rằng một khi Mỹ áp sát sông Áp Lục thì Trung Quốc không thể ngồi xem bỏ qua. Ngược lại, người Mỹ đã phớt lờ [tuyên bố đó]. Trên chính sách ngoại giao, người Trung Quốc nghĩ thế nào thì phát biểu thế ấy. Viên phiên dịch nói, Đặng Tiểu Bình không có điều gì cần bổ sung về phía Đảng Cộng sản. Thực ra, điều Đặng Tiểu Bình nói bằng tiếng Trung là ông đã “không còn hứng thú nhắc lại”.

Ông cho biết có hai nguyên nhân khiến Trung Quốc một lần nữa phải nói rõ chính sách Hoa kiều: Thứ nhất, các hành động chống Trung Quốc của Việt Nam; thứ hai, dựa trên những cân nhắc nội bộ của Trung Quốc, điều này có liên quan đến tác hại còn lại của Bè lũ Bốn Tên trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Lý Quang Diệu: Tại sao Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam?”

04/05/1970: Vệ binh Quốc gia Mỹ bắn chết 4 sinh viên

Nguồn: National Guard kills four students in Kent State shootings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, tại Kent, Ohio, 28 Vệ binh Quốc gia đã xả súng vào một nhóm người biểu tình chống chiến tranh trong khuôn viên Đại học Kent State, giết chết 4 sinh viên, khiến 8 người khác bị thương và 1 người bị liệt vĩnh viễn. Thảm kịch này được xem là dấu mốc rất quan trọng đối với một quốc gia đang bị chia rẽ bởi cuộc xung đột ở Việt Nam, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy phong trào phản chiến.

Hai ngày trước đó, ngày 02/05, lính Vệ binh Quốc gia đã được triệu tập đến Kent để trấn áp cuộc bạo loạn sinh viên nhằm phản đối Chiến tranh Việt Nam và hành động xâm lược Campuchia của Mỹ. Ngày hôm sau, các cuộc biểu tình rải rác đã bị giải tán bằng hơi cay, và sang ngày 04/05, các lớp học bắt đầu mở cửa trở lại. Đến trưa ngày hôm đó, bất chấp lệnh cấm biểu tình, khoảng 2.000 người vẫn tập trung trong khuôn viên trường. Vệ binh đã đến và ra lệnh cho đám đông giải tán, bắn hơi cay và tấn công các sinh viên với những lưỡi lê gắn trên súng trường của họ. Kiên quyết không chịu nhượng bộ, một số người biểu tình đã đáp trả bằng cách ném đá và chửi bới các binh lính. Continue reading “04/05/1970: Vệ binh Quốc gia Mỹ bắn chết 4 sinh viên”

Chỉ dấu ban đầu về kế hoạch kinh tế của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng mới của Việt Nam, ông Phạm Minh Chính, dường như đã lên kế hoạch rất kỹ lưỡng cho con đường sự nghiệp của mình.

Năm 2009, khi còn là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an, ông Chính đã đồng tác giả một cuốn sách về kinh tế Việt Nam, giúp ông thể hiện hiểu biết kinh tế, điều có ích cho công việc hiện tại của ông. Hai năm sau, ông Chính, lúc đó là Thứ trưởng Bộ Công an, đã chuyển sang ngạch dân sự để làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Ở Quảng Ninh, ông Chính đã giúp chuyển đổi nền kinh tế địa phương, qua đó tạo cho mình danh tiếng là một nhà quản trị có năng lực và mang tư duy cải cách. Việc năm 2015 ông chuyển sang Ban Tổ chức Trung ương Đảng, cơ quan lên kế hoạch và điều phối các thay đổi nhân sự cấp cao của Đảng, cũng tỏ ra là một bước đi chiến lược khác, mở đường cho ông trở thành Thủ tướng. Tham vọng của ông Chính có thể chưa dừng lại ở đó. Continue reading “Chỉ dấu ban đầu về kế hoạch kinh tế của Thủ tướng Phạm Minh Chính”

Nhật ký Bắc Kinh (25/12/20): Dấu hỏi về số phận của Alibaba

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tin tức sáng thứ Năm (24/12/2020) là một cú sốc với nhiều người ở Bắc Kinh: chính quyền Trung Quốc mở cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding.

Tổng cục Quản lý Thị trường Quốc gia cho biết họ đang điều tra các hoạt động kinh doanh bị cáo buộc của Alibaba – chẳng hạn như yêu cầu nhà cung cấp niêm yết độc quyền sản phẩm trên nền tảng của Alibaba – điều bị coi là vi phạm luật chống độc quyền.

Alibaba thống trị hơn một nửa thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc. Thật ra đã có tin đồn nói công ty này buộc người bán phải lựa chọn Alibaba hoặc các nền tảng khác, dựa trên ưu thế vượt trội của mình. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (25/12/20): Dấu hỏi về số phận của Alibaba”

Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Liên hợp lại cô lập “Gấu Bắc cực”

Trung Quốc yêu cầu các nước Đông Nam Á liên hợp với Trung Quốc cô lập “Gấu Bắc cực”. Thực ra, ngược lại, điều các nước láng giềng của chúng ta [tức của Singapore] cần làm lại là đoàn kết các nước Đông Nam Á để cô lập “Rồng Trung Quốc”. Đông Nam Á không có cái gọi là “người Liên Xô ở nước ngoài” được Chính phủ Liên Xô ủng hộ gây ra các vụ nổi loạn cộng sản. Ngược lại, Đông Nam Á có những “người Hoa ở ngoài nước” [nguyên văn: hải ngoại Hoa nhân] được Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và ủng hộ, gây nên mối đe dọa ở Thái Lan, Malaysia, Phlippines, và với mức độ thấp hơn, ở Indonesia. Huống chi là Trung Quốc còn công khai tuyên bố nước này có quan hệ huyết thống với người Hoa ở ngoài nước, thậm chí Trung Quốc còn qua mặt cả Chính phủ của nước có người Hoa sinh sống, trực tiếp kêu gọi người Hoa, thức tỉnh ý thức yêu nước của họ đối với Trung Quốc, xúi giục họ trở về Trung Quốc thực hiện “Bốn hiện đại hóa”. Continue reading “Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa”

02/05/1670: Vua Charles II ban đặc quyền cho Công ty Vịnh Hudson

Nguồn: King Charles II grants charter to Hudson’s Bay Company, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1670, Vua Charles II của Anh đã cấp sắc lệnh trao đặc quyền vĩnh viễn cho Công ty Vịnh Hudson (Hudson’s Bay Company), được thành lập bởi một nhóm các nhà thám hiểm người Pháp, những người đã mở đường cho hoạt động buôn bán lông thú béo bở ở Bắc Mỹ cho các thương gia London. Sắc lệnh này không chỉ trao cho họ thế độc quyền thương mại mà còn cả quyền kiểm soát khu vực rộng lớn xung quanh Vịnh Hudson của Bắc Mỹ.

Mặc dù phải đối mặt với tranh chấp từ các thương nhân người Anh và người Pháp khác trong khu vực, Công ty Vịnh Hudson đã rất thành công trong việc khai thác vùng đất sẽ trở thành miền đông Canada sau này. Trong thế kỷ 18, họ đã giành được lợi thế so với người Pháp, nhưng cũng bị chỉ trích mạnh mẽ ở Anh vì liên tục thất bại trong việc tìm kiếm một lối đi phía tây bắc để ra khỏi Vịnh Hudson. Continue reading “02/05/1670: Vua Charles II ban đặc quyền cho Công ty Vịnh Hudson”

