Woodrow Wilson – Tổng thống Mỹ theo chủ nghĩa lý tưởng

131025102010-woodrow-wilson-story-top

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 4/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Wilson là vị tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ. Ông là người đẩy mạnh sự can dự của Mỹ trong các vấn đề thế giới hơn hẳn các tổng thống tiền nhiệm. Tầm nhìn mang tính lý tưởng hóa của ông góp phần vào sự thành lập Hội Quốc Liên.

Thomas Woodrow Wilson sinh ngày 28 tháng 12 năm 1856 tại Staunton, bang Virginia. Cha ông là một mục sư của Giáo Hội Trưởng lão[1] (Presbyterian). Wilson lớn lên tại Georgia và South Caroline trong bối cảnh của cuộc Nội chiến Mỹ. Ông theo học ở trường Đại học Princeton và không lâu sau trở thành luật sư. Sau đó ông đạt được học vị tiến sĩ về lịch sử và khoa học chính trị tại Đại học John Hopkins.

Với một sự nghiệp học thuật thành công, Wilson trở thành chủ tịch Đại học Princeton từ năm 1902 đến 1910. Ông gây được sự chú ý từ những nỗ lực cải cách và được đảng Dân chủ bang New Jersey mời tranh cử chức thống đốc năm 1910. Thắng lợi trong cuộc tranh cử là khởi đầu cho sự nghiệp chính trị của Wilson. Năm 1912, ông đại diện cho đảng Dân chủ đắc cử tổng thống. Continue reading “Woodrow Wilson – Tổng thống Mỹ theo chủ nghĩa lý tưởng”

#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)

8585345251_3c6d58b922_o-620x372

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Thông tin và quyền lực giữa các quốc gia

Cuộc cách mạng thông tin đang làm cho chính trị thế giới trở nên phức tạp hơn bởi nó tăng cường quyền lực cho các chủ thể phi quốc gia, cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực, đồng thời hạn chế khả năng kiểm soát của các chính phủ trung ương. Nó cũng làm thay đổi tương quan quyền lực giữa các quốc gia trên thế giới. Mỹ là nước được lợi nhiều nhất, trong khi rất nhiều quốc gia nghèo hơn bị bỏ lại phía sau. Trong khi một số nước nghèo như Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia đã phát triển đáng kể bằng việc gia nhập vào nền kinh tế thông tin, hơn một nửa số người sử dụng internet trên thế giới vào năm 2005 vẫn là người Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Trong thời đại thông tin, thế giới vẫn bao gồm các nền kinh tế lấy nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ làm chủ đạo. Những xã hội và chính quyền hậu công nghiệp vốn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời đại thông tin sẽ tiếp tục tồn tại song song và tương tác với những quốc gia ít bị tác động hơn bởi cuộc cách mạng thông tin này. Continue reading “#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)”

04/07/1776: Mỹ tuyên bố độc lập

Nguồn:U.S. declares independence,” History.com (truy cập ngày 04/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1776, ở thành phố Philadelphia, Pennsylvania, Quốc hội Lục địa đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố nền độc lập của Hoa Kỳ tách biệt với Vương quốc Anh và quốc vương của nó. Bản tuyên ngôn này được đưa ra 442 ngày sau khi loạt súng đầu tiên của Cách mạng Mỹ nổ ra ở Lexington và Concord ở Massachusetts và đánh dấu sự mở rộng về mặt tư tưởng của cuộc xung đột mà cuối cùng đã khuyến khích sự can thiệp của Pháp dưới danh nghĩa những Người yêu nước (Patriots).

Sự phản đối lớn đầu tiên của người Mỹ đối với chính sách của Anh Quốc xuất hiện vào năm 1765 sau khi Quốc hội thông qua Đạo luật Tem phiếu, một biện pháp đánh thuế để tăng nguồn thu cho quân đội Anh đang đồn trú tại Mỹ. Dưới khẩu hiệu “không có đại biểu (trong Quốc hội Anh) thì không trả thuế,” các cư dân của thuộc địa Mỹ đã triệu tập Đại hội Đạo luật Tem phiếu vào tháng 10 năm 1765 để cất tiếng nói phản đối việc đánh thuế. Sau khi Đạo luật có hiệu lực vào tháng 11, hầu hết người dân đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa của Anh Quốc, cùng với đó là một số cuộc tấn công có tổ chức nhằm vào cơ quan hải quan và nhà ở của những người thu thuế. Sau khi biểu tình kéo dài nhiều tháng ở các thuộc địa, Quốc hội đã biểu quyết để bãi bỏ Đạo luật Tem phiếu vào tháng 3 năm 1766. Continue reading “04/07/1776: Mỹ tuyên bố độc lập”

