02/07/1839: Nổi loạn trên tàu chở nô lệ Amistad

Nguồn: Mutiny on the Amistad slave ship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào sáng sớm ngày này năm 1839, những người châu Phi trên chiếc tàu Amistad của Cuba đã nổi dậy chống lại những kẻ bắt giữ họ, giết chết hai thuyền viên và giành quyền kiểm soát con tàu vốn dĩ được dùng để  chở họ đến làm nô lệ ở một đồn điền mía đường tại Puerto Principe, Cuba.

Năm 1807, Quốc Hội Mỹ đã cùng với Vương quốc Anh xóa bỏ việc buôn bán nô lệ châu Phi, mặc dù hành động buôn bán nô lệ ở Mỹ vẫn không bị cấm. Bất chấp lệnh cấm quốc tế về “nhập khẩu” nô lệ châu Phi, Cuba vẫn tiếp tục vận chuyển nô lệ da đen đến các đồn điền mía đường của nước này tới tận những năm 1860, còn Brazil cũng nhận nô lệ đến các đồn điền cà phê cho đến thập niên 1850. Continue reading “02/07/1839: Nổi loạn trên tàu chở nô lệ Amistad”

Thế giới hôm nay: 02/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Anh vạch ra con đường cấp quyền công dân cho gần 3 triệu cư dân Hồng Kông đủ điều kiện và gia đình của họ, nhằm đáp trả việc Trung Quốc áp dụng luật an ninh quốc gia mới. Ngọai trưởng Anh Dominic Raab mô tả đạo luật mới là “một sự vi phạm nghiêm trọng và rõ ràng” hiệp định mà theo đó Anh đã trao trả lãnh thổ này cho Trung Quốc vào năm 1997. Theo đó, những người Hồng Kông đủ điều kiện sẽ được phép sống và làm việc ở Anh trong 5 năm, và cuối cùng có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch.

BioNTech, một hãng nghiên cứu y tế, và Pfizer, một nhà sản xuất thuốc, thông báo kết quả tích cực từ một thử nghiệm nhỏ về vắc-xin phòng covid-19 mới. Những người được tiêm chủng đã có kháng thể “tăng cao đáng kể” trong vòng bốn tuần kể từ khi bắt đầu điều trị. Các công ty hy vọng sẽ thực hiện một nghiên cứu lớn hơn nhiều trong vòng vài tuần tới, và có khả năng sản xuất tới 100 triệu liều vào cuối năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/07/2020”

Hun Manet: Một triều đại mới ở Campuchia?

Nguồn: Kimkong Heng, “Hun Manet: A Cambodian dynasty?”, The Interpreter, 26/06/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Con trai cả của Thủ tướng Hun Sen đang được chuẩn bị để kế nhiệm, nhưng sẽ cần phải thuyết phục các đối thủ chính trị chủ chốt.

Tuần này, Thủ tướng Campuchia Hun Sen xác nhận những gì đã được nghi vấn từ lâu, rằng ông đang chuẩn bị cho con trai cả của mình, Hun Manet, trở thành lãnh đạo của đất nước. “Là một người cha”, Hun Sen tuyên bố, “tôi phải ủng hộ con trai mình và bồi dưỡng nó để giúp nó có đủ lông đủ cánh”.

Không phải sẽ sớm có việc chuyển giao quyền lực tại Campuchia. Hun Sen cũng nói rõ ông có ý định tiếp tục nắm quyền thêm 10 năm nữa. Được xem là “một nhà lãnh đạo độc tài”, Hun Sen đã là Thủ tướng Campuchia từ năm 1985. Continue reading “Hun Manet: Một triều đại mới ở Campuchia?”

01/07/1942: Trận El Alamein thứ nhất bắt đầu

Nguồn: The Battle of El Alamein begins, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1942, Nguyên soái Erwin Rommel đã gặp bế tắc trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Bắc Phi. Trận El Alamein thứ nhất bắt đầu.