Bài học lịch sử về tình hình kinh tế – xã hội hậu đại dịch

Nguồn: “What history tells you about post-pandemic booms”, the Economist, 25/4/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Vào đầu những năm 1830, đại dịch tả gây ra thiệt hại nặng nề cho nước Pháp. Chỉ trong vòng một tháng, nó đã cướp đi sinh mạng của gần 3% dân số thủ đô Paris, các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải và các bác sĩ thì lúng túng trước căn bệnh mới này. Đại dịch chấm dứt đã thúc đẩy sự phục hồi kinh tế với việc Pháp theo chân Anh bước vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp. Nhưng đối với những ai đã đọc tác phẩm Les Misérables (Những người khốn khổ) thì sẽ biết rằng đại dịch này cũng góp phần thúc đẩy một cuộc cách mạng khác. Người nghèo trong thành phố, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, tỏ ra rất bất bình với thành phần giàu có, những kẻ chỉ biết trốn chạy về các vùng quê để tránh lây nhiễm bệnh. Pháp lâm vào vòng xoáy bất ổn chính trị suốt nhiều năm sau đó. Continue reading “Bài học lịch sử về tình hình kinh tế – xã hội hậu đại dịch”

01/05/1863: Trận Chancellorsville trong Nội chiến Hoa Kỳ

Nguồn: Battle of Chancellorsville begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, Trận Chancellorsville đã diễn ra ở Virginia. Đầu năm đó, Tướng Joseph Hooker đã lãnh đạo Đội quân Potomac tiến vào Virginia để đối đầu với Đội quân Bắc Virginia của Robert E. Lee. Hooker vừa lên thay thế Ambrose Burnside, chỉ huy Potomac trong chiến dịch thảm họa hồi tháng 12 một năm trước đó: Trận Fredericksburg – trận đánh mà phe Liên bang miền Bắc phải hứng chịu thương vong hơn 14.000 người trong khi con số này ở phe Hợp bang miền Nam là 5.000 người.

Sau khi dành cả mùa xuân để tái trang bị cho quân đội của mình và xốc lại tinh thần đang đi xuống của họ, Hooker bắt đầu tiến đánh Hợp bang – ông có lẽ là chỉ huy phe Liên minh sở hữu lợi thế lớn nhất so với Lee trong suốt cuộc Nội chiến. Lực lượng của Hooker có khoảng 115.000 người, trong khi Lee chỉ có 60.000 quân thường trú. Miền Nam khi ấy còn đang thiếu vắng hai sư đoàn dưới quyền Tướng James Longstreet, những người đang thực hiện nhiệm vụ riêng ở miền nam Virginia. Continue reading “01/05/1863: Trận Chancellorsville trong Nội chiến Hoa Kỳ”

Tây Nguyên qua khám phá của các học giả người Pháp

Tác giả: Nguyễn Quang Diệu

Kể từ thế hệ giáo sĩ tiên khởi, Alexandre de Rhodes và Joseph Tissanier – những người Pháp đến Đại Việt thế kỷ XVII, đến nay đã hơn bốn thế kỷ mối lương duyên Pháp-Việt chưa bao giờ đứt đoạn.

Cùng với những thương nhân, thừa sai, nho sĩ người Ý, Anh, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, các giáo sĩ người Pháp đã để lại nhiều ghi chép quan trọng về văn hóa – lịch sử nước Việt xưa qua từng thời kỳ. Ban đầu là ghi chép mắt thấy tai nghe, đến những nghiên cứu bước đầu nhằm cung cấp cho người châu Âu những hiểu biết cơ bản về con người và xứ sở Việt Nam cũng như phục vụ cho công cuộc thực dân của người Pháp nửa sau thế kỷ XIX. Đầu thế kỷ XX, khi người Pháp đã áp đặt được sự thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc nghiên cứu về một Việt Nam đa diện được thực hiện rộng khắp, từ văn hóa, lịch sử đến luật pháp, thể chế, tang ma, căn tính, phù thuật, tín ngưỡng… Không chỉ ở vùng đồng bằng, người Pháp còn chú trọng đến vấn đề giáo dục và truyền giáo nơi vùng cao, vùng sâu, Tây Nguyên là vùng đất mà họ nhắm tới. Continue reading “Tây Nguyên qua khám phá của các học giả người Pháp”

Thế giới hôm nay: 30/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kinh tế Mỹ tăng mạnh trong ba tháng đầu năm 2021, nhờ kích thích tài khóa khổng lồ và nới lỏng hạn chế covid-19 giúp thúc đẩy tiêu dùng. GDP quý đầu tăng 6,4% nếu tính theo năm. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới cũng giảm xuống còn 553.000 vào tuần trước, mức thấp nhất kể từ đầu đại dịch.

