Quá trình hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm tại Đông Á

Tác giả: Michael Raska | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

333615_Varshavyanka-submarine

Một khía cạnh quan trọng của cuộc “cạnh tranh vũ trang” ở khu vực Đông Á là sự xuất hiện của các lớp tàu ngầm diesel-điện thông thường thế hệ mới (SSKs), vốn đang ngày càng trở thành một lựa chọn vũ khí phổ biến – được xem là một tác nhân nhằm tăng cường sức mạnh quân sự với khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ đa dạng đồng thời giúp chống lại những lực lượng hùng mạnh hơn.

Bất chấp tốc độ phát triển kinh tế tại Đông Á cũng như quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của khu vực này vào nền kinh tế toàn cầu, thực tế chiến lược của khu vực đã phản ánh những xu hướng cạnh tranh nhau.

Continue reading “Quá trình hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm tại Đông Á”

Hoa Kỳ cần ban hành một “Chiến lược quốc gia về Biển Đông”

Biên dịch: Bùi Hữu Duyệt | Hiệu đính: Vũ Thành Công

360225496

Trung Quốc đang dần hiện thực hoátuyên bố chủ quyền trên biển Đông bằng các động thái hung hăng. Đứng trước tình hình đó, Hoa Kỳ cần thay đổi thái độ từ giữ nguyên hiện trạng sang chủ động thúc đẩy hoà bình, quyết tâm bảo vệ quyền lợi hàng hải của mình trong khu vực. Trong báo cáo Một chiến lược quốc gia về biển Đông đăng tháng 04/2014 trên tạp chí Backrgrounder, hai học giả Steven Groves và Dean Cheng đề xuất việc công bố Chính sách quốc gia về biển Đông của nước Mỹ, xem đây là phương tiện hữu hiệu để thực hiện bước chuyển đổi trên. Phần dưới đây lược dịch và giới thiệu các lập luận và các khuyến nghị chính sách chính của báo cáo. Continue reading “Hoa Kỳ cần ban hành một “Chiến lược quốc gia về Biển Đông””

#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: The Economy”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 228-237.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Singapore có một nền kinh tế rất mở. Từ khi chúng ta tách khỏi Malaysia, chúng ta đã xác định rằng, là một thành phố cảng bị cắt lìa khỏi lục địa, chúng ta không còn con đường nào khác để phát triển ngoài việc tạo ra những liên kết sâu rộng với phần còn lại của thế giới. Chúng ta thịnh vượng đi lên từ những kết nối này, tận dụng đà tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra trên khắp thế giới sau Thế chiến thứ hai. Ngày nay, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, tỉ lệ thương mại trên GDP của chúng ta (416%) vượt xa con số của láng giềng Malaysia (167%) và Indonesia (47%) cũng như những nền kinh tế Châu Á khác vốn cùng theo đuổi chính sách hướng tới xuất khẩu trong nỗ lực hiện đại hoá, như Đài Loan (135%), Hàn Quốc (107%), và Thái Lan (138%). Chỉ có Hồng Kông (393%) là có nền kinh tế mở như của Singapore – và đó là nếu tính cả việc kinh doanh với Trung Quốc là ngoại thương. Continue reading “#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore”

Yếu tố lớn nhất thay đổi cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc xoay trục ra biển

Tác giả: Alexander L. Vuving | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

image

Yếu tố then chốt đang thay đổi cục diện trò chơi của các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là gì? Dựa theo những quan điểm có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông thì câu trả lời có vẻ là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy bề ngoài hiển nhiên là vậy, song đây lại là câu trả lời sai. Dù sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi lớn nhất về lượng trong cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương, việc Trung Quốc chuyển hướng ra biển mới là bước phát triển có tầm quan trọng nhất về chất. Continue reading “Yếu tố lớn nhất thay đổi cục diện an ninh Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc xoay trục ra biển”

Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á?

Tác giả: Barry Desker | Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền

China'Russia

Đối thoại thường niên Shangri-La được tổ chức tại Singapore vào cuối tháng Năm vừa qua đã chứng kiến những cuộc tranh luận sắc bén giữa các đại biểu đến từ Hoa Kỳ và Nhật Bản với các đại biểu đến từ Trung Quốc về các yêu sách đối địch nhau của Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Những đại diện tham dự của Việt Nam, Philippines và Mỹ cũng đã chỉ trích các yêu sách thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông. Continue reading “Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Châu Á?”

Úc nên làm gì ở Biển Đông?