Wilhelm II – Hoàng đế cuối cùng của Đức

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 3/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Wilhelm là vị hoàng đế (Kaiser) cuối cùng của nước Đức và là vua nước Phổ. Những chính sách hiếu chiến của ông đã góp phần dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Wilhelm sinh ngày 27 tháng 1 năm 1859 tại Berlin, là con trai cả của Hoàng tử Frederick nước Phổ và Victoria – con gái Nữ hoàng Victoria nước Anh. Ca khó sinh của mẹ ông khiến một cánh tay của ông bị teo và ông luôn phải cố che đậy nó. Năm 1881, sau một thời gian phục vụ trong quân ngũ, Wilhelm kết hôn với Augusta Victoria, Công chúa của Schleswig-Holstein. Họ có với nhau bảy người con. Continue reading “Wilhelm II – Hoàng đế cuối cùng của Đức”

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

asean

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 thông qua Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, được ký bởi ngoại trưởng 5 nước thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

ASEAN không phải tổ chức khu vực đầu tiên được thành lập ở Đông Nam Á. Năm 1961, Hiệp hội Đông Nam Á (Association of Southeast Asia: ASA) ra đời, nối kết Liên bang Malaya (bây giờ là Malaysia và Xingapo), Philippin, và Thái Lan. Năm 1963, Indonesia, Liên bang Malaya, và Philippin còn thành lập tổ chức Maphilindo, trong một nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa 3 quốc gia này. Continue reading “Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”

Thách thức cải cách thực sự của Trung Quốc

download (1)

Nguồn: Adair Turner, “China’s Real Reform Challenge,” Project Syndicate, 12/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mức sống của các nền kinh tế mới nổi thường được cho là sẽ tương ứng với mức sống tại các nước phát triển. Tuy nhiên, ngoài những nước xuất khẩu dầu mỏ và các quốc gia – thành phố như Hồng Kông và Singapore thì chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan là đạt được mức GDP đầu người bằng ít nhất 70% mức trung bình của các nước phát triển trong 60 năm qua. Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được điều tương tự, nhưng nó đang phải đối mặt với một thách thức đặc biệt: quy mô lớn của đất nước.

Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan đã áp dụng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu để đuổi kịp các nền kinh tế phát triển. Nhưng Trung Quốc – nơi sinh sống của gần 20% dân số thế giới và là nơi sản xuất 15% lượng hàng hóa toàn cầu – đơn giản là một quốc gia quá lớn nên không thể chỉ phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài. Để đạt được bước phát triển tiếp theo, Trung Quốc sẽ cần đẩy mạnh một con đường tăng trưởng khác, đòi hỏi nhiều cuộc cải cách khó khăn hơn những gì đang được chú trọng hiện nay. Continue reading “Thách thức cải cách thực sự của Trung Quốc”

George Washington – Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 3/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

George Washington đã lãnh đạo quân đội Mỹ trong Chiến tranh giành độc lập của Mỹ và là tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Ông là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.

George Washington sinh ngày 22 tháng 2 năm 1732 tại Hạt Westmoreland, Virginia trong một gia đình làm nghề nông khá giá. Ông bắt đầu làm nghề trắc địa ở tuổi 16, và một năm sau ông giữ chức chuyên viên trắc địa tại Hạt Culpeper, Virginia – cũng là công việc viên chức đầu tiên của ông. Năm 1752, ông gia nhập lực lượng dân quân thuộc địa. Continue reading “George Washington – Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên”

Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy

ST_20150601_SG50WANGART_1367011e

Nguồn: Wang Gungwu, “Singapore’s ‘Chinese Dilemma’ as China rises“, The Straits Times, 01/06/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Singapore sẽ như thế nào, khi là một xã hội với người Hoa chiếm đa số trong khu vực, trong bối cảnh một Trung Quốc được cho là sẽ ngày càng quyết đoán hơn trong tương lai?

