21/01/1990: McEnroe bị loại khỏi Giải Australia Mở rộng vì lỗi ứng xử

Nguồn: John McEnroe disqualified from the Australian Open, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, tại Giải Australia Mở rộng ở Melbourne, tay vợt người Mỹ John McEnroe đã trở thành người đầu tiên kể từ năm 1963 bị loại khỏi một giải đấu Grand Slam vì hành xử không đúng mực.

Là một tay giao bóng và lên lưới thuận tay trái với những cú đánh bóng điêu luyện, McEnroe là một trong những vận động viên thống trị làng quần vợt chuyên nghiệp vào đầu thập niên 1980, giành được ba danh hiệu Wimbledon và bốn danh hiệu Mỹ Mở rộng từ năm 1979 đến năm 1984, trước những đối thủ đáng gờm như Bjorn Borg, Jimmy Connors, và Ivan Lendl. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã giành được tổng cộng 17 danh hiệu Grand Slam, bao gồm chín danh hiệu đôi nam và một danh hiệu đôi nam nữ. Continue reading “21/01/1990: McEnroe bị loại khỏi Giải Australia Mở rộng vì lỗi ứng xử”

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn dự báo chính sách của Tổng thống Trump (P2)

Tác giả: Hà Phương

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định cạnh tranh Mỹ-Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu, tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn mạnh và không dễ bị ‘bắt nạt’.

Với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng ở các khu vực khác chưa hạ nhiệt, liệu chính quyền Trump 2.0 sẽ đối diện với những kịch bản nào? Khu vực này sẽ chịu tác động ra sao trước các quyết sách của chính quyền mới?

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là tâm điểm trong chiến lược đối ngoại của chính quyền Trump 2.0, đặc biệt khi cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng và các điểm nóng địa – chính trị gia tăng áp lực. Chính quyền Trump 2.0 có thể đối diện với 3 kịch bản chính cùng những tác động quan trọng đối với cấu trúc quyền lực khu vực. Continue reading “Đại sứ Hoàng Anh Tuấn dự báo chính sách của Tổng thống Trump (P2)”

Thế giới hôm nay: 21/01/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu nhậm chức, ông tuyên bố “sự suy thoái của nước Mỹ đã kết thúc” và gọi ngày này là ngày “giải phóng.” Ông Trump dùng bài phát biểu để liệt kê các chính sách mà ông dự định thực hiện, hứa hẹn “lấy lại” kênh đào Panama và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới với Mexico nhằm triển khai quân đội và đẩy nhanh việc trục xuất người nhập cư. Ông cũng cam kết cắt giảm các quy định về dầu mỏ và khí đốt để giảm chi phí năng lượng.

Trong những phút cuối cùng trên cương vị tổng thống, Joe Biden đã ân xá trước cho năm thành viên trong gia đình mình, viết rằng họ không “có bất kỳ hành động sai trái nào” nhưng ông dự đoán họ sẽ bị “tấn công không ngừng.” Trước đó, ông Biden đã ân xá cho một số người chỉ trích ông Trump, bao gồm Mark Milley, Anthony Fauci, và Liz Cheney, nhằm bảo vệ họ khỏi khả năng bị truy tố dưới chính quyền mới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/01/2025”

Kế hoạch hòa bình của Putin không hề có hòa bình

Nguồn: Lloyd J. Austin III và Antony J. Blinken, “Putin’s Plan for Peace Is No Peace at All,” New York Times, 14/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần ba năm trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến thế giới kinh hoàng khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Ông lên kế hoạch lật đổ chính phủ dân chủ được bầu của Ukraine, lập nên chế độ bù nhìn của Điện Kremlin, và vạch trần phương Tây là yếu đuối, chia rẽ, và suy yếu.

Sau hơn 1.000 ngày giao tranh liều lĩnh trong cuộc chiến mà Putin lựa chọn, ông đã không đạt được một mục tiêu chiến lược nào. Quyền lực và ảnh hưởng của Nga đã giảm đi rất nhiều; họ thậm chí còn không thể chống đỡ cho một đối tác có giá trị như chế độ của Bashar al-Assad ở Syria. Trong khi đó, Ukraine vẫn đứng vững như một nền dân chủ tự do và có chủ quyền, với nền kinh tế được liên kết với phương Tây. Continue reading “Kế hoạch hòa bình của Putin không hề có hòa bình”

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn dự báo chính sách của Tổng thống Trump (P1)

Tác giả: Vy Anh

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định 4 yếu tố tạo nên sức ảnh hưởng rất lớn của Tổng thống Trump và 5 thành tố của ‘học thuyết Trump’ nhằm đặt nước Mỹ ở trung tâm của các thay đổi địa chính trị và đảm bảo tối đa lợi ích.

