Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này sẽ điểm lại những nghiên cứu liên quan đến thể chế chính trị của các chính thể ở miền Trung Việt Nam thời kỳ cổ – trung đại thông qua những nghiên cứu về thể chế chính trị của vương quốc Champa, từ những quan điểm cho rằng Champa là một vương quốc theo kiểu tập quyền đến quan điểm coi đây là một liên bang (hoặc liên hiệp). Sau đó, chúng tôi trình bày những công trình về thể chế liên bang Champa khi ý tưởng này đã được chấp thuận rộng rãi. Những nghiên cứu về thể chế chính trị của liên bang Champa giúp chúng ta có những tiếp cận tham chiếu về nguồn gốc và những đặc thù của thể chế chính trị ở miền Trung thời kỳ Chúa Nguyễn. Continue reading “Các diễn ngôn về thể chế chính trị của Champa”

07/08/1912: Theodore Roosevelt được đề cử tổng thống nhiệm kỳ 3

Nguồn: Teddy Roosevelt nominated as Bull Moose candidate, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1912, Theodore Roosevelt đã được đề cử làm ứng cử viên tổng thống bởi Đảng Tiến bộ – một nhóm các nghị sĩ Đảng Cộng hòa bất mãn với việc đề cử lại Tổng thống William Howard Taft. Còn được gọi là Đảng “Bull Moose”, tuyên ngôn của Đảng Tiến bộ kêu gọi bầu cử trực tiếp các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, quyền bầu cử của phụ nữ, giảm thuế quan và nhiều cải cách xã hội khác.

Roosevelt, người từng là tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ từ năm 1901 đến năm 1909, đã khởi động một chiến dịch tranh cử rầm rộ với tư cách là ứng cử viên tổng thống của đảng này. Điểm mấu chốt trong tuyên ngôn của đảng ông là “Square Deal” (Xã hội Công bình) – khái niệm của Roosevelt về một xã hội dựa trên sự canh tranh kinh doanh công bằng và gia tăng phúc lợi cho người nghèo Mỹ. Continue reading “07/08/1912: Theodore Roosevelt được đề cử tổng thống nhiệm kỳ 3”

Thế giới hôm nay: 07/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thăm Beirut sau vụ nổ khiến ít nhất 135 người thiệt mạng. Ông cam kết viện trợ quốc tế nhưng cảnh báo rằng Lebanon sẽ “tiếp tục chìm” nếu không tiến hành các cải cách chính trị và kinh tế. Khi lớp bụi đã lắng xuống, nhiều người Lebanon đổ lỗi cho chính phủ vì đã để mặc 2.750 tấn amoni nitrat nằm ở cảng Beirut nhiều năm trời.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo “các biện pháp đáp trả mạnh mẽ” trước viễn cảnh chuyến thăm Đài Loan của Alex Azar, Bộ trưởng Y tế Mỹ. Chủ nhật này, ông Azar sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ kể từ năm 1979 tới thăm hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Người phát ngôn này cảnh cáo bất kỳ nỗ lực nào nhằm phá hoại nguyên tắc “một Trung Quốc” vốn coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/08/2020”

Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật 

Nguồn: John C. Hopkins, “The Atomic Bomb Saved Millions—Including Japanese”, Wall Street Journal, 05/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, lần lượt cách đây 75 năm vào thứ Năm và Chủ nhật tuần này, được coi là những sự kiện kinh hoàng và đáng tiếc. Nhưng không sử dụng bom nguyên tử sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Tổng số người Nhật thiệt mạng do hai vụ ném bom được ước tính là từ 129.000 đến 226.000 người. Một báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1945 ước tính rằng việc chiếm các đảo chính của Nhật sẽ khiến người Nhật tổn thất từ 5 triệu đến 10 triệu sinh mạng.

Cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ, dự định vào ngày 1 tháng 11 năm 1945, sẽ lớn hơn đáng kể so với cuộc đổ bộ Normandy năm 1944 ở châu Âu. Hơn 156.000 quân Đồng minh đã đổ bộ vào ngày “D-Day”. Họ phải chịu hơn 10.000 thương vong, trong đó có 4.400 người thiệt mạng trong lúc đổ bộ. Họ phải đối mặt với 50.000 quân Đức. Cuộc xâm lược Nhật Bản dự kiến sẽ có khoảng 766.000 binh lính Đồng minh tham gia. Continue reading “Vụ ném bom nguyên tử đã cứu sống hàng triệu người, gồm cả người Nhật “

06/08/1862: Tàu C.S.S. Arkansas của Hợp bang miền Nam bị đánh chìm

Nguồn: Confederate ship blown up by crew, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, C.S.S. Arkansas, con tàu bọc sắt đáng sợ nhất trên sông Mississippi, đã bị thủy thủ đoàn cho nổ tung sau khi gặp sự cố kỹ thuật trong trận đánh với tàu U.S.S. Essex gần Baton Rouge, Louisiana.

Hoạt động của tàu Arkansas chỉ kéo dài vỏn vẹn 23 ngày. Tháng 08/1861, Quốc hội Hợp bang miền Nam đã phê chuẩn khoản tiền 160.000 đô la để đóng hai con tàu bọc sắt, đưa vào sử dụng trên Mississippi. Thiết kế theo tàu C.S.S. Virginia (Merrimack) nổi tiếng, hai con tàu mới đều dài 50,3m, rộng 10,7m, và cùng được chế tạo tại Memphis. Việc đóng tàu đã bị trì hoãn do thiếu hụt lao động nên chưa có con tàu nào kịp hoàn thành khi Liên minh miền Bắc chiếm Memphis vào tháng 05/1862. Khi ấy, một trong hai con tàu đã bị đốt để chặn đường, còn Arkansas được kéo về phía nam đến sông Yazoo. Continue reading “06/08/1862: Tàu C.S.S. Arkansas của Hợp bang miền Nam bị đánh chìm”

05/08/1864: Liên bang miền Bắc thắng Trận Vịnh Mobile

Nguồn: Union scores a victory at the Battle of Mobile Bay, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1864, trong Trận Vịnh Mobile, Đô đốc David Farragut của Liên bang miền Bắc đã lãnh đạo đội tàu của ông vượt qua tuyến phòng thủ của Hợp bang miền Nam tại Mobile, Alabama để phong tỏa một trong những cảng lớn cuối cùng của miền Nam. Thất bại ở Vịnh Mobile là một đòn giáng mạnh vào phe Hợp bang, và đây là chiến thắng đầu tiên trong chuỗi thắng lợi của phe Liên bang giúp Abraham Lincoln đảm bảo tái đắc cử cuối năm đó. Continue reading “05/08/1864: Liên bang miền Bắc thắng Trận Vịnh Mobile”

Thế giới hôm nay: 05/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ford bổ nhiệm Jim Farley làm giám đốc điều hành mới. Vị giám đốc tiếp thị lâu năm có nhiệm vụ tăng lợi nhuận và giá cổ phiếu trong bối cảnh công ty  phải đối mặt với hậu quả của đại dịch covid-19 và các công nghệ ô tô mới. Ông Farley sẽ thay thế Jim Hackett, người đã tiếp quản hồi năm 2017 và sẽ nghỉ hưu vào tháng Mười.

Một vụ nổ lớn ở Beirut đã giết chết ít nhất 50 người và có thể làm bị thương thêm 2.750 người, Bộ trưởng Y tế Lebanon cho biết. Vụ nổ làm rung chuyển khu cảng của thủ đô, phá hủy các tòa nhà, làm vỡ cửa sổ và tạo ra một làn khói đỏ. Các quan chức nhà nước cho biết chính phủ có lưu trữ “các vật liệu nổ rất mạnh” tại một nhà kho gần bờ sông, nhưng nguyên nhân chính xác của vụ nổ vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biến cố Lư Câu Kiều (cầu Marco Paolo) năm 1937 thường được biết đến rộng rãi là đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai. Nhưng chắc không mấy ai, ít nhất là ở Nhật, biết về chuyện xảy ra vài thập niên trước đó tại một cây cầu khác ở Bắc Kinh – Bát Lý Kiều (Baliqiao).

Tháng 9 năm 1860, các lực lượng nhà Thanh và lính Anh – Pháp đánh một trận lớn ở khu vực quanh cây cầu, cách khoảng 20 cây số về phía đông Tử Cấm Thành. Đó là tuyến phòng thủ cuối cùng bảo vệ Bắc Kinh trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai bùng nổ bốn năm trước đó. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/06/20): Bát Lý Kiều và quan hệ Trung – Anh”

Tại sao Việt Nam không nên phát triển điện hạt nhân bằng mọi giá?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tại một hội nghị vào tháng trước về Quy hoạch Điện VIII ( 2021-2030) do Bộ Công Thương tổ chức, các chuyên gia Viện Năng lượng, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch phát triển năng lượng ở Việt Nam, đã đề xuất đưa điện hạt nhân vào cơ cấu năng lượng của Việt Nam sau năm 2040. Cụ thể, Viện dự kiến ​​năng lượng hạt nhân sẽ đóng góp 1 gigawatt (GW) điện cho Việt Nam vào năm 2040 và 5 GW vào năm 2045.

Đến cuối năm 2019, tổng công suất phát điện lắp đặt của Việt Nam là 54,88 GW, bao gồm điện than (33,2%), thủy điện lớn (30,1%), dầu khí (14,8%), và thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo (20,3%). Việt Nam hiện đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 130 GW vào năm 2030. Trong một kịch bản được trình bày tại hội thảo, Viện Năng lượng dự kiến tổng công suất lắp đặt của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng sau đó và có thểđạt mức 268 GW vào năm 2045. Continue reading “Tại sao Việt Nam không nên phát triển điện hạt nhân bằng mọi giá?”

04/08/1873: Trung đoàn 7 Kỵ binh Mỹ bị người bản địa tấn công

Nguồn: Colonel Custer and 7th Cavalry attacked by Indians, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1873, trong khi đang bảo vệ một nhóm khảo sát đường sắt ở Montana, Custer và Trung đoàn 7 Kỵ binh dưới quyền ông lần đầu tiên đụng độ với bộ tộc Sioux bản địa, những người sẽ đánh bại họ ba năm sau tại Little Big Horn.

Hai năm trước đó, Trung tá George Armstrong Custer và Trung đoàn 7 Kỵ binh chưa từng có cuộc đối đầu nào với nhóm người Mỹ bản địa thù địch ở đồng bằng phía tây. Khao khát chiến đấu, Custer rất hài lòng khi trung đoàn được lệnh giúp bảo vệ một nhóm các nhà khảo sát trong nhiệm vụ lập tuyến đường sắt Bắc Thái Bình Dương. Tuyến đường sắt xuyên lục địa mới (tuyến thứ ba ở Hoa Kỳ) dự kiến sẽ đi qua vùng lãnh thổ do tộc Sioux  kiểm soát. Custer rất lạc quan rằng nhiệm vụ sẽ đem lại cho mình cơ hội cải thiện danh tiếng như một chiến binh đánh thắng người bản địa. Continue reading “04/08/1873: Trung đoàn 7 Kỵ binh Mỹ bị người bản địa tấn công”

Thế giới hôm nay: 04/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu, vừa báo cáo lợi nhuận trước thuế đạt 4,3 tỷ đô la trong nửa đầu năm nay, giảm 65% so với cùng kỳ 2019. Con số này tệ hơn nhiều so với dự báo. Ngân hàng đổ lỗi cho chi phí dự phòng  các khoản nợ xấu trong đại dịch coronavirus, cũng như căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; trong những năm gần đây, ngân hàng này chủ yếu kiếm lời ở châu Á.

Sau khi dọa cấm TikTok, Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoan nghênh việc  Microsoft hoặc bất kỳ công ty Mỹ nào khác mua lại ứng dụng này. Ông nói rằng nó vẫn sẽ bị cấm nếu việc bán lại chưa hoàn thành trước ngày 15 tháng 9, thêm rằng Bộ Tài chính Mỹ cũng cần “có phần” vì đã tạo điều kiện cho thương vụ  “trở nên khả thi”, song ông không giải thích cụ thể. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/08/2020”

Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “How Brexit may strengthen the west”, Financial Times, 03/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016 là điều được mong chờ ở Moskva. Vladimir Putin tin rằng việc Anh rời EU sẽ làm suy yếu liên minh phương Tây. Nhưng bây giờ có vẻ như tổng thống Nga đã nhầm.

Không những không làm suy yếu phương Tây, Brexit cuối cùng có thể giúp củng cố liên minh ấy. Khi Anh không còn là thành viên, EU một lần nữa tiến tới hình thành một liên minh ngày một chặt chẽ hơn. Và một EU mạnh hơn sẽ là đối tác hiệu quả hơn cho một nước Mỹ thời hậu Donald Trump. Continue reading “Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?”

Thế giới hôm nay: 03/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nam Phi hiện đã ghi nhận hơn 500.000 ca nhiễm covid-19. Nước này giờ có số ca nhiễm cao thứ năm trên thế giới và chiếm hơn một nửa số trường hợp được xác nhận ở Châu Phi. Trong khi đó, hơn 50.000 ca mới cũng được báo cáo ở Ấn Độ trong năm ngày liên tiếp, đưa tổng số ca ở nước này lên tới hơn 1,75 triệu, trong khi Philippines hiện có hơn 100.000 ca.

Sự tăng đột biến số ca nhiễm covid-19 đã khiến bang Victoria của Úc áp dụng các biện pháp phong tỏa mới, bao gồm cả lệnh giới nghiêm. Mặc dù Úc đã thành công bước đầu trong việc kiểm soát căn bệnh này, Victoria, tiểu bang đông dân thứ hai, vừa chứng kiến ​​ca nhiễm tăng trở lại trong những tuần gần đây. Bang này báo cáo 671 trường hợp mới vào Chủ nhật. Các hạn chế sẽ được duy trì cho đến ít nhất là ngày 13 tháng 9. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/08/2020”

Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 6/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỗi năm cứ đến ngày 4 tháng 6, ngày kỷ niệm cuộc đàn áp biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, an ninh lại thắt chặt quanh địa điểm này ở trung tâm Bắc Kinh. Nhưng có một nơi khác chính quyền cũng phải canh gác hàng năm.

Cảnh sát mặc thường phục thường được triển khai đến khu vực xung quanh ngôi nhà cũ của cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Triệu Tử Dương, người đã rơi khỏi trung tâm quyền lực sau khi thể hiện sự đồng cảm với phong trào dân chủ và phản đối việc đàn áp bằng vũ lực. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/06/20): Ngọn lửa dân chủ của Triệu Tử Dương”

02/08/1917: Binh biến nổ ra trên chiến hạm Đức

Nguồn: Mutiny breaks out on German battleship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong khi lực lượng của Anh chuyển đến đóng tại những vị trí vừa mới chiếm được từ tay quân Đức ở Công sự Ypres (Ypres Salient) trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, thì người Đức cũng phải đối mặt với nhiều rắc rối trong nước, khi một cuộc nổi loạn nổ ra trên chiến hạm Đức, chiếc Prinzregent Luitpold, neo đậu tại cảng Wilhelmshaven ở Biển Bắc.

Trong cuộc nổi loạn này, khoảng 400 thủy thủ đã diễu hành vào thị trấn, kêu gọi chấm dứt chiến tranh và tuyên bố họ không còn muốn tiếp tục chiến đấu. Mặc dù các quan chức quân đội đã nhanh chóng kiểm soát cuộc biểu tình và các thủy thủ đã được thuyết phục trở về tàu của mình mà không có bạo lực nào thực sự xảy ra. Khoảng 75 người trong số họ đã bị bắt và tống giam, còn những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn sau đó đã bị đưa ra kết án và xử tử. Continue reading “02/08/1917: Binh biến nổ ra trên chiến hạm Đức”

Macbeth: Vị vua Scotland giúp truyền bá Cơ đốc giáo

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Macbeth (1005 – 1057) là vua của người Scotland. Trong thời gian cai trị, ông đã điều hành chính phủ một cách hiệu quả và thúc đẩy Cơ đốc giáo. Thế nhưng, trong kịch của William Shakespeare, ông thường được biết đến là một kẻ giết người và đoạt ngôi.

Hình ảnh Macbeth của Shakespeare có rất ít điểm tương đồng với vị vua thực sự của người Scotland thế kỷ 11.

Mac Bethad mac Findláich, tên tiếng Anh là Macbeth, được sinh ra vào khoảng năm 1005. Cha của ông là Finlay, Bá tước (Mormaer) xứ Moray, và mẹ của ông nhiều khả năng là Donada, con gái thứ hai của Malcolm II. Continue reading “Macbeth: Vị vua Scotland giúp truyền bá Cơ đốc giáo”

Đại Việt dưới thời Thiên Ứng Chính Bình của Trần Thái Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Triều vua Trần Thái Tông với 8 năm thời Kiến Trung đã trình bày ở phần trước; xin khảo tiếp sự việc khoảng gần 20 năm dưới thời Thiên Ứng Chính Bình [1232-1250]. Bấy giờ đất nước tương đối thanh bình, nên triều đình chú trọng củng cố chính quyền, xây dựng, sắp xếp học hành thi cử, đắp đê ngăn lụt; lưu ý an ninh biên giới phía bắc, nhắm ngăn chặn đám du binh Nguyên Mông từ Vân Nam sang quấy phá tỉnh Quảng Tây, để có thể tiếp tục liên lạc ngoại giao với triều Tống tại miền đông bắc.