Hoa Kỳ nói về việc tái cân bằng sang châu Á; Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn một sự cân bằng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau 50 năm, Singapore vẫn khẳng định, tương tự như ASEAN, rằng họ không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng còn Trung Quốc thì sao? Trung Quốc mong muốn gì?

Khi Singapore kỷ niệm lễ quốc khánh thứ 50 và nhìn về tương lai, họ phải làm như vậy với một cái nhìn cứng rắn về người hàng xóm lớn nhất của mình là Trung Quốc. Singapore cần phải có sự đánh giá thực tế về những ý định của Trung Quốc, quyết tâm của Mỹ và vị thế của ASEAN và Singapore trong khu vực, nhằm vạch ra đường lối của mình trong thế giới địa chính trị tương lai. Continue reading “Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy”

02/07/1964: Tổng thống Johnson ký Đạo luật Quyền Dân sự

MEMO-master675

Nguồn:Johnson signs Civil Rights Act,” History.com (truy cập ngày 30/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã phê chuẩn Đạo luật Quyền Dân sự lịch sử trong một buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc từ Nhà Trắng.

Trong vụ kiện cột mốc giữa Brown và Hội đồng Giáo dục năm 1954 (Brown v. Board of Education of Topeka), Tối cao Pháp viện Mỹ đã phán quyết rằng sự phân biệt chủng tộc trong các trường học là vi hiến. Mười năm sau đó đã chứng kiến nhiều bước tiến lớn trong phong trào dân quyền của người Mỹ gốc Phi, khi các cuộc biểu tình bất bạo động giành được sự ủng hộ của hàng ngàn người. Những cột mốc đáng nhớ trong cuộc đấu tranh này bao gồm cuộc tẩy chay xe buýt ở Montgomery năm 1955 – nổi lên sau khi một cư dân của Alabama là bà Rosa Parks từ chối nhường ghế cho một người phụ nữ da trắng trên chiếc xe buýt công cộng của thành phố – và bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ” nổi tiếng của mục sư Martin Luther King, Jr. trước cuộc biểu tình gồm hàng trăm ngàn người ở Washington, D.C. năm 1963. Continue reading “02/07/1964: Tổng thống Johnson ký Đạo luật Quyền Dân sự”

Mười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc

Nguồn: Patrick Cronin, “Pushing Back Against China’s Strategy: Ten Steps for the United States”, War on The Rocks, 18/5/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đây là phần thứ tư trong chuỗi bài của Patrick Cronin viết về chiến lược thống trị Châu Á -Thái Bình Dương của Trung Quốc. Xem lại ba phần trước: Bá quyền khu vực của Trung Quốc: một thước phim quay chậm, Chiến lược “đảo hoá” và tham vọng bá quyền khu vực của Trung QuốcCác nước Đông Nam Á trước nỗ lực bá quyền của Trung Quốc

Trung Quốc vừa có chiến lược mới nhằm gia tăng lợi thế quân sự của mình trong khu vực. Mặc dù lớn tiếng về việc cân bằng giữa bảo vệ chủ quyền với ổn định khu vực, đây là một chiến lược khôn khéo của Trung Quốc nhằm từ từ tiến tới bá quyền. Bằng việc nhấn mạnh rằng Trung Quốc không chỉ là cường quốc lục địa mà còn là cường quốc trên biển, chiến lược mới đề cập tới việc dịch chuyển từ phòng thủ gần bờ sang phòng thủ ngoài biển khơi: đặt trọng tâm hướng đến khả năng tác chiến biển xanh, nghĩa là Hải Quân Trung Quốc có khả năng triển khai một cách tương xứng với Hải Quân Hoa Kỳ, ít nhất là trong những vùng biển gần và phần biển phía Tây Thái Bình Dương vốn mang vị trí yếu lược đối với Trung Quốc. Qua đó, Trung Quốc ngầm cảnh báo các nước lân cận rằng đừng tập hợp sức mạnh cũng như đối đầu với một Trung Quốc đang trỗi dậy, sẵn sàng giành lấy sứ mệnh lịch sử của mình. Dù tỏ rõ lập trường cứng rắn và không khoan nhượng, chiến lược thực sự của Trung Quốc không tập trung vào đối đầu trực tiếp hay gây ra xung đột, mà vẫn trong thế tìm kiếm một vị trí thuận lợi hơn cho mình. Continue reading “Mười bước để Mỹ ngăn chặn chiến lược của Trung Quốc”

Vespasian – Hoàng đế đầu tiên của vương triều Flavia

vespasian-portrait-1

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 1/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vespasian là vị hoàng đế thứ 9 của La Mã. Ông đã khôi phục thành công hòa bình và ổn định sau thời kỳ nội chiến, và thành lập vương triều Flavia.

Titus Flavius Vespasianus, được biết với tên Vespasian, sinh năm 9 SCN ở Rieti, phía tây bắc La Mã. Ông có một sự nghiệp quân sự xuất sắc, chỉ huy quân đoàn số hai xâm lược Anh năm 43 SCN và chinh phục phía tây nam nước Anh. Về sau ông thăng tiến trong viện nguyên lão và trở thành quan chấp chính tối cao năm 51 SCN và thống đốc Châu Phi mười năm sau đó. Ông là trợ thủ tin cậy của hoàng đế Nero và đã dẫn đầu cuộc đàn áp Khởi nghĩa Do Thái (66 – 70 SCN). Đến năm 68 SCN, phần lớn vùng Ludaea đã được khôi phục, mặc dù Jerusalem vẫn bị chiếm đóng. Continue reading “Vespasian – Hoàng đế đầu tiên của vương triều Flavia”

Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại

1567724_-_main

Nguồn: Pierre Gillette & Emmanuel Scheffer, “Rainsy and CPP: From Enemies to ‘Negotiating Partners’“, Khmer Times, 18/06/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù mái tóc còn đen nhánh, ông Sam Rainsy đã bước sang tuổi 66 vào tháng Ba (năm 2015). Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Khmer tuần này, rõ ràng thủ lĩnh phe đối lập của Campuchia đang trở nên nhẹ nhàng hơn. Không nhất thiết phải là một nhà khoa học chính trị mới có thể nhận ra điều đó khi ông nói: “Khi ngày càng lớn tuổi, bạn trở nên bình tĩnh hơn, bạn suy nghĩ nhiều hơn về dài hạn”.

“Văn hóa đối thoại”, chính sách mới mà ông đang thúc đẩy cùng với Thủ tướng Hunsen 62 tuổi là gì?

Ông nói: “Trước đây, tôi coi họ là kẻ thù; giờ đây, có lẽ tôi xem họ là đối thủ. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng coi họ là những “interlocuteur” – một từ tiếng Pháp có nghĩa là “người đối thoại” hoặc “đối tác đối thoại”. Continue reading “Sam Rainsy và Hun Sen: Từ kẻ thù thành đối tác đối thoại”

01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc

Jiang Zemin shakes hands with Charles, Prince of Wales at the handover ceremony for Hong Kong at the Hong Kong Convention and Exhibition Centre, at midnight of 30 June 1997.

Nguồn:Hong Kong returned to China,” History.com (truy cập ngày 30/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 7 năm 1997, Hồng Kông được trao trả lại cho chính quyền Trung Quốc trong một buổi lễ có sự hiện diện của Thủ tướng Anh Tony Blair, Thái tử Charles, Thân vương xứ Wales, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, và Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright. Trừ việc vài ngàn người Hồng Kông đã phản đối việc trao trả này thì buổi lễ đã diễn ra trang trọng và hòa bình.

Năm 1839, nước Anh xâm lược Trung Quốc để đè bẹp những người phản đối sự can thiệp của Anh vào các vấn đề kinh tế, xã hội, và chính trị của đất nước này. Một trong những hành động đầu tiên của người Anh trong chiến tranh là đánh chiếm Hồng Kông, một hòn đảo nhỏ thưa thớt người nằm ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc. Năm 1841, Trung Quốc đã nhượng lại hòn đảo cho người Anh bằng việc ký Hiệp định Xuyên Tị (Convention of Chuenpi – nghĩa đen là “hiệp định xỏ mũi”), và đến năm 1812 Hiệp ước Nam Kinh được ký, chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất. Continue reading “01/07/1997: Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc”

Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0

Russian President Vladimir Putin speaks during his visit to the Crimean port of Sevastopol on May 9, 2014. Putin's visit to Crimea, which was annexed by Moscow in March, is a "flagrant violation" of Ukraine's sovereignty, authorities in Kiev said today.AFP PHOTO/ YURI KADOBNOVYURI KADOBNOV/AFP/Getty Images

