Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Nguồn: Peter D. Feaver, “How Trump Will Change the World,” Foreign Affairs, 06/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích sơ bộ về nội dung và hậu quả của chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Trump thứ hai.

“Một con tê giác xám” – thuật ngữ dùng để một sự gián đoạn có thể dự đoán và đã được dự đoán từ lâu nhưng vẫn gây sốc khi nó xảy ra – đã đâm sầm vào chính sách đối ngoại Mỹ: Donald Trump vừa mới giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Dù các cuộc thăm dò dự đoán bầu cử sẽ rất căng thẳng, nhưng kết quả cuối cùng lại quá rõ ràng, và dù chúng ta không biết chính xác trật tự mới sẽ như thế nào, chúng ta biết Trump sẽ đứng đầu trật tự đó. Continue reading “Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?”

12/11/2001: Máy bay rơi ở Rockaway, New York

Nguồn: Plane crashes in Rockaway, New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, một chuyến bay của hãng American Airlines khởi hành từ Sân bay John F. Kennedy (JFK) ở Thành phố New York đã đâm vào một khu phố ở Queens ngay sau khi cất cánh, khiến 265 người thiệt mạng. Dù ban đầu một số người suy đoán rằng vụ tai nạn là do khủng bố, vì nó xảy ra đúng hai tháng sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, nhưng nguyên nhân nhanh chóng được chứng minh là do sự kết hợp giữa lỗi của phi công và điều kiện gió. Continue reading “12/11/2001: Máy bay rơi ở Rockaway, New York”

Thế giới hôm nay: 12/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump đã đưa ra một số lựa chọn nhân sự cho chính quyền mới của ông, với tuyên bố cựu nghị sĩ Lee Zeldin sẽ “nhanh chóng bãi bỏ các quy định” trên cương vị là người đứng đầu cơ quan môi trường của Mỹ. Stephen Miller, người đã xây dựng chính sách nhập cư trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, dự kiến ​​sẽ được bổ nhiệm làm phó chánh văn phòng. Và nữ nghị sĩ Elise Stefanik đã chấp nhận vai trò đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.

Điện Kremlin phủ nhận việc ông Trump thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine với Vladimir Putin vào cuối tuần qua. Trước đó tờ Washington Post đưa tin ông Trump đã khuyên tổng thống Nga không leo thang xung đột. Người phát ngôn của ông Putin, Dmitry Peskov, gọi tin này là “thông tin sai lệch” và cho biết tổng thống Nga không có kế hoạch cụ thể nào để nói chuyện với tổng thống đắc cử của Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/11/2024”

Tại sao sự sụp đổ của chính phủ Đức lại là tin tốt?

Nguồn: Liana Fix, “Why Germany’s Government Collapse Could Be Good News,” Foreign Policy, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính phủ bất lực và do dự không có chỗ đứng trong thời đại của Donald Trump.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên đắc cử vào tháng 11/2016, nhiều nước châu Âu đã tập hợp xung quanh Thủ tướng Đức Angela Merkel, xem bà là nhà lãnh đạo mới của thế giới tự do. Ngày nay, họ sẽ phải đi tìm nhà lãnh đạo một nơi khác: Liên minh ba đảng tại Berlin dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz vừa sụp đổ sau khi Đảng Dân chủ Tự do – một đảng nhỏ ủng hộ giới doanh nghiệp – nổi loạn về định hướng kinh tế của đất nước. Continue reading “Tại sao sự sụp đổ của chính phủ Đức lại là tin tốt?”

Tác động chính sách từ nhiệm kỳ hai của Trump có thể tệ đến mức nào?

Nguồn: How bad could a second Trump presidency get?”, The Econmist, 31/10/2024.

Biên dịch: Lê Mạnh Cường

Thiệt hại gây ra cho các thể chế và nền kinh tế Hoa Kỳ và cả thế giới sẽ rất lớn

Trong chiến dịch vận động tranh cử, Donald Trump đưa ra hàng loạt cam kết khiến ai nấy đều giật mình. Trump sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp; phóng tên lửa nhằm vào các băng nhóm buôn ma túy Mexico; sử dụng quân đội đàn áp “những kẻ điên cuồng cực tả” đang điều hành Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump, dù tốt hay xấu, không có những biến động mà nhiều đảng viên Dân chủ đã dự đoán. Nền kinh tế vẫn phát triển ổn định cho đến khi đại dịch nổ ra. Không có khủng hoảng nào lớn trong chính sách đối ngoại. Và mặc dù Trump cố đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ông vẫn không làm được điều đó. Continue reading “Tác động chính sách từ nhiệm kỳ hai của Trump có thể tệ đến mức nào?”

