Thế giới hôm nay: 25/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Josep Borrell, uỷ viên đối ngoại của EU, cảnh báo “viện trợ đang không thể vào được Gaza” vì phần lớn hàng hoá đến biên giới đều “không được sử dụng.” Philippe Lazzarini, người đứng đầu UNRWA, cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc dành cho người Palestine, nói rằng tình trạng mất trật tự dân sự ở khu vực đã khiến việc cung cấp viện trợ trở nên khó khăn hơn. Trước đó, xe tăng của Israel đã tiến sâu hơn vào Rafah khi lực lượng Israel tiếp tục tấn công miền nam Gaza. Ở phía bắc, một cuộc tấn công của Israel vào Thành phố Gaza đã giết chết một quan chức y tế cấp cao của Palestine, theo bộ y tế của Hamas.

Một vụ nổ tại nhà máy sản xuất pin lithium ở Hàn Quốc đã khiến ít nhất 22 người thiệt mạng, theo quan chức địa phương. Một người khác vẫn đang mất tích. Nguyên nhân vụ nổ chưa rõ ràng; nhà máy này đặt ở thành phố Hwaseong, một trung tâm công nghiệp phía tây nam Seoul, thủ đô của đất nước, và được cho là chứa khoảng 35.000 viên pin. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/06/2024”

Tây Du Ký và Lý thuyết Quan hệ quốc tế

Nguồn: Châu Phương Ngân, 《西游记》与国际关系, Tạp chí Khoa học Xã hội Trung Quốc, 07/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong Tây Du Ký, Đường Tăng cùng các đồ đệ đã du hành về phía Tây và đi qua nhiều quốc gia như nước Bảo Tượng, nước Ô Kê, nước Xa Trì, nước Tỳ Kheo… Mỗi lần đặt chân đến một quốc gia, thầy trò Đường Tăng đều phải trao đổi văn điệp thông quan và làm thủ tục xuất nhập cảnh. Trên đường đi, Đường Tăng liên tục thể hiện bản thân với tư cách là một tu sĩ Đại Đường, đây cũng có thể được coi là sự truyền bá quyền lực mềm của nhà Đường. Từ góc độ này có thể thấy, nội dung của Tây Du Ký đề cập đến những vấn đề xoay quanh quan hệ giữa các quốc gia. Continue reading “Tây Du Ký và Lý thuyết Quan hệ quốc tế”

AI sẽ thay đổi bản chất của chiến tranh như thế nào?

Nguồn:AI will transform the character of warfare”, The Economist, 20/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Công nghệ sẽ khiến chiến tranh diễn ra nhanh hơn và khó lường hơn. Nó cũng có thể gây ra bất ổn.

Máy tính được sinh ra trong chiến tranh và vì chiến tranh. Colossus được chế tạo năm 1944 để giải các mật mã của Đức Quốc xã. Đến những năm 1950, máy tính đã được sử dụng để tổ chức hệ thống phòng không của Mỹ. Trong những thập kỷ tiếp theo, trí tuệ nhân tạo đóng một vai trò nhỏ trong chiến tranh. Giờ đây, nó sắp trở thành yếu tố then chốt. Giống như thế giới dân sự đang chứng kiến ​​sự tiến bộ nhanh chóng về sức mạnh và sự lan rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), thế giới quân sự cũng phải chuẩn bị cho một làn sóng đổi mới. AI không chỉ làm thay đổi bản chất của chiến tranh mà còn có thể gây mất ổn định. Continue reading “AI sẽ thay đổi bản chất của chiến tranh như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 24/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng quốc phòng Israel Yoav Gallant đã đến Washington để hội đàm với các quan chức Mỹ. Các cuộc thảo luận sẽ đề cập đến cả cuộc tấn công của Israel ở Gaza và tình trạng thù địch gia tăng trên mặt trận thứ hai với Hizbullah, phong trào được Iran hậu thuẫn hiện kiểm soát phần lớn Lebanon. Gần đây quan hệ giữa hai đồng minh đã trở nên căng thẳng; thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu hôm Chủ nhật thậm chí đã phàn nàn về việc nguồn cung vũ khí từ Mỹ “giảm đáng kể.”

