Lý Khắc Cường cảnh báo ‘trời xanh nhìn thấu chuyện trần gian’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In his parting words, Li Keqiang warns that ‘heaven is watching’,” Nikkei Asia, 09/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã có những sự kiện âm thầm diễn ra trong lúc Tập vô hiệu hóa Quốc vụ viện để củng cố sức mạnh của đảng.

Ngay trước khi Quốc hội Trung Quốc bắt đầu phiên họp thường niên vào Chủ nhật (05/03/2023), nhiều video về một sự kiện đã được lan truyền chóng mặt.

Được quay bằng điện thoại thông minh, những video này cho thấy Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường đang chào tạm biệt khoảng 800 quan chức cấp cao của chính phủ. Họ bao gồm những nhân vật quan trọng nhất của Văn phòng Quốc vụ viện, cơ quan mà Lý đã lãnh đạo trong thập niên vừa qua. Continue reading “Lý Khắc Cường cảnh báo ‘trời xanh nhìn thấu chuyện trần gian’”

12/03/1864: Chiến dịch Sông Red trong Nội chiến Mỹ bắt đầu

Nguồn: Red River Campaign begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, một trong những thất bại quân sự lớn nhất của Nội chiến Mỹ đã bắt đầu khi một lực lượng kết hợp của Liên minh miền Bắc, gồm bộ binh và thuyền, bắt đầu di chuyển trên Sông Red ở Louisiana. Chiến dịch kéo dài một tháng này đã không được tiến hành hiệu quả và không thể đạt được bất kỳ mục tiêu nào do các chỉ huy Liên minh đề ra. Continue reading “12/03/1864: Chiến dịch Sông Red trong Nội chiến Mỹ bắt đầu”

Rwanda đang trở thành một trung tâm công nghệ lớn của Châu Phi

Nguồn: Matt Davls, “Is Rwanda in line to become one of Africa’s major tech hubs?”, Big Think, 18/10/2019.

Biên dịch: Võ Thuận Hoài

Trong vài thập niên qua, Châu Phi đã và đang thay đổi. Bất chấp lịch sử các thất bại do chủ nghĩa thực dân, tham nhũng, và nội chiến, các quốc gia ở châu lục này đã bắt đầu chứng kiến cơ sở hạ tầng và đầu tư ngày càng tăng từ các công ty nước ngoài và hàng loạt công ty địa phương khởi nghiệp mới.

Cụ thể, bối cảnh công nghệ của Châu Phi dường như đặc biệt phát triển mạnh. Theo công ty đầu tư mạo hiểm Partech Africa, các công ty công nghệ khởi nghiệp Châu Phi đã huy động được 1,163 tỷ đô la vốn cổ phần vào năm 2018, tăng 108% so với năm trước. Các công ty khởi nghiệp này đang tập trung tại gần 450 trung tâm công nghệ rải rác khắp châu lục này. Hiện tại, Rwanda đang nỗ lực để nổi bật trong nhóm này. Continue reading “Rwanda đang trở thành một trung tâm công nghệ lớn của Châu Phi”

11/03/2011: Thảm họa hạt nhân Fukushima

Nguồn: Fukushima nuclear disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận ở Nhật Bản đã gây ra tổn thất nghiêm trọng, và trận sóng thần tiếp theo sau đó đã hủy diệt vùng Tōhoku ở đông bắc Honshu. Bên cạnh sự tàn phá khủng khiếp về tài sản và nhân mạng, thảm họa thiên nhiên này còn dẫn đến thảm họa hạt nhân tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi. Thảm họa Fukushima được coi là thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ hai trong lịch sử, buộc hơn 100.000 người phải di dời. Continue reading “11/03/2011: Thảm họa hạt nhân Fukushima”

