#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)

Invincible Spirit Exercise In East Sea

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Nếu bạn muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh.

Flavius Vegetius Renatus – Tướng La Mã

Vào ngày 30 tháng Chín năm 1862, Bá tước Otto von Bismarck, Thủ tướng nước Phổ đã báo cáo trước Ủy ban ngân sách Quốc hội về yêu cầu tăng cường lực lượng quân đội quốc gia. Đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với vị Thủ tướng cao lớn, vai rộng và nghiêm khắc này. Nhiều  đại biểu Quốc hội trước đó đã chống lại việc tăng thuế cho dù là để tài trợ cho việc cải cách quân đội.

Phổ là một trong 38 quốc gia của người Đức nằm trải khắp Trung Âu vào giữa thế kỷ 19. Với những người theo chủ nghĩa dân tộc Đức, việc dân tộc Đức bị phân thành các quốc gia vừa và nhỏ khiến các quốc gia này nằm dưới sự kiểm soát của các láng giềng hùng mạnh. Rất nhiều người Đức ủng hộ sự hợp nhất nhưng cũng nghi ngờ tham vọng của nước Phổ trong việc dẫn dắt một nước Đức thống nhất. Continue reading “#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)”

10/04/1971: Ngoại giao bóng bàn Mỹ – Trung bắt đầu

qqxsgPingPong

Nguồn: “U.S. table tennis team visits communist China“, History.com, truy cập 9/4/2015

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Thanh Danh

Ngày 10 tháng 04 năm 1971, đội tuyển bóng bàn của Mỹ đã bắt đầu chuyến viếng thăm kéo dài một tuần tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của chính quyền Đảng Cộng sản. Chuyến viếng thăm được truyền thông đưa tin rầm rộ này là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng một mối quan hệ ngoại giao gần gũi hơn với Mỹ. Sự kiện này được nhiều nhà quan sát Mỹ nhắc đến với tên gọi: “Ngoại giao bóng bàn”. Continue reading “10/04/1971: Ngoại giao bóng bàn Mỹ – Trung bắt đầu”

Trung Quốc với AIIB

AIIB_logo-2

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Phạm Sỹ Thành

Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) là một cơ hội để Trung Quốc xây dựng vai trò lãnh đạo của mình. Tuy nhiên, AIIB cũng thử thách năng lực điều phối các vấn đề mang tính quốc tế của Trung Quốc.

Những câu hỏi về quản trị và điều phối

Trước hết, cho đến nay, dường như nội bộ Trung Quốc vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn về mục tiêu, vai trò và cách thức vận hành của AIIB. Những tuyên bố trái chiều phát đi từ Trung Quốc về việc quốc gia này có giữ quyền phủ quyết trong AIIB hay không đã cho thấy điều đó. Hay như những tranh luận về việc AIIB nên là một định chế đa phương, đóng vai trò như một ngân hàng phát triển của khu vực hay là một định chế do Trung Quốc chi phối và phục vụ cho các nhu cầu của Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc với AIIB”

Asquith – Thủ tướng của cải cách và chiến tranh

H-H-Asquith-010

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 7/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

H.H. Asquith (1852-1928) thuộc Đảng Tự do giữ chức thủ tướng Anh từ năm 1908 đến 1916. Ông đã cho tiến hành các cải cách to lớn trong nước và đưa nước Anh tham gia Thế chiến thứ nhất.

Herbert Henry Asquith sinh ngày 12 tháng 9 năm 1852 tại Morley, Tây Yorkshire. Cha của ông là một nhà buôn len.  Sau khi theo học tại Đại học Oxford, Asquith trở thành luật sư, và năm 1886 trở thành nghị viên thuộc đảng Tự do đại diện cho hạt East Fife. Ông nhanh chóng để lại dấu ấn riêng và tới năm 1892, ông được thủ tướng Gladstone chỉ định làm thư ký trong nội các của mình. Trong 10 năm kể từ 1895, ông vắng bóng trên chính trường và quay lại với sự nghiệp pháp lý.[1] Năm 1906, Đảng Tự do trở lại nắm quyền và thủ tướng khi đó là Henry Campbell-Bannerman đã chỉ định Asquith làm bộ trưởng tài chính. Continue reading “Asquith – Thủ tướng của cải cách và chiến tranh”

Ai sẽ kiểm soát quá trình luân hồi của Dalai Lama?

_81862004_dalailama_getty

Nguồn: Evan Osnos, “Who Will Control Tibetan Reincarnation?The New Yorker, 13/3/2015.

Biên dịch: Phan Hoài Thương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tại Bắc Kinh tuần qua, các vị đại biểu của Quốc hội Trung Quốc đã dành một chút thời gian trong việc thảo luận các mục tiêu hàng năm về tỉ lệ lạm phát giá tiêu dùng (3%), tỉ lệ thất nghiệp (4,5%), cắt giảm nồng độ các bon (3,1%) để nhắc lại lập trường chính sách của họ về quá trình luân hồi chuyển kiếp của các linh hồn. Nói đúng hơn, không phải mọi linh hồn: chỉ linh hồn của Dalai Lama, nhà lãnh đạo Tây Tạng đang lưu vong, và của các vị Lama (Lạt-ma) Phật giáo Tây Tạng cấp cao khác.

Padma Choling, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Khu tự trị Tây Tạng, giải thích với báo giới rằng thẩm quyền xác định vị trí và thời gian tồn tại của linh hồn Dalai Lama trong tương lai là hoàn toàn thuộc về Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. “Điều đó không phụ thuộc vào chính Dalai Lama,” Padma nói. Việc người hiện đang nắm giữ linh hồn Dalai Lama (tức Tenzin Gyatso, vị Dalai Lama hiện tại – NHĐ) đề nghị bất cứ điều gì khác là “báng bổ Phật giáo Tây Tạng,” ông nói thêm. Continue reading “Ai sẽ kiểm soát quá trình luân hồi của Dalai Lama?”

09/04/1959: NASA ra mắt 7 phi hành gia đầu tiên

mercury

Nguồn:First astronauts introduced“, history.com (truy cập ngày 9/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Thanh Danh

Vào ngày 09 tháng 04 năm 1959, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã cho ra mắt đội phi hành gia đầu tiên của nước này trước báo giới, bao gồm: Scott Carpenter, L. Gordon Cooper Jr., John H. Glenn Jr., Virgil “Gus” Grissom, Walter Schirra Jr., Alan Shepard Jr., và Donald Slayton. Bảy người này, đều là các phi công quân đội, đã được lựa chọn một cách kỹ lưỡng từ một nhóm 32 ứng cử viên tham gia trong Project Mercury, chương trình không gian có người điều khiển đầu tiên của Mỹ. NASA dự tính sẽ bắt đầu các chuyến bay có người lái vòng quanh quỹ đạo Trái Đất vào năm 1961. Continue reading “09/04/1959: NASA ra mắt 7 phi hành gia đầu tiên”

Nhật – Trung – Hàn và vận mệnh chung của Đông Bắc Á

0,,18332694_303,00

Nguồn: Christopher R. Hill, “Northeast Asia’s Shared Destiny”, Project Syndicate, 26/3/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Cuộc gặp của các ngoại trưởng Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tại Seoul vào tuần trước để bàn luận về khả năng hợp tác trong một số lĩnh vực, từ chống chủ nghĩa khủng bố đến ô nhiễm không khí, là cuộc họp đầu tiên của họ sau gần ba năm. Nhưng, ngoài việc đồng ý sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa ba bên vào “thời điểm thuận tiện sớm nhất”, vấn đề chủ chốt mà cả ba nước phải đối mặt vẫn chưa được giải quyết: Liệu các nước này có thể giải quyết – hay ít nhất là tạm gác lại – những tranh chấp lãnh thổ và lịch sử giữa họ để theo đuổi lợi ích chung hay không? Continue reading “Nhật – Trung – Hàn và vận mệnh chung của Đông Bắc Á”

John Adams – Người khổng lồ của nền độc lập

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 6/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

John Adams (1735-1826) là một nhân vật nổi bật trong cuộc đấu tranh giành độc lập của người Mỹ và là Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ. Trong nhiệm kỳ của ông, Washington đã được chọn là thủ đô nước Mỹ.

John Adams sinh ngày 19 tháng 10 năm 1735 tại thành phố Braintree (nay là Quincy), Massachusetts, trong một gia đình làm nghề nông. Adams tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1755 (20 tuổi) và trở thành luật sư. Năm 1764, ông kết hôn với Abigail Smith, một phụ nữ thông minh và độc lập, người đã hỗ trợ ông rất nhiều trong suốt sự nghiệp của mình. Continue reading “John Adams – Người khổng lồ của nền độc lập”

Trung Quốc: “Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải tạo Đảng Cộng sản!”

pb-110701-china-communist-da-06.photoblog900

Tác giả: Trương Hiền Lượng | Giới thiệu & lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của Dịch giả: Trương Hiền Lượng ( , 1936-2014) là nhà văn, nhà thư pháp, nhà sưu tầm cổ vật, tác gia cấp I Nhà nước Trung Quốc (TQ), đảng viên Đảng Cộng sản TQ, tốt nghiệp đại học. Do có lý lịch gia đình “phản động”, năm 18 tuổi phải đi cải tạo lao động ở vùng núi Ninh Hạ. 1957 đăng báo bài thơ Đại Phong Ca, bị chụp mũ phái hữu, bị bắt giam và đưa đi cải tạo 22 năm, có thời gian phải đi ăn xin. Tháng 9/1979 được xoá án. Năm 1980 làm biên tập viên một tạp chí văn học, vào Hội Nhà Văn TQ. Từ 1981 chuyên sáng tác văn học và kiêm kinh doanh, có tài liệu nói ông sở hữu tài sản cỡ 100 triệu Nhân dân tệ (tương đương 12 triệu USD). Continue reading “Trung Quốc: “Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải tạo Đảng Cộng sản!””

08/04/2013: Cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher qua đời

Margaret-Thatcher-01-e1331915119731

Nguồn: “Magaret Thatcher, Britain’s first female prime minister, dies“, History.com, (truy cập ngày 7/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Thanh Danh

Vào ngày này cách đây đúng hai năm, Margaret Thatcher, người phụ nữ đầu tiên và duy nhất tính đến nay nắm giữ chức vụ Thủ tướng Vương Quốc Anh, đã qua đời tại Luân Đôn ở tuổi 87 sau một cơn đột quị.

Đảm nhiệm chức vụ từ năm 1979 đến năm 1990, Thatcher cũng đồng thời là thủ tướng Anh có thời gian tại nhiệm lâu nhất thế kỷ 20. Bà đã đương đầu với sức mạnh của các công đoàn Anh, tư nhân hóa nhiều ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, lãnh đạo nước Anh giành chiến thắng trong cuộc chiến đảo Falklands và cũng là một đồng minh thân cận với tổng thống Mỹ Ronald Reagan, đóng vai trò quan trọng với quá trình kết thúc Chiến tranh Lạnh. Những thành tựu của Thatcher, người được nhắc đến với biệt danh là “Bà đầm Thép”, vẫn còn tạo nên nhiều tranh cãi. Bà vừa được những người ủng hộ mình ca ngợi với các chính sách đẩy mạnh tự do thị trường, với những chính sách bảo thủ đã khôi phục lại nền kinh tế nước Anh. Trong khi đó, vẫn có những chỉ trích lên án các sáng kiến của bà làm tổn thương các tầng lớp thấp hơn tại nước Anh. Continue reading “08/04/2013: Cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher qua đời”

Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?

Nguồn: Paul Scharre, “Between a Roomba and a Terminator: What is Autonomy“, War on The Rocks, 18/02/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh| Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Lời giới thiệu: Đây là bài viết đầu tiên trong loạt 6 bài viết mang tên The Coming Swarm (tạm dịch: Cuộc đổ bộ sắp đến) về công nghệ rô-bốt (robotics) và tự động hóa (automation) trong quân sự. Loạt bài là một phần của dự án “Vượt ra khỏi Sáng kiến Bù đắp”[1] (Beyond Offset Initiative), hợp tác thực hiện bởi trang mạng War on The Rocks và Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (Center for New American Security). Nghiencuuquocte.net xin giới thiệu loạt bài này như là một cách để giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về công nghệ rô-bốt, cũng như tác động và hàm ý của công nghệ này tới các cuộc chiến tranh trong tương lai. Loạt bài này được đặt dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, vốn đang là cường quốc hàng đầu thế giới về công nghệ rô-bốt và các ứng dụng của nó đối với quân sự nói chung. Continue reading “Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì?”

Kemal Atatürk – “Cha đẻ của người Thổ”

ataturk_3473

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 5/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Atatürk (1881-1938), nhà lãnh đạo người Thổ theo chủ nghĩa dân tộc, là người lập nên nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là Tổng thống đầu tiên của nước này.

Mustafa Kemal Atatürk sinh năm 1881 tại Salonika (nay là Thessaloniki), thuộc Đế chế Ottoman thời đó. Cha của ông là một viên chức nhỏ, về sau chuyển sang buôn bán gỗ. Khi Atatürk lên 12 tuổi, ông được gửi tới trường học quân đội, sau đó là học viện quân sự tại Istanbul và tốt nghiệp năm 1905.

Năm 1911, Atatürk tham gia cuộc chiến với người Ý ở Libya và sau đó là Chiến tranh Balkan (1912-1913). Với chiến công đẩy lùi cuộc xâm lược của phe Liên minh tại Dardanelles năm 1915, ông bắt đầu nổi danh về quân sự. Continue reading “Kemal Atatürk – “Cha đẻ của người Thổ””

Trung Quốc và “Mô hình Singapore”

lee-kuan-yew-and-deng

Nguồn: Minxin Pei, “The Real Singapore Model”, Project Syndicate, 26/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Sự ra đi của Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore, là một dịp để chúng ta suy nghĩ về di sản của ông – và có lẽ quan trọng hơn, để nhìn nhận xem liệu chúng ta đã hiểu đúng về di sản đó hay chưa.

Trong thời gian 31 năm làm thủ tướng, ông Lý đã tạo nên một bộ máy chính quyền độc nhất, cân bằng một cách tinh tế giữa chế độ chuyên chế với dân chủ và giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước với thị trường tự do. Cách thức quản trị của ông Lý, được biết đến với tên gọi “Mô hình Singapore,” thường hay bị miêu tả sai thành hình ảnh một chế độ độc đảng độc tài đứng trên một nền kinh tế thị trường tự do. Continue reading “Trung Quốc và “Mô hình Singapore””

07/04/1954: Eisenhower công bố “học thuyết đô-mi-nô”

Nguồn: “Eisenhower gives famous “domino theory” speech”, History.com (truy cập ngày 06/04/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Thanh Danh

Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã “khai sinh” ra một trong những cụm từ nổi tiếng nhất giai đoạn Chiến tranh Lạnh khi cho rằng việc để cho vùng Đông Dương của Pháp thất thủ trước chủ nghĩa Cộng sản sẽ tạo nên một hiệu ứng “đô-mi-nô” (phản ứng dây chuyền – NV) trên toàn Đông Nam Á. “Học thuyết đô-mi-nô” này đã chiếm thế chủ đạo trong tư duy của Mỹ đối với Việt Nam trong suốt một thập kỷ kế tiếp. Continue reading “07/04/1954: Eisenhower công bố “học thuyết đô-mi-nô””

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/04/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Thông tin đáng chú ý tuần qua có lẽ là việc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tuyên bố rằng Trung Quốc đang xây dựng “lâu đài cát” trên biển (Great Wall of Sand), gia tăng rủi ro đối đầu quân sự tại các vùng biển tranh chấp. Đây được coi là chỉ trích mạnh mẽ nhất và ở cấp cao nhất cho tới hiện nay của một quan chức Hoa Kỳ. Theo Chris Johnson tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trong 5 tháng vừa qua với khối lượng công việc nhiều hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại trong vòng 5 năm. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (07/04/2015)”

Alexander Đại đế – nhà thiên tài quân sự

Alexander-the-Great

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 5/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Alexander đệ tam của Vương quốc Macedonia (356-323 TCN), được biết đến nhiều hơn với tên gọi Alexander Đại đế, đã một tay thay đổi cả bản chất của thế giới cổ đại chỉ trong vòng hơn một thập niên.

Alexander sinh ra ở Pella, thủ đô cổ đại của Macedonia vào tháng 7 năm 356 trước Công nguyên (TCN). Ông là con của Vua Philip đệ nhị của Macedonia và công chúa Olympias xứ Ipiros. Alexander lớn lên dưới sự dạy dỗ của nhà triết học Aristotle. Năm 336 TCN, vua Philip bị ám sát và Alexander kế thừa một vương quốc hùng mạnh nhưng đầy bất ổn. Ông nhanh chóng giải quyết hết kẻ thù ở trong nước và xác lập lại quyền lực của người Macedonia tại Hy Lạp. Sau đó ông lên đường chinh phạt đế chế Ba Tư khổng lồ. Continue reading “Alexander Đại đế – nhà thiên tài quân sự”

Mục tiêu lạm phát 2% của Fed ra đời như thế nào?

rwcvmb0swcfs3imn

Nguồn: Robert Heller, “The Fed Versus Price Stability,” Project Syndicate, 19/3/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có một sự khác biệt lớn giữa nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là duy trì “giá cả ổn định” – như được đề ra trong Đạo luật Dự trữ Liên bang – và mục tiêu mà Fed tự đề là đạt tỉ lệ lạm phát ở mức 2% một năm. Vậy làm thế nào mà các nhà hoạch định chính sách có thể thay thế mục tiêu thứ nhất bằng mục tiêu thứ hai?

Thuật ngữ “giá cả ổn định” có thể hiểu được mà không cần giải thích: một nhóm hàng hóa sẽ có giá như nhau trong 10, 50, hoặc thậm chí 100 năm kể từ bây giờ. Ngược lại, nếu một nước có tỷ lệ lạm phát hàng năm ở mức 2% trong thời gian 10 năm, những mặt hàng có thể mua được với 100 đô la hôm nay sẽ có giá 122 đô la vào cuối thập kỷ. Sau 100 năm, nhãn giá của những mặt hàng ấy sẽ là một con số rất lớn: 724 đô la. Continue reading “Mục tiêu lạm phát 2% của Fed ra đời như thế nào?”

06/04/1917: Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I

US-National-Archives-World-War-I-photos_1

Nguồn: “U.S. enters World War I“, History.com (truy cập ngày 05/04/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Thanh Danh

Ngày 6 tháng 4 năm 1917, hai ngày sau khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu tuyên bố chiến tranh với nước Đức với kết quả 82 phiếu thuận và 6 phiếu chống, Hạ viện Mỹ cũng chính thức thông qua quyết định trên với số phiếu là 373 phiếu thuận và 50 phiếu chống. Nước Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I.

Khi Thế chiến I mới nổ ra vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson đã cam kết nước Mỹ giữ trung lập, một lập trường được ủng hộ bởi đại đa số người Mỹ thời bấy giờ. Tuy nhiên, Vương quốc Anh lại là một trong những đối tác thương mại gần gũi nhất của Mỹ. Căng thẳng giữa Mỹ và Đức sớm nổ ra xoay quanh việc nước Đức cố tìm cách cô lập nước Anh. Continue reading “06/04/1917: Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I”

Tầng lớp trung lưu mạnh mẽ của châu Á

article-2245987-165DD882000005DC-500_634x435

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Asia’s Almighty Middle Class”, Project Syndicate, 19/03/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù có sự bất định về kinh tế mới đây, tầng lớp trung lưu của châu Á vẫn phát triển một cách nhanh chóng. Trong những thập niên tới, phân khúc dân số đang phát triển nhanh chóng này sẽ có vai trò như một yếu tố chủ chốt trong việc phát triển kinh tế và chính trị trong khu vực, với những tác động to lớn  đối với phần còn lại của thế giới.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính rằng tầng lớp trung lưu trên thế giới (nghĩa là các hộ gia đình có chi tiêu từ 10 đến 100 USD/người/ngày, trong năm 2005 theo ngang giá sức mua) tăng từ 1,8 tỷ người trong năm 2009 lên 4,9 tỷ năm 2030. Dự tính 2/3 số dân này sẽ sinh sống tại châu Á, tăng lên từ mức 28% của năm 2009, với Trung Quốc là nơi chiếm phần lớn nhất. Thật vậy, nếu Trung Quốc theo đuổi các cải cách cơ cấu và nâng cấp công nghệ cần thiết để giữ vững được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thì tầng lớp trung lưu của nó từ 157 triệu người vào năm 2009 sẽ vượt 1 tỷ người vào năm 2030. Continue reading “Tầng lớp trung lưu mạnh mẽ của châu Á”

Anne – Nữ hoàng đầu tiên của Vương quốc Anh

queen-anne

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 5/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Anne (1665-1714) là quân vương cuối cùng của triều đại Stuart[1], và là nữ hoàng đầu tiên của Vương quốc Anh.

Anne sinh ngày 6 tháng 2 năm 1665 tại Luân Đôn, là con gái thứ hai của James – Công tước xứ York, anh trai của Vua Charles đệ nhị. Thời thiếu nữ bà sống tại Pháp với dì và bà của mình. Mặc dù cha của Anne là một tín đồ Công giáo, ông đã hướng hai con gái là Anne và Mary theo đạo Tin lành. Năm 1683, Anne kết hôn với Hoàng tử George của Đan Mạch. Đó là một cuộc hôn nhân tốt đẹp, cho dù Anne bị sảy thai thường xuyên, thai chết lưu và con chết khi còn sơ sinh. Continue reading “Anne – Nữ hoàng đầu tiên của Vương quốc Anh”