14/10/1918: Adolf Hitler bị thương trong Thế chiến I

Nguồn: Adolf Hilter wounded in British gas attack, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Trong số những người Đức bị thương tại Ypres Salient, Bỉ, ngày 14/10/1918, có Hạ sĩ Adolf Hitler. Ông đã bị một quả đạn hơi của Anh làm mù tạm thời và được đưa đến một bệnh viện quân đội Đức tại Pasewalk, Pomerania.

Thời trẻ, Hitler từng được gọi đi nghĩa vụ quân sự ở Áo nhưng ông từ chối vì không đủ thể lực. Trong thời gian sống ở Munich vào giai đoạn đầu của Thế chiến I – mùa hè năm 1914, ông đã xin và nhận được sự cho phép đặc biệt để nhập ngũ như một người lính Đức. Là thành viên của Trung đoàn Bộ binh Dự bị Bavaria thứ 16, Hitler đã tới Pháp vào tháng 10/1914. Ông đã chứng kiến sự khốc liệt của Trận Ypres I, được trao huy chương Chữ thập Sắt vào tháng 12 vì đã đưa một đồng đội bị thương đến nơi an toàn. Continue reading “14/10/1918: Adolf Hitler bị thương trong Thế chiến I”

Thế giới hôm nay: 14/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hagibis, cơn bão tồi tệ nhất trong hơn sáu thập kỷ đổ bộ vào Nhật Bản, đã làm thiệt mạng ít nhất 26 người và gây tê liệt Tokyo một thời gian ngắn. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai hàng chục ngàn binh sĩ và nhân viên cứu hộ để chống lại lũ lụt và giúp đỡ những người mắc kẹt do nước dâng cao. Nhiều trận đấu của giải World Cup Rugby và các cuộc đua Công thức 1 Grand Prix đã bị hủy do thời tiết xấu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chiến dịch quân sự của nước ông vào Syria được lên kế hoạch để xâm nhập khoảng 30km vào lãnh thổ Syria do người Kurd kiểm soát. Ông tuyên bố cuộc xâm lược đã giết chết 440 chiến binh người Kurd, bên từng là đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS. Cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút các lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria vào tuần trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/10/2019”

Tập Cận Bình lãng quên bài học lịch sử từ các hoàng đế Trung Hoa

Nguồn: James A. Millward, “What Xi Jinping Hasn’t Learned From China’s Emperors”, The New York Times, 01/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) vào ngày 1 tháng 10, bộ máy nhà nước-đảng có nhiều điều để ăn mừng: một thành tích chưa từng có về phát triển kinh tế, giáo dục và đổi mới công nghệ đẳng cấp thế giới, một vị trí ngày càng nổi bật trên sân khấu thế giới. Nhưng ngay cả khi chính quyền cố gắng hết sức để đảm bảo một cuộc diễu hành mừng quốc khánh hoành tráng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế dữ dội nhất kể từ năm 1989, khi họ sát hại hàng trăm người biểu tình không vũ trang tại Quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm Bắc Kinh. Ba mươi năm sau, mối quan tâm của quốc tế tập trung vào các khu vực ngoại vi của Trung Quốc: Tân Cương và Hồng Kông. Continue reading “Tập Cận Bình lãng quên bài học lịch sử từ các hoàng đế Trung Hoa”

13/10/1977: Khủng bố Palestine cướp máy bay Đức

Nguồn: Palestinians hijack German airliner, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, bốn người Palestine đã cướp một chiếc máy bay của hãng Lufthansa và yêu cầu thả 11 thành viên đang bị giam giữ của nhóm khủng bố Đức Baader-Meinhof, còn được gọi là Đảng Hồng Quân (Red Army Faction). Đảng Hồng Quân là một nhóm các nhà cách mạng cực tả đã khủng bố nước Đức suốt ba thập niên, ám sát hơn 30 người đứng đầu các doanh nghiệp, quân đội và chính phủ trong nỗ lực lật đổ chủ nghĩa tư bản ở quê nhà. Continue reading “13/10/1977: Khủng bố Palestine cướp máy bay Đức”