Tháng 06/1942, người Anh đã thành công trong việc đưa Rommel vào thế phòng thủ ở Libya. Thế nhưng, Rommel đã đáp trả bằng các cuộc tấn công liên tiếp bằng không quân và xe tăng, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng hùng mạnh của Anh. Cuối cùng, Rommel đã sử dụng các sư đoàn xe tăng của mình để buộc quân Anh phải rút lui – một cuộc rút quân nhanh tới mức một lượng lớn vật tư đã bị bỏ lại. Trên thực tế, Rommel đã đuổi được quân Anh sang Ai Cập chủ yếu bằng các phương tiện mà họ thu được. Continue reading “01/07/1942: Trận El Alamein thứ nhất bắt đầu”

Thế giới hôm nay: 01/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Anh, EU và NATO bày tỏ lo ngại sau khi quốc hội Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông. Luật này, được chính quyền Hồng Kông thông qua vào tối muộn, cấm hoạt động lật độ, khủng bố và thông đồng với các thế lực nước ngoài, đồng thời có hiệu lực ngay lập tức. Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ sẽ phản đối vào hôm nay. Demosisto, một đảng chính trị ủng hộ dân chủ, tuyên bố ngừng mọi hoạt động. Theo luật mới, các nhà hoạt động có thể đối mặt với án tù chung thân hoặc dẫn độ về đại lục.

27 quốc gia thành viên EU đã đồng ý về danh sách 14 quốc gia “an toàn” trên thế giới, những nước mà đi lại không  thiết yếu sẽ được phép, bao gồm Úc, Canada và Nhật Bản. Trung Quốc cũng sẽ được đưa vào, miễn là du khách từ EU được phép đến Trung Quốc. Mỹ, Brazil và Nga, những nơi đang có số ca nhiễm tăng cao, không nằm trong danh sách. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/07/2020”

Hồng Kông gồng mình trước làn sóng trấn áp mới của ĐCSTQ

Nguồn: Hong Kong braces itself for repression by China’s Communist Party”, The Economist, 30/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Hồng Kông vẫn chưa biết chính xác luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên lãnh thổ này có nội dung như thế nào. Hồi tháng 5, Trung Quốc tuyên bố sẽ ban hành một đạo luật về Hồng Kông để xử lý các tội như lật đổ và ly khai mà không nhắc đến vai trò của cơ quan lập pháp thành phố. Được thông qua bởi quốc hội mang tính hình thức của Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 6 và được ban hành bởi một lệnh ký bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nội dung của nó chỉ được công bố vào tối hôm đó, khi chính phủ Hồng Kông công bố đạo luật trên công báo (một bản tóm tắt đã được công bố mười ngày trước đó). Nhưng đạo luật này đã ngay lập tức gây nên những tác động sâu sắc lên cả chính trị nội bộ Hồng Kông lẫn các mối quan hệ quốc tế. Continue reading “Hồng Kông gồng mình trước làn sóng trấn áp mới của ĐCSTQ”

30/06/1971: Ba phi hành gia Liên Xô thiệt mạng trong thảm kịch Soyuz 11

Nguồn: Soviet cosmonauts perish in reentry disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, ba nhà du hành vũ trụ Liên Xô thuộc phi hành đoàn đầu tiên làm việc trên trạm vũ trụ đầu tiên của thế giới đã thiệt mạng vì tàu không gian của họ sụt áp khi quay trở lại khí quyển Trái Đất.

Ngày 06/06, các phi hành gia Georgi Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev đã được phóng lên vũ trụ trên tàu Soyuz 11 trong một nhiệm vụ neo đậu và làm việc tại Salyut 1, trạm vũ trụ của Liên Xô, vốn đã được đưa vào quỹ đạo không gian từ hồi tháng 4. Con tàu đã đến trạm thành công và các phi hành gia đã dành 23 ngày trong quỹ đạo. Vào ngày 30/06, họ rời Salyut 1 và bắt đầu quay lại Trái Đất. Continue reading “30/06/1971: Ba phi hành gia Liên Xô thiệt mạng trong thảm kịch Soyuz 11”

Thế giới hôm nay: 30/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ ghi nhận gần 20.000 ca nhiễm covid-19 mới trong ngày thứ hai liên tiếp. Nước này có số ca cao thứ tư trên thế giới với hơn 500.000 người, chỉ sau Mỹ, Brazil và Nga. Maharashtra, tiểu bang Ấn Độ với số người nhiễm bệnh cao nhất và là nơi có đô thị rộng lớn Mumbai, đã gia hạn phong tỏa đến cuối tháng 7.

Iran đã ban hành lệnh bắt giữ và yêu cầu Interpol hỗ trợ bắt Tổng thống Donald Trump cùng 35 người khác vì cái chết của Qassem Suleimani, lãnh đạo Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Hai quốc gia từng đứng trước bờ vực chiến tranh sau khi Suleimani bị ám sát bằng máy bay không người lái của Mỹ hồi tháng 1. Iran đã trả đũa, bắn tên lửa vào các căn cứ ở Iraq có quân Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/06/2020”

Các thách thức sống còn của Trung Quốc nhìn từ kỳ họp lưỡng hội

Nguồn: Charles Parton, “What the National People’s Congress tells us about the challenges facing China” Sinocism, 25/6/2020.