Chuyển động Quốc Phòng (3/3 – 9/3/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thế giới hôm nay: 10/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden công bố đề xuất ngân sách sẽ tăng chi tiêu năm từ khoảng 6,3 nghìn tỷ đô la, tương đương 25% GDP, lên 6,9 nghìn tỷ đô la trong năm tài chính tiếp theo. Nó sẽ thu hẹp thâm hụt ngân sách của Mỹ khoảng 2,9 nghìn tỷ đô la trong thập niên tới theo dự đoán hiện tại, tương đương mức giảm từ 6% xuống 5% GDP, nhờ khoản 4,5 nghìn tỷ đô la tăng thuế nhắm vào các công ty và người có thu nhập cao. Song dự thảo chỉ là điểm khởi đầu cho cuộc chiến đàm phán gay gắt tại Hạ viện, nơi có các đảng viên Cộng hoà đang yêu cầu giảm mạnh chi tiêu.

Nhà điều hành lưới điện của Ukraine cho biết nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia ở phía đông nam đất nước đã được cấp điện trở lại. Nó bị cắt khỏi lưới điện sau khi Nga phóng một loạt tên lửa qua Ukraine để tấn công vào các khu dân cư và cơ sở hạ tầng năng lượng. Đây là lần thứ sáu nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu này bị mất điện kể từ đầu chiến tranh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/03/2023”

Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?

Nguồn: How gas stoves became part of America’s culture wars”, The Economist, 17/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Một đề xuất về việc cấm sử dụng bếp ga đã kích động nhiều đảng viên Cộng hòa.

Một cuộc tranh luận nảy lửa đang diễn ra ở Mỹ xoay quanh việc nấu ăn bằng bếp ga. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC), một cơ quan liên bang của Hoa Kỳ, nói với Bloomberg rằng tổ chức này đang cân nhắc việc cấm các loại bếp dùng khí đốt tự nhiên và gọi chúng là một “mối nguy hiểm tiềm ẩn”. Động thái này đã khơi dậy phản ứng dữ dội từ những người bảo thủ, nhiều người trong số đó đã quy trách nhiệm cho Tổng thống Joe Biden. Hạ nghị sĩ Cộng hòa Ronny Jackson đại diện bang Texas đã đăng lên Twitter: “Nếu những kẻ điên ở Nhà Trắng muốn lấy bếp ga ra khỏi nhà tôi thì hãy bước qua xác tôi trước. Có giỏi thì đến mà lấy!” Đầu bếp truyền hình Andrew Gruel đã tự dán mình vào một cái bếp ga để phản đối. Ngay cả một số đảng viên Dân chủ cũng nổi giận: Thượng nghị sĩ Dân chủ đại diện Tây Virginia Joe Manchin cho rằng lệnh cấm sẽ để lại những “hậu quả không mấy dễ chịu”. Điều gì đã khiến bếp ga trở thành một cuộc chiến văn hóa ở Mỹ – và liệu có thể thực sự cấm việc sử dụng chúng? Continue reading “Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?”

09/03/1916: Đức tuyên chiến với Bồ Đào Nha

Nguồn: Germany declares war on Portugal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Đức chính thức tuyên chiến với Bồ Đào Nha, đất nước trước đó đã tái khẳng định liên minh của họ với Anh bằng cách chiếm giữ các tàu Đức đang neo đậu tại cảng Lisbon.

Bồ Đào Nha trở thành một nước cộng hòa vào năm 1910, sau khi cuộc cách mạng do quân đội lãnh đạo đã lật đổ Vua Manuel II (cha của ông, Vua Carlos, và anh trai đã bị ám sát hai năm trước đó). Một hiến pháp tự do được ban hành vào năm 1911, và Manuel José de Arriaga được bầu làm tổng thống đầu tiên của nhà nước cộng hòa. Continue reading “09/03/1916: Đức tuyên chiến với Bồ Đào Nha”

Thế giới hôm nay: 09/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nói Bakhmut, một thị trấn miền đông Ukraine đang bị Nga siết vòng vây trong những tháng gần đây, có thể sẽ thất thủ trong vài ngày tới. Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu tập đoàn lính đánh thuê Wagner, cho rằng lính của ông đã nắm quyền kiểm soát phần phía đông của thị trấn. Giới chức phương Tây ước tính khoảng 20.000 đến 30.000 quân Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương trong chiến dịch Bakhmut.