Singapore hưởng lợi từ khó khăn của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Singapore stands to gain from Hong Kong’s troubles”, The Economist, 10/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù quan điểm về tình trạng hỗn loạn tại Hồng Kông là gì, là một cuộc nổi loạn vì chính nghĩa hay bạo loạn bất hợp pháp, thì đó đều là một thảm họa đối với nền kinh tế của lãnh thổ này. Và nếu có một nơi được hưởng lợi từ những rắc rối của Hồng Kông, thì đó chính là trung tâm hàng hải, tài chính, thương mại, một thành phố tự quản có đa số dân là người Hoa khác ở Đông Á: Singapore.

Hai nơi dường như luôn có nhiều điểm chung. Cả hai đều thân thiện với thương mại. Nhờ ít quy định và bộ máy quan liêu hiệu quả, không tham nhũng, Singapore đứng thứ hai còn Hồng Kông đứng thứ tư trong bảng xếp hạng 190 quốc gia của Ngân hàng Thế giới về mức độ dễ dàng trong kinh doanh. Cả hai thành phố đã từng tự hào về nền pháp quyền và mức độ bạo lực thấp trên đường phố. Continue reading “Singapore hưởng lợi từ khó khăn của Hồng Kông như thế nào?”

12/10/1810: Khởi nguồn lễ hội Oktoberfest

Nguồn: The origin of Oktoberfest, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1810, Hoàng Thái tử Louis, sau này là Vua Louis I của Bavaria, đã kết hôn với công chúa Therese von Sachsen-Hildburghausen. Hoàng gia xứ Bavaria đã mời toàn thể công dân Munich đến chung vui trong lễ hội, được tổ chức trên các cánh đồng trước cổng thành phố. Những cánh đồng công cộng nổi tiếng này được đặt tên là Theresienwiese – “Đồng của Therese/Therese’s fields” – theo tên tân Thái tử phi. Dù vậy, người dân địa phương đã gọi tắt một cách đơn giản là “Wies’n.” Các cuộc đua ngựa với sự chứng kiến của gia đình hoàng gia đã kết thúc sự kiện nổi tiếng này, được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau trên khắp Bavaria. Continue reading “12/10/1810: Khởi nguồn lễ hội Oktoberfest”

Cơ hội của Việt Nam trong chuỗi ngành nghề toàn cầu

Giới thiệu: Hà Lực

Đứng trước sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và trong khu vực thông qua quá trình chuyển dịch nghành nghề toàn cầu.

Những năm gần đây, Việt Nam đang dần lọt vào tầm ngắm của thế giới. Bốn tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 154,6 tỷ USD, bằng một nửa của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại di động của Việt Nam chiếm đến 1/10 thị phần toàn cầu,cụ thể là cứ 10 chiếc điện thoại di động trên thế giới thì có 1 chiếc được sản xuất tại Việt Nam. Continue reading “Cơ hội của Việt Nam trong chuỗi ngành nghề toàn cầu”

11/20/2002: Jimmy Carter giành giải Nobel Hòa bình

Nguồn: Jimmy Carter wins Nobel Peace PrizeHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 2002, cựu Tổng thống Jimmy Carter đã giành giải Nobel Hòa bình “vì những nỗ lực không mệt mỏi trong nhiều thập kỷ để tìm ra các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột quốc tế, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.”

Carter, một nông dân trồng lạc xuất thân từ Georgia, đã phục vụ một nhiệm kỳ với tư cách là tổng thống Hoa Kỳ từ năm 1977 đến 1981. Một trong những thành tựu quan trọng của ông khi đương nhiệm là  đóng vai trò trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Ai Cập vào năm 1978. Continue reading “11/20/2002: Jimmy Carter giành giải Nobel Hòa bình”

Thế giới hôm nay: 11/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua biên giới Syria vào khu vực lãnh thổ quản lý bởi lực lượng người Kurd, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo. Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump đã hạ thấp liên minh này: “người Kurd đã không giúp chúng tôi trong trận Normandy” trong Thế chiến II, ông nói. Nhưng, như nhiều nhà sử học đã nhanh chóng chỉ ra, đó là bởi vì người Kurd, lúc đó đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang của Anh, đang bận rộn hỗ trợ cuộc đổ bộ (của quân Đồng minh) vào Ý, Hy Lạp và Albania do Đức Quốc xã kiểm soát.

Hai cộng sự của luật sư riêng của Donald Trump đã bị bắt và bị buộc tội vi phạm luật về tài trợ cho các chiến dịch tranh cử ở Mỹ. Lev Parnas và Igor Fruman đã giúp Rudy Giuliani ép Ukraine điều tra Joe Biden và đưa tiền của một nhà tài trợ người Nga vào cuộc bầu cử Mỹ, bản cáo trạng cho hay. Họ phải đối mặt với bốn cáo buộc, bao gồm cả âm mưu và khai man trước Ủy ban Bầu cử Liên bang. Đảng Dân chủ dẫn dắt cuộc điều tra luận tội đã gửi giấy triệu tập cho hai người này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/10/2019”

Liệu Mỹ có tiến hành chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?

Nguồn: James Riedel & Markus Taussig, “Vietnam’s vulnerability to the US–China trade war, East Asia Forum, 08/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ lan sang Việt Nam. Một cách hợp lý để tiếp cận vấn đề là nghiên cứu logic đằng sau thương chiến Mỹ -Trung, sau đó đánh giá liệu logic tương tự có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ – Việt Nam hay không. Tuy nhiên, vấn đề với cách tiếp cận này là thương chiến Mỹ – Trung không tuân theo logic kinh tế.

Lý thuyết kinh tế và bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng thương mại quốc tế tự do nói chung là một trò chơi có tổng dương mà trong đó cả hai bên đều được lợi từ thương mại. Chúng cũng chỉ ra rằng các cuộc chiến thương mại nói chung là một trò chơi có tổng âm, nghĩa là cả hai bên đều thua. Chắc chắn là ở mỗi nước sẽ có người được và người mất khi tham gia vào thương mại tự do hoặc chiến tranh thương mại, nhưng từ góc độ quốc gia, thương mại tự do đem đến lợi ích còn chiến tranh thương mại gây ra tổn thất. Continue reading “Liệu Mỹ có tiến hành chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?”

10/10/732: Trận Tours

Nguồn: Battle of Tours, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 732, trong Trận Tours gần Poitiers, Pháp, nhà lãnh đạo người Frank, Charles Martel, một tín đồ Thiên Chúa giáo, đã đánh bại một đội quân lớn của người Moor gốc Tây Ban Nha, ngăn chặn bước tiến của Hồi giáo vào Tây Âu. Abd-ar-Rahman, chỉ huy Hồi giáo của thành Cordoba, đã bị giết trong trận chiến. Từ đó, người Moor phải rút lui khỏi Gaul, không bao giờ trở lại xâm lăng như trước. Continue reading “10/10/732: Trận Tours”

Thế giới hôm nay: 10/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vùng đông bắc Syria, ngay sau động thái rút quân bị chỉ trích của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu thiết lập một “khu vực an toàn” ở phía bên kia biên giới với Syria, xóa sạch những gì họ gọi là những tay khủng bố Nhà nước Hồi giáo và phiến quân người Kurd. Tuy nhiên, Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo đã chiến đấu chống IS với sự hỗ trợ của Mỹ. Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này đi “quá xa”.

Trong khi người Do Thái ăn mừng lễ Yom Kippur, một kẻ tấn công đã bắn và giết ít nhất hai người gần một giáo đường Do Thái giáo ở thành phố Halle, miền đông nước Đức. Cảnh sát đã phong tỏa trung tâm thành phố và bắt giữ một người được cho là đã xúc phạm người Do Thái và người nước ngoài trong một video mà anh ta thực hiện để miêu tả cơn giận dữ của mình. Các công tố viên liên bang đã tiếp quản cuộc điều tra với lý do an ninh quốc gia. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/10/2019”

Tư tưởng ‘Đại thống nhất’ và ‘Đại nhất thống’ của Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Lịch sử Trung Quốc (TQ) cho thấy từ xưa tới nay các chính trị gia nước này dù thuộc ý thức hệ nào cũng đều theo đuổi mục tiêu thực hiện một quốc gia “Đại thống nhất” và “Đại nhất thống”.