Lược dịch: Huỳnh Ngọc Lập | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đây là báo cáo thứ 9 liên tiếp về kỳ hợp lưỡng hội mà tôi viết. Không dễ để tóm lược năm bản báo cáo chủ chốt (các báo cáo của chính phủ, Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia (NDRC) – tài liệu giàu thông tin nhất, Bộ tài chính, Toà án nhân dân tối cao (SPC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (SPP)) và hàng loạt các cuộc họp báo cấp bộ trong một vài trang giấy. Thường thì trong các năm trước, các cuộc họp báo cấp bộ hé lộ nhiều mối ưu tiên và vấn đề nhất. Đáng buồn, và cũng có lẽ cũng đáng vui, là tổng số các cuộc họp báo này năm nay ít hơn, kể từ khi Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Vương Nghị chủ trì các cuộc gặp với báo chí.

Thông thường sẽ có rất nhiều ‘cắt và dán’ trong báo cáo từ năm này sang năm khác. Năm nay cũng không ngoại lệ. Để cho ngắn ngọn, tôi bỏ qua các điểm giống nhau. Những vấn đề được phản ánh sau đây, ít nhất là đối với bản thân tôi, là điểm mới, thú vị, đặc biệt cần lưu ý từ ‘lưỡng hội’. Continue reading “Các thách thức sống còn của Trung Quốc nhìn từ kỳ họp lưỡng hội”

29/06/1776: Đại diện của Nam Carolina phản đối độc lập khỏi Anh

Nguồn: South Carolina’s Edward Rutledge opposes independence, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1776, Edward Rutledge – một trong những đại diện của Nam Carolina tại Quốc hội Lục địa ở Philadelphia – đã thể hiện sự miễn cưỡng của mình đối với việc tuyên bố độc lập khỏi Anh trong một lá thư gửi John Jay, đại diện của New York có cùng quan điểm với ông.

Trái ngược với đa số các thành viên Quốc hội, Rutledge muốn kiên nhẫn đối với việc tuyên bố độc lập. Trong lá thư gửi Jay, một trong các đại diện của New York và cũng là người không ủng hộ việc đưa ra tuyên bố vội vã, Rutledge đã bày tỏ lo lắng rằng liệu những người ôn hòa như ông hay Jay có thể “phản đối một cách hiệu quả” quyết định độc lập hay không. Do có công việc gấp tại New York nên Jay đã không thể có mặt để tranh luận. Vì thế, Rutledge đã viết lại những ý kiến của ông. Continue reading “29/06/1776: Đại diện của Nam Carolina phản đối độc lập khỏi Anh”

Thế giới hôm nay: 29/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng số ca nhiễm covid-19 được xác nhận trên toàn cầu vượt 10 triệu; gần 500.000 người đã chết vì căn bệnh này. Các số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều vì báo cáo không đầy đủ. Hiện tại, các tâm dịch mới gồm Brazil, Ấn Độ, Mexico và một số bang miền nam và miền tây ở Mỹ. Florida và Texas đã áp dụng lại một số hạn chế trong nỗ lực ngăn chặn căn bệnh này lây lan.

Cục Hàng không Liên bang Mỹ sẽ bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm để tái cấp phép cho máy bay Boeing 737 MAX trong tuần này. Dòng máy bay này đã bị các cơ quan quản lý toàn cầu cấm bay từ tháng 3 năm ngoái sau hai vụ tai nạn làm 346 người chết. Trước sự sụp đổ về nhu cầu giao thông hàng không do đại dịch, một số nhà phân tích tự hỏi liệu các hãng hàng không có còn mong chờ khi chúng được tái cấp phép hay không. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/06/2020”

Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt kỳ diệu

Hai dân tộc Kinh Việt Nam và Hán Trung Quốc (TQ) có nhiều điểm giống và khác nhau. Trong 1000 năm Bắc thuộc, nước ta bị Hán hóa toàn diện, các khác biệt bị xói mòn rất nhiều, kể cả về huyết thống. May sao tổ tiên ta vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất – ngôn ngữ. Giữ được thế cũng là nhờ tiếng Việt tiềm ẩn những tính năng kỳ diệu, chẳng hạn ngữ âm cực kỳ phong phú, có thể ghi âm hầu như mọi ngữ âm ngoại ngữ.