Thế giới hôm nay: 11/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc không kích của Israel vào Gaza và Lebanon đã giết chết hơn 50 người, theo lời giới chức địa phương. Lực lượng Israel nói đòn tấn công của họ vào Jabalia ở miền bắc Gaza, được cho là làm hơn 30 người thiệt mạng, trong đó có 13 trẻ em, nhắm vào một khu vực có “khủng bố hoạt động.” Trước đó Qatar thông báo họ không còn là bên trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas.

Nga nói đã bắn hạ 34 máy bay không người lái của Ukraine xung quanh Moscow. Thị trưởng thủ đô Nga cho biết không có thiệt hại đáng kể nào, mặc dù cuộc tấn công đã làm một người bị thương và khiến ba sân bay phải tạm thời đóng cửa. Đây được cho là nỗ lực tấn công lớn nhất của Ukraine vào Moscow cho đến nay. Trong khi đó, Nga không kích Odessa ở miền nam Ukraine, làm hai người bị thương. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/11/2024”

Lệnh cấm trường dạy thêm của Tập đã phản tác dụng như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Xi Jinping’s tutoring school ban backfired”, Nikkei Asia, 7/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhu cầu việc làm đang lấn át nỗ lực của chủ tịch nước nhằm xoa dịu khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc.

Dường như “tẩu tư phái” đang giành được nhiều ảnh hưởng hơn tại Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình, nơi mà chính sách gây tranh cãi của ba năm trước đang bị âm thầm gạt sang một bên với mục đích vực dậy nền kinh tế.

Vào thời Mao, “tẩu tư phái” là cụm từ được sử dụng một cách miệt thị để gọi những người được cho là đang dẫn dắt xã hội đi theo con đường tư bản. Gần đây hơn, nó lại xuất hiện để ủng hộ quyết định của ban lãnh đạo do Tập đứng đầu, cấm các trường học dạy thêm sau giờ học vì lợi nhuận. Continue reading “Lệnh cấm trường dạy thêm của Tập đã phản tác dụng như thế nào?”

10/11/1995: Nhà viết kịch và nhà hoạt động Ken Saro-Wiwa bị treo cổ tại Nigeria

Nguồn: Playwright and activist hanged in Nigeria, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, Ken Saro-Wiwa, một nhà viết kịch và nhà hoạt động môi trường người Nigeria, đã bị treo cổ cùng với tám nhà hoạt động khác của Phong trào Vì Sự sống còn của Người Ogoni (Mosop). Continue reading “10/11/1995: Nhà viết kịch và nhà hoạt động Ken Saro-Wiwa bị treo cổ tại Nigeria”

Sau hơn 3 năm nắm quyền, Taliban còn cách cộng đồng quốc tế bao xa?

Nguồn: Chu Vĩnh Bưu, 朱永彪:执政三年半,阿富汗塔利班距离加入国际社会还有多远?, Guancha, 08/11/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, vấn đề quyền phụ nữ ở Afghanistan đã thu hút sự chú ý của dư luận, khiến nhiều người chú ý đến hàng loạt vấn đề kể từ khi chính phủ Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan trong hơn 3 năm qua.

Đối với tình hình hiện tại ở Afghanistan, các chính sách và hiệu quả quản trị của Taliban cũng như việc liệu cộng đồng quốc tế có công nhận chính phủ của Taliban hay không, Guancha đã liên hệ với Chu Vĩnh Bưu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Afghanistan tại Đại học Lan Châu và mời ông đưa ra lý giải của mình. Continue reading “Sau hơn 3 năm nắm quyền, Taliban còn cách cộng đồng quốc tế bao xa?”