Ngay cả khi ông Donald Trump chưa nhậm chức, nhiều “câu chuyện lớn” như xung đột Nga-Ukraine, Trung Đông, kinh tế thế giới… đã có những đổi thay bước ngoặt. Điều đó phải chăng chứng tỏ sức ảnh hưởng của ông Trump là rất lớn, thưa Đại sứ? Continue reading “Đại sứ Hoàng Anh Tuấn dự báo chính sách của Tổng thống Trump (P1)”

Chính trị Trung Quốc chuẩn bị bước vào một năm đầy sóng gió?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Chinese politics enters a potentially stormy year,” Nikkei Asia, 16/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những người trung thành với Tập Cận Bình đang từ chối lời kêu gọi về một định hướng chính sách mới từ phe “đa số thầm lặng”.

Sau một thời gian dài lắng dịu, chính trường Trung Quốc đang bước vào giai đoạn hỗn loạn mới, với những bất đồng sâu sắc xoay quanh chính sách chính trị, kinh tế và xã hội giữa các phe chính thống và phi chính thống trong đảng.

Cuộc đối đầu diễn ra bất chấp việc Chủ tịch Tập Cận Bình thắt chặt quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc, tổ chức mà ông đã lãnh đạo hơn 12 năm qua. Và đối đầu cũng gia tăng khi đất nước đang cố gắng vượt qua những khó khăn lớn về kinh tế. Continue reading “Chính trị Trung Quốc chuẩn bị bước vào một năm đầy sóng gió?”

19/01/1999: Thiết bị BlackBerry đầu tiên ra mắt thị trường

Nguồn: First BlackBerry device hits the market, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, máy nhắn tin BlackBerry đầu tiên, BlackBerry 850, đã được phát hành ra thị thường. Các thiết bị BlackBerry sau đó đã thúc đẩy sự tăng trưởng bùng nổ của nhà sản xuất mới nổi đến từ Canada – Research in Motion (RIM), giúp họ thống trị thị trường điện thoại thông minh tại Mỹ trong phần lớn những năm 2000. Nhưng cuối cùng, họ đã để mất thị phần vào tay iPhone của Apple. Continue reading “19/01/1999: Thiết bị BlackBerry đầu tiên ra mắt thị trường”

Đại Việt dưới thời Lê Dụ Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 12 năm Đinh Dậu, Vĩnh Thịnh thứ 13 [2/1-30/1/1718], tức năm Khang Hy thứ 56, qui định thể lệ hạn chế số người làm tại các công trường khai mỏ ở các trấn. Lúc ấy, các mỏ vàng, bạc, đồng, thiếc ở các trấn phần nhiều mộ người nhà Thanh khai quật, phu mỏ quần tụ mỗi ngày một nhiều. Triều đình e rằng sẽ sinh sự biến động, bèn định thể lệ: số phu mỗi mỏ, nhiều nhất 300 người, thứ đến 200 người và ít là 100 người, không mỏ nào được dùng quá số đã định, từ đấy số phu làm ở trường xưởng khai mỏ mới được hạn chế. Theo Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú: Mối lợi công trường khai mỏ phần nhiều ở các hạt Tuyên, Hưng, Thái, Lạng. Tuyên Quang: Xưởng đồng Tụ Long, xưởng bạc Nam Xương là Long Sinh. Hưng Hóa: Xưởng đồng Trình Lạn và Ngọc Uyển. Thái Nguyên: Xưởng đồng Sàng Mộc, Yên Hân, Liêm Tuyền, Tống Tinh và Vụ Nông, xưởng vàng Kim Mã và Tam Lộng, xưởng chì Côn Minh. Lạng Sơn: Xưởng đồng Hoài Viễn. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Dụ Tông (P2)”

18/01/1968: Eartha Kitt lên tiếng phản đối Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Eartha Kitt speaks out against the Vietnam War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Eartha Kitt, nữ diễn viên nổi tiếng với vai diễn Catwoman trong loạt phim truyền hình Batman những năm 1960, và cũng là ca sĩ của ca khúc ăn khách Santa Baby, đã gây xôn xao trong một bữa tiệc trưa tại Nhà Trắng khi dám đối đầu với Đệ nhất Phu nhân Bird Johnson về Chiến tranh Việt Nam. Continue reading “18/01/1968: Eartha Kitt lên tiếng phản đối Chiến tranh Việt Nam”

Liệu Trump có đảo ngược được lệnh cấm TikTok?

