Người Trung Quốc bài Nhật vô tình nhắm vào ngôi chùa may mắn của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Japan-bashing Chinese unwittingly target Xi’s lucky temple,” Nikkei Asia, 28/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trà xanh đóng chai là mục tiêu mới nhất của những người chỉ trích Nhật Bản trên mạng xã hội Trung Quốc.

Gã khổng lồ nước giải khát Nông Phu Sơn Tuyền (Nongfu Spring) đang bị buộc tội “tâng bốc Nhật Bản” vì hình ảnh ngôi chùa trên nhãn chai đã gợi nhớ đến kiến trúc Nhật Bản. Dòng chữ trên nhãn cũng bị chỉ trích vì “quảng bá văn hóa Nhật” khi giải thích quá trình một nhà sư Nhật Bản mang phong tục trà đạo từ Trung Quốc về nước mình vào thế kỷ 13. Continue reading “Người Trung Quốc bài Nhật vô tình nhắm vào ngôi chùa may mắn của Tập”

Triển vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc

Tác giả: Phạm Quang Hiền

Trong không gian hậu Chiến tranh Lạnh các vấn đề an ninh toàn cầu không chỉ bó hẹp trong xung đột quân sự mà còn mở rộng thêm nhiều thách thức an ninh phi truyền thống: khủng bố, tội phạm… Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư ra nước ngoài gia tăng đi kèm với nhu cầu đảm bảo an ninh cho công dân và tài sản ở nước sở tại. Từ đó các tổ chức an ninh tư nhân (PSC) ra đời cung cấp dịch vụ bảo an ở những điểm nóng. Trước những cái tên nổi tiếng như Wagner của Nga hay Blackwater của Mỹ, Trung Quốc cũng có những tổ chức an ninh tư nhân riêng nhưng cách thức hoạt động và nhiệm vụ thực hiện có những khác biệt so với các tổ chức an ninh tư nhân của hai siêu cường trên. Với quá trình triển khai sáng kiến BRI rộng rãi vai trò của các tổ chức an ninh tư nhân với Trung Quốc đương đại thể hiện ra sao? Xu hướng phát triển trong tương lai của những tổ chức này như thế nào? Continue reading “Triển vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc”

30/03/1836: Quân đội Mexico xử tử 417 nghĩa quân Texas tại Goliad

Nguồn: Mexican army executes 417 Texas revolutionaries at Goliad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1836, trong một bước lùi thảm hại cho những người Texas chống lại chế độ của Santa Anna, quân đội Mexico đã đánh bại và xử tử 417 nghĩa quân Texas tại Goliad.

Sau khi đã quen với việc được hưởng quyền tự trị đáng kể trước các nhà cầm quyền Mexico, nhiều người định cư Texas gốc Anh đã dần trở nên lo ngại khi Antonio Lopez de Santa Anna tự xưng là nhà độc tài của Mexico vào năm 1835. Santa Anna ngay lập tức áp đặt thiết quân luật và cố gắng giải trừ vũ khí ở Texas. Tuy nhiên, động thái này chỉ đơn giản là châm thêm dầu vào ngọn lửa kháng chiến của người Texas. Continue reading “30/03/1836: Quân đội Mexico xử tử 417 nghĩa quân Texas tại Goliad”

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Tác giả: Mai Viết Nhân

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông càng thấy rõ hơn điều ấy. Riêng công tác biên phòng, nhà Lê đã có cái nhìn sâu sắc: “Biên phòng hảo vị trù phương lược/ Xã tắc ưng tu kế cửu an”. Tư tưởng vĩ đại ấy không chỉ khắc trên đá núi miền biên cương Tây Bắc mà đã trao truyền và khảm sâu vào nhận thức và lý trí của các thế hệ mai sau. Sức mạnh của nhân dân dưới thời Lê sơ được chú trọng hơn bao giờ hết, đặc sắc nhất là nghệ thuật quân sự “Lấy dân làm gốc”. Continue reading “Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ”

Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn

Nguồn: Adam Mount, “There’s Nothing Between an Unstable President and the Nuclear Button,” Foreign Policy, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã đến lúc phải thiết lập các khung pháp lý để ngăn chặn thảm họa.