Các cuộc đàm phán của Liên Hợp Quốc về Síp không đạt được tiến bộ nào. Tổng thư ký António Guterres đã mời các nhà lãnh đạo các chính phủ thân Hy Lạp và thân Thổ Nhĩ Kỳ ở Síp đến Geneva để thảo luận về việc khởi động lại tiến trình hòa bình chính thức. Hiện chính phủ Síp thân Hy Lạp được quốc tế công nhận, nhưng 1/3 phía bắc của hòn đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Cộng hòa Bắc Síp tự xưng thân Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/04/2021”

Lý Quang Diệu kể chuyện Đặng Tiểu Bình nói về kế hoạch tấn công Việt Nam

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình là một trải nghiệm khó quên đối với tôi. Tháng 11 năm 1978, vị trưởng lão 74 tuổi ấy bước xuống từ chiếc máy bay Boeing 707 tại sân bay Paya Lebar. Ông có dáng dấp lanh lợi rắn rỏi, vóc người thấp nhỏ, cao chưa đầy 5 feet [1,52 m], mặc bộ đồ vải len màu vàng nhạt, bước đi thoăn thoắt. Duyệt đội danh dự xong, ông ngồi xe cùng tôi về toà biệt thự dùng làm nhà khách trong Phủ Tổng thống Singapore. Chiều hôm đó, chúng tôi có cuộc hội đàm chính thức tại phòng họp Chính phủ.

Trước đây, trong một lần tới Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, tôi từng nhìn thấy cái ống nhổ ở đấy. Vì vậy hôm nay tôi đã cho đặt một ống nhổ bằng sứ màu xanh và trắng bên cạnh chỗ ngồi của Đặng Tiểu Bình. Qua đọc báo, tôi biết ông có thói quen dùng ống nhổ. Mặc dù Phủ Tổng thống Singapore quy định không được hút thuốc trong phòng máy lạnh nhưng tôi vẫn đặc cách đặt chiếc gạt tàn thuốc lá cho ông ở chỗ dễ thấy. Tất cả những điều đó đều là sự chuẩn bị đón một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Tôi cũng biết chắc là quạt thông gió trong phòng họp đã được bật. Continue reading “Lý Quang Diệu kể chuyện Đặng Tiểu Bình nói về kế hoạch tấn công Việt Nam”

29/04/1974: Tổng thống Nixon công bố băng ghi âm Watergate

Nguồn: President Nixon announces release of Watergate tapes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố với công chúng rằng ông sẽ công bố băng ghi âm 46 cuộc trò chuyện tại Nhà Trắng để đáp lại trát hầu tòa xét xử vụ Watergate được ban hành vào tháng 07/1973. Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã chấp nhận sử dụng 1.200 trang phụ đề của các cuốn băng này vào ngày hôm sau, nhưng khẳng định rằng các cuốn băng vẫn phải được nộp lại đầy đủ.