Sau 1.000 năm bị Hán hóa, ngôn ngữ Việt chấp nhận chữ Hán nhưng cấm cửa tiếng Hán. Tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt (gọi là từ Hán-Việt) mà không đọc bằng tiếng Hán, tức Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán, biến thành chữ của mình, gọi là chữ Nho với ý nghĩa “Chữ của người có học”. Chữ Nho chính là chữ Hán đượcphiên âm ra tiếng Việt, vì thế dễ học hơn. Tổ tiên ta có thể dùng chữ Nho bút đàm giao dịch với quan chức chính quyền chiếm đóng, đạt được yêu cầu bắt dân ta học chữ của chúng. Rốt cuộc người Việt có chữ để ghi chép và giao tiếp nhưng vẫn đời đời nói tiếng mẹ đẻ, không ai nói tiếng Hán. Mưu toan Hán hóa ngôn ngữ hoàn toàn thất bại. Continue reading “Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?”

28/06/1919: Keynes phản đối Hoà ước Versailles, tiên đoán hỗn loạn kinh tế

Nguồn: Keynes predicts economic chaos, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Cung điện Versailles bên ngoài Paris, Đức ký Hiệp ước Versailles với phe Hiệp ước, chính thức kết thúc Thế chiến I. Nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes, một thành viên tham dự hội nghị hòa bình nhưng sau đó đã rời đi để phản đối hiệp ước, là một trong những nhà phê bình thẳng thắn nhất đối với thỏa thuận mang tính trừng phạt này.

Trong cuốn The Economic Consequences of the Peace (Hậu quả kinh tế của hoà ước) xuất bản vào tháng 12/1919, Keynes dự đoán rằng khoản bồi thường chiến phí khổng lồ cùng các điều khoản khắc nghiệt khác áp đặt lên Đức sẽ dẫn đến sự sụp đổ tài chính của nước này, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên kinh tế và chính trị ở châu Âu và trên toàn thế giới. Continue reading “28/06/1919: Keynes phản đối Hoà ước Versailles, tiên đoán hỗn loạn kinh tế”

Toan tính của các cường quốc đằng sau Hiệp định Geneva 1954

Biên dịch: Lê Đỗ Huy

Sách “Những viên than hồng của cuộc chiến: Sự sụp đổ một đế quốc và sự tạo tác một Việt Nam Cộng hòa” (Embers of War: The Fall of an Empire and the Making of America’s Vietnam) được NXB Random House xuất bản năm 2012. Sách đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác ở phương Tây, vì các giá trị sử học và quan hệ quốc tế. Theo Nhà sách trên mạng Amazon, nhờ khai thác hồ sơ lưu trữ ngoại giao mới giải mật ở một số quốc gia, tác giả Mỹ Fredrik Logevall đã dẫn người đọc lần theo lối mòn từng dẫn hai cường quốc phương Tây lạc lối một cách bi thảm trong rừng rậm ở Đông Nam Á.

Dưới đây là trích dịch chương nói về kết quả Hội nghị Geneva của sách. Các đầu đề nhỏ là của người dịch. Continue reading “Toan tính của các cường quốc đằng sau Hiệp định Geneva 1954”

27/06/1844: Lãnh đạo Mặc Môn giáo Joseph Smith bị sát hại

Nguồn: Mormon leader Joseph Smith killed by mob, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1844, Joseph Smith, nhà sáng lập và lãnh đạo tôn giáo Mặc Môn (Mormon), đã bị sát hại cùng với anh trai Hyrum khi một đám đông chống Mặc Môn đột nhập vào nhà tù nơi họ đang bị giam giữ ở Carthage, Illinois.

Sinh tại Vermont vào năm 1805, năm 1823, Smith tuyên bố rằng mình đã có thị kiến với một thiên thần của Đức Chúa, tên là Moroni, người đã nói cho ông biết về một văn bản tiếng Do Thái cổ đã bị thất lạc suốt 1.500 năm qua. Thánh thư, được tin là do một nhà sử học người Mỹ bản địa khắc trên nhiều tấm vàng vào thế kỷ thứ tư, ghi lại những câu chuyện của người Israel sống ở châu Mỹ thời cổ đại. Continue reading “27/06/1844: Lãnh đạo Mặc Môn giáo Joseph Smith bị sát hại”

Tại sao Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông?

Tác giả: Robert Beckman | Giới thiệu: Hồng Quyên

Ngày 12/12/2019, Malaysia đã đệ trình hồ sơ riêng lên Ủy ban giới hạn thềm lục địa (CLCS) – một cơ quan được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 – tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và tầng đất cái trong khu vực bên ngoài phạm vi 200 hải lý (370km) thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở phía Nam Biển Đông. Việc làm này của Malaysia phù hợp với quy định của CLCS và diễn ra sau khi nước này cùng Việt Nam đệ trình hồ sơ chung và Việt Nam đệ trình hồ sơ riêng lên cơ quan này đều vào năm 2009. Continue reading “Tại sao Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông?”

26/06/1963: John F. Kennedy thể hiện tình đoàn kết với người dân Berlin

Nguồn: John F. Kennedy claims solidarity with the people of Berlin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy đã bày tỏ tình đoàn kết với các công dân Tây Đức trong một bài phát biểu. Đứng trước Bức tường Berlin chia cắt thành phố thành hai khu vực dân chủ và cộng sản, John F. Kennedy đã tuyên bố với đám đông: “Tôi cũng là một công dân Berlin.”

Trong bài phát biểu của mình, Kennedy đã khẳng định với người Tây Đức rằng các quốc gia tự do vẫn sẽ ủng hộ người dân trong các khu vực dân chủ của Berlin, những người đã sống bên trong biên giới thù địch với Đông Đức kể từ cuối Thế chiến II. Ngay sau chiến tranh, thành phố Berlin đã được chia thành Tây Berlin, gồm các khu vực dân chủ do Mỹ, Anh và Pháp quản lý, và Đông Berlin, khu vực do Đông Đức cộng sản quản lý. Continue reading “26/06/1963: John F. Kennedy thể hiện tình đoàn kết với người dân Berlin”

Thế giới hôm nay: 26/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Wirecard, công ty fintech Đức bị sa lầy trong vụ bê bối thất lạc 1,9 tỷ euro (2,1 tỷ đô la) khỏi bảng cân đối kế toán, tuyên bố họ sẽ nộp đơn xin phá sản. Công ty này, trị giá 13 tỷ euro vào tuần trước, mất 90% giá trị cổ phiếu trước khi giao dịch bị đình chỉ. Hội đồng quản trị của hãng nói số tiền bị thất lạc này có thể không hề tồn tại.

Các đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới ở Mỹ đã giảm nhẹ xuống còn 1,48 triệu vào tuần trước. Mặc dù các số liệu thể hiện tuần thứ 12 liên tiếp giảm số lượng đơn mới, chúng vẫn cao hơn dự báo của các nhà kinh tế, và vẫn ở trên mức cao nhất từng được ghi nhận trước đại dịch. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/06/2020”

William II: Người thừa kế nước Anh từ William ‘Kẻ chinh phạt’

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Được biết đến với tên gọi William Rufus bởi nước da hồng hào của mình (rufus nghĩa là “tóc đỏ” trong tiếng Latin), William II là con trai thứ ba của William “Kẻ chinh phạt” (William I) và được thừa kế ngai vàng Anh từ cha mình.

William II sinh ra vào khoảng năm 1056 và có rất ít thông tin về thời thơ ấu của ông. Trước khi mất vào năm 1087, William I đã truyền lại quyền thừa kế ngôi vị đầu tiên của mình là Công tước xứ Normandy cho người con trai cả Robert Curthose. Ông đã trao nước Anh cho William, người con trai thứ ba mà ông rất yêu quý, và William đã lên ngôi vào tháng 09/1087. Năm 1088, William phải đối mặt với một cuộc nổi dậy của các nam tước do chú của ông là Odo xứ Bayeux khởi xướng để ủng hộ Robert. Tuy nhiên, Robert đã không thể xuất hiện và cuộc nổi dậy sớm tan rã. Continue reading “William II: Người thừa kế nước Anh từ William ‘Kẻ chinh phạt’”

25/06/1993: Kim Campbell trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Canada

Nguồn: Kim Campbell becomes Canada’s first female prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, tại Ottawa, Kim Campbell đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Canada thứ 19, trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ cao nhất của đất nước.

Sinh tại Port Alberni, British Columbia vào năm 1947, bà Campbell đã theo học ngành luật và khoa học chính trị trước khi tham gia chính trường Canada kể từ thập niên 1980. Năm 1986, bà trở thành đại diện của Đảng Bảo thủ trong cơ quan lập pháp của British Columbia, và hai năm sau đó thì được Thủ tướng Brian Mulroney bổ nhiệm làm Bộ trưởng Phụ trách Các vấn đề liên quan đến Cư dân Bản địa. Continue reading “25/06/1993: Kim Campbell trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Canada”