Trong dấu hiệu mới nhất cho thấy niềm đam mê sử dụng vũ khí hạt nhân của mình, vào tháng 1, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với đám đông rằng một trong những lý do khiến ông cần quyền miễn trừ là để không bị truy tố vì sử dụng vũ khí hạt nhân tại một thành phố, giống như cựu Tổng thống Harry Truman đã làm với Hiroshima và Nagasaki.

Khi Trump đang trên đường trở thành ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đã đến lúc phải đảm bảo rằng không tổng thống nào có thể cho phép tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân không cần thiết hoặc bất hợp pháp. Continue reading “Mỹ cần quản lý vũ khí hạt nhân chặt chẽ hơn khi có một tổng thống bất ổn”

Thế giới hôm nay: 29/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sam Bankman-Fried bị kết án 25 năm tù vì lừa đảo khách hàng và nhà đầu tư của sàn giao dịch tiền điện tử FTX. Ông nói trước toà tại New York rằng ông đã đưa ra “một loạt quyết định tồi tệ” nhưng vẫn khẳng định FTX có thể trả lại hàng tỷ đô la mà họ nợ khách hàng. Các công tố viên gọi vụ án này là “một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất” trong lịch sử nước Mỹ. Vị vua tiền điện tử buộc bảy tội danh vào tháng 11.

Nga tuyên bố có bằng chứng liên hệ vụ tấn công khủng bố khiến hơn 140 người thiệt mạng ở Moscow vào tuần trước với “những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine.” Các nhà điều tra Nga cho biết những kẻ tấn công đã nhận tiền mặt và tiền điện tử từ Ukraine, và cho biết một nghi phạm “có liên quan đến tài trợ” cho vụ thảm sát đã bị bắt giữ. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng ám chỉ Ukraine ngay cả sau khi Nhà nước Hồi giáo tuyên bố nhận trách nhiệm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/03/2024”

Trung Quốc bẻ cong lịch sử có chọn lọc để phục vụ tham vọng lãnh thổ

Nguồn: Frederik Kelter, “China Is Selectively Bending History to Suit Its Territorial Ambitions,” Foreign Policy, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Bắc Kinh không sẵn lòng từ bỏ một số yêu sách cụ thể cho thấy còn nhiều mối đe dọa khác ngoài mong muốn đảo ngược những tổn thất lãnh thổ trong quá khứ.

Tại vùng nước ở Biển Đông, tàu hải cảnh Trung Quốc đã nhiều lần đụng độ với tàu Philippines. Trên bầu trời Eo biển Đài Loan, máy bay chiến đấu Trung Quốc liên tục thách thức các máy bay chiến đấu của Đài Loan. Còn tại các thung lũng của Dãy Himalaya, quân đội Trung Quốc đã giao tranh với lính canh Ấn Độ. Continue reading “Trung Quốc bẻ cong lịch sử có chọn lọc để phục vụ tham vọng lãnh thổ”

28/03/1862: Trận Đèo Glorieta trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Union forces halt Confederates at Battle of Glorieta Pass, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, lực lượng Liên minh miền Bắc đã ngăn chặn cuộc xâm lược của Hợp bang miền Nam vào Lãnh thổ New Mexico sau khi đẩy lùi quân nổi dậy tại Đèo Glorieta.

Trận đánh này là một phần trong một chiến dịch rộng lớn hơn của quân miền Nam, nhằm chiếm New Mexico và các vùng khác ở miền tây nước Mỹ. Chiến thắng sẽ giúp phe Hợp bang giành được phần lãnh thổ mà họ cho là thuộc về họ một cách hợp pháp, nhưng đã bị từ chối bởi các thỏa hiệp chính trị được thực hiện trước Nội chiến Mỹ. Hơn nữa, quân miền Nam đang thiếu tiền mặt có thể sử dụng các mỏ ở miền tây để lấp đầy kho bạc của mình.  Continue reading “28/03/1862: Trận Đèo Glorieta trong Nội chiến Mỹ”

Thế giới hôm nay: 28/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Truyền thông địa phương ở Israel đưa tin 4 người, bao gồm cả người thân của một con tin Israel bị giam ở Gaza, đã bị bắt trong một cuộc biểu tình ở Tel Aviv. Những người biểu tình tụ tập bên ngoài trụ sở quân đội sau khi cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas đổ vỡ hôm thứ Ba. Các nhà đàm phán đã cố gắng đạt được một thỏa thuận thả 40 trong số 130 con tin còn lại bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công ngày 7 tháng 10.