Tác giả: Benjamin Schreer | Biên dịch: Trần Quang

julie-bishop-australia-foreign-minister-dfa-afp-20140220-001

Úc cũng có đồng minh và lợi ích cụ thể tại khu vực Biển Đông. Việc Trung Quốc kiểm soát vùng biển này sẽ làm xói mòn vị thế đồng minh và lợi ích của Úc tại đây. Do đó Canberra cần có chính sách và cách tiếp cận chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nỗ lực thay đổi hiện trạng tại Biển Đông bằng hành vi bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ bé của mình và ngày càng gây ra nhiều sự kiện tại khu vực này. Tháng trước, sau khi hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều yêu sách chủ quyền, rõ ràng là Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa thêm giàn khoan thứ hai vào khu vực này. Continue reading “Úc nên làm gì ở Biển Đông?”

#182 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.9): Lịch sử những ngân hàng đầu tiên

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Secret Science”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 9.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Tóm tắt lịch sử của hoạt động dự trữ bắt buộc; kỷ lục về gian lận, bùng nổ, phá sản, hỗn loạn kinh tế; sự hình thành của Ngân hàng Trung ương Vương Quốc Anh, ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới vốn trở thành mô hình của Cục Dự trữ Liên bang. Continue reading “#182 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.9): Lịch sử những ngân hàng đầu tiên”

Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines

Tác giả: Hà Văn Long & Huỳnh Tâm Sáng

240614_pnoy01

Việc Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn trong chính sách tại biển Đông đang thách thức an ninh của khu vực nói chung và an ninh hàng hải nói riêng. Các nước nhỏ đang bị “Trung Quốc bắt nạt”, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, hiểu rằng để đối phó với một “con rồng hung hăng” thì ngoài tăng cường sức mạnh nội tại của quốc gia, việc hợp tác với những nước đang có “chung vấn đề” với nhau sẽ giúp họ có thêm những sức mạnh cần thiết và kịp thời để đối phó với những thách thức an ninh chung của khu vực. Và một nước lớn đang cùng có “chung vấn đề” đó không ai khác chính là Nhật Bản. Continue reading “Nhật Bản: Từ  cải cách hiến pháp đến hợp tác an ninh hàng hải với Việt Nam và Philippines”

Thế giới đang lầm tưởng về sức mạnh của Trung Quốc?

Tác giả: David Shambaugh | Biên dịch: Viết Tuấn

xin_53210060112114681038670

Nhận định Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu đang hết sức phổ biến, cũng khá dễ hiểu nhưng thực sự là sai lầm. Không nên ảo tưởng rằng Trung Quốc vẫn sẽ phát triển như 30 năm qua, hoặc con đường đi tới ngôi vị cường quốc toàn cầu vẫn tiếp tục rộng mở.

Người ta thường cho rằng sức mạnh của Trung Quốc là không thể ngăn chặn và thế giới phải thích ứng với thực tế người khổng lồ Châu Á – có khả năng – trở thành một cường quốc toàn cầu đầy quyền lực. Ngành công nghiệp thu nhỏ của những đồn đoán “Trung Quốc trỗi dậy” đã phát triển trong thập kỷ qua, tất cả khắc họa lên bức tranh thế giới thế kỷ 21 mà ở đó Trung Quốc là động lực chi phối. Niềm tin này hết sức phổ biến, cũng khá dễ hiểu nhưng thực sự là sai lầm. Continue reading “Thế giới đang lầm tưởng về sức mạnh của Trung Quốc?”

Ba nỗi sợ của Trung Quốc: Tại sao Trung Quốc không muốn đứng đầu?

china-economy_2276995b

Tác giả: Kai He | Biên dịch: Phạm Trang Nhung

Người ta dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào cuối năm nay, vượt qua cả Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc có vẻ lo sợ điều này vì ba lý do. Nỗi sợ thứ nhất là tình trạng thổi phồng sức mạnh của Trung Quốc khi sử dụng số liệu GDP. Đây không phải lần đầu tiên thế giới phóng đại sức mạnh của Trung Quốc thông qua GDP của nước này. Vào năm 2010, GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Lần này số liệu của Ngân hàng Thế giới sẽ khiến Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vô cùng sớm. Continue reading “Ba nỗi sợ của Trung Quốc: Tại sao Trung Quốc không muốn đứng đầu?”

