Thế giới hôm nay: 28/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thị trường chứng khoán toàn cầu một lần nữa đi xuống khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho việc covid-19 sẽ tác động xấu vào việc kinh doanh và thu nhập của công ty. Các cổ phiếu châu Âu và Mỹ lần đầu tiên rơi vào vùng điều chỉnh kể từ cuộc Đại suy thoái 2009. Giá dầu sụt giảm do dự đoán nhu cầu năng lượng yếu.

Số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt, với Iran và Ý báo cáo mức tăng đặc biệt cao. Ở châu Âu, ba quốc gia ghi nhận ca nhiễm đầu tiên. Nhà chức trách ở Mỹ và Đức mỗi bên ghi nhận một trường hợp không có nguồn lây truyền rõ ràng, cho thấy coronavirus đang lây lan ở địa phương. Iran đã hủy bỏ buổi cầu nguyện thứ Sáu tại các nhà thờ Hồi giáo ở các thành phố lớn. Nhật Bản sẽ đóng cửa tất cả trường học cho đến cuối tháng ba. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/02/2020”

Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P2)

Nguồn: Elbridge A. Colby & A. Wess Mitchell, “The Age of Great-Power Competition”,  Foreign Affairs, Jan/Feb 2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các ưu tiên lúc này

Đó chính là tình thế của Washington vào lúc này. Mỹ đã cho thấy họ sẵn sàng và đủ khả năng áp dụng cách tiếp cận đua tranh hơn trước các đối thủ, cả về mặt quân sự, kinh tế, và ngoại giao. Trong nước, quá trình điều chỉnh trên nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng cao hơn cả mong đợi; lập trường cứng rắn của chính quyền với Trung Quốc được hậu thuẫn bởi hầu hết các nghị sĩ, cả Dân chủ và Cộng hòa. Tương tự, sau nhiều năm do dự, giờ đây lưỡng đảng đã đồng thuận rằng mối đe dọa từ Kremlin là nghiêm trọng và phải bị ngăn chặn. Ở hải ngoại, thông điệp mới của Mỹ đã dẫn đến các thay đổi quan trọng. Các đồng minh Châu Âu bắt đầu chi nhiều hơn cho quốc phòng và duy trì một mặt trận chung cùng chống lại Nga bằng cách áp cấm vận; quan hệ quốc phòng của Mỹ với Ấn Độ, Nhật Bản, và Ba Lan đã nồng thắm hơn đáng kể; trong khi các tập đoàn đa quốc gia đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình nhằm rút chân khỏi Trung Quốc. Và đó chỉ là một số ví dụ. Continue reading “Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P2)”

27/02/1922: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền bầu cử của phụ nữ

Nguồn: Supreme Court defends women’s voting rights, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1922, tại Washington, D.C., Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ, quy định quyền bầu cử cho phụ nữ, đã được tám thành viên Tối cao Pháp viện nhất trí tuyên bố hợp hiến. Tu chính án thứ 19, trong đó tuyên bố rằng “quyền bỏ phiếu của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị từ chối hoặc loại bỏ bởi Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào vì lý do giới tính,” là sản phẩm của hơn bảy thập niên mít-tinh, kiến nghị, và hàng loạt những cuộc biểu tình của phụ nữ và những người ủng hộ họ. Continue reading “27/02/1922: Tối cao Pháp viện bảo vệ quyền bầu cử của phụ nữ”

Thế giới hôm nay: 27/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giờ đây có nhiều ca nhiễm covid-19 mới được ghi nhận bên ngoài hơn là bên trong Trung Quốc, theo WHO. Hàn Quốc là ổ dịch lớn nhất ngoài Trung Quốc, với hơn 1.200 trường hợp được xác nhận. Các ca nhiễm mới cũng đã được xác định tại ít nhất năm quốc gia châu Âu, hầu hết trong số họ có liên quan với ổ dịch ở Ý. Brazil có ca nhiễm đầu tiên ở Mỹ Latinh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cảnh báo rằng virus có thể trở thành đại dịch.