Các quan chức Mỹ đã lấy được hộp đen từ Dali, con tàu container vừa đâm vào cầu Francis Scott Key ở cảng Baltimore. Lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục đào bới đống đổ nát của cây cầu để tìm thi thể của 6 người được cho là đã thiệt mạng trong vụ tai nạn. Vụ sập cầu sẽ để lại hậu quả lớn, khi cảng Baltimore xử lý khoảng 80 tỷ USD hàng hóa nước ngoài vào năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/03/2024”

Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?

Nguồn: Francesca Regalado, “Thai ports bemoan competitive decline as Srettha pushes land bridge,” Nikkei Asia, 22/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngành vận tải đang đặt câu hỏi về nhu cầu tiềm năng đối với siêu dự án trị giá 28 tỷ USD.

Vào một buổi chiều tháng 2 nóng nực, một con tàu container dài 170 mét cập cảng Songkhla. Trên tàu vẫn còn nhiều chỗ trống, đơn giản vì cảng lớn nhất miền nam Thái Lan không đủ sâu để tiếp nhận các tàu chở đầy hàng.

Tình trạng này đang làm tăng thêm chi phí cho các nhà xuất khẩu, khi hàng hóa phải được chuyển sang các tàu lớn hơn ở Malaysia hoặc Singapore, đồng thời chính khu cảng cũng bị giảm thu nhập vì họ tính phí bốc dỡ theo container và phí cập cảng theo ngày. Để cắt giảm chi phí, một số công ty công nghiệp phía nam đã chọn bỏ qua Songkhla, thay vào đó, họ gửi cao su và gỗ bằng xe tải qua biên giới tới cảng Penang của Malaysia. Continue reading “Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?”

26/03/1920: “Bên này địa đàng” của F. Scott Fitzgerald được xuất bản

Nguồn: F. Scott Fitzgerald’s first novel published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, This Side of Paradise (tựa Việt: Bên này địa đàng) đã được xuất bản, ngay lập tức đưa F. Scott Fitzgerald, 23 tuổi, lên đỉnh cao danh vọng và giàu có.

Được đặt tên theo tổ tiên của mình là Francis Scott Key, tác giả của quốc ca Mỹ, The Star Spangled Banner (Lá cờ lấp lánh ánh sao), Fitzgerald sinh ra ở St. Paul, Minnesota, trong một gia đình trung lưu sa sút. Nhờ sự bảo trợ của một người dì khá giả, Fitzgerald đã được cho đi học trường nội trú ở New Jersey vào năm 1911, và hai năm sau theo học tại Đại học Princeton. Dù Fitzgerald tích cực tham gia các câu lạc bộ sân khấu, nghệ thuật, và các hoạt động khác của trường đại học, nhưng tiềm lực tài chính của ông thua xa so với các bạn cùng lớp, và địa vị kẻ ngoài cuộc, dù có thật hay chỉ tưởng tượng, đã khiến ông luôn cảm thấy cay đắng. Fitzgerald rời Princeton sau ba năm và gia nhập quân đội trong Thế chiến I. Continue reading “26/03/1920: “Bên này địa đàng” của F. Scott Fitzgerald được xuất bản”

Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai?

Nguồn: Jong Min Lee, “Will Myanmar Become the Next North Korea?,” The Diplomat, 07/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bản cáo trạng gần đây đã làm sống lại những lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân ở Myanmar, và cuộc nội chiến đang diễn ra càng khiến tình hình thêm phức tạp.

Ngày 21/2, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố Takeshi Ebisawa, thủ lĩnh Yakuza Nhật Bản, về tội buôn bán vật liệu hạt nhân từ Myanmar ra quốc tế kể từ đầu năm 2020. Ebisawa đã bị Mỹ bắt giam kể từ tháng 4/2022, sau khi nhận cáo buộc ở Thành phố New York vì tội buôn bán vũ khí bất hợp pháp và buôn bán ma túy. Bản cáo trạng gần đây đã làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng khi cáo buộc rằng hắn đã cố gắng bán bột plutonium và uranium cô đặc ở cấp độ vũ khí, thường gọi là “bánh vàng,” thay mặt các nhóm phiến quân ẩn danh ở Myanmar, để đổi lấy tên lửa đất đối không (SAM) và các loại vũ khí cấp quân sự khác. Continue reading “Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai?”

Thế giới hôm nay: 25/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hai người đàn ông bị bắt vì nghi ngờ tiến hành vụ tấn công khủng bố hôm thứ Sáu ở Moscow đã ra tòa ở Nga. Cặp đôi này bị nghi ngờ nằm trong số bốn tay súng đã nổ súng vào đám đông tại nhà hát Crocus City Hall; tới nay có tổng cộng 11 nghi phạm đã bị bắt giữ. Trong khi đó nước Nga để quốc tang một ngày. Nhà chức trách tiếp tục thu hồi thi thể các nạn nhân và nâng số người chết chính thức lên 137. Nhà nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng Tổng thống Vladimir Putin đã tìm cách liên kết những kẻ tấn công với Ukraine. Ông cam kết sẽ “trừng phạt tất cả những ai đứng đằng sau những kẻ khủng bố.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/03/2024”

Quan hệ Tập–Putin gặp nguy hiểm khi người Trung Quốc tràn vào Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi-Putin honeymoon at risk as Chinese flood into Russia,” Nikkei Asia, 21/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử đã ghi lại việc người Ukraine bị lợi dụng để đối trọng với sự hiện diện của người Trung Quốc.

Dù đã kéo dài khá lâu, nhưng quan hệ giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin vẫn diễn ra tốt đẹp.

Để chứng tỏ điều này, Chủ tịch Trung Quốc đã nhanh chóng gửi điện mừng tới người đồng cấp Nga ngay sau khi Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 vào cuối tuần qua. Continue reading “Quan hệ Tập–Putin gặp nguy hiểm khi người Trung Quốc tràn vào Nga”

24/03/1998: Thảm kịch xả súng tại trường học ở Jonesboro, Arkansas

Nguồn: A school shooting in Jonesboro, Arkansas, kills five, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Mitchell Johnson, 13 tuổi, và Andrew Golden, 11 tuổi, đã nổ súng vào các bạn cùng lớp và các giáo viên của mình tại Jonesboro, Arkansas. Trước đó, Golden, cậu bé nhỏ tuổi hơn, đã xin phép ra khỏi lớp, sau đó kéo chuông báo cháy, rồi chạy đến gặp Johnson ở một khu vực có cây cối rậm rạp, cách phòng tập thể dục của trường khoảng 100m. Khi học sinh ùa ra khỏi tòa nhà, Johnson và Golden bắt đầu nổ súng, giết chết bốn học sinh và một giáo viên, trong khi mười em khác bị thương. Continue reading “24/03/1998: Thảm kịch xả súng tại trường học ở Jonesboro, Arkansas”

Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Cung Hoàng đế tên huý là Xuân, cháu bốn đời của Vua Thánh Tông, cháu nội Kiến Vương Tân, con thứ Cẩm Giang Vương Sùng, là em cùng mẹ với Vua Chiêu Tông. Vua sinh ngày 26 tháng 7 năm Đoan Khánh thứ 3 [2/9/1507]; ở ngôi 5 năm. Vào ngày 15 tháng 6 năm Thống Nguyên thứ 6 [12/7/1527], Mạc Đăng Dung bắt phải nhường ngôi, sau đó mấy tháng bị Đăng Dung giết, chôn ở lăng Hoa Dương.

Khởi đầu sự nghiệp, trong chiếu lên ngôi lấy cớ anh ruột là Vua Chiêu Tông bị kẻ gian bắt hiếp đưa ra ngoài, bèn lên ngôi vua, niên hiệu Thống Nguyên. Continue reading “Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế”

23/03/1983: Bệnh nhân được cấy ghép tim nhân tạo đầu tiên qua đời

Nguồn: First artificial heart patient dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, Barney Clark, một nha sĩ 61 tuổi, đã qua đời sau 112 ngày trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy ghép tim nhân tạo vĩnh viễn. Ông đã dành bốn tháng cuối đời nằm trên giường bệnh tại Trung tâm Y tế Đại học Utah ở Salt Lake City, được gắn với một thiết bị nặng gần 160kg, giúp bơm không khí vào và ra khỏi “quả tim” thay thế làm từ nhôm và nhựa thông qua hệ thống ống dẫn. Continue reading “23/03/1983: Bệnh nhân được cấy ghép tim nhân tạo đầu tiên qua đời”

Đọ sức diệt tăng giữa RPG-7 (B41) và M72 LAW tại Việt Nam

Tác giả: Phạm Quang Hiền

Xe tăng xuất hiện lần đầu tiên trong Chiến tranh I, thuộc quyền sở hữu của quân đội Anh. Kể từ đó, quy luật chiến tranh đã thay đổi hoàn toàn, không chỉ còn là dàn quân và hầm hào mà còn phải tìm ra cách để chống lại “quái thú sắt”. Những ý tưởng về vũ khí chống tăng ra đời từ đó. Đầu tiên là súng trường vì khi ấy giáp xe tăng còn mỏng, tiếp đó quân đội Đức nghĩ ra việc gắn nhiều trái lựu đạn thành một khối thuốc nổ có thể ném đi xa.

Bước sang Thế chiến II, cả hai yếu tố xe tăng và chống tăng đều có những cải biến mạnh mẽ, giáp xe tăng dày hơn, vũ khí chống tăng mạnh hơn. Người Nhật tạo ra bom ba càng nhưng hiệu quả không cao vì cần đến “cảm tử quân” để sử dụng, người Đức nghĩ ra Panzerfaust (1942) có thể bắn ra khối thuốc nổ lớn từ xa mà không cần tiếp cận mục tiêu như bom ba càng. Từ đó trở đi, Panzerfaust gần như trở thành hình mẫu phát triển cho mọi loại súng chống tăng cá nhân. Continue reading “Đọ sức diệt tăng giữa RPG-7 (B41) và M72 LAW tại Việt Nam”

Thế giới hôm nay: 22/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính quyền Biden đã đệ đơn kiện chống độc quyền đầu tiên đối với Apple. Chính phủ Mỹ cáo buộc công ty sử dụng vị trí thống trị của mình trên thị trường điện thoại thông minh để cản trở sự phát triển của các ứng dụng, dịch vụ nhắn tin và hệ thống thanh toán của bên thứ ba. Apple nói vụ kiện “sai về thực tế và luật pháp.” Cổ phiếu của hãng giảm sau thông báo.

Cơ quan chống tội phạm tài chính của Ấn Độ đã bắt giữ Arvind Kejriwal, một thủ lĩnh phe đối lập và thủ hiến Delhi, vì cáo buộc tham nhũng. Tổng cục Thực thi, dưới sự kiểm soát của đảng BJP cầm quyền, có nhiệm vụ tiến hành các cuộc điều tra rửa tiền. Hồi tháng 1, họ đã bắt giữ một nhân vật đối lập khác, làm dấy lên lo ngại cơ quan này đang nhắm vào những người chỉ trích Narendra Modi, thủ tướng Ấn Độ, trước cuộc bầu cử vào tháng 4. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/03/2024”

Biden cần tăng áp lực lên Netanyahu

Nguồn: Gideon Rachman, “Biden needs to increase the pressure on Netanyahu,” Financial Times, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ủng hộ Israel và ủng hộ thủ tướng nước này là hai việc không giống nhau.

“Ai mới là siêu cường cơ chứ?”, Bill Clinton nói sau cuộc gặp đầu tiên với Benjamin Netanyahu vào năm 1996. Cựu Tổng thống Mỹ đã rất tức giận trước thái độ kiêu ngạo, hống hách của tân thủ tướng Israel.

Gần 30 năm sau, Netanyahu một lần nữa trở thành nhà lãnh đạo Israel – và Joe Biden chắc hẳn cũng muốn lặp lại những lời của Clinton. Kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ đã cung cấp cho chính phủ Israel sự hỗ trợ quân sự và ngoại giao cho cuộc tấn công trả đũa dữ dội của họ ở Gaza. Nhưng Biden nhận lại được rất ít từ Netanyahu. Với việc người Israel ngăn nguồn lương thực và viện trợ nhân đạo vào Gaza – và khiến người Palestine bị đe dọa bởi nạn đói – Mỹ đã phải dùng đến cách thả thực phẩm xuống Gaza bằng đường không và lên kế hoạch xây dựng một bến tàu nổi để chuyển hàng viện trợ. Continue reading “Biden cần tăng áp lực lên Netanyahu”