#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh


Nguồn: Stephen M. Walt (1997). “Why alliances endure or collapse”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 39, No. 1, pp. 156-179.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Bài liên quan: Các bài về chủ đề “liên minh”

Giới thiệu

Sự hình thành và tính liên kết của các liên minh quốc tế có thể tác động sâu sắc đến an ninh của từng quốc gia riêng lẻ và có thể quyết định đến khả năng bùng nổ cũng như kết quả của chiến tranh. Bởi khả năng thu hút và duy trì hậu thuẫn từ đồng minh có thể trở thành một tài sản đáng kể, những người lãnh đạo cẩn trọng sẽ đặc biệt dành sự chú ý đến những thế lực có thể gắn kết hoặc chia rẽ các quốc gia. Continue reading “#181 – Lý giải sự tồn tại hay sụp đổ của các liên minh”

Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia

Indonesia

Tác giả:  Vũ Lê Thái Hoàng – Lê Linh Lan*

Tóm tắt: Với mục tiêu tìm hiểu về định nghĩa, tiêu chí phân loại và kiểu chính sách/hành vi đặc thù của nhóm các nước “tầm trung” trong quan hệ quốc tế, bài viết nghiên cứu mảng lý thuyết về các nước nhỏ/yếu (vốn được chú ý ít hơn mảng lý thuyết về các nước lớn) trong chủ nghĩa Tân Hiện thực và Thể chế Tân Tự do bởi đây là nền tảng khơi nguồn cho lý thuyết về các nước tầm trung. Qua đó, các tác giả nhận thấy chính sách ưu tiên ngoại giao đa phương và kiểu hành vi đối với các thể chế quốc tế, khu vực tạo nên một trong những đặc thù cơ bản nhất của các nước tầm trung nhằm khắc phục sự bất cân xứng về sức mạnh và giảm thiểu những rủi ro của chính sách cân bằng, phù thịnh hay trung lập trong quan hệ với các nước lớn. Bài viết cũng vận dụng khuôn khổ lý thuyết trên để hiểu rõ hơn về chính sách “cân bằng năng động” (dynamic equilibrium) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của quốc gia tầm trung In-đô-nê-xi-a dưới thời Tổng thống Xu-xi-lô Giút-đô-dô-nô, qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho các quốc gia tầm trung ở khu vực trong một môi trường chiến lược đang có nhiều biến chuyển nhanh chóng, phức tạp.

Continue reading “Vai trò của ngoại giao đa phương trong CSĐN của quốc gia tầm trung: Trường hợp của Indonesia”

Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn

tam11

Nguồn: Johan Lagerkvist, “The Legacy of Tiananmen Square“, Yale Global, 03/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong tuần này vào hai mươi lăm năm trước đây, những cảnh tượng hãi hùng đã diễn ra tại giao lộ Muxidi tại trung tâm Bắc Kinh. Hàng ngàn sinh viên và công nhân đã cố gắng để ngăn cản Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến quân về phía Quảng trường Thiên An Môn và nhận ra trong sự ngỡ ngàng rằng những người lính đã sử dụng đạn thật chống lại họ. Đặng Tiểu Bình, vị “lãnh đạo tối cao” đằng sau hậu trường của Trung Quốc, đã ra lệnh cho quân đội xóa sạch Quảng trường trước ngày 4 tháng Sáu. Khi những thi thể đẫm máu ngã xuống đất, người dân đã hét lên rằng “Phát xít!”, “Quân sát nhân!”, “Chính phủ tội phạm”. Muxidi giao với Đại lộ Trường An, cắt qua Quảng trường Thiên An Môn, đã trở thành trung tâm của vụ thảm sát, đánh dấu sự kết thúc tàn bạo sau gần bảy tuần đầy kịch tính của cuộc tuần hành vì dân chủ ở thủ đô và trên cả nước. Continue reading “Di sản của vụ Thảm sát Thiên An Môn”

Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng

Tác giả:  Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Những lời bình luận của Giáo sư Li Dexia về quần đảo Hoàng Sa đã tóm gọn một cách hữu ích những luận điểm ủng hộ “tuyên bố chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với quần đảo này. Tác giả biết rõ về những luận điểm đó; bài viết của bà vào năm 2003, Đường 9 Đoạn trên Bản đồ biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc  (The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea) là một trong những tài liệu đầu tiên nói về quan điểm này của Trung Quốc được viết bằng tiếng Anh. Continue reading “Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng”

Việt Nam nên sử dụng Liên minh pháp lý như một phép thử?

