Thế giới hôm nay: 06/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump cảnh báo Mỹ chuẩn bị bước vào “tuần khó khăn nhất” trong cuộc chiến chống lại đại dịch coronavirus. “Sẽ có rất nhiều người chết,” ông nói. Số ca nhiễm đã vượt 300.000, cao nhất thế giới. Ông Trump cũng cho rằng các quy tắc giãn cách xã hội có thể được nới lỏng để cho phép người Mỹ làm lễ trong nhà thờ vào Chủ nhật Phục sinh. Tháng trước, ông xác định đây là ngày có thể chấm dứt phong tỏa.

Singapore ghi nhận 120 ca nhiễm mới trong 24 giờ, mức tăng cao nhất trong một ngày đến nay ở nước này. Ban đầu hạn chế được virus lây lan bằng giám sát và xét nghiệm diện rộng, Singapore giờ đây sẽ phải đóng cửa hầu hết các nơi làm việc từ thứ ba và tất cả các trường học một ngày sau đó. Khoảng 116 trong số các ca nhiễm mới là lây nhiễm tại cộng đồng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/04/2020”

Cách Viktor Orban qua mặt EU xây dựng nền chuyên chế Hungary

Nguồn: How Hungary’s leader, Viktor Orban, gets away with it”, The Economist, 02/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Giống như nhân vật phản diện trong phim Điệp viên 007, Viktor Orban không thể cưỡng lại được việc tiết lộ kế hoạch của mình. Vị thủ tướng Hungary chưa bao giờ giấu diếm mong muốn gia tăng quyền lực. Trước khi nhậm chức vào năm 2010, ông phát biểu một cách đáng quan ngại: “Chúng tôi chỉ cần đắc cử một lần, rồi sau đó đâu vào đấy”. Quả đúng như vậy. Sau khi được các cử tri Hungary trao cho một thế đa số đủ lớn, Orban đã khiến bộ máy nhà nước Hungary suy yếu, viết lại hiến pháp theo ý mình, thanh trừng các tòa án và bóp miệng truyền thông.

Năm 2013, ông nói với một nhà báo rằng “Trong khủng hoảng, bạn không cần quản trị bằng các thể chế”. Một lần nữa, ông đã làm đúng như vậy. Một đạo luật được ban hành vào ngày 30 tháng 3 cho phép Orban cai trị bằng các sắc lệnh – qua mặt quốc hội – cho đến khi cuộc khủng hoảng coronavirus kết thúc. Trong phim, nhân vật phản diện bị chặn đứng sau khi để lộ ý đồ của mình. Nhưng vì Orban chống lại Liên minh châu Âu chứ không phải James Bond, ông ta đã thành công. Continue reading “Cách Viktor Orban qua mặt EU xây dựng nền chuyên chế Hungary”

05/04/1614: Pocahontas kết hôn với John Rolfe

Nguồn: Pocahontas marries John Rolfe, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1614, Pocahontas, con gái của Tù trưởng liên minh da đỏ Powhatan, đã kết hôn với một chủ đồn điền thuốc lá người Anh, John Rolfe, ở Jamestown, Virginia. Cuộc hôn nhân đã góp phần đảm bảo hòa bình giữa những người thực dân định cư tại Jamestown và người da đỏ Powhatan trong vài năm.

Tháng 05/1607, khoảng 100 thực dân Anh đã đến sống dọc theo sông James ở Virginia và lập ra Jamestown, thuộc địa đầu tiên của người Anh ở Mỹ. Những người định cư đã giận dữ bởi nạn đói, bệnh tật và các cuộc tấn công của người da đỏ, nhưng họ đã sớm được hỗ trợ bởi nhà thám hiểm người Anh 27 tuổi, John Smith, người giúp họ sinh tồn và lập bản đồ khu vực. Trong khi khám phá sông Chickahominy vào tháng 12/1607, Smith và hai thực dân khác đã bị các chiến binh Powhatan bắt giữ. Continue reading “05/04/1614: Pocahontas kết hôn với John Rolfe”

James Keir Hardie: Lãnh đạo đầu tiên của Công Đảng Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Với xuất phát điểm khiêm tốn, Keir Hardie (1815 – 1915) đã vươn lên trở thành một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất của Anh thời bấy giờ, đồng thời là lãnh đạo đầu tiên của Công Đảng.

James Keir Hardie sinh ngày 15/08/1856 tại Lanarkshire, Scotland, và là con trai ngoài giá thú của một người hầu tên là Mary Keir. Mẹ ông sau này đã kết hôn với David Hardie – một thợ mộc. Lên tám tuổi, Keir Hardie không được đi học mà bị gửi đi làm nhân viên giao hàng cho một thợ làm bánh mì, và ông là người làm công ăn lương duy nhất của gia đình vào thời điểm đó. Lên 11 tuổi, ông trở thành thợ mỏ và tới năm 17 tuổi, Keir Hardie tự học đọc và viết. Continue reading “James Keir Hardie: Lãnh đạo đầu tiên của Công Đảng Anh”

Tình báo Mỹ nghi ngờ số liệu về Covid-19 của Trung Quốc

Nguồn: Julian E. Barnes, “C.I.A. Hunts for Authentic Virus Totals in China, Dismissing Government Tallies”, New York Times, 02/04/2020.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong nhiều tuần qua, các quan chức tình báo Mỹ đã nói với Nhà Trắng rằng Trung Quốc báo cáo thấp hơn thực tế sự lây lan của Coronavirus và thiệt hại do đại dịch gây ra.

Theo ý kiến của các viên chức tình báo Mỹ đương nhiệm và tiền nhiệm, ngay từ tháng 2/2020, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã thường xuyên cảnh báo Nhà Trắng là Trung Quốc đã báo cáo thấp hơn thực tế về tình hình lây nhiễm Covid-19, và khi lập mô hình dự báo chống loại virus ấy, Mỹ đã không thể dựa vào số liệu của Trung Quốc. Continue reading “Tình báo Mỹ nghi ngờ số liệu về Covid-19 của Trung Quốc”

04/04/1918: Trận Somme thứ hai kết thúc

Nguồn: Second Battle of the Somme ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong Thế chiến I, Trận Somme thứ hai, trận đánh lớn đầu tiên của Đức trong hơn một năm, đã kết thúc ở mặt trận phía tây.

Ngày 21/03/1918, một cuộc tấn công lớn vào các căn cứ của phe Hiệp ước ở khu vực sông Somme của Pháp đã bắt đầu bằng năm giờ bắn phá từ hơn 9.000 khẩu pháo của Đức. Tập đoàn Quân thứ Năm của Anh (British Fifth Army) với trang bị kém cỏi đã nhanh chóng bị áp đảo và buộc phải rút lui. Continue reading “04/04/1918: Trận Somme thứ hai kết thúc”

Pablo Picasso: Họa sĩ lừng danh thế kỷ 20

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Pablo Picasso (1881 – 1973) là một danh họa người Tây Ban Nha và được xem là một trong những họa sĩ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ông đã thử nghiệm một loạt các trường phái và đề tài trong sự nghiệp của mình, đáng chú ý nhất là “Trường pháp Lập thể”.

Pablo Ruiz sinh ngày 25/10/1881 tại Malaga và là con trai của một giáo viên mỹ thuật. Sau này, ông lấy tên thời thiếu nữ của mẹ mình là Picasso. Picasso lớn lên ở Barcelona và sớm thể hiện tài năng nghệ thuật từ khi còn rất nhỏ. Đầu những năm 1900, ông đi lại giữa Pháp và Tây Ban Nha trước khi định cư tại Paris vào năm 1904. Tại đây, ông đã thử nghiệm nhiều trường phái và sáng tạo ra phong cách của riêng mình, thể hiện trong các giai đoạn sự nghiệp ‘Màu Lam’ (Blue Period) và ‘Màu Hồng’ (Rose Period) của ông. Continue reading “Pablo Picasso: Họa sĩ lừng danh thế kỷ 20”

03/04/1865: Thủ đô Richmond của Hợp bang Miền Nam thất thủ

Nguồn: Confederate capital of Richmond is captured, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1865, thủ đô của phe ly khai Hợp bang Miền Nam tại Richmond, Virginia, đã rơi vào tay lực lượng Liên bang Miền Bắc. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy Hợp bang miền Nam đang tiến gần đến ngày sụp đổ.

Trong suốt mười tháng, Tướng Ulysses S. Grant đã cố gắng thâm nhập vào Richmond nhưng không thành. Sau khi Tướng Lee của Hợp bang miền Nam tấn công một cách tuyệt vọng dọc theo phòng tuyến của Liên bang miền Bắc trong Trận Fort Stedman vào ngày 25/03/1865, Grant đã chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công lớn. Ngày 01/04, Tướng Grant đánh vào thị trấn Five Forks và phá vỡ tuyến phòng ngự của Lee ở tây nam Petersburg. Ngày 02/04, quân miền Bắc tiếp tục tấn công dọc theo mặt trận Petersburg, và Hợp bang miền Nam đã sụp đổ. Continue reading “03/04/1865: Thủ đô Richmond của Hợp bang Miền Nam thất thủ”

Thế giới hôm nay: 03/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 6,6 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, nâng tổng số yêu mới lên gần 10 triệu trong hai tuần qua, mức tăng chưa từng có trong lịch sử nước này. Đại dịch đang làm giảm tiêu dùng, làm suy yếu các ngành công nghiệp từ bán lẻ cho đến xây dựng. Các nhà phân tích dự đoán số yêu cầu sẽ còn tiếp tục tăng khi phong tỏa tiếp tục được mở rộng và kéo dài thêm.

Số ca nhiễm covid-19 trên toàn cầu đã đạt 1 triệu người, với hơn 50.000 trường hợp tử vong. Nước Mỹ hiện có nhiều ca nhất – ít nhất 234.000 người – cao hơn bất cứ nơi nào trên thế giới và ghi nhận kỉ lục 884 trường hợp tử vong trong 24 giờ vừa qua. Tây Ban Nha ghi nhận 950 ca tử vong mới và Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp cách ly xã hội tại Nga, nơi virus đang lây lan nhanh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/04/2020”

Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur

Nguồn: Andrew Higgins, “On Russia-China Border, Selective Memory of Massacre Works for Both Sides”, New York Times, 26/03/2020.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nơi xảy ra tội ác là một bờ sông ở vùng Thượng Blagoveshchensk thuộc nước Nga. Tại đây 120 năm trước những người Cô-dắc Nga đã làm cho hàng nghìn người Trung Quốc chết đuối trên sông Amur. Trên ngọn đồi gần đó có dựng một bức tượng đồng kỷ niệm cùng một cây thánh giá Chính thống giáo bằng bê tông.

Đài tưởng niệm ấy không phải là để tưởng nhớ các nạn nhân. Ngược lại, là để ca ngợi những người Cô-dắc [Cossacks] đã bảo vệ vùng lãnh thổ xưa kia từng là của Trung Quốc, nhưng từ giữa thế kỷ 19 đã trở thành một phần của vùng Viễn Đông nước Nga. Continue reading “Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur”

02/04/1513: Ponce de Leon tuyên bố Florida thuộc chủ quyền Tây Ban Nha

Nguồn: Ponce de Leon claims Florida for Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1513, gần St. Augustine ngày nay, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Ponce de Leon đã đặt chân lên bờ biển Florida và tuyên bố vùng đất này thuộc về hoàng gia Tây Ban Nha.

Mặc dù trước đó các nhà hàng hải gốc châu Âu khác có thể đã nhìn thấy bán đảo Florida, nhưng Ponce de Leon là người đầu tiên được ghi nhận đặt chân đến đây và cũng là người đầu tiên thám hiểm vùng bờ biển Florida. Ông đang trên đường đi tìm “Suối nguồn Tươi trẻ” (Fountain of Youth), một nguồn nước trong thần thoại được cho là sẽ mang lại trường sinh vĩnh cửu. Continue reading “02/04/1513: Ponce de Leon tuyên bố Florida thuộc chủ quyền Tây Ban Nha”

Thế giới hôm nay: 02/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số người chết ở Tây Ban Nha do covid-19 đã tăng 864 ca chỉ trong 24 giờ trước tối thứ Tư, một kỷ lục đối với quốc gia thiệt hại nặng nhất do virus sau Ý. Mặc dù tốc độ lây nhiễm ở nước này đã chậm lại trong những ngày gần đây, nhưng coronavirus vẫn cướp đi hơn 9.000 mạng sống ở Tây Ban Nha và 30.000 trên khắp châu Âu.

Hoạt động sản xuất ở hai nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro đã sụt giảm trong tháng 3 sau  khi covid-19 buộc các nhà máy phải đóng cửa. Sản lượng của các nhà sản xuất Đức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, với chỉ số nhà quản lý mua hàng của IHS markit giảm từ 48 trong tháng 2 xuống còn 45,4 (dưới 50 đồng nghĩa suy thoái). Chỉ số này của Pháp giảm chỉ còn 43,2, từ 49,8 hồi tháng 2. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/04/2020”

Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?

Nguồn: Ryan Hass & Kevin Dong, “The US, China and Asia after the pandemic: more, not less, tension”, East Asia Forum, 01/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ít có sự kiện nào trong thế kỷ qua lại nhấn mạnh sự cần thiết của lãnh đạo toàn cầu và khu vực rõ ràng như sự lan rộng của COVID-19. Sự lây lan này đã vượt qua mọi rào cản – quốc gia, văn hóa, tư tưởng và cá nhân. Nó cũng đã tấn công người giàu cũng như người nghèo, kẻ mạnh lẫn kẻ yếu. Nó đã làm cho hầu như tất cả mọi người trên hành tinh đều cảm thấy dễ bị tổn thương.

Thông thường, trong hoàn cảnh như vậy, Hoa Kỳ sẽ tiến lên để lãnh đạo, sử dụng sức mạnh tập hợp lực lượng độc nhất và sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự vô song của mình để huy động các nguồn lực, thúc đẩy các nỗ lực quốc tế đi theo một hướng. Điều đó đã xảy ra sau thảm họa sóng thần Đông Nam Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự bùng phát của Ebola ở Đông Phi. Hoa Kỳ thường xem đây là một trò chơi có tổng dương, ai cũng được lợi, để vượt qua những thách thức toàn cầu này cùng với Trung Quốc. Điều này giờ không còn nữa. Continue reading “Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?”

01/04/1945: 50.000 lính Mỹ đổ bộ vào đảo Okinawa

Nguồn: U.S. troops land on Okinawa, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1945, sau khi tổn thất 116 máy bay và ba tàu sân bay bị hư hỏng, 50.000 lính Mỹ do Trung tướng Simon B. Buckner Jr. chỉ huy đã đổ bộ vào bờ biển tây nam của đảo Okinawa, Nhật Bản, cách 563 km về phía nam đảo Kyushu – hòn đảo chính nằm ở phía nam nước này.

Quyết tâm chiếm Okinawa làm căn cứ hoạt động cho lực lượng lục quân và không quân rồi sau đó tấn công vào lục địa Nhật Bản, hơn 1.300 tàu đã tập hợp về đảo và cuối cùng 50.000 lính Mỹ đã tràn lên bờ vào ngày 01/04. Quân đội Mỹ đã nhanh chóng chiếm được hai sân bay và tiến sâu vào đất liền để chia cắt phần chính giữa đảo. Họ đã đánh bại gần 120.000 binh sĩ, lực lượng dân quân và lính lao dịch Nhật Bản do Trung tướng Mitsuru Ushijima chỉ huy. Continue reading “01/04/1945: 50.000 lính Mỹ đổ bộ vào đảo Okinawa”

Thế giới hôm nay: 01/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm coronavirus toàn cầu đã tăng lên trên 800.000. Mỹ có nhiều ca nhất: 164.610. Tây Ban Nha, nước cũng bị ảnh hưởng nặng nề, ghi nhận 849 ca tử vong trong hôm qua, mức cao nhất trong một ngày của họ. Hệ thống y tế của nước này đang cố gắng đuổi kịp tốc độ lây nhiễm; trong số 95.000 người mắc bệnh có 13.000 nhân viên y tế. Tại Ý, số người chết tăng lên 12.428, cao nhất thế giới.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng đại dịch covid-19 có thể khiến 11 triệu người ở các nền kinh tế mới nổi châu Á rơi vào nghèo đói, làm tăng trưởng hàng năm trong khu vực giảm gần 4% và gây suy thoái kinh tế. Nhiều nền kinh tế Đông Nam Á từng thành công trong việc tránh được suy thoái kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/04/2020”

William Tuke: Người cải tiến cách chữa bệnh tâm thần

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

William Tuke (1732 – 1822) là một nhà từ thiện hàng đầu thuộc phái Giáo hữu và đã nghiên cứu ra các phương pháp nhân đạo hơn để điều trị bệnh tâm thần.

William Tuke sinh ngày 24/03/1732 tại York trong một gia đình hàng đầu theo phái Giáo hữu. Từ khi còn nhỏ, ông đã tham gia vào công việc buôn bán trà và cà phê của gia đình. Ngoài việc kinh doanh, Tuke còn dành rất nhiều thời gian để theo đuổi hoạt động từ thiện.