Nhắm củng cố chính quyền, nguồn nhân lực quan trọng đứng hàng đầu; tại Thanh Hóa, Nghệ An thời Kiến Trung [1225-1231] đã có lệnh xét duyệt về hộ tịch, đến nay lại giao cho các viên trọng thần như Phùng Tá Chu, Trần Thủ Độ duyệt lại; riêng toàn quốc thì đến các năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 11, 12 [1242-1243] mới làm. Sử gia Ngô Thì Sĩ có nhận xét rằng Nghệ An, Thanh Hóa là các vùng thuộc phía nam đất nước, các đời trước chưa có dịp làm công tác hộ tịch kỹ như tại miền bắc, nên đòi hỏi phải làm kỹ hơn: Continue reading “Đại Việt dưới thời Thiên Ứng Chính Bình của Trần Thái Tông”

01/08/1943: Tàu tuần tra PT-109 của John F. Kennedy bị đâm chìm

Nguồn: PT-109 sinks; Lieutenant Kennedy is instrumental in saving crew, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, một tàu khu trục Nhật Bản đã đâm vào tàu PT (patrol torpedo/ngư lôi cơ giới) số hiệu 109 của Mỹ,  làm tàu bị vỡ đôi. Thiệt hại lớn đến nỗi các tàu PT khác của Mỹ trong khu vực cho rằng thủy thủ đoàn của tàu 109 đều đã chết. Thực tế thì hai thuyền viên đã thiệt mạng, nhưng vẫn có 11 người khác sống sót, bao gồm cả Trung úy John F. Kennedy.

Trước đó, máy bay Nhật đã mở cuộc “đi săn” tàu PT ở Quần đảo Solomon, ném bom căn cứ PT tại đảo Rendova. Người Nhật cần phải đưa một số tàu khu trục đến cực nam đảo Kolombangara để chuyển đồ tiếp tế cho lực lượng tại đây, và ngư lôi từ đội tàu PT Mỹ là hiểm họa tiềm tàng. Bất chấp những vụ đánh bom căn cứ tại Rendova, rất nhiều tàu PT đã lên đường đánh chặn khu trục hạm Nhật. Giữa trận chiến, tàu Nhật, Amaqiri, đã đâm trúng tàu PT-109, khiến 11 thủy thủ bị hất xuống Thái Bình Dương. Continue reading “01/08/1943: Tàu tuần tra PT-109 của John F. Kennedy bị đâm chìm”

Lý Đăng Huy, cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan, qua đời ở tuổi 97

Nguồn: Kensaku & Lauly Li,Lee Teng-hui, Taiwan’s ‘Father of Democracy,’ dies at 97”, Nikkei Asian Review, 31/07/2020.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Lee Teng-hui (Lý Đăng Huy), tổng thống đầu tiên được bầu một cách dân chủ của Đài Loan, đã qua đời ở tuổi 97 vì suy đa tạng tại bệnh viện Đài Bắc hôm thứ Năm (30/07/2020).

Cái chết của ông đã được bệnh viện xác nhận trong một tuyên bố.

Ông Lý, người từ lâu đã ủng hộ việc dân chủ hóa Đài Loan, được bầu làm tổng thống bằng hình thức bỏ phiếu phổ thông vào năm 1996 sau nhiều thập niên thiết quân luật. Khi còn là một thành viên Quốc Dân Đảng theo chủ nghĩa dân tộc, ông đã nỗ lực cải thiện vị thế của hòn đảo này trong cộng đồng quốc tế. Các chính sách của ông đã tạo ra sự va chạm với Bắc Kinh. Continue reading “Lý Đăng Huy, cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan, qua đời ở tuổi 97”

31/07/1941: Các bước chuẩn bị cho “Giải pháp Cuối cùng” bắt đầu

Nguồn: Preparations for the Final Solution begin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Hermann Goering – theo chỉ đạo của Hitler – đã ra lệnh cho Reinhard Heydrich, tướng SS và là cánh tay phải thứ hai của Heinrich Himmler, rằng “hãy gửi cho tôi ngay khi có thể một kế hoạch chung về các tài liệu hành chính và các biện pháp tài chính cần thiết để thực hiện giải pháp cuối cùng đối với vấn đề người Do Thái.”

Goering đã thuật lại ngắn gọn những điểm chính của “giải pháp cuối cùng” này trong một văn bản được soạn vào ngày 21/01/1939, trong đó viết: “Triển khai di cư và di tản theo cách tốt nhất có thể.” Chiến dịch mà sau này trở thành kế hoạch diệt chủng hàng loạt và có hệ thống đã bao trùm “toàn bộ các lãnh thổ châu Âu dưới sự chiếm đóng của Đức.” Continue reading “31/07/1941: Các bước chuẩn bị cho “Giải pháp Cuối cùng” bắt đầu”