Sau 15 năm phụ trách Walt Disney Company, Bob Iger bất ngờ từ chức để nhường ghế cho Bob Chapek, người đứng đầu mảng công viên chủ đề của hãng. Giới phân tích từng cho rằng vị trí này sẽ vào tay một người quen thuộc hơn với những mảng kinh doanh mới của Disney, chẳng hạn như dịch vụ phát trực tuyến. Ông Iger sẽ tiếp tục làm chủ tịch điều hành cho đến cuối năm 2021. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/02/2020”

Tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc

Tác giả: Lindsay Maizland | Giới thiệu: Minh Anh

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang phấn đấu trở thành lực lượng thống trị khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách tăng cường sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Đài Loan và các tranh chấp quốc tế ở Biển Đông.

Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực khiến cho quân đội nước này trở nên hùng mạnh, hiệu quả và tiến bộ hơn về công nghệ để trở thành lực lượng hàng đầu trong vòng 30 năm tới. Với ngân sách tăng vọt trong thập kỷ qua, PLA đã được xếp vào hàng ngũ các quân đội hàng đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có trí tuệ nhân tạo và tên lửa đạn đạo chống hạm. Continue reading “Tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc”

26/02/1564: Nhà soạn kịch nổi tiếng Christopher Marlowe được rửa tội

Nguồn: Christopher Marlowe is baptized, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1564, nhà thơ, nhà soạn kịch Christopher Marlowe đã được làm lễ rửa tội tại Canterbury, Anh – đúng hai tháng trước ngày sinh của nhà soạn kịch William Shakespeare.

Marlowe là con trai của một thợ đóng giày ở Canterbury và là một học sinh thông minh. Ông từng giành được học bổng của các trường danh tiếng và tốt nghiệp bằng Cử nhân Khoa học Xã hội ở Cambridge vào năm 1584. Các nhà sử học tin rằng Marlowe từng là gián điệp cho Nữ hoàng Elizabeth khi còn ở Cambridge. Năm 1587, khi ông gần như bị từ chối cấp bằng thạc sĩ thì các cố vấn của nữ hoàng đã can thiệp, đề nghị cho ông nhận bằng và bóng gió nói về những sứ mệnh ông đã làm để phục vụ nhà nước. Continue reading “26/02/1564: Nhà soạn kịch nổi tiếng Christopher Marlowe được rửa tội”

Thế giới hôm nay: 26/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ trưởng Bộ Y tế Iran xét nghiệm dương tính với covid-19 trong bối cảnh lo ngại rằng căn bệnh đang lan rộng ở nước này hơn so với tuyên bố của các quan chức. Trong khi đó, khoảng 1.000 khách du lịch đã được cách ly trong một khách sạn trên đảo Tenerife, thuộc Quần đảo Canary của Tây Ban Nha, sau khi một du khách người Ý xét nghiệm ban đầu cho kết quả dương tính. Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm trên khắp châu Âu và Mỹ. Lợi tức trái phiếu kho bạc mười năm của Mỹ về mức thấp kỷ lục.

Hosni Mubarak, cựu tổng thống độc tài Ai Cập, vừa qua đời. Ông Mubarak, người đã được chăm sóc đặc biệt sau ca phẫu thuật hồi đầu năm nay, nắm quyền từ 1981 cho đến khi ông bị lật đổ năm 2011 sau một cuộc nổi dậy của dân chúng. Vị tổng thống bị truất quyền này đã bị bỏ tù vì tham nhũng, nhưng được trả tự do năm 2017 và được tha bổng khỏi hầu hết các cáo buộc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/02/2020”

Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P1)

Nguồn: Elbridge A. Colby & A. Wess Mitchell, “The Age of Great-Power Competition”,  Foreign Affairs, Jan/Feb 2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại hiện nay của Mỹ là một mớ hỗn độn. Các trang báo giật tít rằng vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đã chết. Các nhà bình luận nổi tiếng chăm chỉ gửi đi các cập nhật mới nhất từ tiền tuyến chiến dịch mà họ cho là do Tổng thống Donald Trump tiến hành nhằm phá vỡ trật tự thế giới tự do hậu chiến. Họ nói với chúng ta rằng thiệt hại đối với vị thế toàn cầu của Washington giờ đây là không thể nào khắc phục được nữa.

Nhưng ẩn sau làn sóng chỉ trích thường nhật ấy là một viễn cảnh khác. Trên thực tế, Hoa Kỳ đang sửa soạn cho một thời kỳ mới – một thời kỳ họ không còn thống trị tuyệt đối nữa, mà thay vào đó được đặc trưng bởi một Trung Quốc trỗi dậy và một nước Nga báo thù cùng tìm cách làm suy yếu quyền lãnh đạo của Mỹ và vẽ lại chính trị toàn cầu theo ý mình. Continue reading “Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P1)”

25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville

Nguồn: British surrender Fort Sackville, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Pháo đài Sackville đã đầu hàng, đánh dấu khởi đầu của sự kết thúc chuỗi ngày thống trị của Anh ở biên giới phía tây nước Mỹ.

Mười tám ngày trước đó, George Rogers Clark rời Kaskaskia trên sông Mississippi với lực lượng khoảng 170 người, bao gồm các dân quân Kentucky và tình nguyện viên người Pháp. Họ đã vượt hành trình hơn 200 dặm đường giữa dòng nước lũ dâng cao, lạnh giá để đến Fort Sackville ở Vincennes (Indiana) vào ngày 23. Sau khi giết hại dã man 5 người dân bản địa là đồng minh của Anh ở khu vực xung quanh, Clark đã buộc quân đồn trú Anh dưới quyền Trung úy Henry Hamilton phải đầu hàng vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/02. Continue reading “25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville”

Thế giới hôm nay: 25/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một tòa án ở New York tuyên Harvey Weinstein phạm tội tấn công tình dục cấp độ một và hiếp dâm cấp độ ba. Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn tha bổng ông khỏi các cáo buộc nghiêm trọng nhất, hai trong số đó là tấn công tình dục nghiêm trọng và hiếp dâm cấp độ một. Phán quyết được đưa ra sau khi hàng chục phụ nữ cáo buộc ông Weinstein đã lạm dụng tình dục họ, làm dấy lên phong trào #MeToo, làm nổi bật phạm vi phổ biến của hành vi quấy rối và tấn công tình dục.

Mahathir Mohamad bất ngờ từ chức thủ tướng Malaysia. Các dự đoán xoay quanh quyết định của nhà lãnh đạo 94 tuổi. Một phiên bản cho rằng ông có thể thành lập chính phủ mới và đề xuất một thỏa thuận từ chức có lợi cho Anwar Ibrahim, người kế nhiệm dự kiến và là đối thủ thường xuyên của ông. Mahathir trở thành thủ tướng sau biến động lớn trong cuộc bầu cử năm 2018. Cập nhập: Đêm qua theo giờ Việt Nam, Quốc vương Malaysia đã chỉ định ông Mahathir Mohamad làm Thủ tướng lâm thời. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/02/2020”

Đằng sau ‘trò chơi vương quyền’ của Malaysia

Nguồn: Malaysia’s prime minister, Mahathir Mohamad, resigns yet remains”, The Economist, 24/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Mahathir Mohamad thức dậy vào ngày 24 tháng 2, ông vẫn là thủ tướng của Malaysia. Liên minh cầm quyền Pakatan Harapan (Liên minh Hi vọng) kiểm soát 129 trong số 222 ghế ở Nghị viện. Nhưng những âm mưu chính trị sẽ sớm đảo lộn mọi thứ. Đến chiều, ông Mahathir đã từ chức khỏi cả vị trí người đứng đầu chính phủ lẫn chủ tịch đảng của ông, Đảng Bersatu. Đến tối, ông trở lại văn phòng trong vai trò thủ tướng lâm thời.

Có vẻ như ông Mahathir đã từ chức vì 26 nghị sĩ của Bersatu, cùng với 11 nghị sĩ đào ngũ từ Parti Keadilan Rakyat (PKR), đảng lớn nhất trong Liên minh Hi vọng, đã có ý định rời khỏi liên minh. Trong sự hỗn loạn của ngày hôm đó, một số người nghi ngờ rằng ông Mahathir có thể đã đứng sau âm mưu này. Continue reading “Đằng sau ‘trò chơi vương quyền’ của Malaysia”

24/02/1917: Bức điện Zimmermann được chuyển cho Hoa Kỳ

Nguồn: Zimmermann Telegram presented to U.S. ambassador, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1917 – trong Thế chiến I, chính quyền Anh đã trao cho Walter H. Page, đại sứ Hoa Kỳ tại Anh, một bản sao của “Bức điện Zimmermann” (Zimmermann Telegram) – một bức điện được mã hóa gửi bởi Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann cho Đại sứ Đức tại Mexico là Bá tước Johann von Bernstorff.