Trong thông báo của mình, Nixon đã rất nỗ lực để giải thích cho công chúng về sự miễn cưỡng của ông trong việc tuân thủ trát hầu tòa và bản chất của nội dung mà ông định công bố. Ông viện dẫn quyền hành pháp của mình để bảo vệ bí mật quốc gia và tuyên bố rằng phụ đề đã được ông và các cố vấn chỉnh sửa để bỏ qua bất kỳ điều gì “không liên quan” đến cuộc điều tra Watergate hoặc các vấn đề quan trọng đối với an ninh quốc gia. Continue reading “29/04/1974: Tổng thống Nixon công bố băng ghi âm Watergate”

Thế giới hôm nay: 29/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden sẽ cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp về Kế hoạch Gia đình Mỹ của ông, một phiên bản cải tiến của mạng lưới an sinh xã hội trị giá 1,8 nghìn tỷ đô la, trong bài phát biểu đánh dấu ngày thứ 100 ông tại vị vào tối nay. Chương trình này sẽ chạy bằng số thu từ tăng thuế thặng dư vốn, và bao gồm việc miễn học phí cao đẳng cộng đồng và nghỉ thai sản có lương cho cha mẹ, cùng các dịch vụ khác.

Các đặc vụ liên bang đã khám xét căn hộ của Rudy Giuliani, cựu luật sư riêng của cựu tổng thống Donald Trump, theo New York Times. Đây là một phần của cuộc điều tra về các cáo buộc ông Giuliani vận động hành lang thay mặt cho các công dân Ukraine, những người đã giúp thu thập thông tin gây tổn hại cho các đối thủ chính trị của ông Trump, bao gồm cả ứng cử viên tổng thống khi đó là Joe Biden. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/04/2021”

Tại sao Mỹ không thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam?

Nguồn: Kevin Boylan, “Why Vietnam Was Unwinnable”, The New York Times, 22/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đầu những năm 2000, khi tôi còn làm việc ở Lầu Năm Góc, các cựu binh bị thương trên chiến trường Iraq và Afghanistan thường xuyên đi xe buýt đến Bệnh viện Walter Reed ở Đông Bắc Washington, D.C., để nhận huy chương. Thật đau lòng khi phải chứng kiến những người đàn ông và phụ nữ trẻ này, nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn mất đi mắt, tay, chân hoặc thậm chí tứ chi, được đẩy trên những chiếc xe lăn trong tòa nhà.

Là một nhà sử học quân sự được đào tạo chuyên về Chiến tranh Việt Nam, tôi không thể không nghĩ về cuộc chiến ấy khi nhìn các cựu binh từ từ đi xuống dọc hành lang Lầu Năm Góc. Và tôi không phải là người duy nhất. Nhiều cái tên nổi bật trong chính phủ, quân đội và truyền thông đã đem những cuộc chiến mới này so sánh với Chiến tranh Việt Nam, và thật ngạc nhiên khi có nhiều người cho rằng bài học thuở xưa chứa đựng hy vọng về một chiến thắng ở Iraq. Continue reading “Tại sao Mỹ không thể thắng trong Chiến tranh Việt Nam?”

Thế giới hôm nay: 28/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thượng viện Brazil mở một cuộc điều tra về cách chính phủ xử lý đại dịch covid-19. Tổng thống Jair Bolsonaro vốn luôn lớn tiếng chỉ trích các biện pháp phong tỏa, quảng cáo cho các phương pháp chữa bệnh lạ lùng và triển khai vắc-xin tệ hại. Hiện tỷ lệ tử vong trên 100.000 người vì covid-19 của Brazail là cao thứ ba thế giới. Cuộc điều tra này có thể dẫn tới các cáo buộc đáng xấu hổ kéo dài hàng tháng ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào tháng 10 năm 2022.

Số lỗ của các ngân hàng toàn cầu do Archegos Capital Management, một công ty đầu tư vừa phá sản tháng trước, đã vượt 10 tỷ đô la. Song dù mất 774 triệu đô la vì có làm ăn với Archegos, ngân hàng Thụy Sĩ UBS vẫn báo lợi nhuận tăng 14%. Trong khi đó, HSBC báo cáo lợi nhuận ròng 5,8 tỷ đô la trong quý đầu năm 2021, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước, thời điểm mảng kinh doanh châu Á nhiều lợi nhuận của ngân hàng bị thiệt hại nặng vì covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/04/2021”