Trung QuốcLiên minh châu Âu đồng ý bắt đầu đàm phán nhằm giảm căng thẳng xung quanh việc xuất khẩu xe điện giá rẻ. Trong tháng này, EU cho biết họ sẽ tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc lên tới 48% sau cuộc điều tra chống trợ giá bắt đầu từ năm 2023. Phó thủ tướng Đức Robert Habeck đang thăm Bắc Kinh, hoan nghênh quyết định này như một “bước đầu tiên” của nhiều tiến triển sắp tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/06/2024”

Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Don’t misread Xi Jinping’s intentions at his big meeting,” Nikkei Asia, 20/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Như mọi khi, chính trị sẽ lại đi trước kinh tế trong thời đại mới của Trung Quốc.

Tháng 11/2013, cả thế giới đã dõi theo hội nghị trung ương lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, để xem Trung Quốc sẽ đi về đâu dưới thời một nhà lãnh đạo tối cao mới.

12 tháng trước đó, Tập Cận Bình đã lên nắm quyền lãnh đạo đảng, rồi trở thành chủ tịch nước vào tháng 3.

Hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương thường đặt ra các chính sách kinh tế trung và dài hạn quan trọng đối với Trung Quốc. Do đó, mọi con mắt đều đổ dồn vào định hướng của Tập dành cho nền kinh tế. Continue reading “Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba”

23/06/1972: H.R. Haldeman hối thúc Nixon ngăn chặn FBI trong vụ Watergate

Nguồn: H.R. Haldeman encourages Nixon to ward off FBI, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, cố vấn của Richard Nixon, H.R. Haldeman, đã yêu cầu tổng thống gây sức ép buộc Giám đốc FBI phải “đứng ngoài chuyện này [cuộc điều tra về vụ đột nhập Watergate].” Về cơ bản, Haldeman đang yêu cầu Nixon cản trở công lý, đây là một trong những tội danh mà Quốc hội đã đe dọa luận tội Nixon vào năm 1974. Continue reading “23/06/1972: H.R. Haldeman hối thúc Nixon ngăn chặn FBI trong vụ Watergate”

22/06/1898: Ngày sinh Erich Maria Remarque

Nguồn: Author Erich Maria Remarque born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, Erich Maria Remarque, tác giả cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Thế chiến I, Im Westen nichts Neues (Phía Tây không có gì lạ), đã chào đời ở Osnabruck, Đức.

Là sinh viên của Đại học Munster, Remarque bị bắt nhập ngũ vào quân đội Đức năm 18 tuổi. Ông chiến đấu trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I và đã bị thương không dưới năm lần, lần cuối cùng rất nặng. Sau chiến tranh, ông làm nhiều công việc khác nhau – giáo viên, thợ đẽo đá, tay đua xe, nhà báo thể thao – trong khi nỗ lực hoàn thành cuốn tiểu thuyết mà ông đã ấp ủ từ thời chiến. Được xuất bản tại Đức năm 1929, với tựa đề Im Westen Nichts Neues, cuốn sách đã bán được 1,2 triệu bản trong vòng một năm; bản dịch tiếng Anh, All Quiet on the Western Front, xuất bản cùng năm đó, cũng đạt được thành công tương tự. Sau đó, nó được dịch sang 12 thứ tiếng và được dựng thành một bộ phim Hollywood nổi tiếng vào năm 1930. Continue reading “22/06/1898: Ngày sinh Erich Maria Remarque”

Nội chiến Lê – Mạc dưới thời Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Thời Phúc Nguyên sau khi dẹp tan nội loạn Mạc Chánh Trung, phe Mạc chia rẽ, quyền thần Lê Bá Ly mang quân theo nhà Lê. Kế đó danh tướng Trịnh Kiểm mấy lần xua quân ra Bắc, tướng Mạc Kính Điển cũng mang quân vào đánh Thanh Hóa. Trong lúc hai hổ đang tranh hùng, thì Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa, ngấm ngầm mài nanh dũa vuốt, trở thành hổ thứ ba trong tương lai.

Ngày mồng 8 tháng 5 năm Quảng Hoà năm thứ 6 [5/6/1546], Mạc Phúc Hải chết, lập con trưởng là Phúc Nguyên lên làm vua. Phúc Nguyên giữ ngôi 16 năm, lần lượt dùng 3 niên hiệu: Vĩnh Định, Cảnh Lịch, Quang Bảo, lấy năm sau [1547] là năm Vĩnh Định thứ nhất. Continue reading “Nội chiến Lê – Mạc dưới thời Mạc Phúc Nguyên (1546-1561)”

Thế giới hôm nay: 21/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ sẽ tạm dừng giao đạn đánh chặn phòng không cho các đồng minh khác để ưu tiên chuyển mặt hàng này cho Ukraine. Nước này đang bị Nga bắn phá dữ dội, nhất là ở các nhà máy điện. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng Ukraine cần thêm ít nhất 7 hệ thống Patriot để tự vệ trước đòn tấn công của Nga. Trước đó vào thứ Năm, Romania đã tuyên bố sẽ gửi một hệ thống Patriot cho Ukraine .

Mark Rutte, thủ tướng sắp mãn nhiệm của Hà Lan, đã được phê chuẩn làm tổng thư ký tiếp theo của NATO sau khi được tất cả các thành viên trong liên minh ủng hộ. Klaus Iohannis, tổng thống Romania, và là đối thủ cạnh tranh duy nhất của ông Rutte cho vị trí này, đã rút lui khỏi cuộc tranh cử. Ông Rutte sẽ kế nhiệm Jens Stoltenberg vào ngày 2 tháng 10. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/06/2024”

Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em

Nguồn: Ruslan Yusupov, “Beijing’s Crackdown on Islam Is Coming for Kids,” Foreign Policy, 17/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các kỹ thuật từng được phát triển ở Tân Cương đang được bình thường hóa để chống lại các mục tiêu mới.

Vào ngày 15/03 vừa qua, ngày thứ ba của tháng ăn chay Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo, những người Hồi giáo sống ở Ngọc Khê, một thành phố thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đã thức dậy với một tin nhắn bất thường lan truyền trên trang WeChat của họ. Cục Sự vụ Dân tộc và Tôn giáo của tỉnh đã ban hành một “thông báo công khai khẩn cấp” cho phép giám sát việc nhịn ăn của học sinh. Continue reading “Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em”

20/06/1875: Ngày mất Joe Meek

Nguồn: Mountain man Joe Meek dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1875, Joe Meek, bậc thầy kể chuyện phiêu lưu miền biên giới, đã qua đời tại trang trại của ông ở Oregon. Cuộc đời ông cũng tràn ngập sự phiêu lưu mạo hiểm như chính những câu chuyện ông kể.

Sinh ra ở Virginia năm 1810, Meek là một chàng trai thân thiện và vui tính, nhưng ông lại quá hiếu động để có thể học hành chăm chỉ. Ở tuổi 16, Meek mù chữ chuyển hướng đi về miền Tây để gặp hai người anh trai khi đó đang ở Missouri. Trong những năm tiếp theo, ông tự học đọc và viết, nhưng cách đánh vần và ngữ pháp của ông vẫn rất độc đáo trong suốt cuộc đời ông. Continue reading “20/06/1875: Ngày mất Joe Meek”

Thế giới hôm nay: 20/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ phê duyệt việc bán máy bay không người lái và tên lửa cho Đài Loan với giá khoảng 360 triệu USD. Thương vụ bao gồm các loại đạn tuần kích như 720 Switchblade và các hệ thống vũ khí khác. Tổng thống Đài Loan William Lại Thanh Đức cảm ơn Mỹ đã phê duyệt thỏa thuận. Kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 5, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự gần vùng lãnh thổ tự trị.

Cyril Ramaphosa, tổng thống Nam Phi và lãnh đạo Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), đã tuyên thệ nhậm chức thêm một nhiệm kỳ nữa sau khi thành lập chính phủ chung với đảng trung dung Liên minh Dân chủ. Ông Ramaphosa đã dẫn dắt ANC đến một kết quả bầu cử đáng quên vào tháng trước, vốn khiến đảng này lần đầu tiên mất đa số trong quốc hội kể từ khi chế độ phân biệt chủng tộc kết thúc vào năm 1994. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/06/2024”

Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Morality Is the Enemy of Peace,” Foreign Policy, 13/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xung đột ở Gaza và Ukraine chỉ có thể kết thúc bằng những thỏa thuận không làm ai hài lòng hoàn toàn.

Ngoại trưởng Pháp Charles-Maurice de Talleyrand (1754-1838) là một nhà chính trị lão luyện, từng phục vụ cho chính phủ cách mạng Pháp, sau đó là cho Napoléon Bonaparte, và trong cả thời kỳ Bourbon phục hoàng. Ông là một chính khách tinh tế và tài giỏi, được nhớ đến ngày nay chủ yếu nhờ lời khuyên sâu sắc dành cho các nhà ngoại giao đồng nghiệp của mình: “Trên hết, đừng quá nhiệt tình.” Quả thật đó là những lời lẽ khôn ngoan: việc quá nhiệt tình, cứng nhắc và đạo đức hóa quá mức thường là trở ngại cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề quốc tế khó khăn. Continue reading “Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?”