Đại thống nhất (大統一, Grand unification) là nói sự thống nhất lãnh thổ quốc gia, và các địa phương trong một nước đều phục tùng sự lãnh đạo của một chính quyền trung ương. Đại nhất thống (大一統, Great unity) là nói trong một quốc gia phải thực hiện tập trung thống nhất cao độ về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, không cho phép có ý kiến khác với chủ trương đường lối của chính quyền trung ương. Continue reading “Tư tưởng ‘Đại thống nhất’ và ‘Đại nhất thống’ của Trung Quốc”

09/10/1940: Nhà thờ St. Paul bị đánh bom

Nguồn: St. Paul’s Cathedral bombedHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1940, trong trận chiến ở Anh, Không quân Đức (Luftwaffe) đã phát động một cuộc không kích ban đêm vào London. Mái vòm của Nhà thờ St. Paul đã bị một quả bom của Đức Quốc xã xuyên thủng và biến thánh đường thành đống đổ nát. Đó là một trong số ít những lần mà nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 17 này bị thiệt hại đáng kể trong suốt các cuộc ném bom gần như không ngừng nghỉ của Đức vào London mùa thu năm 1940.

Theo truyền thuyết, một ngôi đền La Mã thờ nữ thần Diana đã từng được xây dựng trên đồi Ludgate tại chính địa điểm của Nhà thờ St. Paul. Vào năm 604 SCN, Vua Aethelberht I đã đặt tên thánh đường Thiên Chúa giáo đầu tiên ở đó theo tên Thánh Paul. Nhà thờ đó đã bị đốt cháy, và công trình thay thế của nó đã bị người Viking phá hủy vào năm 962. Continue reading “09/10/1940: Nhà thờ St. Paul bị đánh bom”

Thế giới hôm nay: 09/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nguồn tin thân cận với ông Boris Johnson thừa nhận kế hoạch Brexit của ông trên thực tế đã chết sau cuộc gọi với thủ tướng Đức Angela Merkel. Một người thân cận với thủ tướng Anh khẳng định thủ tướng Đức đã đưa ra quan điểm hoàn toàn mới về Bắc Ireland. Nhiều nhà bình luận chế giễu việc đổ lỗi này, trong khi Brussels nói quan điểm của họ không thay đổi. Donald Tusk, chủ tịch Hội đồng Châu Âu, gọi phản ứng của Phố Downing là “một trò chơi đổ lỗi ngu ngốc”. Tuy nhiên, với việc nước Anh chuẩn bị bước vào bầu cử thì đổ lỗi cho người Đức về thất bại của kế hoạch Brexit xem ra có vẻ thuận tiện cho ông Johnson .

Chính quyền Trump đã chặn một nhà ngoại giao cấp cao ra làm chứng trong cuộc điều tra luận tội của Hạ viện. Những người từ 3 ủy ban do đảng Dân chủ lãnh đạo đã lên kế hoạch tra hỏi Gordon Sondland, đại sứ Mỹ tại EU, về sự tham gia của ông vào chiến dịch gây áp lực của ông Trump đối với Ukraine. Đảng Dân chủ nói việc cấm cản ông Sondland ra điều trần là hành động ngăn trở, đồng thời cũng đáng bị luận tội. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/10/2019”

Nhân tố Trung Quốc trong thách thức phát triển hạ tầng tại Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 24 tháng 9 năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã thông báo hủy sơ tuyển đấu thầu quốc tế rộng rãi cho tám đoạn của dự án Đường cao tốc Bắc – Nam, vốn sẽ được xây dựng theo mô hình Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT). Quan trọng hơn, Bộ đã quyết định loại các nhà đầu tư nước ngoài, thay vào đó sẽ tổ chức mời sơ tuyển mới với những tiêu chí thấp hơn chỉ dành cho các nhà đầu tư trong nước vào năm sau.

