Chuyển động Quốc Phòng (24/2 – 3/3/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thế giới hôm nay: 03/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Hai ông đã trao đổi ngắn gọn bên lề cuộc họp gay gắt của các ngoại trưởng G20. Theo một quan chức bộ ngoại giao Mỹ, ông Blinken nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine và nói Nga nên tái tham gia hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START.

Biểu tình bùng nổ trên khắp Hy Lạp sau vụ tai nạn tàu hỏa hôm thứ Ba khiến ít nhất 57 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Người biểu tình cho rằng chính phủ đã không bảo trì đường sắt. Tại thủ đô Athens thậm chí có đụng độ với cảnh sát bên ngoài trụ sở của công ty quản lý tàu lửa của Hy Lạp. Các quan chức Hy Lạp đã buộc tội một trưởng ga ở thành phố Larissa gần đó về tội ngộ sát do khinh suất. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/03/2023”

Mối đe dọa từ việc Trung Quốc cắt cáp Internet của Đài Loan

Nguồn: Elisabeth Braw, “China Is Practicing How to Sever Taiwan’s Internet,” Foreign Policy, 21/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc cắt đứt liên lạc của Quần đảo Mã Tổ có thể là một cuộc tập dượt để chuẩn bị cho cuộc xâm lược sau này.

Trong lúc người Mỹ còn mải nhìn lên bầu trời sau sự cố khinh khí cầu do thám, Trung Quốc đã nhanh chóng hành động trên biển. Hồi đầu tháng 2, các tàu Trung Quốc đã “vô hiệu hóa” hai tuyến cáp quang biển vốn cung cấp kết nối Internet cho Quần đảo Mã Tổ của Đài Loan, một quần đảo nhỏ chỉ cách bờ biển Trung Quốc 10 hải lý. Giờ đây, cư dân trên quần đảo đành phải sử dụng Internet với kết nối chậm đi đáng kể và chờ đến khi cáp quang được sửa chữa. Hoạt động này trông như một hành vi quấy rối có chủ đích của Bắc Kinh – hoặc một cuộc tập dượt trước khi cắt đứt kết nối của toàn bộ Đài Loan. Continue reading “Mối đe dọa từ việc Trung Quốc cắt cáp Internet của Đài Loan”

02/03/1929: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Jones

Nguồn: Congress passes the Jones Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1929, Đạo luật Jones (Jones Act), nỗ lực kiểm soát ngành rượu cuối cùng trong Thời kỳ Cấm đoán (Prohibition Era), đã được Quốc hội Mỹ thông qua. Kể từ năm 1920, khi Tu chính án 18 có hiệu lực, Mỹ đã cấm sản xuất, nhập khẩu, và bán các loại đồ uống có cồn. Nhưng luật pháp không có hiệu quả trong việc thực sự ngăn chặn tiêu thụ rượu. Đạo luật Jones đã củng cố các hình phạt của liên bang đối với hành vi buôn lậu rượu. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 năm, Thời kỳ Cấm đoán đã bị chấm dứt và Tu chính án 18 đã bị bãi bỏ. Continue reading “02/03/1929: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Jones”

Thế giới hôm nay: 02/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ trưởng giao thông Hy Lạp Kostas Karamanlis đã từ chức sau khi một đoàn tàu khách chở khoảng 350 người va chạm với một đoàn tàu chở hàng, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng và hơn 85 người bị thương. Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn, dù thủ tướng Hy Lạp sau khi đến thăm hiện trường đã nói nguyên nhân là do “lỗi bi thảm của con người.” Trưởng ga ở thành phố Larissa gần đó đã bị bắt; nhưng ông phủ nhận cáo buộc sơ suất.

Bola Tinubu của đảng All Progressive Congress cầm quyền đã được tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Nigeria. Ông Tinubu giành được 36% số phiếu bầu. Các đối thủ của ông đều bác bỏ kết quả và kêu gọi tổ chức bỏ phiếu lại. Hệ thống bỏ phiếu điện tử mới khiến kết quả kiểm phiếu bị chậm công bố và làm xói mòn niềm tin vào kết quả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/03/2023”

Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Những ngày gần đây, Hà Nội xôn xao tin đồn Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đạt được đồng thuận trong việc lựa chọn ứng viên cho vị trí Chủ tịch nước, vốn đã bị bỏ trống kể từ khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức vào ngày 17 tháng 1. Ứng viên được chọn được cho là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Võ Văn Thưởng. Nếu mọi việc suôn sẻ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp vào ngày 1 tháng 3 để chính thức thông qua quyết định, và Quốc hội sẽ họp bất thường vào ngày hôm sau để bầu ông Thưởng làm chủ tịch nước. Vị trí hiện tại của ông Thưởng có thể được tiếp quản bởi bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, hoặc ông Phan Đình Trạc, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Continue reading “Bầu Chủ tịch nước: Việt Nam muốn đẩy nhanh quá trình chuyển giao quyền lực?”