Trong bức điện do tình báo Anh chặn được và giải mã vào đầu tháng 01/1917, Zimmermann chỉ thị rằng trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Đức và Mỹ, có thể đề nghị Mexico tham gia cuộc chiến và trở thành đồng minh của Đức. Đổi lại, Đức cam kết sẽ trả lại cho Mexico các vùng lãnh thổ bị mất, gồm Texas, New Mexico và Arizona. Continue reading “24/02/1917: Bức điện Zimmermann được chuyển cho Hoa Kỳ”

Thế giới hôm nay: 24/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bernie Sanders thắng áp đảo trong các cuộc bỏ phiếu kín ở Nevada, chiến thắng thứ ba của ông trong ba cuộc bỏ phiếu giành đề cử của Đảng Dân chủ cho vị trí tổng thống. Chính trị gia dân túy theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa dễ dàng vượt qua Joe Biden, Pete Buttigieg và Elizabeth Warren, với một phần lớn phiếu bầu từ cử tri da đen, vốn trước đây được coi là điểm yếu tiềm tàng của ông. Nam Carolina sẽ là bang tiếp theo bỏ phiếu, vào thứ Bảy này.

Miền bắc nước Ý trở thành tâm dịch covid-19 của Châu Âu. Chính phủ Ý đã cách ly hàng chục thị trấn và báo cáo ít nhất 150 ca nhiễm, đặc biệt là các khu vực thuộc Lombardy và Veneto. Các trận đấu bóng đá đã bị hoãn lại và hai ngày cuối của lễ hội hóa trang Venice cũng bị hủy bỏ. Quân đội và cảnh sát được ủy quyền ngăn chặn các vi phạm kiểm dịch và cách ly. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/02/2020”

Mở cửa trường mùa dịch: Cần lý trí khi quản lý rủi ro

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Đối phó như thế nào với Covid-19 cơ bản là một câu hỏi về quản lý rủi ro. Để đưa ra được phản ứng phù hợp, không quá mạnh tay tới mức không cần thiết cũng không quá chủ quan, người ta cần đánh giá được mức độ rủi ro. Rủi ro thường được tính dựa trên công thức: Rủi ro = Hậu quả x Xác suất xảy ra.

Nếu xét môi trường giáo dục, có thể thấy rủi ro hiện nay đang ở mức rất thấp. Thứ nhất, về hậu quả, mặc dù Covid-19 gây hậu quả nghiêm trọng ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nhưng đó là vì Hồ Bắc đã chủ quan trong giai đoạn đầu, để dịch vượt quá tầm kiểm soát. Còn ở các nước ngoài Trung Quốc, nhìn chung hậu quả ở mức thấp. Cụ thể, tỉ lệ tử vong không cao hơn các bệnh truyền nhiễm thông thường là bao, và đặc biệt các số liệu thống kê cho thấy, tỉ lệ trẻ em, học sinh nhiễm bệnh rất ít, cho đến nay trên toàn thế giới chưa có trẻ em nào trong độ tuổi 0-9 tử vong vì Covid-19. Continue reading “Mở cửa trường mùa dịch: Cần lý trí khi quản lý rủi ro”

23/02/1954: Vaccine bại liệt được sử dụng lần đầu tiên

Nguồn: Children receive first polio vaccine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, một nhóm trẻ từ Trường Tiểu học Arsenal ở Pittsburgh, Pennsylvania, đã được tiêm loại vaccine phòng bại liệt mới do Tiến sĩ Jonas Salk phát triển.

Mặc dù không tàn khốc như dịch hạch hay cúm, bại liệt là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, thường xuất hiện trong những đợt bùng phát kinh hoàng và dường như không thể ngăn chặn. Tấn công các tế bào thần kinh và đôi khi là hệ thần kinh trung ương, bại liệt khiến cho cơ bắp suy yếu, tê liệt và thậm chí dẫn đến tử vong. Continue reading “23/02/1954: Vaccine bại liệt được sử dụng lần đầu tiên”

Hậu quả địa chính trị của dịch nCoV

Tác giả: Ridvan Bari Urcosta | Giới thiệu: Minh Anh

Điều gì sẽ xảy ra nếu các kịch bản tồi tệ nhất về nCoV trở thành hiện thực và dịch bệnh này phát triển nhanh hơn so với các biện pháp phòng ngừa mà cộng đồng quốc tế và Trung Quốc đang triển khai? Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra ở Trung Quốc có thể sẽ đạt đỉnh vào tháng này. Trong bối cảnh đó, hãy cùng nhau xem xét các hậu quả  địa chính trị và kinh tế của dịch bệnh này.

Dịch nCoV bùng phát vào thời điểm đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, nợ công tăng lên, nhu cầu nội địa suy giảm và cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn tiếp diễn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6,1% trong năm 2019 gần chạm mức thấp nhất trong ngưỡng mục tiêu mà Bắc Kinh đặt ra và giảm mạnh so với con số 6,6% của năm 2018. Hôm 15/1, Trung Quốc và Mỹ đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, bước đầu cho  việc kết thúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, chưa kịp vui mừng thì chỉ vài ngày sau đó, dịch nCoV đã bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Continue reading “Hậu quả địa chính trị của dịch nCoV”

22/02/1967: Suharto lên nắm quyền ở Indonesia

Nguồn: Suharto takes full power in Indonesia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1967, Tổng thống Indonesia lúc bấy giờ là Sukarno đã chính thức chuyển giao mọi quyền hành pháp cho nhà độc tài quân sự, Tướng Haji Mohammad Suharto, còn bản thân chỉ giữ lại vị trí Tổng thống trên danh nghĩa. Continue reading “22/02/1967: Suharto lên nắm quyền ở Indonesia”

Robert Falcon Scott: Nhà thám hiểm người Anh chinh phục Nam Cực

Nguồn: Historic figures, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Robert Falcon Scott (1868 – 1912) là một sĩ quan hải quân và nhà thám hiểm, người đã thiệt mạng trong hành trình cố gắng trở thành người đầu tiên đến Nam Cực.

Scott sinh ngày 06/06/1868 tại Devonport. Năm 13 tuổi, ông theo học trường huấn luyện sĩ quan hải quân và phục vụ trên một số tàu Hải quân Hoàng gia trong những năm 1880 và 1890. Ông được Hiệp hội Địa lý Hoàng gia để ý và bổ nhiệm làm chỉ huy Cuộc thám hiểm Nam Cực Quốc gia năm 1901 – 1904. Đoàn thám hiểm, với sự tham gia của Ernest Shackleton, đã đi về phương Nam xa nhất so với bất kỳ ai trước đó, và Scott trở về Anh như một anh hùng dân tộc. Với đam mê thám hiểm, Scott bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến đi để trở thành người đầu tiên đến Nam Cực. Ông đã dành nhiều năm để gây quỹ cho cuộc hành trình. Continue reading “Robert Falcon Scott: Nhà thám hiểm người Anh chinh phục Nam Cực”

21/02/1885: Đài tưởng niệm Washington được khánh thành

Nguồn: Washington Monument dedicated, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1885, Đài tưởng niệm Washington, được xây để tưởng nhớ người anh hùng của Cách mạng Mỹ và cũng là tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đã được khánh thành ở Washington, D.C.

Công trình bằng đá cẩm thạch cao 169m được đề xuất lần đầu vào năm 1783, và Pierre L’Enfant đã chừa lại một vị trí trong bản quy hoạch thủ đô liên bang mới cho đài tưởng niệm này. Sau khi George Washington mất vào năm 1799, kế hoạch xây dựng đài tưởng niệm “Cha đẻ của nước Mỹ” từng được thảo luận nhưng không có ý tưởng nào được tiến hành. Continue reading “21/02/1885: Đài tưởng niệm Washington được khánh thành”

Thế giới hôm nay: 21/02/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu cố vấn chính trị Roger Stone của Tổng thống Donald Trump bị kết án 40 tháng tù giam về tội nói dối trước Quốc hội, cản trở và thao túng nhân chứng. Các công tố viên liên bang đã đề nghị chín năm tù, song các quan chức Bộ Tư pháp can thiệp và đề nghị một bản án nhẹ hơn. Ông Trump đã đăng tweet thể hiện nỗi tức giận của mình về quá trình này, khiến cho bộ trưởng tư pháp của chính ông phải chỉ trích.

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đang mua lại công ty môi giới hoa hồng thấp E*Trade với giá 13 tỷ đô la, khiến đây trở thành vụ mua lại lớn nhất của một ngân hàng Phố Wall kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Với 5 triệu khách hàng bán lẻ và 360 tỷ đô la tài sản đang được quản lý, E*Trade mang lại cho Morgan Stanley nhiều quyền lực hơn trong ngành quản lý tài sản, một lĩnh vực hấp dẫn dành cho các ngân hàng đầu tư đang tìm cách đa dạng hóa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/02/2020”