Biểu tình bùng nổ ở Tbilisi, thủ đô Gruzia, sau khi quốc hội nước này bắt đầu quy trình thông qua một đạo luật có thể hạn chế tự do báo chí và đàn áp xã hội dân sự. Dự luật này bị Mỹ mô tả là “lấy cảm hứng từ Điện Kremlin.” Được biết nó yêu cầu các tổ chức phi chính phủ và cơ quan truyền thông nhận tài trợ từ nước ngoài phải tự phân loại là “tác nhân nước ngoài.” Những người phản đối lo ngại dự luật sẽ ảnh hưởng đến tiến trình gia nhập EU của Gruzia. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/03/2023”

Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?

Nguồn: Blake Herzinger, “South Korea Could Sweep Up Europe’s Tank Market,” Foreign Policy, 30/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chần chừ của người Đức đã khiến các đối tác quốc phòng của họ phải tìm kiếm giải pháp thay thế.

Đức hiện là nhà tài trợ quốc phòng lớn thứ tư của Ukraine, nhưng việc Thủ tướng Olaf Scholz lưỡng lự chuyển giao xe tăng Leopard 2, loại xe tăng chiến đấu chủ lực tiêu chuẩn ở phần lớn các nước châu Âu, vẫn đang xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo dù chính phủ của ông đã đồng ý gửi chúng đi. Hành động chần chừ và nói chuyện vòng vo chỉ khiến chính phủ Đức trở nên thiếu quyết đoán và không sẵn sàng giữ vai trò lãnh đạo ngay cả trong các vấn đề an ninh của châu Âu. Đức từ lâu đã là đối tác cung cấp vũ khí quốc phòng cho các nước láng giềng châu Âu, nhưng sự kiện lần này đã làm lung lay niềm tin của khách hàng, tạo ra ấn tượng rằng chính sách quốc phòng rối ren và khả năng lãnh đạo yếu kém của Berlin là một vấn đề chiến lược và các quốc gia khác nên khám phá những lựa chọn khác về vũ khí. Continue reading “Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?”

Thế giới hôm nay: 08/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cho biết lãi suất có thể phải tăng “cao hơn dự đoán trước đây.” Sau chuỗi liên tiếp tăng 3/4 điểm phần trăm từ tháng 6 đến tháng 11 năm ngoái, Fed đã giảm tốc độ thắt chặt. Nhưng thị trường việc làm ổn định và nhu cầu tiêu dùng phục hồi đang khiến cho nỗ lực kiềm chế lạm phát của ngân hàng trung ương không được như ý.

Tình báo Mỹ cho rằng một nhóm thân Ukraine đã cài thuốc nổ đường ống khí đốt Nord Stream 1 và 2 từ Nga đến Tây Âu, theo New York Times. Họ không rõ ai đã chỉ đạo cuộc tấn công vào tháng 9, dù không có bằng chứng nào chỉ đến chính phủ Ukraine. Tờ báo Die Zeit của Đức cho biết có sáu người đã cài chất nổ để phá hủy đường ống. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/03/2023”

Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?

Nguồn: Xi Jinping’s next overseas-lending revolution The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ những ngày đầu, Trung Quốc đã gắn các khoản cho vay nước ngoài với các khẩu hiệu. Chiến lược “Hướng ra ngoài” năm 1999 nhường chỗ cho “Cộng đồng chung vận mệnh” năm 2011, để rồi nhanh chóng bị lu mờ bởi tầm nhìn “Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình hai năm sau đó. Trong suốt thời kỳ này, dù các khẩu hiệu có thay đổi, một loại dự án vẫn chiếm vai trò chủ đạo: cơ sở hạ tầng ở nước ngoài được tài trợ bởi các khoản vay của Trung Quốc. Các ngân hàng của Bắc Kinh đã tài trợ mọi thứ từ Mecca Metro, một tuyến đường sắt đang xây dựng ở Ả Rập Saudi trị giá 16,5 tỷ đô la, bởi cùng một công ty xây dựng đã từng đặt đường ray cho Mao; cho đến Bandar, một dự án bất động sản sang trọng ở bang Johor của Malaysia, được xây dựng nhằm cạnh tranh với Singapore. Continue reading “Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?”

07/03/1965: Người biểu tình ủng hộ dân quyền bị đàn áp đẫm máu

Nguồn: Civil rights protesters beaten in “Bloody Sunday” attack, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, tại Selma, Alabama, một cuộc biểu tình đòi quyền công dân của 600 người đã kết thúc bằng bạo lực khi những người tham gia tuần hành bị tấn công và đánh đập bởi các sĩ quan và cảnh sát của bang có đa số là da trắng này. Sự kiện này sau được gọi là “Chủ nhật đẫm máu” (Bloody Sunday). Continue reading “07/03/1965: Người biểu tình ủng hộ dân quyền bị đàn áp đẫm máu”

Thế giới hôm nay: 07/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giao tranh dữ dội tiếp diễn xung quanh Bakhmut, thành phố miền đông Ukraine bị Nga tấn công dữ dội trong gần 9 tháng qua. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết việc Ukraine chuẩn bị rút quân có thể chỉ đơn thuần nhằm sắp xếp lại đội hình chứ không phải một “thất bại.” Trước đó, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu tập đoàn lính đánh thuê Wagner, đã cảnh báo việc thiếu đạn dược có thể khiến tiền tuyến Nga sụp đổ.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sẽ gặp chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy ở California, khả năng cao là vào tháng 4 tới. Ông McCarthy từng hứa đến thăm Đài Loan, nhưng giờ đây có vẻ miễn cưỡng nhằm tránh làm phật lòng Trung Quốc. Chuyến đi của người tiền nhiệm Nancy Pelosi vào tháng 8 năm 2022 đã khiến Trung Quốc lần đầu tiên bắn tên lửa trực tiếp qua không phận Đài Loan. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/03/2023”

“Kế hoạch Ukraine” của Trung Quốc hoàn toàn rỗng tuếch

Nguồn: Giacomo Bruni và Ilaria Carrozza, “China’s Plan for Ukraine Is No Plan at All,” The Diplomat, 01/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên bố lập trường của Trung Quốc sẽ không đóng góp gì cho hòa bình ở Ukraine, nhưng nó cung cấp những hiểu biết hữu ích về quan điểm của Bắc Kinh đối với vai trò toàn cầu của họ.

Ngày 24/02/2023, một năm sau khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Trung Quốc đã công bố tài liệu “Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.” Theo phong cách thường thấy của Bắc Kinh, tài liệu giải thích lập trường chính thức của nước này thành 12 điểm. Những điểm này lặp lại quan điểm trước đây của Trung Quốc đối với cuộc xung đột, và vì thế, nó không đưa ra bất cứ điều gì mới về luận điệu và “sự trung lập” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, nó vẫn mang lại một số hiểu biết hữu ích về nhận thức của chính Trung Quốc về vai trò của nước này trên trường quốc tế, cũng như vị trí của nước này đối với các động lực quyền lực toàn cầu. Continue reading ““Kế hoạch Ukraine” của Trung Quốc hoàn toàn rỗng tuếch”

Thế giới hôm nay: 06/03/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người biểu tình Hy Lạp đã đụng độ với cảnh sát trong các cuộc xuống đường tại Athens xoay quanh vụ tai nạn tàu hỏa khiến ít nhất 57 người thiệt mạng hôm thứ Ba. Công nhân đường sắt đã đình công từ thứ Năm. Người Hy Lạp cho rằng chính phủ và các công ty tàu hoả đã bỏ bê đầu tư dẫn đến những lỗi an toàn không đáng có. Viên trưởng ga đã đưa hai đoàn tàu chạy trên cùng một đường ray vừa bị buộc tội gây nguy hiểm tính mạng người khác và làm gián đoạn giao thông công cộng.

Sau hơn một thập niên thảo luận, các nhà đàm phán tại Liên Hợp Quốc đã đạt đồng thuận về một hiệp ước bảo vệ các đại dương. Hiệp ước Biển khơi sẽ đưa 30% vùng biển quốc tế trên thế giới thành các khu vực được bảo vệ cho tới năm 2030 nhằm bảo tồn sinh vật biển. Đây là hiệp ước đại dương đầu tiên được ký kết kể từ năm 1982. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/03/2023”

Tập muốn trực tiếp kiểm soát bộ máy an ninh của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi wants China’s security apparatus under his direct grip,” Nikkei Asia, 02/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình vội vã củng cố quyền kiểm soát của mình sau khi xảy ra phong trào ‘giấy trắng’ và ‘tóc trắng.’

Đã 10 năm kể từ khi Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và là người đứng đầu bộ máy an ninh nội bộ của Trung Quốc, bị thanh trừng.

Đã từng có lúc, ảnh hưởng của Chu lớn đến mức ngay cả nhà lãnh đạo tối cao, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cũng không thể can thiệp trực tiếp vào các vấn đề an ninh công cộng và cảnh sát. Continue reading “Tập muốn trực tiếp kiểm soát bộ máy an ninh của Trung Quốc?”

05/03/1839: Charlotte Brontë từ chối kết hôn

Nguồn: Charlotte Brontë declines marriage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1839, Charlotte Brontë đã viết thư cho Henry Nussey, từ chối cuộc hôn nhân với vị mục sư. Cô gái 23 tuổi nói rằng mình “lãng mạn và lập dị,” không đủ thực tế để trở thành vợ của một mục sư. Thay vì kết hôn, Brontë đã chật vật kiếm sống bằng công việc giáo viên và gia sư để hỗ trợ niềm đam mê văn học của cậu em trai Branwell. Cuối cùng, thói nghiện rượu của Branwell đã hủy hoại ông, trong khi các chị em gái của ông đều đã trở thành những cây bút nổi tiếng. Continue reading “05/03/1839: Charlotte Brontë từ chối kết hôn”

Cách đổi lịch thời vua Quang Trung, Quang Toản sang dương lịch

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Càn Long ban sắc phong cho Vua Quang Trung tước Quốc vương vào ngày ngày 21 tháng 6 năm Càn Long thứ 54 [12/8/1789], sau đó sai Sứ thần Thành Lâm mang sắc đến nước ta. Thành Lâm cho biết lễ tuyên phong cử hành vào ngày 15 tháng 10 [1/12/1789], trong dịp này Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh ban cho lịch Thời Hiến và mở cửa khẩu để buôn bán. Sự kiện được Thành Lâm soạn thành tấu văn nội dung như sau: Continue reading “Cách đổi lịch thời vua Quang Trung, Quang Toản sang dương lịch”

04/03/1944: Louis “Lepke” Buchalter bị xử tử

Nguồn: Louis “Lepke” Buchalter, the head of Murder, Inc., is executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Louis “Lepke” Buchalter, người đứng đầu Tập đoàn Sát nhân (Murder, Inc.), đã bị hành quyết tại nhà tù Sing Sing ở New York. Lepke là thủ lĩnh của tổ chức tội phạm lớn nhất nước Mỹ trong suốt những năm 1930, và đã kiếm được gần 50 triệu đô la mỗi năm từ các “doanh nghiệp” khác nhau của mình. Ngày tàn của Lepke đã đến khi một số thành viên trong đội sát thủ khét tiếng của hắn trở thành nhân chứng cho chính phủ. Continue reading “04/03/1944: Louis “Lepke” Buchalter bị xử tử”