Nguồn: James Palmer, “Can Trump Strike a Deal Over TikTok?”,  Foreign Policy, 14/1/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Có vẻ như Tòa án Tối cao sẵn sàng giữ nguyên một đạo luật có thể khiến TikTok của Trung Quốc bị cấm – trừ khi TikTok “bán mình”.

Tiêu điểm tuần này: Toà án Tối cao Mỹ tổ chức phiên điều trần xem xét tính hợp pháp của lệnh cấm TikTok được thông qua vào năm ngoái; Vấn đề tội phạm xuyên biên giới được chú ý đến sau vụ giải cứu diễn viên Trung Quốc bị một băng nhóm ở Myanmar bắt cóc; Ông lớn trong lĩnh vực drone tại Trung Quốc DJI dỡ bỏ các hạn chế về khoanh vùng địa lý (geofencing) tại Mỹ và một số khu vực ở châu Âu. Continue reading “Liệu Trump có đảo ngược được lệnh cấm TikTok?”

Thế giới hôm nay: 17/01/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Israel đã hoãn cuộc bỏ phiếu nội các về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Thủ tướng Israel, Binyamin Netanyahu, cáo buộc Hamas đưa ra các yêu cầu vào phút chót, song nhóm vũ trang này phủ nhận cáo buộc. Các đồng minh cực hữu của ông Netanyahu phản đối thỏa thuận, bao gồm lệnh ngừng bắn kéo dài sáu tuần và trao đổi con tin Israel lấy tù nhân Palestine. Trong khi đó không kích của Israel đã giết chết ít nhất 77 người ở Gaza vào thứ Năm.

Morgan StanleyBank of America công bố kết quả kinh doanh quý 4 mạnh mẽ, nhờ đà hồi phục trong lĩnh vực đầu tư ngân hàng và hoạt động giao dịch. Lợi nhuận của Morgan Stanley tăng hơn gấp đôi so với năm trước, đạt 3,7 tỷ USD; còn lợi nhuận của Bank of America tăng 112% lên 6,7 tỷ USD. Bank of America vượt trội hơn đối thủ về tăng trưởng cho vay, với mức tăng 3% lên gần 1,1 nghìn tỷ USD. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/01/2025”

Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến bí mật bên ngoài Ukraine

Nguồn: Bart Schuurman, “Russia Is Stepping Up Its Covert War Beyond Ukraine,” Foreign Policy, 10/01/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dữ liệu cho thấy một giai đoạn mới đáng lo ngại đã xuất hiện trong chiến thuật của Điện Kremlin, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân châu Âu.

Trong ba năm qua, Nga đã tiến hành một chiến dịch phá hoại và lật đổ ngày càng trắng trợn chống lại các đồng minh châu Âu của Ukraine. Trong năm 2024, Moscow đã leo thang đáng kể các chiến thuật của mình – chuyển sang ám sát, xâm phạm các cơ sở cấp nước ở một số quốc gia châu Âu, và nhắm vào các mục tiêu hàng không dân dụng. Continue reading “Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến bí mật bên ngoài Ukraine”

16/01/1861: Thượng viện Mỹ bác bỏ Thỏa hiệp Crittenden

Nguồn: Crittenden Compromise is killed in Senate, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Thỏa hiệp Crittenden (Crittenden Compromise), cơ hội cuối cùng để giữ cho hai miền Bắc và Nam nước Mỹ thống nhất, đã bị bác bỏ tại Thượng viện.