Nguồn:  Andrei Kolensnikov, “Totalitarianism 2.0”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyên luận năm 1970 Lối thoát, Tiếng nói, và Lòng trung thành của mình, Albert Hirschman đã xem xét ba lựa chọn mà người ta có thể sử dụng để ứng phó với sự không hài lòng với các tổ chức, doanh nghiệp, và nhà nước: họ có thể bỏ đi, đòi hỏi thay đổi, hoặc nhượng bộ. Trong 45 năm từ khi xuất bản cuốn sách của mình, khuôn khổ phân tích của Hirschman đã được áp dụng một cách hữu ích trong một loạt các bối cảnh vô cùng rộng lớn. Cũng như vậy, việc sử dụng nó để hiểu được nền chính trị Nga hiện nay đem lại những góc nhìn sâu sắc quan trọng.

Trong năm 2011-2012, nhiều người dân Nga có giáo dục tốt, và tương đối giàu có, đã xuống đường đòi được dân chủ thực sự, hy vọng sử dụng  “tiếng nói” của mình để thay đổi hệ thống từ bên trong. Nhưng Vladimir Putin, người từng nhận được lượng phiếu bầu lớn để trở lại nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, đã không lắng nghe; mà thay vào đó, ông gia tăng sự đàn áp. Continue reading “Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0”

Victoria – Quân vương trị vì lâu nhất nước Anh

Viktoría-drottning

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 29/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Victoria là vị nữ hoàng Anh trị vì lâu nhất và là người đứng đầu một đế chế rộng lớn. Bà điều hành những thay đổi lớn trong xã hội Anh. Thời kì trị vì của bà được biết đến với tên gọi Thời đại Victoria.

Victoria sinh ngày 24 tháng 5 năm 1819 tại London, là người con duy nhất của Edward – Bá tước xứ Kent – và Victoria Maria Louisa xứ Saxe-Coburg. Năm 1837, ở tuổi 18, bà thừa kế ngai vàng từ người bác William IV và trị vì cho tới cuối thế kỷ 19. Năm 1840, Victoria kết hôn với anh họ của mình, Hoàng tử Albert xứ Saxe-Coburg-Gotha. Trong hai mươi năm tiếp theo, họ sống hòa thuận và có với nhau chín người con, nhiều người trong số họ được gả cho các hoàng tộc Châu Âu. Continue reading “Victoria – Quân vương trị vì lâu nhất nước Anh”

Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp

Greece_2296452b

Nguồn: John Humphrys, “Let me slay the big fat Greek myth”, Sunday London Times, 28/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Đắc Thành

Với lề thói tiêu pha và mức lương hưu trí điên rồ, người dân Hy Lạp đã tự mang đến cuộc khủng hoảng này, đúng không? Không phải. John Humphrys đưa ra những lập luận khách quan bảo vệ một dân tộc mà ông yêu mến và cho rằng họ đã bị phản bội.

Khi tôi còn là một thanh niên trẻ những năm 1950, mỗi sáng Thứ Hai một kịch bản giống hệt nhau đã diễn ra ở các hộ dân lao động như nhà tôi trên khắp quốc đảo này (nước Anh). Khi cha tôi rời khỏi nhà, mẹ tôi lôi nồi nấu nước từ dưới gầm bồn rửa, đổ đầy nước vào và bắt đầu công việc giặt dũ. Một tiếng sau, quần áo được bỏ ra và rũ hoặc bằng tay hoặc bằng máy quay. Sau đó, nếu thời tiết cho phép, quần áo được phơi ra ngoài trời, hoặc được giăng quanh nhà đợi đến khi trời dừng mưa. Một công việc nhà nặng nhọc mà tất cả các bà mẹ đều phải vật lộn cùng với nhiều việc nội trợ khác.

Bạn có thể hỏi điều này thì liên quan gì đến Hy lạp? Thực ra thì rất nhiều trong bối cảnh Hy Lạp hiện nay. Continue reading “Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp”

30/06/1967: Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống

Nguồn: “Thieu becomes President“, History.com (truy cập ngày 30/6/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào ngày này năm 1967, Hội đồng Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã giải quyết việc tranh giành chức vụ tổng thống theo cách thức có lợi cho ông Nguyễn Văn Thiệu, khi đó là Quốc trưởng. Cựu Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, người đã tuyên bố vào ngày 11 tháng 5 là sẽ tranh cử chức Tổng thống, bị ép buộc phải chấp nhận vị trí quyền lực số hai (Phó Tổng thống).

