Thế giới hôm nay: 26/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Doanh nhân Hàn Quốc Lee Kun-hee, người đã biến Samsung từ một công ty nhỏ thành gã khổng lồ điện tử toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 78. Ông nằm viện hơn sáu năm nay sau một cơn đột quỵ vào năm 2014. Dưới nhiệm kỳ chủ tịch của ông, doanh thu của Samsung tăng lên tới 327 nghìn tỉ won (290 tỷ đô la) vào năm 2019, tương đương khoảng 17% GDP của Hàn Quốc.

Một ứng viên đối lập đã thắng cuộc bầu cử tổng thống của Seychelles lần đầu tiên sau 43 năm. Wavel Ramkalawan, một cựu mục sư Anh giáo và là ứng viên của đảng Liên minh Dân chủ Seychelles, giành được 54,9% số phiếu với lời hứa tăng mức lương tối thiểu của đất nước. Người đương nhiệm Danny Faure bị đánh bại, và chỉ giành được 43,5%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/10/2020”

Bộ tứ đang tăng cường hợp tác chống Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Quad Sharpens Its Edges”, Project Syndicate, 16/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Bộ tứ (the Quad), một liên minh chiến lược lỏng lẻo của bốn nền dân chủ hàng đầu khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đang nhanh chóng củng cố trong năm nay để đối phó với chính sách đối ngoại hiếu chiến của Trung Quốc. Sau cuộc họp gần đây của các quan chức ngoại giao hàng đầu các nước thành viên tại Tokyo, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ hiện đang tích cực làm việc để thiết lập một cấu trúc an ninh đa phương mới cho khu vực. Ý tưởng không phải là tạo ra một phiên bản Châu Á của NATO mà là phát triển quan hệ đối tác an ninh chặt chẽ dựa trên các giá trị và lợi ích chung, bao gồm pháp quyền, tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các tranh chấp, thị trường tự do và thương mại tự do. Continue reading “Bộ tứ đang tăng cường hợp tác chống Trung Quốc như thế nào?”

25/10/1881: Ngày sinh Pablo Picasso

Nguồn: Pablo Picasso born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1881, Pablo Picasso, một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất và có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, đã chào đời ở Malaga, Tây Ban Nha.

Cha của Picasso là thầy dạy vẽ, và ông đã nuôi dạy con trai mình theo nghiệp nghệ thuật hàn lâm. Picasso đã có triển lãm đầu tiên của mình khi chỉ mới 13 tuổi và sau đó quyết định bỏ học nghệ thuật để có thể tập trung hoàn toàn vào việc thử nghiệm các phong cách nghệ thuật hiện đại. Ông đến Paris lần đầu tiên vào năm 1900, và sang năm 1901, ông tổ chức một cuộc triển lãm tại một phòng trưng bày trên phố Lafitte, một con phố nổi tiếng với các phòng trưng bày nghệ thuật danh tiếng. Continue reading “25/10/1881: Ngày sinh Pablo Picasso”

Khafra: Người xây kim tự tháp thứ hai tại Giza

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Khafra (2558 TCN – 2532 TCN) là người xây dựng kim tự tháp thứ hai của quần thể kim tự tháp Giza, nổi tiếng nhất bởi khuôn mặt của ông là hình mẫu cho tượng Nhân sư lớn – bức tượng bảo vệ khu lăng mộ của Khafra.

Là một trong những người con trai thứ của pharaoh Khufu với vợ là Henutsen, Khafra đã kế vị người anh cùng cha khác mẹ với mình là Djedefra (2566 TCN – 2558 TCN) để trở thành vị vua thứ tư của Vương triều thứ Tư. Ông cũng sử dụng danh xưng “Con trai của Ra” (sa Ra) mà người anh trai này đã tạo ra để thể hiện tầm quan trọng của việc tôn thờ thần mặt trời Ra vào thời đó. Continue reading “Khafra: Người xây kim tự tháp thứ hai tại Giza”

Đại Việt đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ hai

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Bản chất của đế quốc Nguyên Mông là liên tục xâm lược, vó ngựa trường chinh của chúng vươn sang đến tận châu Âu; nhưng lúc hoãn lúc gấp, tùy theo tình hình chung. Về phía nam, năm 1253 diệt xong nước Đại Lý tại Vân Nam; năm 1257 theo đường Vân Nam xâm lăng nước ta, nhưng bị đẩy lui. Năm 1259 lịch sử Nguyên Mông trải qua bước ngoặt quan trọng, Đại hãn Mông Kha tấn công thành Điếu Ngư tại Tứ Xuyên, bị thương rồi mất; người em là Hốt Tất Liệt phải tạm hòa với nhà Tống và nước ta để trở về phương Bắc tranh quyền lãnh đạo. Sau khi giành được ngôi cao xưng là Nguyên Thế Tổ vào năm 1260, Hốt Tất Liệt cho quân quay lại phương nam đánh quân Tống tại phòng tuyến Tương Dương [Hồ Bắc]. Năm 1279, đúng vào năm Vua Trần Nhân Tông mới lên ngôi; quân Nguyên đánh úp quân Tống tại Nhai Sơn, tỉnh Quảng Đông; Tống thua, Tả thừa tướng Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết. Continue reading “Đại Việt đánh bại quân Nguyên Mông lần thứ hai”

24/10/2003: Máy bay Concorde thực hiện chuyến bay cuối cùng

Nguồn: The Concorde makes its final flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, máy bay phản lực siêu thanh Concorde thực hiện chuyến bay chở khách thương mại cuối cùng, di chuyển với tốc độ gấp đôi tốc độ âm thanh từ Sân bay Quốc tế John F. Kennedy của Thành phố New York đến Sân bay Heathrow của London. Chuyến bay của hãng British Airways chở theo 100 hành khách, trong đó có nữ diễn viên Joan Collins, người mẫu Christie Brinkley và một cặp vợ chồng ở Ohio đã trả 60.000 đô la trên eBay để mua hai vé (giá vé khứ hồi xuyên Đại Tây Dương thường có giá khoảng 9.000 đô la). Một đám đông lớn khán giả đã chào đón họ tại London, trùng với hai chuyến bay cuối cùng khác của Concorde từ Edinburgh và Vịnh Biscay. Continue reading “24/10/2003: Máy bay Concorde thực hiện chuyến bay cuối cùng”

Từ phẩm giá đến dân chủ

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Quan niệm hiện đại về bản sắc là sự hợp nhất ba hiện tượng khác nhau. Đầu tiên là thymos, khía cạnh phổ quát về tính cách con người khát khao có được sự thừa nhận. Thứ hai là việc phân biệt được nội ngã và ngoại ngã, và đề cao giá trị đạo đức của nội ngã đối với xã hội bên ngoài. Điều này chỉ xuất hiện ở châu Âu thời kỳ tiền hiện đại. Thứ ba là quan niệm về nhân phẩm ngày càng thay đổi, trong đó sự công nhận không chỉ dành cho một tầng lớp nhỏ, mà còn cho tất cả mọi người. Việc mở rộng và phổ quát hóa phẩm giá đã biến cuộc tự vấn về bản ngã trở thành một đề án chính trị. Trong tư tưởng chính trị phương Tây, sự thay đổi này diễn ra ở thế hệ sau Rousseau, bởi các triết gia Immanuel Kant và đặc biệt là Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Continue reading “Từ phẩm giá đến dân chủ”

Tôi đã thấy gì ở Việt Nam? Góc nhìn một phóng viên chiến trường

Nguồn: H.D.S. Greenway, “What I Saw in Vietnam”, The New York Times, 15/03/2017.

Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi máy bay của tôi đến bờ biển Việt Nam vào lúc hoàng hôn, người ta đang đốt các bụi cây, như mọi khi họ vẫn làm vào mùa khô. Máy bay dần hạ cánh xuống Sài Gòn, tôi có thể thấy đám cháy ngay bên dưới, và thật ngây thơ, tôi nghĩ mình đang chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh.

Tôi chưa bao giờ đặt chân đến Châu Á, cũng chưa từng ở trong vùng chiến sự. Tôi là loại “xanh non” hết mức có thể, nhưng giờ đã sắp trở thành phóng viên chiến trường cho văn phòng tạp chí Time tại Sài Gòn. Hạ cánh giữa cảnh hỗn loạn của sân bay Tân Sơn Nhất trong một đêm nóng nực, nhớp nháp mồ hôi của tháng 03/1967, tôi thấy những ngọn lửa chập chờn, những vòng tròn cháy rực, thắp sáng bầu trời đêm, tôi đã không biết tại sao. Tôi nghĩ chắc là sân bay đang bị tấn công. Continue reading “Tôi đã thấy gì ở Việt Nam? Góc nhìn một phóng viên chiến trường”

22/10/1797: Cú nhảy dù đầu tiên trong lịch sử

Nguồn: First parachute jump is made over Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1797, cú nhảy dù đầu tiên trong lịch sử đã được thực hiện bởi André-Jacques Garnerin từ một khinh khí cầu ở độ cao 975m ở Paris.

Leonardo da Vinci đã hình thành ý tưởng về chiếc dù trong các công trình nghiên cứu của mình, và nhà khoa học người Pháp Louis-Sebastien Lenormand cũng từng tạo ra một loại dù nhảy từ hai chiếc dù đi mưa và nhảy thành công từ trên cây cao xuống vào năm 1783, nhưng André-Jacques Garnerin mới là người đầu tiên thiết kế và thử nghiệm những chiếc dù có khả năng làm chậm quá trình rơi của một người từ trên cao. Continue reading “22/10/1797: Cú nhảy dù đầu tiên trong lịch sử”

Thế giới hôm nay: 22/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biểu tình vẫn tiếp diễn bất chấp lệnh giới nghiêm ở Nigeria. Lệnh giới nghiêm được áp đặt sau khi cảnh sát nổ súng vào những người biểu tình ở Lagos, khiến một số người thiệt mạng (con số thực vẫn còn gây tranh cãi). Đám đông đã tụ tập ở thủ đô thương mại nước này trong nhiều tuần để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát. Đội Đặc nhiệm Chống Cướp, một đơn vị bị cáo buộc là tham nhũng và bạo lực, là mục tiêu ban đầu của các cuộc biểu tình và đã bị giải tán vào đầu tháng này. Dù vậy, người biểu tình vẫn muốn cảnh sát cải cách hơn nữa.

Ant Group, công ty fintech lớn nhất Trung Quốc, vừa được cơ quan quản lý nhà nước cho phép niêm yết tại Thượng Hải. Vụ niêm yết kép, ở cả Hồng Kông, có thể là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử, và sẽ huy động được khoảng 35 tỷ USD. Ant đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông bật đèn xanh vào thứ Hai, và dự kiến ​​bắt đầu giao dịch vào đầu tháng 11. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/10/2020”

Ba trụ cột trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Biden

Nguồn: Anne-Marie Slaughter, “The three pillars of US foreign policy under Biden”, Financial Times, 19/10/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thế giới đang theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ trong cảm giác kinh hoàng: đó là một quá trình mà người đương nhiệm dường như quyết tâm thuyết phục những người ủng hộ mình rằng bất kỳ kết quả nào khác ngoài chiến thắng cho ông ta đều có nghĩa là cuộc bầu cử đã bị gian lận. Một chiến thắng dành cho Joe Biden sẽ trấn an hầu hết các nhà lãnh đạo nước ngoài rằng sự hỗn loạn như vậy, ít nhất, đã kết thúc. Nhưng thực tế chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ thực sự thay đổi bao nhiêu? Về mặt phong cách sẽ đáng kể. Nhưng về hành động thực chất, có thay đổi nhưng không hoàn toàn. Continue reading “Ba trụ cột trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dưới thời Biden”

Thế giới hôm nay: 21/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ Tư pháp Mỹ đệ một đơn kiện được chờ đợi từ lâu về cáo buộc Alphabet, công ty mẹ của Google, duy trì và lạm dụng độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Đây là vụ kiện chống độc quyền lớn đầu tiên của giới công nghệ kể từ khi Bộ này kiện Microsoft vào năm 1998. Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích các công ty công nghệ về quyền lực quá lớn của họ, cũng như những gì ông cho là nỗ lực kiềm chế tiếng nói của những người bảo thủ.

Michel Barnier, trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU và David Frost, người đồng cấp Anh, đã thảo luận trong ngày thứ hai để cố gắng khởi động lại các cuộc đàm phán. Những nỗ lực nhằm tìm kiếm một thỏa thuận về quan hệ trong tương lai của Anh với EU gần như tiêu tan vào thứ Sáu, khi thủ tướng Anh Boris Johnson đình chỉ các cuộc đàm phán và nói rằng một thỏa thuận thương mại khó có thể xảy ra. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/10/2020”

Tại sao lý thuyết đấu giá được trao giải Nobel Kinh tế?

Nguồn: Tim Harford, “Winning bid: how auction theory took the Nobel memorial prize in economics”, Financial Times, 12/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nghiên cứu của Paul Milgrom và Robert Wilson đã biến đổi cách các quốc gia phân bổ nguồn lực vì lợi ích công.

Nếu bạn và tôi đấu giá với nhau trong một cuộc đấu giá từ thiện, chẳng hạn như để được đi ăn tối với Công chúa Marie của Đan Mạch, chúng ta không cần phải giải thích nhiều về cách thức cuộc đấu giá hoạt động như thế nào. Một trong hai chúng ta đánh giá cao hơn phần thưởng của mình và sẽ trả nhiều tiền hơn, qua đó sẽ giành chiến thắng.

Nhưng nếu bạn và tôi đấu giá với nhau để giành được tổng giá trị số tiền mặt trong ví của chúng ta, cuộc đấu giá sẽ trở nên hấp dẫn hơn nhiều. Tôi chỉ biết những gì có trong ví của tôi và bạn chỉ biết những gì có trong ví của bạn. Mỗi người trong chúng ta đều quan tâm muốn biết số tiền mà người kia sẵn sàng trả, vì đó là một tín hiệu rõ ràng về giá trị của giải thưởng. Continue reading “Tại sao lý thuyết đấu giá được trao giải Nobel Kinh tế?”

20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba

Nguồn: Kennedy secretly plans blockade of Cuba, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, các phóng viên tại Nhà Trắng được tin Tổng thống John F. Kennedy đã bị cảm lạnh; trên thực tế, ông đang tổ chức nhiều cuộc họp bí mật với các cố vấn trước khi ra lệnh phong tỏa Cuba.

Kennedy đang ở Seattle và dự kiến sẽ tham dự Hội chợ Thế giới Thế kỷ 21 ở Seattle thì thư ký báo chí của ông thông báo rằng tổng thống đã bị “nhiễm trùng đường hô hấp.” Tổng thống sau đó bay trở lại Washington, nơi ông được cho là đã nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Continue reading “20/10/1962: Kennedy bí mật lên kế hoạch phong tỏa Cuba”

Thế giới hôm nay: 20/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung Quốc đã thoát được ảnh hưởng tồi tệ nhất của đại dịch đối với nền kinh tế thế giới với việc công bố GDP tăng 4,9% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Các con số này thấp hơn một chút so với kỳ vọng, nhưng xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng ấn tượng trong tháng 9, so với 12 tháng trước. IMF dự đoán Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất không suy thoái trong năm nay.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đã buộc tội 6 sĩ quan tình báo Nga về một loạt các hoạt động tin tặc. Chúng bao gồm các cuộc tấn công vào Thế vận hội mùa Đông 2018 ở Hàn Quốc, nơi hệ thống internet bị gián đoạn nhằm trả đũa lệnh cấm các vận động viên Nga vì doping, và vào cuộc bầu cử năm 2017 của Pháp. Các bị cáo, được cho là sống ở Nga, bị buộc tội hình sự bao gồm hack máy tính, lừa đảo viễn thông và ăn cắp danh tính người dùng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/10/2020”

Vài nét về công tác dịch thuật tại Liên Hợp Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Liên Hợp Quốc (LHQ) là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, gồm 193 quốc gia thành viên. LHQ có trụ sở chính đặt tại New York, và 3 văn phòng đặt tại Geneva (Thụy Sĩ), Vienna (Áo) và Nairobi (Kenya).

LHQ quy định dùng 6 ngôn ngữ chính thức (official languages) là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, A Rập và Trung Quốc. Các đại biểu hoặc khách mời họp LHQ đều sử dụng một trong 6 ngôn ngữ đó. Các văn kiện của LHQ đều in bằng 6 thứ tiếng, nhưng Ban Thư ký chủ yếu dùng tiếng Anh và Pháp để làm việc nội bộ. Hiện nay cả 6 ngôn ngữ này đều được coi là ngôn ngữ làm việc (working languages) của LHQ, nhưng năm 1946 chỉ có tiếng Anh và Pháp được coi là ngôn ngữ làm việc. Continue reading “Vài nét về công tác dịch thuật tại Liên Hợp Quốc”

Thế giới hôm nay: 19/10/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nước châu Âu tiếp tục vật lộn với làn sóng coronavirus mới. Lệnh giới nghiêm ban đêm kéo dài một tháng đã có hiệu lực ở nhiều thành phố Pháp, trong khi chính phủ Ý chuẩn bị công bố những hạn chế mới. Hôm Chủ nhật, Ý ghi nhận 11.705 trường hợp mới, một kỷ lục trong ngày của nước này. Trong khi đó, các lãnh đạo địa phương ở phía bắc nước Anh bác bỏ kế hoạch của chính phủ London về việc áp đặt các hạn chế tiếp xúc xã hội khắt khe hơn nếu không cải thiện hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp.

Armenia tuyên bố Azerbaijan vi phạm thỏa thuận ngừng bắn chỉ 4 phút sau khi nó có hiệu lực hôm Chủ nhật, bằng việc bắn rocket và đạn pháo vào khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Azerbaijan sau đó cáo buộc Armenia phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn chỉ sau hai phút. Giao tranh ở Nagorno-Karabakh, nơi có đa số người Armenia sinh sống nhưng được công nhận là một phần của Azerbaijan, đã khiến hàng trăm người thiệt mạng trong tháng qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/10/2020”

Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính?

Nguồn: Denny Roy, “Mongolians are Paranoid about China, and They Should Be”, PacNet #57,  16/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Mông Cổ lo sợ Trung Quốc cuối cùng sẽ tiếp quản đất nước của họ. Và họ có lý do để lo lắng như vậy.

Mông Cổ dễ bị tổn thương về mặt địa lý. Đây là một vùng đất rộng lớn (gấp 4 lần diện tích của Đức) với dân số thưa thớt chỉ 3 triệu người. Mông Cổ được bao quanh hoàn toàn bởi hai quốc gia lớn hơn và đông dân hơn nhiều lần, những nước có thể dễ dàng chinh phục họ nếu muốn. Mông Cổ cũng có giá trị kinh tế đáng kể. Nước này rất giàu khoáng sản, bao gồm than đá, đồng và uranium. Trung Quốc là nước sử dụng rất nhiều than, nhập khẩu ròng đồng và cần nguồn uranium từ bên ngoài để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân ngày càng nhiều của họ. Continue reading “Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính?”

18/10/1898: Mỹ nắm quyền kiểm soát Puerto Rico

Nguồn: U.S. takes control of Puerto Rico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, chỉ một năm sau khi Tây Ban Nha trao quyền tự trị cho Puerto Rico, quân đội Mỹ đã giương cao lá cờ của mình tại đây, chính thức hóa việc kiểm soát đối với một triệu cư dân của hòn đảo này.

Tháng 07/1898, khi Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ dần đi vào hồi kết, lực lượng Mỹ đã tiến hành xâm lược Puerto Rico, hòn đảo dài 108 dặm, rộng 40 dặm, vốn là một trong hai thuộc địa chính của Tây Ban Nha ở Caribe. Gần như không gặp phải kháng cự và chỉ có bảy người Mỹ thiệt mạng, quân Mỹ đã có thể chiếm được hòn đảo vào giữa tháng 08. Continue reading “18/10/1898: Mỹ nắm quyền kiểm soát Puerto Rico”

Nhật ký Bắc Kinh (27/07/20): Trường Thành mới chia cắt Mỹ – Trung

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 7/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi đến thăm Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc ở Bát Đại Lĩnh, gần Bắc Kinh, lần đầu tiên sau ba tháng vào thứ Bảy (25/07/2020). Có một điểm cụ thể mà tôi quyết tâm tìm ra.

Tổng thống Hoa Kỳ khi ấy Richard Nixon đã đến thăm đoạn Bát Đại Lĩnh của Vạn Lý Trường Thành vào ngày 24 tháng 2 năm 1972, trong chuyến đi lịch sử của ông tới Trung Quốc. “Chúng ta không muốn bất kỳ loại tường ngăn cách nào giữa các dân tộc”, ông nói. Tôi muốn xác nhận chính xác nơi ông đưa ra lời nhận xét này. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (27/07/20): Trường Thành mới chia cắt Mỹ – Trung”