Thế giới hôm nay: 15/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Những mũi vắc-xin covid-19 đầu tiên ở Mỹ vừa được sử dụng, hầu hết cho các nhân viên y tế có nguy cơ cao. Một số bệnh viện đang sử dụng các thuật toán để chỉ định liều lượng vắc-xin Pfizer-BioNTech cho nhân viên của họ. Việc tiêm chủng cho cư dân viện dưỡng lão dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào tuần sau. Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump đã từ bỏ kế hoạch tiêm phòng cho các nhân viên cấp cao của Nhà Trắng trong những ngày tới, nói rằng họ nên trì hoãn việc tiêm phòng, “trừ khi đặc biệt cần thiết”.

Anh EU đã khởi động lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại hậu Brexit, sau khi bỏ lỡ thời hạn Chủ nhật nhưng rồi cho rằng đã đạt đủ tiến bộ để nối lại quá trình. Michel Barnier, trưởng đoàn đàm phán của EU, nói “một con đường hẹp” dẫn đến thỏa thuận là khả dĩ. Điểm mấu chốt tiếp tục là quyền đánh cá và một “sân chơi bình đẳng” về mặt quản lý cho các công ty. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/12/2020”

Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?

Nguồn: Jason Furman,“Tech Giants and Social Media Need Smart Regulation”, WSJ, 09/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Nền kinh tế số nên có một bộ quy tắc ứng xử để nâng cao tính cạnh tranh đồng thời khuyến khích sự đổi mới sáng tạo.

Những vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Google và gần đây nhất nhắm vào Facebook là bước đi đáng hoan nghênh của chính phủ Mỹ nhằm lấy lại quyền lực của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các vụ kiện là chưa đủ. Chúng sẽ chỉ trở thành những cuộc chiến pháp lý dài lê thê và khả năng cao là chẳng thay đổi được nhiều các hành vi kìm hãm sự cạnh tranh. Chính phủ Anh mới đây đã thông báo thành lập một cơ quan quản lý mới với tên gọi Đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số (Digital Markets Unit) với nhiệm vụ thực thi bộ quy tắc ứng xử trong nền kinh tế số. Hoa Kỳ có thể làm theo cách này của Anh bên cạnh việc theo đuổi các vụ kiện. Continue reading “Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?”

Nhật ký Bắc Kinh (14/09/20): Nhìn lại ‘Biến cố Lâm Bưu’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

“Biến cố Lâm Bưu” ngày 13 tháng 9 năm 1971, trong cuộc Cách mạng Văn hóa, được cho là sự kiện bí ẩn nhất lịch sử Trung Quốc đương đại.

Ở Trung Quốc mọi người chỉ gọi nó là “Biến cố 13 tháng 9”. Ông Lâm từng là phó chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng vào những giờ đầu của ngày 13/09 năm đó, máy bay của ông lao xuống một cánh đồng cỏ ở Mông Cổ, giết chết tất cả 9 người trên máy bay.

Lâm được cho là trên đường chạy sang Liên Xô sau một cuộc đảo chính thất bại, với âm mưu ám sát lãnh tụ tối cao Mao Trạch Đông. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (14/09/20): Nhìn lại ‘Biến cố Lâm Bưu’”

Thế giới hôm nay: 14/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và thủ tướng Anh Boris Johnson đã đồng ý tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận thương mại hậu Brexit. Hai bên vẫn còn mâu thuẫn về các quy tắc cạnh tranh và quyền đánh cá. Giai đoạn chuyển tiếp của Anh, khoảng thời gian các quy tắc EU vẫn được áp dụng và Anh vẫn còn quyền truy cập vào thị trường chung của khối, sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

Pfizer đã vận chuyển những liều vắc-xin covid-19 đầu tiên đến các bang của Mỹ từ nhà máy ở Kalamazoo, Michigan. Vào thứ Sáu, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt loại thuốc do Pfizer đồng phát triển với hãng dược BioNTech cho mục đích sử dụng trong trường hợp khẩn cấp; những mũi tiêm đầu tiên vào hôm nay sẽ áp dụng cho các nhân viên y tế. Anh và Canada cũng đã chấp thuận loại vắc xin này, và Anh khởi động tiêm chủng hồi tuần trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/12/2020”

Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) là một mỏ neo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2013. Sáng kiến này ​​thúc đẩy kết nối giữa các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng cácmạng lưới đường bộ, cầu, đường sắt, hải cảng, sân bay, năng lượng, đường ống và các dạng cơ sở hạ tầng khác, trong đó Trung Quốc được hình dung là trung tâm. Mặc dù BRI ​​chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất nhưng nó cũng được thiết kế như một phương tiện để tăng cường kết nối về mặt chính sách, thương mại, tài chính và giao lưu nhân dân. Đến năm 2019, hơn 60 quốc gia đã tham gia BRI, và Trung Quốc được cho là đã đầu tư khoảng 127,7 tỷ đô la Mỹ vào các dự án khác nhau, biến BRI thành kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử. Continue reading “Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong”

13/12/2019: Greta Thunberg được Time bình chọn là ‘Nhân vật của Năm’

Nguồn: 16-year-old climate activist Greta Thunberg named Time’s Person of the Year, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2019, Greta Thunberg, 16 tuổi, đã được bình chọn là “Nhân vật của Năm” trên tạp chí Time. Nhà hoạt động về khí hậu người Thụy Điển trở thành Nhân vật của Năm đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 21 và là người trẻ nhất từng được nhận vinh dự này.

Thunberg đã tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường từ rất sớm, thuyết phục cha mẹ chuyển sang ăn chay, giảm lượng khí thải carbon và tránh đi máy bay. Năm 2018, được truyền cảm hứng từ nhóm kêu gọi kiểm soát súng cũng trong độ tuổi thiếu niên ở Mỹ, Thunberg bắt đầu phát động một cuộc bãi khoá trên toàn Thụy Điển và cả các nước châu Âu khác. Continue reading “13/12/2019: Greta Thunberg được Time bình chọn là ‘Nhân vật của Năm’”

Những năm cuối triều Vua Trần Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào ngày 17 tháng 3 năm Trùng Hưng thứ 4 [1288], sau khi chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, Vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng trở về quê cũ Long Hưng [huyện Đông Hưng, Thái Bình] làm lễ dâng tù tại Chiêu Lăng:[1]

Hai vua trở về phủ Long Hưng. Ngày 17, đem các tướng giặc bị bắt là Tích Lệ Cơ Ngọc, Nguyên soái Ô Mã Nhi, Tham chính Sầm Đoàn, Phàn Tiếp, Nguyên soái Điền, các Vạn hộ, Thiên hộ làm lễ dâng tù thắng trận ở Chiêu Lăng.

Trước đó quân Nguyên đã khai quật Chiêu Lăng muốn phá đi, nhưng không phạm được tới quan tài. Đến khi giặc thua, chân ngựa đá ở lăng đều bị lấm bùn. Cho đó là thần linh giúp ngầm vậy. Khi vua cử lễ bái yết, có làm thơ rằng: Continue reading “Những năm cuối triều Vua Trần Nhân Tông”

12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm

Nguồn: USS Panay sunk by Japanese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, trong trận Nam Kinh thuộc Chiến tranh Trung – Nhật, pháo hạm Panay của Mỹ đã bị máy bay tiêm kích Nhật Bản tấn công và đánh chìm trong vùng biển của Trung Quốc.

Con tàu Mỹ, vốn trung lập trong xung đột Trung – Nhật, đang hộ tống tàu sơ tán người Mỹ và ba xà lan Standard Oil rời khỏi Nam Kinh, thủ đô đang bị chiến tranh tàn phá của Trung Quốc, nằm trên sông Dương Tử. Sau khi Panay bị đánh chìm, tàu cứu hộ Nhật Bản có trang bị súng máy đã đưa những người sống sót đến tập trung trên bờ sông Dương Tử. Continue reading “12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm”

45 đời tổng thống Hoa Kỳ: George Washington – Tổng thống đầu tiên

Tác giả: William A. Degregorio

HỌ VÀ TÊN:

George Washington. Có lẽ ông được đặt tên theo luật sư George Eskridge – người đã nuôi nấng mẹ Washington khi bà mồ côi.