09/11/1990: Tài sản của Willie Nelson bị Sở Thuế vụ Liên Bang tịch thu

Nguồn: Willie Nelson’s assets are seized by the IRS, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Chúng tôi luôn cố gắng làm việc với người nộp thuế,” phát ngôn viên của Sở Thuế vụ Liên Bang Mỹ (IRS) Valerie Thornton nói với tờ The New York Times vào mùa thu năm 1991, “[và] nếu chúng tôi phải tạo ra một kế hoạch thanh toán sáng tạo, thì đó là điều chúng tôi sẽ làm, vì đó là lợi ích tốt nhất của mọi người.” Kế hoạch thanh toán sáng tạo mà bà Thornton đề cập trong tuyên bố của mình với tờ Times liên quan đến một thỏa thuận chia sẻ doanh thu đặc biệt, mà IRS đã đàm phán với ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng Willie Nelson, người khi đó đang phải vật lộn để trả khoản nợ thuế 16,7 triệu đô la, vốn đã khiến chính phủ liên bang tịch thu toàn bộ tài sản của ông một năm trước đó, vào ngày 09/11/1990. Continue reading “09/11/1990: Tài sản của Willie Nelson bị Sở Thuế vụ Liên Bang tịch thu”

Trump và sự hấp dẫn của phong cách lãnh đạo cứng rắn

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and the lure of strongman leadership,” Financial Times, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống đắc cử đã thay đổi căn bản các chuẩn mực và ý thức hệ của nền chính trị Mỹ.

Donald Trump sẽ đi vào lịch sử như một vị tổng thống thực sự làm nên lịch sử. Đó không phải là một phán đoán đạo đức, nhưng đơn giản là sự thừa nhận về quy mô thành tựu của ông trong việc tái thiết hoàn toàn nền chính trị Mỹ. Continue reading “Trump và sự hấp dẫn của phong cách lãnh đạo cứng rắn”

Thế giới hôm nay: 08/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bài phát biểu đầu tiên kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tổng thống Joe Biden nói ông sẽ hợp tác với Donald Trump để đảm bảo “một quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình và trật tự.” Ông ca ngợi Kamala Harris vì chiến dịch của bà và nói với người dân Mỹ rằng “bạn không thể chỉ yêu đất nước khi chiến thắng.” Ông cũng nhắc đến di sản của mình, cho rằng đã để lại “nền kinh tế mạnh nhất thế giới.”

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, xuống mức 4,5-4,75%. Trong một tuyên bố, Fed cho biết lạm phát đã giảm và tỷ lệ thất nghiệp có tăng “nhưng vẫn ở mức thấp.” Chủ tịch Fed Jerome Powell nói rằng ông sẽ không từ chức nếu ông Trump yêu cầu, vì sự can thiệp như vậy “là trái pháp luật.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/11/2024”

Thái độ của Trung Quốc đối với bầu cử tổng thống Mỹ

Nguồn: James Palmer, “As the U.S. Votes, China Is Watching,”  Foreign Policy, 5/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Đến nay Bắc Kinh vẫn thận trọng duy trì lập trường trung lập về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc theo dõi sát sao cuộc bầu cử tổng thống Mỹ dù không đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả; cuộc trao đổi tù nhân bất thường giữa Mỹ và Trung Quốc tháng 9 làm dấy lên nhiều câu hỏi; một nhà virus học hàng đầu Trung Quốc thực hiện nghiên cứu tiên phong về virus Corona cùng đội ngũ quốc tế. Continue reading “Thái độ của Trung Quốc đối với bầu cử tổng thống Mỹ”

Con đường tốt nhất để NATO giảm phụ thuộc vào Mỹ

Nguồn: Sumantra Maitra, “The Best NATO Is a Dormant NATO,” Foreign Affairs, 04/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc giảm sự phụ thuộc vào Mỹ sẽ mang lại một liên minh mạnh mẽ hơn và một châu Âu an toàn hơn.

Trong bài viết “Planning for a Post-American NATO” (Chuẩn bị cho một NATO thời hậu Mỹ), Phillips O’Brien và Edward Stringer đã cố gắng giải quyết khoảng trống an ninh mà họ thấy trước sẽ xuất hiện do chính quyền Trump thứ hai. Họ đặc biệt nhấn mạnh đề xuất của tôi về một “NATO ngủ đông,” trong đó tôi vạch ra một khuôn khổ cho phép Mỹ sẽ rút lực lượng mặt đất của mình khỏi châu Âu để chuyển gánh nặng bảo vệ lục địa này từ Washington sang cho các chính phủ khu vực. Theo O’Brien và Stringer, một NATO ngủ đông có thể nhanh chóng trở thành một NATO chết, bởi vì liên minh sẽ phải vật lộn để tồn tại trừ phi Mỹ thể hiện rõ ràng một cam kết mạnh mẽ đối với châu Âu. Các tác giả lập luận rằng nếu không có cam kết đó, những chia rẽ cũ sẽ quay trở lại, với Trung và Đông Âu trở nên diều hâu hơn, trong khi Bắc và Tây Âu tiếp tục hưởng lợi miễn phí từ Washington. Họ viết rằng “Một liên minh an ninh châu Âu có thể sụp đổ dưới sức nặng của những quan điểm không tương thích như vậy.” Continue reading “Con đường tốt nhất để NATO giảm phụ thuộc vào Mỹ”

Thế giới hôm nay: 07/11/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kamala Harris đã nhận thua trước Donald Trump và hứa sẽ “chuyển giao quyền lực trong hòa bình” và kêu gọi những người ủng hộ bà “chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử,” nhưng tiếp tục “cuộc đấu tranh đã thúc đẩy chiến dịch này”. Sau khi giành chiến thắng tại Pennsylvania, bang chiến địa quan trọng nhất, ông Trump thắng tiếp Wisconsin và Michigan để vượt ngưỡng 270 phiếu cần thiết, đạt 295 phiếu đại cử tri.

Ông Trump đã giành chiến thắng ở năm trong số bảy bang chiến địa. Chiến thắng của ông tại Michigan, Pennsylvania, và Wisconsin theo sau các chiến thắng ở North Carolina và Georgia. Cựu tổng thống cũng giành chiến thắng một lần nữa ở Iowa, bất chấp cuộc khảo sát vào cuối tuần trước từng cho đảng Dân chủ hy vọng về một sự bất ngờ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/11/2024”

Sự trở lại của chiến tranh tổng lực

Nguồn:  Mara Karlin, “The Return of Total War”, Foreign Affairs, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nhà lý luận quốc phòng Carl von Clausewitz đã viết vào đầu thế kỷ 19: “Mỗi thời đại đều có loại hình chiến tranh, điều kiện hạn chế và những định kiến ​​riêng”. Không còn nghi ngờ gì nữa, Clausewitz đã đúng. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên là rất khó để mô tả đặc điểm chiến tranh tại bất kỳ thời điểm nào; việc làm này chỉ trở nên dễ dàng hơn khi nhìn lại những gì đã xảy ra. Khó hơn nữa là dự đoán loại hình chiến tranh mà tương lai có thể mang lại. Khi chiến tranh thay đổi, hình dạng mới mà nó mang lại hầu như luôn gây bất ngờ. Continue reading “Sự trở lại của chiến tranh tổng lực”

07/11/2000: Kết quả bầu cử giữa Al Gore và George Bush quá sít sao

Nguồn: Election results between Al Gore and George Bush too close to call, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày này năm 2000 đã trở thành một bước ngoặt trong lịch sử nước Mỹ, khi kết quả bầu cử tổng thống là hòa về mặt thống kê giữa ứng viên Đảng Dân chủ Al Gore và ứng viên Đảng Cộng hòa George Bush. Kết quả ở Florida vẫn chưa rõ ràng vào cuối đêm bầu cử, theo đó dẫn đến việc kiểm phiếu lại và một vụ kiện tại Tối cao Pháp viện, Bush kiện Gore, vốn đã kết thúc có lợi cho Bush một tháng sau đó. Cuộc bầu cử đã phơi bày một số sai sót và các yếu tố gây tranh cãi của quy trình bầu cử Mỹ, và tính đến thời điểm đó, nó là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thứ tư mà người chiến thắng thua về số phiếu phổ thông. Continue reading “07/11/2000: Kết quả bầu cử giữa Al Gore và George Bush quá sít sao”

Tại sao Trung Quốc sẽ không từ bỏ mô hình kinh tế nhiều vấn đề của mình?

Nguồn: Zongyuan Zoe Liu, “Why China Won’t Give Up on a Failing Economic Model,” Foreign Affairs, 31/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gói kích thích mới của Bắc Kinh có thể giúp đạt được các mục tiêu ngắn hạn của Tập Cận Bình, nhưng triển vọng dài hạn vẫn chưa chắc chắn.

Cuối tháng 9, sau nhiều tháng không đạt được mục tiêu tăng trưởng hậu đại dịch, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu triển khai một loạt các biện pháp kích thích kinh tế. Cho đến nay, các biện pháp này bao gồm hỗ trợ thị trường chứng khoán, nới lỏng chính sách tiền tệ, tái cấp vốn cho các ngân hàng nhà nước lớn, và một số biện pháp kích thích tài khóa hạn chế. Tổng số tiền và thông tin chi tiết của các biện pháp kích thích tài khóa sẽ được tiết lộ sau kỳ bầu cử ở Mỹ, sau cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) vào đầu tháng 11, nhưng Thứ trưởng Tài chính Liêu Mẫn đã mô tả rằng chúng có “quy mô khá lớn.” Bằng cách công bố các biện pháp này, Bắc Kinh cuối cùng cũng thừa nhận điều mà người dân Trung Quốc và thế giới đã biết từ lâu: nền kinh tế Trung Quốc đang gặp rắc rối lớn. “Trung Hoa mộng” – tầm nhìn của Tập về việc tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế vào năm 2035 và đạt được sự thịnh vượng trên diện rộng – đang dần tan biến. Nhưng liệu các biện pháp kích thích mới này có hiệu quả hay không? Continue reading “Tại sao Trung Quốc sẽ không từ bỏ mô hình kinh tế nhiều vấn đề của mình?”

Lý do cần có một sáng kiến hòa bình mới cho Trung Đông

Nguồn: Marwan Muasher, “The Case for a New Arab Peace Initiative,” Foreign Affairs, 29/10/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyền của người Palestine phải được ưu tiên trước khi đàm phán về một nhà nước.

Kể từ khi cuộc chiến ở Gaza bắt đầu, các quan chức Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc thành lập một nhà nước Palestine tồn tại song song với Israel là cách duy nhất để chấm dứt xung đột ở Trung Đông. “Giải pháp thực sự duy nhất cho tình hình này là giải pháp hai nhà nước,” Tổng thống Joe Biden tuyên bố trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang vào tháng 3/2024. Sang tháng 5, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan tiếp tục khẳng định “giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để đảm bảo một nhà nước Israel dân chủ, an ninh, Do Thái, và mạnh mẽ, cũng như một tương lai có phẩm giá, an ninh, và thịnh vượng cho người dân Palestine.” Và xuyên suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm nay, bao gồm cả sau cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào tháng 7, Phó Tổng thống Kamala Harris cũng thúc đẩy giải pháp hai nhà nước, mô tả đây là “con đường duy nhất” để tiến về phía trước. Continue reading “Lý do cần có một sáng kiến hòa bình mới cho Trung Đông”

Mặt tích cực của sự bất định ở Đài Loan

Nguồn:  James B. Steinberg, “The Upside to Uncertainty on Taiwan”, Foreign Affairs, 16/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hầu như có sự đồng thuận chung rằng Eo biển Đài Loan đã nổi lên như điểm nóng dễ xảy ra chiến tranh nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể quy mô và cường độ các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan, để đáp trả những gì họ cho là sự khiêu khích từ chính quyền hòn đảo này và Mỹ. Đáp lại, Đài Loan đã tăng ngân sách quốc phòng và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, trong khi Mỹ cũng tăng tốc các hoạt động quân sự trong khu vực. Các chuyên gia, học giả, và thậm chí cả các quan chức chính phủ đã đưa ra một loạt kịch bản thảm khốc liên quan đến Đài Loan, từ phong tỏa kinh tế làm sụp đổ nền kinh tế toàn cầu đến chiến tranh hạt nhân giữa các siêu cường, cho dù được kích hoạt bởi một cuộc xâm lược có chủ ý hay một vụ va chạm ngẫu nhiên giữa các loại tàu và máy bay. Trong một cuộc điện đàm năm 2022 với Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh báo cứng rắn về hòn đảo này: “Những kẻ đùa với lửa sẽ bị thiêu rụi.” Continue reading “Mặt tích cực của sự bất định ở Đài Loan”