Những thay đổi nhân khẩu học chưa từng thấy ở Trung Quốc

Nguồn: Trần Kiếm, “陈剑:百年未有之人口变动——引发的变局”, Aisixiang, 01/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong Lý Văn Trung Công toàn tập quyển 19, Lý Hồng Chương đã đề cập đến “những thay đổi chưa từng thấy trong ba nghìn năm”. Hiện nay, những thay đổi được nhắc đến nhiều nhất là những thay đổi chưa từng thấy trong một trăm năm. Dù là trăm năm hay nghìn năm thì cũng phải thừa nhận rằng, thời đại của chúng ta đang nảy sinh những biến đổi chóng mặt.

Trong cuộc Cách mạng Trung Quốc năm 1949, người ta đã sử dụng các yếu tố nhân khẩu học để giải thích cho sự phát sinh của cuộc cách mạng này, nhưng sau đó, điều này đã bị các nhà sáng lập Trung Quốc Mới phủ nhận. Theo thiển ý của tôi, có sự hợp lý nhất định khi sử dụng việc dân số quá đông để giải thích cho sự phát sinh của cuộc Cách mạng Trung Quốc. Tất nhiên, nó không sâu sắc và hữu hiệu như lý thuyết của các nhà sáng lập. Continue reading “Những thay đổi nhân khẩu học chưa từng thấy ở Trung Quốc”

“Nhà nước ngầm” của Trump

Nguồn: Jon D. Michaels, “A Deep State of His Own,” Foreign Affairs, 10/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump có kế hoạch vũ khí hóa bộ máy hành chính của Mỹ như thế nào?

Tháng 03/2023, Donald Trump bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ ba tại Waco, Texas. Sự xuất hiện của ông trùng với dịp kỷ niệm 30 năm cuộc đối đầu chết người giữa những tín đồ được vũ trang của giáo phái Branch Davidian và cơ quan hành pháp liên bang. Khi Trump bước lên sân khấu, ông đã gọi cuộc đua năm 2024 là “trận chiến cuối cùng.” Ông nói, trong trận chiến này, “hoặc nhà nước ngầm sẽ tiêu diệt nước Mỹ, hoặc chúng ta sẽ tiêu diệt nhà nước ngầm.” Đồng thời, để làm rõ vai trò của mình, ông tuyên bố “Tôi là chiến binh của các bạn, tôi là công lý của các bạn. … Và đối với những ai đã phải chịu oan ức và phản bội… Tôi là quả báo của các bạn.” Continue reading ““Nhà nước ngầm” của Trump”

18/06/1983: Sally Ride trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ

Nguồn: Sally Ride becomes the first American woman in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, tàu con thoi Challenger được phóng lên vũ trụ trong sứ mệnh thứ hai. Tiến sĩ Sally K. Ride đã tham gia sứ mệnh này với tư cách là chuyên gia, trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên du hành vào vũ trụ.

Trước đó, Ride từng theo đuổi sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp, nhưng vào năm 1977, bà đã đáp lại lời một quảng cáo trên báo của NASA kêu gọi các nhà khoa học trẻ am hiểu công nghệ đến làm việc như chuyên gia trên sứ mệnh tàu con thoi. Continue reading “18/06/1983: Sally Ride trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ”

Thế giới hôm nay: 18/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã giải tán nội các chiến tranh sáu người. Động thái được dự đoán rộng rãi diễn ra chỉ hơn một tuần sau khi Benny Gantz, một người theo đường lối ôn hòa, từ chức khỏi chính phủ của ông Netanyahu. Itamar Ben-Gvir, một bộ trưởng an ninh cực hữu muốn Israel leo thang các hoạt động ở Gaza và chống lại Hizbullah, nhóm dân quân người Shia ở Lebanon, từ lâu đã muốn gia nhập nội các chiến tranh. Nhưng ông Netanyahu sẽ tổ chức các buổi tham vấn không chính thức nhỏ hơn với các cố vấn.