Khi một tín đồ phái Giáo hữu chết trong điều kiện tồi tàn và thiếu nhân đạo của Bệnh viện tâm thần York Asylum, Tuke đã được mời đến và kinh hoàng khi chứng kiến cảnh tượng ở đây. Mùa xuân năm 1792, ông kêu gọi Hiệp hội Giáo hữu tiến hành cách mạng hóa việc điều trị cho người bị bệnh tâm thần. Ông đã huy động đủ kinh phí để mở Bệnh viện tâm thần York Retreat vào năm 1796 – một cơ sở trị bệnh cho người mất trí. Continue reading “William Tuke: Người cải tiến cách chữa bệnh tâm thần”

31/03/1905: Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất

Nguồn: The First Moroccan Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, Hoàng đế Wilhelm của Đức đã đến Tangiers để tuyên bố ủng hộ vương quốc Morocco, kích động sự giận dữ của Pháp và Anh trong sự kiện gọi là Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất, một điềm báo rằng cuộc xung đột lớn hơn giữa các quốc gia châu Âu đang đến gần – đó chính là Thế chiến I.

Hoàng đế Đức không có bất kỳ mối quan tâm thực sự nào đối với Morocco; chính phủ Đức cũng không. Mục đích cốt yếu của việc ông xuất hiện là để phá vỡ Liên minh Anh-Pháp, được thành lập vào tháng 04/1904. Entente Cordiale (Hiệp ước Thân mật), tên gọi sau này của liên minh, ban đầu không nhằm mục đích liên minh chống lại Đức, mà nhằm dàn xếp các cuộc cạnh tranh đế quốc lâu dài giữa Anh và Pháp ở Bắc Phi. Continue reading “31/03/1905: Khủng hoảng Morocco lần thứ nhất”

Thế giới hôm nay: 31/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số ca nhiễm coronavirus ở Tây Ban Nha đã vượt qua con số của Trung Quốc, theo sau Ý và Mỹ. Nước này có số ca lên tới 85.000 trong ngày mà số tử vong cũng tăng lên 7.340 ca. Song có dấu hiệu cho thấy lệnh phong tỏa 15 ngày của Tây Ban Nha có thể đã có hiệu quả: số ca nhiễm mới trong ngày (6.400) thực sự thấp hơn so với hơn một tuần trước.

Giá dầu thô Mỹ giảm còn 20 USD/thùng, xuống gần mức thấp nhất trong 18 năm. Nhu cầu đã giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch coronavirus cũng như cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Ả Rập Saudi. Dầu thô Brent, thước đo chuẩn quốc tế, cũng giảm xuống dưới 23 USD/thùng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/03/2020”

Tác động của Covid-19 đến chính sách đối ngoại Trung Quốc

Tác giả: Paul Haenle | Giới thiệu: Minh Anh

Trung Quốc đã cố gắng giải quyết một cách thận trọng mối quan hệ với Mỹ, đồng thời triển khai sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ và đặt ra những câu hỏi về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh.

Mối quan hệ Mỹ-Trung đã tác động như thế nào tới phản ứng trước dịch COVID-19?

Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 lan rộng, sự mất lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây trở ngại cho sự phối hợp toàn cầu cần thiết cho  một cuộc khủng hoảng như vậy. Cả hai nước đều phải chịu trách nhiệm vì đã không hợp tác với nhau. Sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về mức độ nghiêm trọng thực sự của dịch bệnh do những chỉ thị chính trị và quan ngại kinh tế đã thổi bùng lên mối nghi ngờ ngay từ đầu. Continue reading “Tác động của Covid-19 đến chính sách đối ngoại Trung Quốc”

30/03/1855: Bạo lực nổ ra trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Kansas

Nguồn: Violence disrupts first Kansas election, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1855, trong cuộc bầu cử đầu tiên tại Kansas, khoảng 5.000 người được gọi là “Các phiến quân Vùng biên” (Border Ruffians) đã xâm lược lãnh thổ này từ tây Missouri và yêu cầu Kansas phải bầu ra một cơ quan lập pháp ủng hộ chế độ nô lệ. Mặc dù số lượng phiếu bầu nhiều hơn số cử tri hợp lệ trong lãnh thổ, Thống đốc bang Kansas là Andrew Reeder vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc bầu cử để tránh đổ máu thêm.

Mâu thuẫn ở Kansas bắt đầu từ khi Tổng thống Franklin Pierce ký Đạo luật Kansas-Nebraska vào năm 1854. Đạo luật này quy định những người cư trú tại các lãnh thổ mới gồm Nebraska và Kansas sẽ quyết định tình trạng nô lệ hoặc tự do ở lãnh thổ của họ bằng bỏ phiếu phổ thông. Continue reading “30/03/1855: Bạo lực nổ ra trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Kansas”