Được đề xuất bởi Thượng nghị sĩ John J. Crittenden đại diện cho Kentucky, thỏa hiệp này là một loạt các sửa đổi hiến pháp nhằm duy trì các điều khoản cũ của Thỏa hiệp Missouri năm 1820, chia miền Tây theo vĩ độ 36 30′. Ở phía bắc của ranh giới này, chế độ nô lệ bị cấm. Thỏa hiệp Missouri đã bị thay thế bởi Đạo luật Kansas-Nebraska năm 1854, trong đó cho phép cư dân lãnh thổ bỏ phiếu để quyết định vấn đề chế độ nô lệ, nghĩa là thực hiện chủ quyền nhân dân (popular sovereignty). Các sửa đổi khác bảo vệ chế độ nô lệ tại Quận Columbia, cấm liên bang can thiệp vào hoạt động buôn bán nô lệ giữa các tiểu bang, và bồi thường cho những chủ sở hữu có công nhân bị bắt làm nô lệ trốn thoát đến các tiểu bang tự do. Continue reading “16/01/1861: Thượng viện Mỹ bác bỏ Thỏa hiệp Crittenden”

Thế giới hôm nay: 16/01/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden và thủ tướng Qatar xác nhận Israel và Hamas đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza. Thỏa thuận này dự kiến có hiệu lực từ Chủ nhật. Giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận bao gồm lệnh ngừng bắn kéo dài sáu tuần và việc Israel rút quân khỏi các khu vực đông dân cư. Hamas sẽ thả ban đầu 33 con tin người Israel để đổi lấy hơn 1.000 tù nhân Palestine. Ông Biden cho biết “giai đoạn hai” sẽ là “một sự kết thúc vĩnh viễn của chiến tranh.” Cả hai bên vẫn phải chính thức phê chuẩn thỏa thuận này. Nội các Israel dự kiến sẽ bỏ phiếu vào thứ Năm. Ông Biden, người sẽ rời nhiệm sở vào thứ Hai, gọi thỏa thuận là “một trong những cuộc đàm phán khó khăn nhất mà tôi từng trải qua.”

Các ngân hàng Phố Wall công bố kết quả quý bốn mạnh mẽ, được dẫn dắt bởi thành công của các mảng giao dịch và ngân hàng đầu tư. Goldman Sachs ghi nhận lợi nhuận 4,1 tỷ USD, hơn gấp đôi năm trước, khi giao dịch cổ phiếu lên mức kỷ lục. JPMorgan cũng ghi nhận doanh thu giao dịch tăng 21% lên 7 tỷ USD. Lợi nhuận của Wells Fargo tăng 47% dù tăng trưởng cho vay không thay đổi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/01/2025”

Năm câu hỏi lớn về kinh tế Trung Quốc trong năm 2025

Nguồn: Stella Yifan Xie, “What’s in store for China’s economy in 2025: 5 things to watch,” Nikkei Asia, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà phân tích nhận định tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào tương tác giữa thuế quan của Mỹ và các biện pháp kích thích của Bắc Kinh.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dự kiến sẽ trải qua một năm đầy biến động.

Trong suốt năm 2024, Trung Quốc đã phải vật lộn với tình trạng suy thoái bất động sản kéo dài, khủng hoảng ngân sách của chính quyền địa phương, và thị trường lao động trì trệ, làm suy yếu niềm tin vốn đã mong manh của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Continue reading “Năm câu hỏi lớn về kinh tế Trung Quốc trong năm 2025”

Thế giới hôm nay: 15/01/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quan chức Qatar cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza đang đến “rất gần” khi đàm phán giữa Israel và Hamas bước vào “giai đoạn cuối.” Theo Tổng thống Joe Biden, Hamas sẽ thả các con tin theo thỏa thuận và chiến sự sẽ tạm ngừng. Một bộ trưởng cánh hữu của Israel, Itamar Ben-Gvir, cho biết ông sẽ rời liên minh của Binyamin Netanyahu nếu thỏa thuận này được thông qua.

Ukraine tuyên bố đã thực hiện cuộc tấn công lớn nhất từ trước đến nay vào các cơ sở quân sự bên trong Nga. Cụ thể Kyiv đã dùng máy bay không người lái và tên lửa do phương Tây sản xuất để nhắm vào các mục tiêu bao gồm nhà máy, nhà máy lọc dầu, và kho vũ khí của Nga. Quân đội Ukraine cho biết các mục tiêu xa nhất nằm cách biên giới tới 1.100km (680 dặm). Bộ Quốc phòng Nga cho biết các cuộc tấn công sẽ “không thể không bị đáp trả;” họ cũng đã phát động tấn công bằng máy bay không người lái vào Ukraine trong đêm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/01/2025”

Mỹ có thể tạo đột phá trong quan hệ với Iran bằng cách nào?