Sàn giao dịch chứng khoán London một lần nữa trở thành thị trường chứng khoán lớn nhất châu Âu khi bất ổn chính trị ở Pháp khiến các nhà đầu tư Paris hoảng sợ. Theo Bloomberg, tổng giá trị của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chính của Anh hiện đạt gần 3,2 nghìn tỷ USD. Vì suy thoái kéo dài, sàn London đã tụt lại phía sau sàn giao dịch chứng khoán Paris từ tháng 11 năm 2022, thời điểm thủ tướng Liz Truss của Đảng Bảo thủ công bố dự thảo cải cách kinh tế tệ hại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/06/2024”

Quan hệ Trung-Ấn khó đoán hơn sau chiến thắng của Narendra Modi

Nguồn:社评:莫迪胜选后的中印关系更具不确定性”, CRNTT, 10/06/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Mới đây, Đảng Bharatiya Janata (BJP) do Narendra Modi lãnh đạo đã giành chiến thắng sít sao trong cuộc tổng tuyển cử của Ấn Độ. Đảng BJP đã giành được 240 ghế trong Quốc hội, ít hơn nhiều so với con số 303 ghế mà đảng này từng giành được trong cuộc tổng tuyển cử trước đó. Narendra Modi sẽ trở thành người thứ hai trong lịch sử Ấn Độ giữ chức Thủ tướng trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp, sau Jawaharlal Nehru.

Quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ đã nhanh chóng xấu đi vào nửa sau nhiệm kỳ đầu của Modi. Từ sự cố Doklam năm 2017, sự cố Thung lũng Galwan đầu năm 2020 và đến nay, Ấn Độ vẫn triển khai hơn 100.000 quân ở biên giới Trung-Ấn. Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đã nhiều lần công khai dùng vấn đề biên giới để ràng buộc mối quan hệ giữa hai nước, cũng như tuyên bố rằng quan hệ hai nước sẽ không thể trở lại quỹ đạo bình thường trừ khi vấn đề biên giới được giải quyết. Continue reading “Quan hệ Trung-Ấn khó đoán hơn sau chiến thắng của Narendra Modi”

Ngành gỗ Myanmar đang nuôi dưỡng chính quyền quân sự như thế nào?

Nguồn: Audrey Thill, “How Myanmar’s Wood Funds Its Brutal Military”, Foreign Policy, 11/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Theo số liệu từ Dự án Dữ liệu Vị trí và Sự kiện Xung đột Vũ trang, Myanmar được xếp hạng là nơi bạo lực nhất thế giới, đứng trên cả Syria và Palestine. Kể từ cuộc đảo chính năm 2021, cộng đồng quốc tế đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm hạn chế khả năng làm giàu từ tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh doanh của các tướng lĩnh quân đội Myanmar. Một số chuyên gia cho rằng chế độ quân sự hiện tại đang yếu hơn so với trước đây, một phần là do thành công của mặt trận thống nhất các tổ chức vũ trang dân tộc vốn đã phối hợp tấn công chính quyền từ cuối năm 2023. Tuy nhiên, chiến dịch “bốn vết cắt” tàn bạo và không ngừng nghỉ của quân đội cho thấy khả năng chống chịu của họ trước lực lượng kháng chiến  và sự cô lập về kinh tế. Continue reading “Ngành gỗ Myanmar đang nuôi dưỡng chính quyền quân sự như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 17/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày về Ukraine đã kết thúc bằng một tuyên bố chung được 80 quốc gia ký kết, trong đó tuyên bố “sự toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine phải là nền tảng cho bất kỳ nền hòa bình nào. Trước đó, lãnh đạo Đức và Ý đã chỉ trích đề xuất ngừng bắn do tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất hôm thứ Sáu kêu gọi Ukraine rút quân khỏi 4 vùng lãnh thổ mà Nga đã chiếm giữ trong chiến tranh. Olaf Scholz gọi đề xuất này là “nền hòa bình độc tài.”

Binyamin Netanyahu gọi việc tạm dừng hoạt động quân sự 11 tiếng hàng ngày do Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) công bố là “không thể chấp nhận được,” theo lời một quan chức. IDF hôm Chủ nhật cho biết họ sẽ dừng hoạt động trên con đường dẫn ra khỏi biên giới với Ai Cập để cho phép viện trợ nhân đạo đến với người Gaza. Họ sau đó làm rõ rằng chiến dịch ở thành phố Rafah vẫn tiếp tục. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/06/2024”