Dù quyết định này sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án quan trọng này nhưng nó nhìn chung đã được công chúng Việt Nam hoan nghênh. Một số nhà bình luận thậm chí còn cho rằng đây có lẽ là “quyết định tốt nhất” từ trước tới  nay của Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thế, người đã đối mặt với nhiều chỉ trích về năng lực cũng như tình  trạng tham nhũng tràn lan trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Continue reading “Nhân tố Trung Quốc trong thách thức phát triển hạ tầng tại Việt Nam”

08/10/1967: Che Guevara bị quân đội Bolivia bắt giữ

Nguồn: Che Guevara captured by Bolivian army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, lực lượng du kích Bolivia do nhà cách mạng Marxist Che Guevara lãnh đạo đã bị đánh bại trong cuộc giao tranh với một biệt đội của quân đội Bolivia. Guevara đã bị thương, bị bắt và bị xử tử ngay ngày hôm sau. Continue reading “08/10/1967: Che Guevara bị quân đội Bolivia bắt giữ”

Thế giới hôm nay: 08/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng sẽ rút quân khỏi miền bắc Syria, mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ đẩy lui các đồng minh người Kurd của Mỹ khỏi khu vực. Người Kurd vốn có vai trò quan trọng trong việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi họ là những kẻ khủng bố. Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ “hủy diệt và xóa sổ” nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu chính phủ này làm bất cứ điều gì được coi là “vượt quá giới hạn”.

Một thẩm phán liên bang đã bác bỏ đơn kiện của Donald Trump trong nỗ lực chặn quyền truy cập vào dữ liệu hoàn thuế của ông. Quyết định này sẽ mở đường cho công tố viên trưởng quận Manhattan ra trát yêu cầu dữ liệu tám năm thuế cá nhân và doanh nghiệp của Tổng thống, như một phần của cuộc điều tra về các khoản thanh toán cho ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels. Các luật sư của ông Trump dự kiến sẽ kháng cáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/10/2019”

Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?

Nguồn: Ligang Song, “Why the United States and China need to end the trade war”, East Asia Forum, 04/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài hơn một năm nay khiến nhiều người cho rằng hai nước đã dấn mình vào một cuộc chiến dai dẳng và tốn kém. Thế nhưng, có những lý do thuyết phục khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc cần chấm dứt chiến tranh thương mại càng sớm càng tốt.

Chiến lược áp thuế với Trung Quốc của Hoa Kỳ không phải là công cụ hữu hiệu để đối phó với sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại song phương Mỹ – Trung, điều bắt nguồn chủ yếu từ các yếu tố mang tính cấu trúc trong nước: tiết kiệm quá mức so với đầu tư và tiêu dùng ở nước có thặng dư mậu dịch, và đầu tư và tiêu dùng quá mức ở nước bị thâm hụt. Để giảm sự mất cân bằng, các quốc gia buộc phải có những điều chỉnh lớn về mặt cấu trúc. Với Trung Quốc, đó sẽ là việc mở rộng nhập khẩu và tăng tiêu dùng nội địa, trong khi với Hoa Kỳ là giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm. Continue reading “Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?”

07/10/1864: Trận Darbytown Road trong Nội chiến Hoa Kỳ

Nguồn: Union and Confederate forces clash at Battle of Darbytown RoadHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1864, một nỗ lực của Hợp bang miền Nam nhằm lấy lại khu vực bị mất xung quanh thành phố Richmond, Virginia, đã bị cản trở khi quân đội Liên minh miền Bắc đẩy lùi cuộc tấn công của Tướng Robert E. Lee trong Trận Darbytown.

Vào mùa hè năm 1864, giao tranh giữa Tướng Lee và Tướng Ulysses S. Grant của Liên minh miền Bắc đã tạm dừng tại Petersburg, 25 dặm về phía nam Richmond. Hai đội quân lớn đã bố trí các chiến hào để thực hiện một cuộc bao vây, và các phòng tuyến nhanh chóng được kéo dài đến tận Richmond. Grant liên tục tấn công các khu vực phòng thủ của Hợp bang miền Nam nhưng không thành công. Continue reading “07/10/1864: Trận Darbytown Road trong Nội chiến Hoa Kỳ”