Nguồn: Richard Haass, “The Iran Opportunity,” Foreign Affairs, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ cần làm gì để đạt được đột phá?

Thật khó để tìm được một quốc gia nào khác đã mất đi ảnh hưởng chỉ trong một thời gian ngắn như Iran. Cho đến gần đây, vẫn có thể nói rằng Iran là nước có ảnh hưởng khu vực quan trọng nhất ở Trung Đông, với ảnh hưởng lớn hơn cả Ai Cập, Israel, Ả Rập Saudi hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng, tầm ảnh hưởng của Iran đã sụt giảm đáng kể. Họ trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn so với nhiều thập kỷ trước, có lẽ là yếu nhất kể từ cuộc chiến kéo dài một thập kỷ với Iraq, hoặc thậm chí từ cuộc cách mạng năm 1979. Continue reading “Mỹ có thể tạo đột phá trong quan hệ với Iran bằng cách nào?”

14/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt

Nguồn: Scottish serial killer Peter Manuel arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 14/01/1958 (một số nguồn khác cho là ngày 13/01), tên sát nhân Peter Manuel đã bị bắt tại Glasgow, Scotland, sau một loạt các vụ tấn công diễn ra suốt hai năm, khiến từ 7 đến 15 người thiệt mạng.

Manuel, sinh ra tại Mỹ trong gia đình có cha mẹ là người Anh, đã trở thành một tên tội phạm chuyên nghiệp ngay từ khi còn nhỏ. Hắn bị kết án trộm cắp lần đầu tiên vào năm 12 tuổi. Đến năm 15 tuổi, hắn chuyển sang hành hung. Sau đó, Manuel bị kết án 8 năm tù vì tội tấn công tình dục. Continue reading “14/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt”

Thế giới hôm nay: 14/01/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden cho biết một thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza đang “gần được hoàn tất.” Hôm thứ Hai, Qatar, quốc gia tổ chức các cuộc đàm phán, đã trình với Hamas và Israel bản dự thảo cuối cùng, theo Reuters. Trong một bài phát biểu, ông Biden nói thỏa thuận đề xuất sẽ giải phóng các con tin bị Hamas bắt giữ, tạm dừng cuộc chiến, và “cho phép chúng ta tăng cường đáng kể viện trợ nhân đạo cho người Palestine.” Đàm phán dự kiến sẽ tiếp tục vào thứ Ba.

Đồng đô la Mỹ đạt mức cao nhất trong hai năm so với rổ các đồng tiền chính, được thúc đẩy bởi dữ liệu việc làm mạnh mẽ công bố hôm thứ Sáu. Dữ liệu này làm giảm kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất mạnh trong năm 2025. Giá cổ phiếu tại châu Á giảm, do các nhà đầu tư lo ngại lãi suất cao kéo dài ở Mỹ sẽ hút vốn vào đồng đô la, làm giảm tiền đổ vào các đồng tiền yếu hơn và thị trường mới nổi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/01/2025”

Trump có nguy cơ biến nước Mỹ thành một quốc gia bất hảo

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump risks turning the US into a rogue state,” Financial Times, 13/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ và những lời đe dọa nhắm vào các nước láng giềng và đồng minh sẽ gióng lên hồi chuông báo động trên toàn thế giới.

“Tôi nghĩ tổng thống đắc cử chỉ đang đùa thôi.” Đó là phản ứng của Đại sứ Canada tại Washington trước đề xuất của Donald Trump rằng đất nước của bà nên trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ.

“Trò đùa” đe dọa là một trong những phương pháp giao tiếp ưa thích của Trump. Nhưng vị tổng thống đắc cử đã nói quá nhiều về tham vọng sáp nhập Canada vào Mỹ đến mức các chính trị gia Canada phải thừa nhận tham vọng của ông và bác bỏ chúng trước công chúng. Continue reading “Trump có nguy cơ biến nước Mỹ thành một quốc gia bất hảo”