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Lê Phương Cát Nhi

scarborough-china-vs-phil-International-Tribunal-on-the-Law-of-the-Sea-20130122

Những cẳng thẳng trên các khắp các vùng biển Thái Bình Dương, từ Hoa Đông đến Biển Đông, khơi dậy những thảo luận về khả năng một “liên minh pháp lý” đang hình thành giữa ba nước Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. “Liên minh” này bao gồm những nước đang phải chịu đựng áp lực từ sức mạnh đang lên của Trung Quốc, và mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua con đường thương lượng ngoại giao và luật pháp quốc tế. Một sự phối hợp đang vừa là một câu hỏi, vừa là một nhu cầu.

Những động thái hàm ý

Những động thái ngoại giao gần đây cho thấy rõ xu hướng xích gần lại của ba nước. Trong khuôn khổ Hội nghị Shangri-la về an ninh Châu Á – Thái Bình Dương 2014, Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe đã đưa ra lời “tuyên chiến pháp lý” với Trung Quốc khi thách thức Trung Quốc nộp đơn khiếu nại lên toà án quốc tế. Continue reading “Việt Nam nên sử dụng Liên minh pháp lý như một phép thử?”

Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?

VN_PLP

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cùng với những hành động hiếu chiến đi kèm đã làm biến đổi quan hệ Việt – Trung nói riêng và môi trường chiến lược của Việt Nam nói chung. Theo đó, đã đến lúc Việt Nam cần đánh giá lại bản chất quan hệ Việt- Trung cũng như định hướng chính sách đối ngoại để ứng phó với những thay đổi trong quan hệ song phương cũng như môi trường chiến lược. Continue reading “Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?”

#180 – Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 5), (Boston, MA: Wadsworth, 2010)

Biên dịch: Lê Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Một xã hội loài người mà dựa trên cơ sở nhiều quốc gia nghèo đói và chỉ một số ít thịnh vượng, đặc trưng bởi những hòn đảo thịnh vượng giữa một biển nghèo đói, là không bền vững.

Thiabo Mbeki – Cựu tổng thống Nam Phi

Ngày 4 tháng 2 năm 1992, Hugo Chavez Frías, một đại tá bốc đồng và có sức thu hút, đã lãnh đạo một cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ Venezuela. Khi mà lực lượng thua kém nhiều về số lượng của mình không giành được quyền kiểm soát Caracas và không bắt giữ được Tổng thống Carlos Andrés Pérez, Continue reading “#180 – Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam”

Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?

Tác giả: Lê Tuấn Huy*

Japan_Philippines_Vietnam

Việc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho thấy Hà Nội đã thất bại trong việc dùng “đồng chí” và “phi liên kết” làm đối sách cho sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh.

Vài năm gần đây, Việt Nam đã chuyển bước nhất định để tạo vị thế mới. Tuy vậy, sau những thắng lợi ngoại giao từ ghế chủ tịch luân phiên ASEAN (2010), đến khi Hoa Kỳ xoay trục, được sự hỗ trợ của một số lập luận cũ và mới, Hà Nội chỉ duy trì đường hướng mới ở mức tối thiểu để “cân bằng” với các bên, và càng xác quyết con đường phi đồng minh. Continue reading “Tại sao Việt Nam cần chuyển hướng sang chính sách liên minh?”

Ứng phó của Việt Nam về Biển Đông: Công tâm vi thượng

Tác giả: Vũ Thành Công

South_China_Sea_Claims

Sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông với giàn khoan Hải Dương 981 đã đẩy Việt Nam vào thế sẵn sàng ứng phó. Tuy nhiên, dù đã bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt, vào cuối tháng 6/2014, Trung Quốc lại tiếp tục hạ đặt 4 giàn khoan nữa trên Biển Đông, trong đó có việc di chuyển giàn khoan Nam Hải 9 tới cửa vịnh Bắc Bộ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc lại tiếp tục “bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc” cùng với thành quả hơn hai thập kỷ “phát triển hòa bình” để thực hiện các hành vi “lợi bất cập hại” như vậy. Continue reading “Ứng phó của Việt Nam về Biển Đông: Công tâm vi thượng”

Việt Nam không cần đồng minh?

Tác giả: Tống Văn Công

china-vietnam-meet

Cuộc họp báo sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội  do ông Nguyễn Hạnh Phúc chủ nhiệm văn phòng Quốc hội chủ trì. Có phóng viên đặt câu hỏi:

Trong cuộc điện đàm mới đây với ngoại trưởng Mỹ, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh có nói, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Mỹ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ theo tinh thần quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Quan điểm của ông thế nào?”

Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời: Continue reading “Việt Nam không cần đồng minh?”