Thiệu vốn là sĩ quan chỉ huy Sư đoàn bộ binh số 5 đóng gần Sài Gòn khi ông ta cùng một số sỹ quan cấp cao khác tiến hành đảo chính chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo sau cuộc đảo chính đó, liên tiếp các nhóm khác nhau rơi vào vòng xoáy tranh giành quyền lực. Continue reading “30/06/1967: Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc tiếp tục là đề tài được đem ra mổ xẻ, phân tích. Taylor Fravel đến từ Viện Công nghệ Massachusetts khẳng định Bắc Kinh đã có một chiến lược quân sự mới, với tên gọi “Winning Informationalised Local Wars” (Chiến thắng cuộc chiến tranh thông tin hoá ở cấp độ khu vực). Đây là kết quả của quá trình so sánh và phân tích các ngôn từ được sử dụng trong Sách trắng. Trước đó, Nghị quyết Trung Ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2013 đã từng ám chỉ về việc Bắc Kinh nên có sự thay đổi trong chiến lược quân sự để phù hợp với bối cảnh mới.

Theo cách tiếp cận của Trung Quốc, một bản định hướng chiến lược quân sự cũng gần như là đại diện cho chiến lược quân sự quốc gia. Được định hình bởi Quân ủy Trung ương, bản định hướng là sự bao quát cấp ở cấp độ cao nhất về mọi khía cạnh của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Kể từ khi lập quốc từ năm 1949 cho đến nay, Bắc Kinh đã 8 lần đưa ra các bản định hướng chiến lược. Sách trắng 2015 cho thấy sự thay đổi lần thứ 9 đã xảy ra, chuyển dịch từ mục tiêu “chiến thắng các cuộc chiến tranh khu vực dưới điều kiện thông tin hoá” (Winning Local Wars Under the Conditions of Informationization) sang “Winning Informationized Local Wars”. Như vậy, sự thay đổi lần này là một bước tiến hóa về chất chứ không phải là một sự đột phá mới hoàn toàn. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/06/2015)”

Tiberius – Người mở rộng đế chế La Mã

tiberius_marble

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 29/6/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Tiberius là vị hoàng đế thứ hai của La Mã và là một chiến binh vĩ đại. Những ghi chép về tính khí kiêu ngạo và lối sống trụy lạc của ông có lẽ là không có căn cứ.

Tiberius Claudius Nero sinh ngày 16 tháng 11 năm 42 TCN. Năm 39 TCN, mẹ ông Livia đã ly dị với cha ông và đến năm 27 TCN bà kết hôn với Octavian – hoàng đế Augustus tương lai. Tiberius có một sự nghiệp quân sự xuất chúng. Cùng với em trai Drusus, ông đã góp phần mở rộng đế chế La Mã dọc theo sông Danube tới tận nước Đức ngày nay (trong các giai đoạn từ năm 16-7 TCN và từ năm 4-9 SCN). Continue reading “Tiberius – Người mở rộng đế chế La Mã”

Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp

666290191435313227

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Endgame in Greece”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều tháng tranh cãi, những tranh chấp giữa Hy Lạp và các chủ nợ châu Âu đã đi vào thế bế tắc, chủ yếu về lương hưu và thuế. Hy Lạp đã từ chối những đòi hỏi mà các chủ nợ đã đặt ra, rằng Hy Lạp phải cắt giảm các khoản trợ cấp cho người cao tuổi và tăng thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng thuốc và điện.

Các yêu sách của châu Âu – được cho là nhằm đảm bảo rằng Hy Lạp có khả năng trả nợ – thiếu khôn ngoan, ngây thơ và tự hại mình. Khi từ chối các yêu sách này, người Hy Lạp không phải đang làm trò, họ đang cố gắng sống còn.

Bất chấp những gì người ta đã nói về các chính sách kinh tế trong quá khứ của Hy Lạp, về nền kinh tế cạnh tranh kém, về quyết định gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hay những sai lầm của các ngân hàng châu Âu khi cho phép Hy Lạp vay quá mức, tình hình kinh tế của Hy Lạp là rất bi đát. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%, trong đó tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp lên đến 50%. Continue reading “Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp”