03/06/1864: Thảm họa của phe Liên minh miền Bắc tại Cold Harbor

Nguồn: Union disaster at Cold Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, Tướng Liên minh miền Bắc Ulysses S. Grant đã phạm phải sai lầm mà sau này ông nhận ra là sai lầm lớn nhất của đời mình, khi ra lệnh tấn công trực diện vào quân Hợp bang miền Nam đang cố thủ tại Cold Harbor, Virginia. Hậu quả là khoảng 7.000 thương vong của phe Liên minh trong vòng chưa đầy một giờ giao tranh.

Một tháng trước đó, Quân đoàn Potomac của Grant và Quân đoàn Bắc Virginia của Robert E. Lee đã gây tổn thất khủng khiếp cho nhau trong lúc tiến quân theo đường vòng cung xung quanh Richmond, Virginia – từ Rừng Wilderness đến Spotsylvania và nhiều địa điểm chiến đấu nhỏ hơn. Continue reading “03/06/1864: Thảm họa của phe Liên minh miền Bắc tại Cold Harbor”

Căng thẳng Mỹ – Trung lan sang cả vấn đề biên phiên dịch

Nguồn: Jane Caiin và Meredith Chen, “‘Never right’: why there’s a war of words over Beijing’s English translations,” SCMP, 28/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, và chính trị khiến việc dịch thuật trở nên rất khó, nhưng các nhà phân tích cũng chỉ ra các nguyên nhân khác như đối tượng mục tiêu.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Marco Rubio đã công khai bày tỏ sự không tin tưởng vào bản dịch tiếng Anh của Bắc Kinh đối với phát biểu của các quan chức Trung Quốc – nói rằng chúng “không bao giờ đúng.”

Thay vào đó, Ngoại trưởng Mỹ, người chủ trương đi theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc, đã thúc giục các đồng nghiệp của mình xem bản gốc tiếng Trung của các tuyên bố do Bắc Kinh đưa ra để hiểu chính xác hơn những gì đang diễn ra. Continue reading “Căng thẳng Mỹ – Trung lan sang cả vấn đề biên phiên dịch”

Liệu Đông Nam Á có ngả về Trung Quốc khi Mỹ từ bỏ ‘bá quyền nhân từ’?

Nguồn: Tra Văn, 查雯:美国“仁慈霸权”终结,东南亚国家会倒向中国吗?, Guancha, 26/05/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, Trump đã tập trung vào và phần nào hoàn thành ba nhiệm vụ trong chính sách đối ngoại:

Đầu tiên, tháo gỡ các trách nhiệm và nghĩa vụ mà Mỹ đã đảm nhận đối với Ukraine, cải thiện quan hệ Mỹ-Nga và cuối cùng là đảm bảo rằng Mỹ rút khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như đảm bảo các lợi ích kinh tế của nước này trong quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh. Thành tựu tiêu biểu là việc ký kết Thỏa thuận Quỹ đầu tư tái thiết Mỹ – Ukraine. Continue reading “Liệu Đông Nam Á có ngả về Trung Quốc khi Mỹ từ bỏ ‘bá quyền nhân từ’?”

Thế giới hôm nay: 02/06/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine tuyên bố đã phá hủy ít nhất 41 máy bay Nga, một số nằm tại sân bay ở tận Siberia, cách xa biên giới hai nước hàng nghìn km. Ở chiều ngược lại, Ukraine cũng cho biết Nga đã sử dụng 472 máy bay không người lái cùng với bảy tên lửa hành trình và đạn đạo để tấn công nước này trong đêm — cuộc tấn công bằng drone lớn nhất của Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Các phái đoàn của Ukraine và Nga dự kiến sẽ gặp nhau tại Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Hai để đàm phán hòa bình.

Các quan chức và nhân chứng Palestine cho biết hàng chục người đã thiệt mạng sau khi binh lính Israel nổ súng vào một đám đông gần điểm phân phát viện trợ ở Gaza. Tổ chức Gaza Humanitarian Foundation — cơ quan được Israel giao nhiệm vụ phân phối viện trợ trong khu vực — đã bác bỏ các báo cáo này. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố họ “hiện không ghi nhận có thương vong nào do hỏa lực của IDF gây ra” tại địa điểm đó. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/06/2025”

Mỹ điều chuyển binh sĩ ở Hàn Quốc để tập trung vào mối đe dọa từ Bắc Kinh

Nguồn: Gabriela Bernal, “US troops in Korea may soon switch focus from Pyongyang to Beijing”, The Interpreter, 27/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong suốt những năm kể từ hiệp định đình chiến năm 1953 chấm dứt giao tranh trong Chiến tranh Triều Tiên, quân đội Mỹ đã đồn trú tại Hàn Quốc với mục đích răn đe Triều Tiên và bảo vệ Hàn Quốc. Nhưng những lo ngại đang gia tăng ở Seoul rằng chính quyền Trump có thể đang tìm cách mở rộng vai trò của Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) vượt ra ngoài nhiệm vụ ban đầu này. Căng thẳng song phương đã leo thang hơn nữa vào tuần trước sau một báo cáo của Wall Street Journal rằng Lầu Năm Góc đang cân nhắc việc tái bố trí khoảng 4.500 trong số 28.500 lính Mỹ hiện đang đóng quân tại Hàn Quốc đến các căn cứ ở Guam và các địa điểm khác trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Mỹ điều chuyển binh sĩ ở Hàn Quốc để tập trung vào mối đe dọa từ Bắc Kinh”

Tập Cận Bình chỉ đạo hoạch định chính sách một cách ‘khoa học’ và ‘dân chủ’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping resuscitates Hu Jintao’s parting words,” Nikkei Asia, 29/05/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao nhà lãnh đạo Trung Quốc đột nhiên nhấn mạnh đến việc hoạch định chính sách một cách “khoa học” và “dân chủ”?

Trong một động thái bất ngờ gây chấn động chính trị ở cả trong và ngoài nước, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sự cần thiết phải kiên định duy trì việc hoạch định chính sách một cách “khoa học,” “dân chủ,” và “dựa trên pháp luật.”

Tập, người đồng thời giữ chức Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã phát biểu những lời này trong bối cảnh Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng Kế hoạch 5 năm lần thứ 15, một lộ trình kinh tế và xã hội cho giai đoạn 2026-2030. Continue reading “Tập Cận Bình chỉ đạo hoạch định chính sách một cách ‘khoa học’ và ‘dân chủ’”

01/06/1974: Bác sĩ Heimlich công bố kỹ thuật cứu nạn nhân bị hóc nghẹn

Nguồn: Dr. Heimlich first publishes his technique for rescuing choking victims, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, kỹ thuật cứu nạn nhân bị hóc nghẹn do bác sĩ phẫu thuật Henry J. Heimlich ở Cincinnati phát minh đã được công bố trên tạp chí y khoa Emergency Medicine. Thủ thuật Heimlich, bao gồm việc dùng lực đẩy vào trong và lên trên vùng bụng của nạn nhân bị hóc, đã nhanh chóng trở thành phương pháp hàng đầu để cứu sống nhiều người.

Heimlich đã chia sẻ những phát hiện không chính thức của mình trong một bài luận ông viết cho tạp chí số tháng 6/1974, có tên là “Pop Goes the Café Coronary” (Tạm dịch: Khi Đau tim ở Quán Cà phê). Thuật ngữ “Hội chứng Đau tim ở Quán Cà phê” chỉ tình huống một người bị nghẹn khi đang ăn tại nhà hàng và những người chứng kiến ​​lầm tưởng rằng nạn nhân đang bị đau tim. Phương pháp điều trị y tế chuyên nghiệp tiêu chuẩn lúc bấy giờ là mở khí quản, tức là đưa một kim tiêm cỡ lớn vào khí quản để tạo đường thở tạm thời – một thủ thuật chỉ có bác sĩ mới thực hiện được. Continue reading “01/06/1974: Bác sĩ Heimlich công bố kỹ thuật cứu nạn nhân bị hóc nghẹn”

Trump tấn công Harvard gây lo ngại ở Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “Trump’s Attacks on Harvard Cause Alarm in China”, Foreign Policy, 27/05/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Những mối lo ngại hiện nay về việc sinh viên làm gián điệp phần lớn là vô căn cứ.

Tiêu điểm tuần này: Sinh viên Trung Quốc bị cuốn vào cuộc đối đầu giữa Đại học Harvard với chính quyền Trump; Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không tham dự diễn đàn an ninh hàng đầu châu Á; Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nội địa.

Tổng thống Trump nhắm vào sinh viên quốc tế

Quyết định của chính quyền Trump hồi tuần trước nhằm ngăn Đại học Harvard tiếp nhận sinh viên quốc tế đã gây bàng hoàng ở Trung Quốc, nơi Harvard từ lâu có được vị thế gần như huyền thoại trong mắt các sinh viên đầy tham vọng và phụ huynh của họ. Hiện có 1,282 sinh viên Trung Quốc tại Harvard – chiếm khoảng 12,6% tổng số sinh viên quốc tế của trường. Tuy quy định mới đang được tạm hoãn theo lệnh của toà án nhưng theo đó, những sinh viên này sẽ buộc phải chuyển trường. Continue reading “Trump tấn công Harvard gây lo ngại ở Trung Quốc”

31/05/1889: Hơn 2.000 người thiệt mạng trong trận lũ Johnstown

Nguồn: More than 2,000 die in the Johnstown Flood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1889, Đập South Fork của Pennsylvania bất ngờ bị vỡ, gây ra Trận Lũ Johnstown thảm khốc. Hơn 2.200 người đã thiệt mạng trong thảm họa này.

Nằm cách Pittsburgh gần 100km về phía đông trong một thung lũng gần các con sông Allegheny, Little Conemaugh, và Stony Creek, Johnstown nằm trên một vùng đồng bằng ngập lụt thường xuyên xảy ra thảm họa. Năm 1840, các quan chức đã quyết định xây dựng một con đập trên Sông Little Conemaugh, cách Johnstown khoảng 22km về phía thượng nguồn. Continue reading “31/05/1889: Hơn 2.000 người thiệt mạng trong trận lũ Johnstown”

Người châu Phi đang chế tạo máy bay không người lái tự sát cho Putin

Nguồn:Africans are building Putin’s suicide drones”, The Economist, 29/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Việc lắp ráp máy bay không người lái của Iran tại một nhà máy ở Nga là một lựa chọn khác thường đối với chương trình vừa học vừa làm. Có lẽ ít sinh viên hoặc lao động nhập cư, dù tuyệt vọng hay liều lĩnh đến mấy, sẽ tự nguyện đăng ký để trở thành mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, đó lại là tình cảnh mà hàng trăm phụ nữ trẻ châu Phi, một số người trong số họ chưa đủ 18 tuổi, đã vô tình rơi vào. Continue reading “Người châu Phi đang chế tạo máy bay không người lái tự sát cho Putin”

Đại Việt dưới thời vua Lê Duy Phường và Lê Thuần Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 4 năm Kỷ Dậu, tức năm Bảo Thái thứ 10 [28/4-27/5/1729],[1] Chúa Trịnh Cương ép Vua Lê Dụ Tông truyền ngôi cho Thái tử Duy Phường. Duy Phường là cháu ngoại Trịnh Cương, trước đây 2 năm được lập làm Thái tử để chuẩn bị nối ngôi. Nay lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Vĩnh Khánh năm thứ nhất, ân xá người trong nước. Tôn Vua Lê Dụ Tông làm Thái thượng hoàng, lui ra ở điện Kiền Thọ.

Tháng 7 [26/7-23/8/1729] lụt lớn, nước sông Nhị Hà tràn ngập, đường đê nhiều chỗ bị vỡ. Triều đình sai bọn Tả thị lang Hồ Phi Tích đào sông Nghĩa Trụ [huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh][2] để cho thủy thế lưu thông. Một mặt mở kho thóc Vị Hoàng [Nam Định] chẩn cấp cho dân bị thủy tai. Những ruộng cấy lúa mùa, bị ngập lụt được cấp cho thóc giống. Lại sai quan khuyến nông chia ra từng đạo đi khám xét, chia dân lưu vong làm 4 hạng, bàn định thi hành việc cứu vớt. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Duy Phường và Lê Thuần Tông”

Nỗi ám ảnh của Trump về Greenland sẽ không đảm bảo an ninh cho Mỹ

Nguồn: Isaac B. Kardon và Alexander Gabuev, “Trump’s Greenland Obsession Will Not Secure America”, Foreign Policy, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Một trong những mối bận tâm thường xuyên nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong 100 ngày đầu nhậm chức là mong muốn “có được Greenland”. Khi biện minh cho ý định cấp tiến này, tổng thống và các phụ tá đã viện dẫn sự cần thiết phải “đối trọng” với sự hợp tác ngày càng tăng ở Bắc Cực giữa các đối thủ quan trọng nhất của Mỹ — Nga và Trung Quốc.

“Các tàu của Nga có mặt khắp nơi. Các tàu của Trung Quốc có mặt khắp nơi. Họ đang giong thuyền khắp Canada, họ đang giong thuyền ngay cạnh Greenland. Chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra”, ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn. Ông nói đúng rằng sự hợp tác mở rộng giữa Bắc Kinh và Moscow ở vùng Cực Bắc thách thức an ninh quốc gia của Mỹ. Nhưng việc kiểm soát mối đe dọa mới nổi này đối với Tây Bán cầu đòi hỏi Washington phải hợp tác với các đồng minh Bắc Cực của mình, chứ không phải xa lánh hoặc sáp nhập họ. Các nhà hoạch định chính sách và chiến lược nên tập trung sự chú ý và nguồn lực của Mỹ vào vị trí của Mỹ ở Alaska, đặc biệt là gần eo biển Bering, vốn là điểm nút để Trung Quốc tiếp cận Bắc Băng Dương. Continue reading “Nỗi ám ảnh của Trump về Greenland sẽ không đảm bảo an ninh cho Mỹ”

Đồng đô la Mỹ có thể suy yếu, nhưng nó vẫn là đồng tiền mạnh nhất

Nguồn: Eswar Prasad, “The Dollar May Be Down, but It’s Still on Top,” Foreign Affairs, 23/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao đồng tiền của nước Mỹ có thể sống sót sau cú phá hoại của Trump?

Năm ngoái, nước Mỹ tưởng chừng đã củng cố vị thế dẫn đầu của mình như một thiên đường cho đầu tư quốc tế. Sức mạnh nổi bật của nền kinh tế Mỹ so với các nền kinh tế lớn khác đã giúp giải thích tại sao giá trị đồng đô la lại tăng gần 10% vào mùa thu năm 2024. Nền kinh tế và thị trường lao động tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trước và sau lễ nhậm chức của Donald Trump. Và lạm phát dần quay trở lại mức mục tiêu khoảng 2% của Cục Dự trữ Liên bang. Continue reading “Đồng đô la Mỹ có thể suy yếu, nhưng nó vẫn là đồng tiền mạnh nhất”

29/05/1917: Ngày sinh John F. Kennedy

Nguồn: Future President John F. Kennedy is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, một trong những vị tổng thống được yêu mến nhất nước Mỹ, John Fitzgerald Kennedy, đã chào đời trong một gia đình có uy tín về chính trị và xã hội tại Brookline, Massachusetts. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên sinh ra và sau đó phục vụ trong thế kỷ 20.

Năm 1935, Kennedy nhập học tại Đại học Harvard và tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế với bằng danh dự vào năm 1940. Trong thời gian học tại đây, ông không may bị chấn thương lưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe suốt đời. Sau khi tốt nghiệp, Kennedy phục vụ trên một tàu phóng ngư lôi (patrol torpedo boat, PT) của Hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Năm 1952, ông đắc cử vào Hạ viện, sau đó phục vụ tại Thượng viện suốt bảy năm, bắt đầu từ năm 1953. Continue reading “29/05/1917: Ngày sinh John F. Kennedy”

Liệu Mỹ có đạt được một thỏa thuận tốt về vấn đề hạt nhân với Iran?

Nguồn: Richard Nephew, “Is a Good Iran Deal Possible?”, Foreign Affairs, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Trong số những quyết sách đối ngoại đi ngược lại sự đồng thuận mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện, ít có động thái nào đáng ngạc nhiên bằng việc nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran. Xét cho cùng, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), vào năm 2018. Và sau bốn năm chính quyền Biden không thể đàm phán một thỏa thuận thay thế JCPOA, triển vọng về một thỏa thuận mới dường như rất mong manh. Thay vào đó, trong bảy năm xen kẽ đó, Iran đã sản xuất đủ uranium được làm giàu gần cấp độ vũ khí cho nhiều đầu đạn. Continue reading “Liệu Mỹ có đạt được một thỏa thuận tốt về vấn đề hạt nhân với Iran?”

Thế giới hôm nay: 29/05/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một tòa án Mỹ đã chặn các mức thuế quan của Donald Trump, cho rằng tổng thống không có quyền quyết định chính sách thuế. Phán quyết này có thể là đòn giáng mạnh vào một trong những chính sách trọng tâm của Nhà Trắng. Thông thường, Quốc hội chứ không phải tổng thống mới có quyền áp thuế. Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ cho rằng việc ông Trump viện dẫn tình trạng khẩn cấp quốc gia để áp thuế là không hợp lệ theo luật liên bang. Chính quyền ngay lập tức tuyên bố sẽ kháng cáo. “Các thẩm phán không qua bầu cử không có quyền giải quyết một tình trạng khẩn cấp quốc gia,” phát ngôn viên của Nhà Trắng nói.

Elon Musk cho biết ông sẽ rời khỏi vai trò “nhân viên chính phủ đặc biệt” trong chính quyền Trump. Tỷ phú này đã dẫn đầu một nỗ lực cải tổ mạnh mẽ bộ máy nhà nước Mỹ thông qua Cơ quan Hiệu suất Chính phủ (DOGE). Ông từng chỉ trích dự luật ngân sách của ông Trump, cho rằng nó sẽ làm tăng hàng nghìn tỷ đô la nợ công. Gần đây, ông cho biết muốn dành nhiều thời gian hơn cho các doanh nghiệp của mình — vốn đang bị phản đối dữ dội. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/05/2025”

Khủng hoảng âm thầm nhen nhóm trong quan hệ Mỹ – Hàn

Nguồn: Christian Davies, “The ‘quiet’ crisis brewing between the US and South Korea,” Financial Times, 27/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Căng thẳng thương mại đang gia tăng, liên minh quân sự đang chịu áp lực, và chính trị nội bộ Hàn Quốc đang rối ren. Liệu Seoul có thể đàm phán để thoát khỏi tình hình này không?

Tháng này, Hàn Quốc và Mỹ đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung mới nhất. Các tàu khu trục và máy bay tuần tra đã diễn tập ứng phó với các cuộc xâm nhập tiềm tàng của máy bay không người lái và lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên qua biên giới trên biển. Continue reading “Khủng hoảng âm thầm nhen nhóm trong quan hệ Mỹ – Hàn”

Thế giới hôm nay: 28/05/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính quyền Trump được cho là đã yêu cầu các đại sứ quán Mỹ ngừng xếp lịch hẹn cấp thị thực sinh viên để chuẩn bị cho “một đợt mở rộng” yêu cầu rà soát mạng xã hội đối với người nộp đơn. Donald Trump muốn từ chối những sinh viên nước ngoài có tham gia vào các hoạt động phản kháng trong khuôn viên trường học. Trong khi đó, chính quyền dường như đang chuẩn bị chỉ đạo các cơ quan liên bang chấm dứt toàn bộ hợp đồng còn lại với Đại học Harvard, trị giá khoảng 100 triệu USD.

Ông Trump cảnh báo Vladimir Putin rằng ông ta đang “đùa với lửa” khi tiếp tục tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái. Tổng thống Mỹ đe dọa Nga bằng những điều “RẤT TỒI TỆ,” nhưng không nói rõ cụ thể là gì. Điện Kremlin đã bác bỏ phát biểu của ông Trump. Trong khi đó, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào Nga đã buộc hai sân bay ở Moscow phải tạm dừng các chuyến bay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/05/2025”

Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan

Nguồn: Nathan Attrill, “China’s love-bombing of Gen Z Taiwanese has its limits”, The Strategist, 26/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Thông qua việc sử dụng kết hợp các tour du lịch được trợ cấp, học bổng đại học, tuyên truyền kiểu TikTok và tiếp cận những người có ảnh hưởng, Bắc Kinh đang cố gắng thu phục thế hệ ở Đài Loan lớn lên cùng với dân chủ, tự do và ý thức sâu sắc về bản sắc Đài Loan tách biệt với Trung Quốc.

Nhưng chiến dịch này đã thành công đến mức nào? Và những hậu quả chính trị là gì? Mặc dù quyền lực mềm của Trung Quốc đã tạo được những bước đột phá về văn hóa – đặc biệt thông qua các ứng dụng phổ biến và nội dung về lối sống – nhưng nhìn chung, nó đã thất bại trong việc thay đổi niềm tin chính trị của giới trẻ Đài Loan. Kết quả là một thế hệ có ý thức chính trị hơn – một thế hệ ngày càng quen thuộc với các chiến thuật cưỡng chế được sử dụng chống lại họ. Continue reading “Giới hạn trong chiến lược của Trung Quốc nhằm lấy lòng Gen Z Đài Loan”

Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan

Nguồn: Oriana Skylar Mastro và Brandon Yoder,  “The Taiwan Tightrope,” Foreign Affairs, 20/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Răn đe là một hành động cân bằng, nhưng Mỹ đang bắt đầu gặp khó khăn trong khía cạnh này.

Trong lúc căng thẳng dâng cao ở Eo biển Đài Loan, cuộc tranh luận về chính sách tại Washington vẫn còn gây chia rẽ. Chiến lược của Mỹ nhìn chung xoay quanh việc ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan, và trong ba nhiệm kỳ tổng thống gần đây, chiến lược này bao gồm ba thành phần cốt lõi: tăng cường khả năng phòng thủ quân sự của Mỹ và Đài Loan; sử dụng ngoại giao để báo hiệu quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan, đồng thời trấn an Trung Quốc rằng Washington không ủng hộ hòn đảo giành độc lập; và sử dụng áp lực kinh tế để làm chậm nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Continue reading “Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan”