Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George

07

Tác giả: Nguyễn Đình

Ngày 4/10/2015, kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Richard George, anh hùng tình báo vĩ đại của Liên Xô nhưng cho tới tận hôm nay những bí mật về cuộc sống và hoạt động tình báo của ông vẫn còn được giữ kín.

Đa số những câu chuyện về ông đều được viết giống như các tiểu thuyết huyền thoại với nhiều tình tiết hư cấu và xuất hiện sau khi Nhật Bản công bố quyết định treo cổ ông, Trưởng nhóm tình báo Liên Xô ở Nhật, tại nhà tù Tokyo vào ngày 7/11/1944. Continue reading “Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George”

Thỏa hiệp: Công thức cho hòa bình Trung Đông

mareliasinstitutedove

Nguồn: Nabil Fahmy, “Managing compromise in the Middle East”, Project Syndicate, 21/10/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Đông, đặc biệt là thế giới Ả-rập, đang trải qua một giai đoạn thay đổi căn bản với nhiều thách thức nghiêm trọng. Tuy nhiên, khu vực này lại không có được sự đồng thuận ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế về những yếu tố tạo nên những thay đổi đó, trên toàn khu vực lẫn ở từng xã hội riêng lẻ, khiến việc giải quyết các thách thức mà khu vực này gặp phải đang trở nên rất phức tạp.

Hiển nhiên cộng đồng quốc tế đóng một vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ cải cách xã hội và kinh tế trong khu vực, đồng thời thúc đẩy các chính phủ có được quyết tâm cũng như đường hướng nhằm thực hiện những thay đổi cần thiết. Song, điều quan trọng hơn cả đó là người Ả-rập cần có một tầm nhìn hướng về phía trước bằng cách thừa nhận những thách thức mà họ gặp phải, cũng như bản thân họ phải có trách nhiệm đối với vận mệnh của chính mình. Continue reading “Thỏa hiệp: Công thức cho hòa bình Trung Đông”

24/11/1859: Darwin xuất bản cuốn ‘Nguồn Gốc Muôn Loài’

24

Nguồn: Origin of Species is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1859, cuốn Nguồn Gốc Muôn Loài (tên đầy đủ: On Origin of Species by Means of Natural Selection – Về Nguồn gốc các loài qua Chọn lọc Tự nhiên), một công trình khoa học mang tính đột phá của nhà tự nhiên học Charles Darwin đã được xuất bản ở Anh. Lý thuyết của Darwin cho rằng sinh vật tiến hóa dần dần thông qua một quá trình mà ông gọi là “chọn lọc tự nhiên.” Trong quá trình này, những sinh vật có biến dị di truyền để phù hợp với môi trường sống thường có xu hướng sinh sôi nhiều hơn những sinh vật cùng loài nhưng không có sự thay đổi, từ đó làm ảnh hưởng đến tổng thể di truyền của các loài. Continue reading “24/11/1859: Darwin xuất bản cuốn ‘Nguồn Gốc Muôn Loài’”

Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc

china-economy-2

Nguồn: Zhang Jun, Three Threats to China’s Economy, Project Syndicate, 28/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều thập niên “tăng trưởng thần kỳ”, nền kinh tế Trung Quốc gần đây lại trở thành một mối lo. Vài yếu tố đã nhận được rất nhiều sự chú ý, chẳng hạn như những món nợ chồng chất của các tập đoàn, hay công suất dư thừa của khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng ba xu hướng ít được bàn luận tới dưới đây sẽ chỉ ra những mối đe dọa khác đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Đầu tiên, bất chấp sự suy giảm của tăng trưởng GDP, tổng tài chính xã hội – và đặc biệt là tín dụng ngân hàng – đã tăng lên. Điều này liên quan trực tiếp đến vấn đề nợ của Trung Quốc: việc các khoản nợ lớn được quay vòng giãn nợ đòi hỏi phải liên tục có thanh khoản, thậm chí ngay cả khi đầu tư thực tế không tăng. Những kiểu “mở rộng tín dụng” như vậy – mà thực sự là chỉ là nợ chồng nợ – là không bền vững. Continue reading “Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc”

23/11/1972: Đàm phán Hiệp định Paris rơi vào bế tắc

23

Nguồn: Paris peace talks deadlocked, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, cuộc hòa đàm bí mật giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ, đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được nối lại ở Paris nhưng gần như ngay lập tức lại rơi vào bế tắc.

Các điểm còn xung đột giữa hai bên là việc triển khai lực lượng giám sát quốc tế và việc Sài Gòn yêu cầu quân đội miền Bắc rút hoàn toàn khỏi miền Nam. Khi cuộc đàm phán trở nên vô vọng, Tổng thống Nixon đã ra lệnh tiến hành cuộc “Ném bom Giáng sinh” (Điện Biên Phủ trên không) để buộc chính quyền miền Bắc Việt Nam trở lại bàn đàm phán. Continue reading “23/11/1972: Đàm phán Hiệp định Paris rơi vào bế tắc”

Sự áp đảo của Đảng Cộng hòa có ý nghĩa gì với Hoa Kỳ?

86-what-the-republican-partys-power-means-for-america

Nguồn:What the Republican Party’s power means for America“, The Economist, 11/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm sau, Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát cả ghế tổng thống lẫn hai viện của Quốc hội, lần đầu tiên kể từ tháng Giêng năm 2007, và trước đó là năm 1933. Tuy nhiên, người đã giành lại quyền lực to lớn cho đảng của mình lại thực hiện điều đó với vai trò như một người ngoài cuộc, bằng cách phá bỏ các quy tắc của phe chính thống Đảng Cộng hòa và tận dụng một làn sóng giận dữ chống lại chính các nhà lập pháp mà bây giờ ông sẽ phải làm việc cùng. Chủ tịch Hạ viện, Paul Ryan, người đã từ chối vận động tranh cử cùng Trump chỉ một tháng trước đây, bây giờ lại phát ngôn một cách lạc quan về một “chính phủ Cộng hòa thống nhất”. Tổng thống mới đắc cử có cơ hội có một không hai để tái thiết lại nước Mỹ theo cách mà ông mong muốn. Vậy ông ta sẽ làm gì, và những điều gì có thể ngáng đường ông? Continue reading “Sự áp đảo của Đảng Cộng hòa có ý nghĩa gì với Hoa Kỳ?”

Đằng sau sự cự tuyệt Mỹ của Duterte: Một đời oán hận

duterte-us-1

Nguồn: Trefor Moss, “Behind Duterte’s Break With the U.S., a Lifetime of Resentment”, Wall Street Journal, 21/10/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bị thôi thúc bởi nỗi bất bình về quá khứ thuộc địa và cảm giác bị coi thường, Tổng thống Philippines đã đe dọa hủy hoại một mối quan hệ sống còn của Mỹ tại Châu Á

Trong nỗ lực giải tỏa căng thẳng với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tiến về phía ông Obama khi cả hai người cùng dự bữa tối tại một hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Lào hồi tháng 7/2016. Hai ngày trước đó, ông Duterte đã công khai lên tiếng chỉ trích tổng thống Mỹ.

Hành động này càng khiến tình hình tệ hại. Theo một quan chức Philippines có mặt tại cuộc gặp, ông Duterte không cảm thấy ông Obama đối xử với mình như một người ngang hàng, bởi ông Obama nói các công việc tiếp sau cuộc gặp sẽ do nhân viên Nhà Trắng đảm nhiệm, chứ ông sẽ không trực tiếp làm điều này. Ngày hôm sau, ông Duterte đã tẩy chay một cuộc họp nhóm với ông Obama và các nhà lãnh đạo Đông Nam Á. Continue reading “Đằng sau sự cự tuyệt Mỹ của Duterte: Một đời oán hận”

22/11/1963: Tổng thống Kennedy bị ám sát

22

Nguồn: Kennedy becomes fourth president to be assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, cả nước Mỹ bàng hoàng trước vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy. Kennedy đang ngồi trong một chiếc xe mui trần ở Dallas, Texas thì bị tay súng Lee Harvey Oswald bắn ba phát. Hắn ngắm bắn từ một cửa sổ cao ở một tòa nhà gần đó. Kennedy đã chết trên đường đến bệnh viện Dallas và trở thành là Tổng thống Mỹ thứ tư trong lịch sử bị ám sát.

Abraham Zapruder, một người đứng gần đó, đã vô tình chụp lại vụ ám sát Tổng thống. Những bức ảnh này đã mô tả lại cái chết của JFK và kể từ đó đã được phân tích chi tiết nhằm cố gắng tìm ra bằng chứng về âm mưu đằng sau cái chết của vị Tổng thống. Continue reading “22/11/1963: Tổng thống Kennedy bị ám sát”

Về Bảo Ân – con trai út của vua Bảo Đại

bao-an-1

Tác giả: Huy Phương

Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này.

Ðó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.

Chúng tôi không gọi ông Bảo Ân bằng hoàng tử như trong văn bản triều đình mà gọi bằng “Mệ” theo lối xưng hô trong hoàng tộc: Con gái, con trai của vua được gọi bằng Mệ, hàng cháu là “Mụ” chứ không phải ai là Tôn Thất, Bửu, Vĩnh… đều được gọi bằng Mệ như nhiều người đã lầm tưởng. Continue reading “Về Bảo Ân – con trai út của vua Bảo Đại”

Có nên dạy chữ Hán ở bậc học phổ thông?

han

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trên báo đài và các mạng xã hội đang rộ lên cuộc tranh luận về kiến nghị dạy chữ Hán trong trường phổ thông nhằmgiữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam”. Dư luận chia làm bên ủng hộ và bên phản đối (sau đây gọi là bên A và bên B). Bên A gồm một số học giả Hán-Nôm. Bên B gồm nhiều tầng lớp, học giả, cán bộ, dân mạng… đều có. Trên mạng xã hội, một số người tỏ ý nghi ngờ động cơ chính trị của bên A. Sau đó nhân vật chính bên A vội vã viết Lời tạm kết cho cuộc tranh luận mới chỉ diễn ra có mấy ngày (27/8-2/9), nhận xét các ý kiến phản đối chủ yếu xuất phát từ tâm lý thực dụng, tâm lý đám đông và chống Trung Quốc, một số người “cứ hè nhau mà chửi… chửi hết những người có bằng cấp, giáo sư…, hệt như những người chưa hề đến trường (tức vô học)”. Continue reading “Có nên dạy chữ Hán ở bậc học phổ thông?”

21/11/1941: Đức Quốc xã bắt tù binh xây dựng Berlin mới

21

Nguồn: Nazi chief architect requests POWs to labor for a new Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Albert Speer, Kiến trúc sư trưởng của Adolf Hitler và Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang của Đế chế, đã yêu cầu đưa 30.000 tù nhân chiến tranh người Liên Xô đến làm nô lệ để bắt đầu một chương trình xây dựng quy mô lớn tại Berlin.

Speer sinh ngày 19/03/1905, tại Mannheim, Đức. Ở tuổi 22, ông đã nhận được Chứng chỉ Kiến trúc sư sau khi học tại ba trường kỹ thuật ở Đức. Speer trở thành người ủng hộ Đức Quốc xã cuồng nhiệt sau khi nghe Hitler diễn thuyết tại một cuộc biểu tình vào cuối năm 1930, sau đó, ông gia nhập Đảng vào tháng 1/1931. Hitler, người luôn trọng dụng giới trí thức, nghệ sĩ và các kỹ thuật viên tài năng, đã chọn Speer làm kiến trúc sư của riêng mình. Một trong số các dự án được Führer (Quốc trưởng, chỉ Hitler) giao phó cho Speer thiết kế là quảng trường diễu hành của Đại hội Đảng Quốc xã tại Nürnberg năm 1934. Đây cũng là nơi đạo diễn Leni Riefenstahl đã quay bộ phim tuyên truyền nổi tiếng của bà, Triumph of the Will. Continue reading “21/11/1941: Đức Quốc xã bắt tù binh xây dựng Berlin mới”

Tại sao người Ấn Độ muốn tẩy chay hàng Trung Quốc?