NGOẠI HÌNH:

Washington là một người to béo, khỏe mạnh – cao khoảng 1,88m, thời kỳ sung sức nhất ông nặng gần 80kg, sau tăng lên hơn 90kg. Ông có dáng đứng thẳng, vai rộng, vạm vỡ, bàn tay và bàn chân to (giày cỡ 13), khuôn mặt dài, gò má cao, mũi to, thẳng, cằm cương nghị, cặp mắt màu xanh xám bên dưới hàng lông mày rậm và mái tóc màu nâu sẫm; trong những dịp trang trọng, ông rắc phấn bột lên tóc và buộc gọn phần đuôi tóc. Làn da trắng có những vết sẹo của bệnh đậu mùa mà ông mắc phải khi còn trẻ. Ông bị rụng răng, có lẽ do bệnh viêm nướu, và mang hàm răng giả. Continue reading “45 đời tổng thống Hoa Kỳ: George Washington – Tổng thống đầu tiên”

Nhật ký Bắc Kinh (11/09/20): Chiến dịch ‘Sạch dĩa’ của Tập Cận Bình

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Tư (09/09/2020) là kỷ niệm 44 năm ngày mất của Mao Trạch Đông. Người cha sáng lập Trung Quốc hiện đại vẫn được nhiều người dân yêu quý.

Khi tôi đi ngang qua Quảng trường Thiên An Môn trước buổi trưa hôm đó, tôi thấy nhiều người bước ra từ Nhà Tưởng niệm Mao Chủ tịch, còn được gọi là Lăng Mao Trạch Đông, nơi thi hài của ông được ướp và cất giữ.

Nhà tưởng niệm thường chỉ mở cửa vào buổi sáng, nhưng du khách cũng được vào vào buổi chiều. Họ được yêu cầu đặt chỗ trước một ngày. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (11/09/20): Chiến dịch ‘Sạch dĩa’ của Tập Cận Bình”

Thế giới hôm nay: 11/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Morocco trở thành quốc gia Ả Rập thứ tư bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế với Israel trong những tháng gần đây. Thỏa thuận do Mỹ trung gian cũng sẽ liên quan đến việc Mỹ công nhận chủ quyền của Morocco đối với Tây Sahara, nơi lệnh ngừng bắn kéo dài 3 thập niên giữa chính phủ Morocco và Mặt trận Polisario, một nhóm ly khai, đã bị phá vỡ vào tháng trước.

EU đạt được một thỏa thuận với HungaryBa Lan, mở đường cho việc phê duyệt 1,8 nghìn tỷ euro (2,2 nghìn tỷ USD) ngân sách 7 năm của khối và một gói 750 tỷ euro để giúp đỡ các nền kinh tế châu Âu phục hồi sau những ảnh hưởng tài chính của covid-19. Hai nước này cản trở thông qua ngân sách vì việc tiếp cận tiền bị gắn với điều kiện tôn trọng pháp quyền; cả hai đều đang bị điều tra vì hủy hoại độc lập tư pháp và truyền thông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/12/2020”

Trung Quốc và tham vọng thống trị thị trường tài chính toàn cầu

Nguồn: Henry M. Paulson Jr., “China Wants to Be the World’s Banker”, WSJ, 9/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ có nguy cơ đánh mất vị trí thống lĩnh trong ngành dịch vụ tài chính quốc tế.

Hoa Kỳ hiện vẫn là thế lực thống trị trong ngành dịch vụ tài chính, dẫn đầu gần như tất cả các địa hạt của ngành này, từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư nhân đến lĩnh vực ngân hàng và quản lý tài sản. Quy mô và tính thanh khoản của thị trường vốn Hoa Kỳ là bệ đỡ duy trì vị thế ưu việt của đồng đô-la (USD), cho phép người Mỹ chi trả ít hơn khi mua hàng hóa nước ngoài cũng như tài trợ cho việc chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vị trí thống lĩnh trong ngành tài chính của nước Mỹ đang ngày càng bị thách thức bởi sự cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài cùng các chính sách thiếu tầm nhìn và phản tác dụng từ trong nước. Duy trì tính ưu việt của Hoa Kỳ trong lĩnh vực tài chính nên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Biden. Continue reading “Trung Quốc và tham vọng thống trị thị trường tài chính toàn cầu”

10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ

Nguồn: Soviets arrest dissidents on United Nations Human Rights Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, tại Moskva, các quan chức Liên Xô đã bắt giữ bốn nhà bất đồng chính kiến, đồng thời ngăn cản ít nhất 20 người khác tham dự một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại đàn áp chính trị của chính quyền cộng sản vào Ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Theo một số người tham dự biểu tình, các quan chức Liên Xô đã đe dọa rằng sẽ sử dụng bạo lực nếu biểu tình được tổ chức. Vụ việc là bằng chứng cho thấy chính phủ Liên Xô đang ngày càng cứng rắn trong việc chống lại bất kỳ cuộc biểu tình chính trị nào. Continue reading “10/12/1977: Liên Xô bắt người bất đồng chính kiến vào Ngày Nhân quyền LHQ”

Thế giới hôm nay: 12/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn một phần ba người Mỹ sống ở những địa phương mà các giường hồi sức cấp cứu trong bệnh viện phải hoạt động gần đầy công suất, theo dữ liệu liên bang mới. Một phân tích của Thời báo New York về thông tin địa lý chi tiết của covid-19 trong các bệnh viện, được công bố lần đầu, cho thấy cứ mười người Mỹ thì có một người sống ở những khu vực mà các đơn vị hồi sức cấp cứu đã kín chỗ hoặc có ít hơn 5% số giường khả dụng. Nhiều trong số họ là ở vùng Trung Tây.

Cảnh sát cho biết 5 người đã thiệt mạng hôm thứ Hai vì bạo lực liên quan đến bầu cử ở Ghana. Tổng cộng có hơn 60 vụ bạo lực. Các nhà quan sát độc lập trước đây từng ca ngợi nước này tiến hành các cuộc bầu cử trong hòa bình. Nhưng căng thẳng đã gia tăng vào đầu tuần này khi cả tổng thống đương nhiệm, Nana Akufo-Addo, và đối thủ chính của ông, John Mahama, một cựu nguyên thủ quốc gia, đều tuyên bố dẫn trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/10/2020”

Tại sao đừng quá kỳ vọng vào Hiệp định RCEP?

Nguồn: Salvatore Babones, “Cutting Through the Hype on Asia’s New Trade Deal”, Foreign Policy, 02/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

RCEP thực chất là một hiệp định thương mại mang đậm phong cách Trung Quốc: sáo rỗng và kém hiệu quả.

Tháng trước, 15 quốc gia đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại đáng chú ý ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ “tạo ra các cơ hội việc làm mới, nâng cao mức sống, và cải thiện phúc lợi chung cho người dân”. RCEP được khởi xướng bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bên đóng góp 10 nước trong số các quốc gia tham gia hiệp định. Tuy vậy, chỉ hai quốc gia là Trung Quốc và Nhật Bản đã chiếm khoảng 80% trên tổng GDP 25 nghìn tỷ USD của khối. Các nước ASEAN đóng góp 3 nghìn tỷ USD và phần còn lại đến từ Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Continue reading “Tại sao đừng quá kỳ vọng vào Hiệp định RCEP?”

Thế giới hôm nay: 09/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Anh cho biết đã đạt một thỏa thuận trên nguyên tắc với EU về việc thực hiện các quy chế về Bắc Ireland vốn được nêu trong hiệp ước rút khỏi EU của Anh. Anh sẽ loại bỏ các phần liên quan khỏi dự luật đã được lên kế hoạch vốn có thể khiến Anh vi phạm thỏa thuận ký đầu năm nay. Các cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại vẫn tiếp tục.

Anh đã dùng những liều vắc-xin covid-19 đầu tiên do Pfizer và BioNTech sản xuất. 800.000 liều nữa sẽ được phân phối trong những tuần tới. Trong khi đó, chính phủ Anh thông báo một loại vắc-xin khác của Đại học Oxford và AstraZeneca đã bị trì hoãn do các vấn đề sản xuất. Nhưng nghiên cứu công bố trên tạp chí y học Lancet cho thấy nó “an toàn và hiệu quả”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/12/2020”

Cạnh tranh Mỹ – Trung tại khu vực Mekong

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “China-US rivalry on Mekong mainland”, Bangkok Post, 27/11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không như các lĩnh vực chính sách đối ngoại then chốt khác nơi Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ đảo ngược hướng đi của Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, tiểu vùng Mekong tại Đông Nam Á lục địa là một nơi Mỹ dễ dàng đạt được đồng thuận để giữ nguyên lập trường. Trong bối cảnh Trung Quốc thống trị không gian Mekong bằng một chuỗi đập thượng nguồn và thao túng tài nguyên nước ở hạ lưu, các nước ven sông bị ảnh hưởng nặng nề, gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam, đã tìm cách giảm nhẹ và cân bằng lại thái độ hung hăng nhằm kiểm soát nguồn nước của Trung Quốc. Chính quyền Biden cần chú ý đến Mekong và hợp tác với các đối tác cùng chí hướng nhằm giữ không cho các nước Đông Nam Á lục địa trở thành sân sau của Bắc Kinh. Continue reading “Cạnh tranh Mỹ – Trung tại khu vực Mekong”

08/12/1980: Ca sĩ John Lennon bị bắn chết

Nguồn: John Lennon shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, John Lennon, cựu thành viên The Beatles, nhóm nhạc rock đã thay đổi nền âm nhạc đại chúng trong thập niên 1960, đã bị bắn chết bởi một fan cuồng ở Thành phố New York.

Người nghệ sĩ 40 tuổi đang bước vào tòa nhà nơi có căn hộ sang trọng của ông ở Manhattan thì bị Mark David Chapman bắn bốn phát ở cự ly gần bằng khẩu súng lục ổ quay cỡ 38 ly. Trong tình trạng bị mất rất nhiều máu, Lennon được đưa ngay đến bệnh viện nhưng đã chết trên đường. Trước đó cùng ngày, Chapman vừa nhận chữ ký từ Lennon và cũng tự nguyện ở lại hiện trường vụ nổ súng cho đến khi hắn ta bị cảnh sát bắt giữ. Trong vòng một tuần, hàng trăm người hâm mộ đã đến canh thức bên ngoài chung cư Dakota – nơi có nhà của Lennon – và các cuộc diễu hành để tang ông đã được tổ chức trên khắp thế giới. Continue reading “08/12/1980: Ca sĩ John Lennon bị bắn chết”

Thế giới hôm nay: 08/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ áp đặt trừng phạt đối với 14 nhà lập pháp Trung Quốc để đáp trả việc Trung Quốc trục xuất 4 thành viên đối lập ủng hộ dân chủ khỏi cơ quan lập pháp Hồng Kông. Các biện pháp trừng phạt này bổ sung thêm vào những lệnh trừng phạt trước đó đã áp dụng đối với trưởng đặc khu Carrie Lam và một số quan chức cấp cao của bà. Tổng thống Trump muốn Mỹ duy trì áp lực lên Trung Quốc ngay cả sau khi ông rời nhiệm sở.

Hội đồng Châu Âu đã thông qua một khuôn khổ pháp lý cho phép cơ quan này áp đặt các biện pháp trừng phạt lên các cá nhân và tổ chức có liên quan đến vi phạm nhân quyền. Các biện pháp trừng phạt, bao gồm cấm đi lại và đóng băng tài khoản, có thể được áp dụng cho những cá nhân liên quan đến tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác, bất kể hành vi xảy ra ở đâu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/12/2020”

Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy ngoạn mục của Trung Quốc trong bốn thập niên qua đã mang lại cho thế giới những cơ hội và thách thức chưa từng có, nhưng không khu vực nào trải nghiệm thực tế địa chính trị mới này một cách sống động như khu vực Đông Nam Á. Mười một quốc gia khu vực đã được hưởng lợi rất nhiều từ sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc, nhưng họ cũng là những nước đầu tiên cảm nhận được những bước dậm chân mạnh mẽ của người khổng lồ đang tỉnh giấc.

Cuốn sách In the Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century (Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc) cung cấp một góc nhìn sâu sắc về sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động tới bối cảnh kinh tế và chiến lược của khu vực, cũng như cách các nước láng giềng Đông Nam Á nhỏ hơn của Trung Quốc đã phải vật lộn như thế nào để đối phó với siêu cường mới nổi. Continue reading “Sống dưới bóng con rồng: Đông Nam Á trong thế kỷ Trung Quốc”