Vai trò của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chính trị Việt Nam: Những hàm ý sâu rộng

Tác giả: Nguyễn Khắc Giang

Vào đêm ngày 21 tháng 1 năm 2023, người dân đón chào năm mới với các hoạt động thường lệ như ăn bánh chưng, xem Táo Quân, và ngắm pháo hoa đêm Giao thừa. Nhưng có một sự kiện bất thường: người đọc lời chúc Tết đầu năm là Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, thay vì Chủ tịch nước như truyền thống khởi nguồn từ năm 1946.

Nhìn bề ngoài, lựa chọn này một phần là do vấn đề hoàn cảnh. Chỉ một tuần trước Tết Nguyên đán, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã xin từ nhiệm, trong khi phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân không có đủ cả sức nặng thẩm quyền (vì bà chưa phải là ủy viên Bộ chính trị) và sự ủng hộ rộng rãi cho nhiệm vụ này. Hơn nữa, khi đất nước đang có những thay đổi chính trị gần đây với ba nhà lãnh đạo chủ chốt – Phó Thủ tướng Phạm Binh Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cùng với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc – cùng từ nhiệm trong thời gian ngắn, Tổng bí thư là lựa chọn hợp lý để đưa ra thông điệp toàn dân, đặc biệt khi tầm ảnh hưởng của ông ngày càng nổi bật. Continue reading “Vai trò của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chính trị Việt Nam: Những hàm ý sâu rộng”

Thế giới hôm nay: 01/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các đảng đối lập của Nigeria đã bác bỏ kết quả bầu cử tổng thống tuần trước và kêu gọi bỏ phiếu lại. Hệ thống bỏ phiếu điện tử mới khiến kết quả kiểm phiếu bị chậm công bố và làm xói mòn niềm tin vào kết quả. Julius Abure, chủ tịch đảng Lao động đối lập, nói cuộc bầu cử là một “dối trá”. Bola Tinubu, ứng viên của đảng All Progressive Congress cầm quyền, đang dẫn đầu với chỉ hơn 44% số phiếu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết tình hình ở Bakhmut, một thành phố miền đông đang bị quân Nga bao vây, ngày càng “khó khăn hơn.” Nga nỗ lực chiếm thành phố này trong nhiều tháng qua; và giao tranh trở nên khốc liệt trong những tuần gần đây. Bakhmut sẽ là thắng lợi lớn đầu tiên của Nga ở Ukraine trong hơn nửa năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/03/2023”

Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What Putin Got Right,” Foreign Policy, 15/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù Tổng thống Nga đã phạm phải sai lầm khi xâm lược Ukraine, nhưng ông không hẳn đã sai về mọi thứ.

Khi quyết định xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sai về rất nhiều điều. Ông đánh giá quá cao sức mạnh của quân đội Nga, nhưng lại đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc Ukraine và khả năng của quân đội nước này trong việc bảo vệ đất nước của họ. Ông có lẽ cũng đã sai về tinh thần đoàn kết của phương Tây, về tốc độ mà NATO và các nước khác sẽ viện trợ cho Ukraine, cũng như sự sẵn lòng của các nước đang nhập khẩu năng lượng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga, theo đó từ bỏ nguồn năng lượng nhập khẩu của họ. Ông có thể cũng đã đánh giá quá cao sự sẵn sàng hỗ trợ của Trung Quốc: Bắc Kinh đang mua rất nhiều dầu và khí đốt từ Nga, nhưng lại không cung cấp cho Moscow sự ủng hộ về mặt ngoại giao hay các viện trợ quân sự có giá trị. Đặt tất cả những sai lầm này lại với nhau, và chúng ta thu được kết quả là một quyết định gây hậu quả tiêu cực sâu sắc lên nước Nga, sẽ còn kéo dài rất lâu sau khi Putin rời chính trường. Nếu ông chọn một con đường khác, có lẽ sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Nga đã không suy giảm nhiều như trong cuộc chiến này, bất kể nó kết thúc ra sao. Continue reading “Putin đã đúng về những điều gì trong Chiến tranh Ukraine?”