82-why-some-indians-want-to-boycott-chinese-goods

Nguồn:Why some Indians want to boycott Chinese goods“, The Economist, 19/10/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 30/10 vừa qua, Ấn Độ đã chào đón Lễ hội Ánh sáng Diwali, lễ hội quan trọng nhất trong lịch Hindu. Trong năm ngày, hàng triệu ngọn đèn và nến sẽ được đặt trên ngưỡng cửa và mái nhà; những lời cầu nguyện sẽ được dâng tới Lakshmi, nữ thần của sự thịnh vượng; và pháo hoa sẽ thắp sáng bầu trời phía trên các đường phố của hầu như mọi thị trấn và làng mạc.

Là một lễ hội đón mừng chiến thắng của ánh sáng trước bóng đêm, trong những năm gần đây Diwali cũng đã làm rạng ngời tâm trạng của các nhà xuất khẩu Trung Quốc: nhiều hộ gia đình Ấn Độ ưa dùng những món đồ trang trí bằng điện với giá rẻ hơn, được sản xuất tại Trung Quốc hơn là những ngọn đèn diyas truyền thống được làm bằng đất nung (ảnh). Nhưng phiên bản năm nay có thể chuyển sang một ngã tối hơn. Các phương tiện truyền thông xã hội ồn ào của đất nước này đang hỗn loạn với các bài viết kêu gọi người Ấn Độ tránh xa hàng hóa Trung Quốc. Continue reading “Tại sao người Ấn Độ muốn tẩy chay hàng Trung Quốc?”

Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng

usprimacy-1

Nguồn: Amitav Acharya, “US primacy in a multiplex world”, East Asia Forum, 28/10/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.

Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”. Continue reading “Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng”

20/11/1948: Trung cộng bắt công dân Mỹ làm con tin

20

Nguồn: American consul in China held “hostage” by communists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, trong một sự cố bắt đầu tưởng chừng rất nhỏ, toàn bộ nhân viên Lãnh sự quán Mỹ ở Phụng Thiên (Mukden, hiện là Thẩm Dương), Trung Quốc, đã bị phe cộng sản giữ làm con tin. Và khủng hoảng đã không kết thúc mãi cho đến một năm sau đó, khiến cho quan hệ giữa Mỹ và chính quyền cộng sản Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng.

Phụng Thiên vốn là một trong những trung tâm thương mại lớn đầu tiên ở Trung Quốc bị lực lượng cộng sản của Mao chiếm vào tháng 10/1948, trong cuộc cách mạng chống lại chính phủ Quốc Dân Đảng. Tháng 11, Tổng Lãnh Sự Mỹ, Angus Ward, từ chối giao máy phát vô tuyến của lãnh sự quán cho phe cộng sản. Để đáp trả, binh lính đã bao vây lãnh sự quán, giam giữ Ward và 21 nhân viên. Phía Trung Quốc cắt đứt tất cả mọi liên lạc, cũng như điện và nước. Trong nhiều tháng, gần như không có tin tức nào từ Ward và các nhân viên lãnh sự. Continue reading “20/11/1948: Trung cộng bắt công dân Mỹ làm con tin”

Tác động của việc vay vốn Trung Quốc từ AIIB

AIIB_logo-2

Tác giả: Phạm Sỹ Thành & Trần Toàn Thắng

Các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) có thể bị định hướng bởi sáng kiến Một vành đai một con đường (OBOR) của Trung Quốc. Việt Nam cần cân nhắc việc có vay của AIIB và tham gia OBOR hay không.

Đáng lưu ý là sau khi ông Tập Cận Bình nêu lên ý tưởng về việc thực hiện OBOR, các định chế tài chính Trung Quốc đã tăng cường và triển khai các khoản cho vay của mình tại nước ngoài tập trung vào các quốc gia nằm dọc theo sáng kiến OBOR.

Số liệu cho thấy, các khoản cho vay của Trung Quốc kể từ năm 2013 đối với các quốc gia đã có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng 67% các khoản cho vay của hai định chế cho vay phát triển lớn nhất Trung Quốc là CDB và CHEXIM (với số tiền 49,4 tỉ đô la Mỹ) tập trung vào OBOR (với lãi suất từ 4-4,5%/năm). Continue reading “Tác động của việc vay vốn Trung Quốc từ AIIB”