28/02/1953: Tìm ra cấu trúc hóa học của DNA

Nguồn: Chemical structure of DNA discovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, hai nhà khoa học James D. Watson và Francis H.C. Crick thông báo rằng họ đã xác định được cấu trúc xoắn kép của DNA, phân tử chứa gen người. Hai nhà sinh học phân tử đã được hỗ trợ đáng kể nhờ công trình của một nhà nghiên cứu DNA khác, Rosalind Franklin, dù tên của bà không có trong thông báo, và sau đó bà cũng không được đồng nhận Giải Nobel cho phát hiện này.

Dù DNA – viết tắt của DeoxyriboNucleic Acid – đã được phát hiện từ năm 1869, nhưng phải đến năm 1943 vai trò quan trọng của nó trong việc quyết định di truyền gen mới được chứng minh. Vào đầu thập niên 1950, Watson và Crick chỉ là hai trong số nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu để khám phá cấu trúc của DNA. Nhà hóa học California Linus Pauling đã đề xuất một mô hình không chính xác vào đầu năm 1953, khiến cho Watson và Crick cố gắng đánh bại Pauling. Continue reading “28/02/1953: Tìm ra cấu trúc hóa học của DNA”

Thế giới hôm nay: 28/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Rishi Sunak và chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đạt thỏa thuận sửa lại các dàn xếp thương mại hậu Brexit về Bắc Ireland. “Khuôn khổ Windsor” mới, tên gọi của dàn xếp này, cho phép hàng hóa của Anh nhập vào Bắc Ireland nhưng không đi tiếp vào EU được đi qua làn đường “xanh,” từ đó giảm thiểu phần lớn thủ tục hải quan. Ông Sunak ca ngợi thỏa thuận này là một “chương mới” trong quan hệ Anh-EU và khẳng định Quốc hội sẽ bỏ phiếu thông qua trong thời gian tới.

Ít nhất 62 người đã thiệt mạng khi một chiếc thuyền chở khoảng 150 người di cư bị chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Italy. Hơn một chục trẻ em nằm trong số những người thiệt mạng. Khoảng 105.000 người đã tìm cách xin tị nạn ở Ý trong năm 2022; nhiều người băng qua biển Địa Trung Hải trên những con tàu mỏng manh từ Bắc Phi. Thủ tướng chống nhập cư của Ý, Giorgia Meloni, bày tỏ “sự đau buồn sâu sắc” với các nạn nhân. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/02/2023”

Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong vòng vài tuần qua, một loạt thay đổi lớn về nhân sự cấp cao đã diễn ra bên trong chính phủ Việt Nam. Ngày 5 tháng 1, các phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam bị miễn nhiệm và thay thế bởi các ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang. Không đầy hai tuần sau, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rời chính trường, trở thành chủ tịch nước Việt Nam đầu tiên từ chức. Hiện Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đang giữ chức Quyền Chủ tịch nước cho đến khi chủ tịch nước mới được bầu, dự kiến trong tuần này. Continue reading “Các thay đổi nhân sự cấp cao của Việt Nam có tác động như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 27/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phố Downing thông báo Rishi Sunak sẽ gặp Ursula von der Leyen vào thứ Hai. Thủ tướng Anh và Chủ tịch Ủy ban châu Âu được cho là sắp đạt đồng thuận về sửa đổi các thỏa thuận thương mại hậu Brexit của Bắc Ireland, một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong cuộc ly hôn của Anh khỏi EU. Các nghị sĩ đã được triệu tập đến Nghị viện vào thứ Hai, có thể là để bỏ phiếu nếu có thỏa thuận.

Ít nhất 50 người thiệt mạng khi một chiếc thuyền chở khoảng 150 người di cư bị chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Italy. Một em bé nằm trong số những người thiệt mạng. Khoảng 105.000 người đã cố gắng xin tị nạn ở Ý trong năm 2022; nhiều người đến đất nước này bằng cách băng qua Địa Trung Hải trên những con tàu mỏng manh từ Bắc Phi. Thủ tướng chống nhập cư của Ý, Giorgia Meloni, bày tỏ “sự đau buồn sâu sắc” với các nạn nhân. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/02/2023”

Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ponders ramifications of supporting Russia,” Nikkei Asia, 23/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể coi Trung Quốc là nước tài trợ khủng bố?

Sau vụ Mỹ bắn rơi khí cầu do thám Trung Quốc vốn đã bay qua khắp nước này, căng thẳng ngoại giao đã nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, về khả năng Trung Quốc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong lúc căng thẳng gia tăng, yếu tố có thể làm thay đổi cuộc chơi sẽ là việc chính quyền Biden chọn áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – những hình phạt tương đương với việc coi Trung Quốc là nhà tài trợ khủng bố. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga”

26/02/1917: Tổng thống Wilson được thông báo về Bức điện Zimmermann

Nguồn: President Wilson learns of Zimmermann Telegram, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trong một diễn biến quan trọng đã khiến nước Mỹ chính thức bước vào Thế chiến I, Tổng thống Woodrow Wilson được thông báo về cái gọi là Bức điện Zimmermann, một thông điệp từ Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gửi Đại sứ Đức tại Mexico, đề xuất một liên minh giữa Đức và Mexico trong trường hợp chiến tranh nổ ra giữa Mỹ và Đức. Continue reading “26/02/1917: Tổng thống Wilson được thông báo về Bức điện Zimmermann”

Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Trong Thông điệp Liên bang ngày 21 tháng Hai năm 2023, Tổng thống V. Putin đã ra tuyên bố Nga tạm thời ngưng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START. Sự kiện này ngay lập tức trở thành vấn đề chính trị nóng nhất của nghị sự quốc tế. Trong bối cảnh đối đầu chiến lược gay gắt với Mỹ và phương Tây, hành động của Tổng thống Nga hoàn toàn lô-gíc song lại làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, đe doạ an ninh toàn cầu.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START được ký hồi tháng Tư năm 2010 là thoả thuận song phương giữa Nga và Mỹ về kiểm soát số lượng vũ khí hạt nhân và phương tiện vận chuyển chúng. Theo đó, mỗi bên cắt giảm đầu đạn hạt nhân đã triển khai xuống 1550 đơn vị; đồng thời giới hạn tối đa 700 đơn vị đối với các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và oanh tạc cơ hạng nặng. New START là nỗ lực chung của cả Nga và Mỹ trong nhiều năm nhằm duy trì lòng tin chiến lược giữa hai siêu cường quân sự. Hiệp ước này tiếp tục được gia hạn thêm 5 năm từ tháng Một năm 2021. Continue reading “Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?”

25/02/2004: “The Passion of the Christ” công chiếu tại Mỹ

Nguồn: “The Passion of the Christ” opens in the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2004, The Passion of the Christ (Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô), tác phẩm gây tranh cãi của Mel Gibson về 44 giờ cuối cùng trong cuộc đời của Đức Jesus thành Nazareth, đã chính thức được công chiếu tại các rạp phim trên toàn nước Mỹ. Không phải ngẫu nhiên, ngày mở màn này trùng với Thứ Tư Lễ Tro, ngày lễ bắt đầu Mùa Chay của Công giáo. Continue reading “25/02/2004: “The Passion of the Christ” công chiếu tại Mỹ”

Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên

Tác giả: Hoàng Bạch Thảo

Vào các tháng Giêng và tháng 5 năm Thiệu Bình thứ 5 [1438], Vua cho đào kênh tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Cũng trong tháng 5, giáng người anh trưởng là Quận vương Tư Tề làm thường dân:

Năm Mậu Ngọ, Thiệu Bình thứ 5 [2/1438], (Minh Chính Thống năm thứ 3). Mùa xuân, tháng Giêng, sai dân chúng 4 đạo đào kênh ở Trường Yên [Ninh Bình], Thanh Hóa, Nghệ An.

Mùa hạ, tháng 5, sai văn thần đốc thúc quân dân đào các kênh ở lộ Thanh Hóa.

Giáng quận vương Tư Tề xuống làm thứ nhân.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 11, trang 50b. Continue reading “Vua Lê Thái Tông qua đời và vụ án Lệ Chi Viên”

Thế giới hôm nay: 24/02/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Vladimir Putin cam kết củng cố lực lượng hạt nhân Nga trong bài phát biểu nhân “Ngày Người bảo vệ Tổ quốc.” Ông nói Nga sẽ triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat, biệt danh “Satan 2.” Hôm thứ Ba, ông Putin đã rút khỏi New START, hiệp ước cắt giảm hạt nhân cuối cùng của Nga với Mỹ. Trong khi đó, Ukraine tuyên bố đã ngăn chặn các cuộc xâm nhập của Nga trên toàn chiến tuyến trước ngày kỷ niệm một năm Nga xâm lược vào thứ Sáu.

Quân đội Israel tiến hành không kích vào Gaza để trả đũa việc các chiến binh Palestine bắn sáu quả rocket về phía Israel. Hôm thứ Tư, các lực lượng Israel đã giết chết 11 người Palestine và làm bị thương nhiều người khác trong một cuộc đột kích giữa ban ngày ở Bờ Tây. Năm trong số các tên lửa đã bị phòng không Israel bắn hạ. Bạo lực giữa Israel và Palestine đã gia tăng trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/02/2023”

Chuyển động Quốc Phòng (17/2 – 23/2/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (17/2 – 23/2/2023)”