08/06/1968: Nghi phạm ám sát Martin Luther King Jr. bị bắt

Nguồn: James Earl Ray, suspect in Martin Luther King Jr. assassination, is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, James Earl Ray, một tù nhân vượt ngục người Mỹ, đã bị bắt ở London, Anh và bị buộc tội ám sát nhà lãnh đạo dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King Jr.

Vào ngày 04/04/1968, tại Memphis, khi đang đứng trên ban công bên ngoài căn phòng tầng hai của mình tại Motel Lorraine, King đã bị trọng thương do trúng đạn của một tay súng bắn tỉa. Tối hôm đó, một khẩu súng săn Remington .30-06 đã được tìm thấy trên vỉa hè gần một căn nhà trọ cách Motel Lorraine chỉ một dãy nhà. Trong vài tuần tiếp theo, khẩu súng săn, lời khai của các nhân chứng, và dấu vân tay trên vũ khí đều chỉ ra một nghi phạm duy nhất: tên tội phạm vượt ngục James Earl Ray. Continue reading “08/06/1968: Nghi phạm ám sát Martin Luther King Jr. bị bắt”

01/06/1968: Ngày mất Helen Keller

Nguồn: Writer and lecturer Helen Keller dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Helen Keller đã qua đời ở Easton, Connecticut, hưởng thọ 87 tuổi. Bị mù và điếc từ khi còn nhỏ, nhưng bà đã trở thành một nhà văn và giảng viên nổi tiếng thế giới.

Helen Adams Keller sinh ngày 27/06/1880 tại một trang trại gần Tuscumbia, Alabama. Dù chào đời khỏe mạnh, nhưng Keller không may mắc bệnh lúc 19 tháng tuổi, có lẽ là bệnh ban đỏ, khiến bà bị mù và điếc. Trong bốn năm tiếp theo, cô bé Keller chỉ quanh quẩn ở nhà, sống như một đứa trẻ câm điếc và ngỗ ngược. Lúc bấy giờ, chương trình giáo dục đặc biệt dành cho người mù và điếc chỉ mới bắt đầu, và mãi đến khi con gái đón sinh nhật thứ sáu, cha mẹ mới đưa Helen đến gặp một bác sĩ nhãn khoa có quan tâm đến người mù. Ông giới thiệu gia đình Keller với Alexander Graham Bell, người phát minh ra điện thoại và nhà tiên phong trong việc dạy nói cho người khiếm thính. Bell đã khám cho Helen và cử một giáo viên từ Viện Perkins Dành cho Người mù ở Boston đến đón cô bé. Continue reading “01/06/1968: Ngày mất Helen Keller”

16/05/1968: Công nhân biểu tình, rối loạn xã hội lan rộng ở Pháp

Nguồn: Worker protests mount in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tại Pháp, khủng hoảng tháng 5 đã leo thang khi các nhà máy và các ngành công nghiệp trên khắp đất nước quyết định tổng đình công, làm ngừng hoạt động phân phối báo chí, vận tải hàng không, và hai tuyến đường sắt lớn. Tính đến cuối tháng, đã có hàng triệu công nhân tham gia đình công, và nước Pháp dường như đang trên bờ vực của một cuộc cách mạng cánh tả cấp tiến. Continue reading “16/05/1968: Công nhân biểu tình, rối loạn xã hội lan rộng ở Pháp”

16/02/1968: Cuộc gọi 9-1-1 đầu tiên

Nguồn: First 9-1-1 call is placed in the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, cuộc gọi 911 chính thức đầu tiên đã được thực hiện tại Mỹ. Ngày nay, gần như toàn bộ 327 triệu công dân Mỹ coi việc gọi 911 là hành động mặc nhiên khi cần hỗ trợ khẩn cấp. Nhưng 911 thực ra là một phát minh tương đối mới và thậm chí không được đưa lên làm tiêu chuẩn tại Mỹ suốt nhiều năm sau khi nó được Quốc hội thông qua. Continue reading “16/02/1968: Cuộc gọi 9-1-1 đầu tiên”

02/02/1968: Bức ảnh tướng Loan hành quyết Nguyễn Văn Lém được chụp

Nguồn: Viet Cong officer is shot in the head; iconic photo taken, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào mùa đông năm 1968, Sài Gòn là một nơi hỗn loạn và đẫm máu. Ngày 30/1, lực lượng Bắc Việt đột nhiên tấn công với quân số áp đảo vào các mục tiêu trên khắp miền Nam, khiến quân Việt Nam Cộng hòa và các đồng minh Mỹ của họ bất ngờ. Sự kiện này cũng trở thành bằng chứng chống lại lời trấn an của Tổng thống Lyndon Johnson dành cho người Mỹ rằng họ sắp chiến thắng. Trong lúc quân đội Việt Nam Cộng hòa quay cuồng cố gắng thiết lập lại trật tự ở thủ đô của họ, một nhiếp ảnh gia người Mỹ đã chụp được một bức ảnh mang tính biểu trưng cho sự tàn khốc của cuộc xung đột. Continue reading “02/02/1968: Bức ảnh tướng Loan hành quyết Nguyễn Văn Lém được chụp”

26/11/1968: James P. Fleming giải cứu nhóm Lực lượng Đặc nhiệm

Nguồn: Air Force helicopter pilot rescues Special Forces team, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, khi trở về căn cứ từ một nhiệm vụ khác, Trung úy Không quân số 1 James P. Fleming và bốn phi công trực thăng Bell UH-1F khác đã nhận được một tin nhắn khẩn cấp từ một đội trực thuộc Lực lượng Đặc nhiệm của Quân đội Mỹ đang bị hỏa lực của đối phương chặn lại. Continue reading “26/11/1968: James P. Fleming giải cứu nhóm Lực lượng Đặc nhiệm”

22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô

Nguồn: Czechs protest against Soviet invasion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trên khắp các đường phố ở Praha và tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Thành phố New York, người Tiệp Khắc đã biểu tình phản đối việc Liên Xô xâm lược đất nước họ. Các cuộc biểu tình này nhằm nhấn mạnh sự tàn bạo của hành động xâm lược, đồng thời kêu gọi toàn thế giới cùng nhau lên án Liên Xô.

Ngày 21/08/1968, hơn 200.000 quân thuộc khối Hiệp ước Warsaw đã tràn sang Tiệp Khắc nhằm trấn áp những cải cách dân chủ và thị trường tự do do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Alexander Dubcek, đề xuất. Đàm phán giữa Dubcek và các nhà lãnh đạo của khối Liên Xô đã không thuyết phục được người đứng đầu Tiệp Khắc từ bỏ cương lĩnh cải cách của mình. Continue reading “22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô”

27/12/1968: Apollo 8 trở lại Trái Đất

Nguồn: Apollo 8 returns to Earth, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tàu Apollo 8, sứ mệnh có người lái đầu tiên lên Mặt Trăng, đã trở về Trái Đất an toàn sau hành trình lịch sử kéo dài 6 ngày.

Ngày 21/12, Apollo 8 được phóng đi bằng tên lửa ba tầng Saturn 5 từ Mũi Canaveral, Florida, mang theo các phi hành gia Frank Borman, James Lovell, Jr. và William Anders. Trong đêm Giáng sinh, các phi hành gia đã đi vào quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng, trở thành tàu vũ trụ có người lái đầu tiên từng làm như vậy. Suốt 10 vòng quay quanh quỹ đạo Mặt Trăng của Apollo 8, hình ảnh đã được truyền hình trực tiếp gửi về nhà, với rất nhiều những bức ảnh ngoạn mục chụp Trái Đất và Mặt Trăng từ tàu vũ trụ. Continue reading “27/12/1968: Apollo 8 trở lại Trái Đất”

26/08/1968: Người biểu tình bao vây hội nghị Đảng Dân chủ

Nguồn: Democratic convention besieged by protesters, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1968, khi Hội nghị Toàn quốc của Đảng Dân chủ đang diễn ra ở Chicago, hàng nghìn người biểu tình chống chiến tranh đã xuống đường để phản đối cuộc chiến tại Việt Nam và sự ủng hộ cuộc chiến của ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ – Phó Tổng thống Hubert Humphrey.

Trong bốn ngày diễn ra hội nghị được xem là bạo lực nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, cảnh sát và lực lượng Vệ binh Quốc gia đã đụng độ với người biểu tình bên ngoài toà nhà International Amphitheater. Hàng trăm người, bao gồm cả những người qua đường vô tội, đã bị đánh đập bởi cảnh sát Chicago. Continue reading “26/08/1968: Người biểu tình bao vây hội nghị Đảng Dân chủ”

14/06/1968: Nhà hoạt động chống chiến tranh Benjamin Spock bị kết án

Nguồn: Dr. Spock convicted for aiding draft resisters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Tiến sĩ Benjamin Spock và ba người khác, gồm cả vị Tuyên úy từ Đại học Yale, William Sloane Coffin, Jr., đã bị một bồi thẩm đoàn Tòa án Liên bang Khu vực tại Boston tuyên có tội trước các cáo buộc âm mưu hỗ trợ, khuyến khích và tư vấn cho những người đăng ký nghĩa vụ quân sự vi phạm Đạo luật Tuyển chọn Quân dịch.

Trong thời kỳ chính quyền Johnson, Spock, một bác sĩ và là tác giả cuốn sách nổi tiếng The Common Sense Book of Baby and Child Care (Thường thức về chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), là nhân vật luôn xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh. Continue reading “14/06/1968: Nhà hoạt động chống chiến tranh Benjamin Spock bị kết án”

25/01/1968: Tàu ngầm Israel mất tích bí ẩn

Nguồn: Israeli sub vanishes, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1968, tàu ngầm Dakar chở 69 thủy thủ của Israel đã biến mất vĩnh viễn. Số phận chính xác của con tàu đến nay vẫn là một bí ẩn.

Dakar được đóng vào giai đoạn đỉnh điểm của Thế chiến II bởi Xưởng đóng tàu H.M Dockyard và được hải quân Anh đưa vào biên chế với tên gọi HMS Totem vào năm 1943. Sau chiến tranh, chiếc tàu đã được sửa chữa, thêm 3,6m chiều dài và loại bỏ một số ụ súng. Israel đã mua lại con tàu cùng hai chiếc khác tương tự từ Anh năm 1965. Ngày 10/11/1967, hải quân Israel chính thức đưa con tàu vào vận hành với tên gọi Dakar. Sau các buổi thử nghiệm gần Scotland, Dakar đã được sắp xếp để khởi hành đến Haifa ở Israel cho một buổi lễ chính thức vào đầu tháng Hai. Continue reading “25/01/1968: Tàu ngầm Israel mất tích bí ẩn”

21/12/1968: Apollo 8 đi vào quỹ đạo Mặt Trăng

Nguồn: Apollo 8 departs for moon’s orbit, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tàu Apollo 8, tàu du hành có người lái đầu tiên lên Mặt Trăng, được phóng thành công từ Mũi Canaveral, Florida, mang theo các phi hành gia Frank Borman, James Lovell, Jr. và William Anders.

Vào đêm Giáng sinh, các phi hành gia đã đi vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng, trở thành tàu vũ trụ có người lái đầu tiên từng làm như vậy. Trong 10 lần Apollo 8 đi vào quỹ đạo Mặt Trăng, hình ảnh truyền hình vệ tinh đã được gửi về nhà cùng những bức ảnh ngoạn mục chụp Trái Đất và Mặt Trăng từ tàu vũ trụ. Ngoài việc là người đầu tiên nhìn toàn bộ trái đất, ba phi hành gia trên tàu cũng là những người đầu tiên nhìn thấy mặt tối của Mặt Trăng. Continue reading “21/12/1968: Apollo 8 đi vào quỹ đạo Mặt Trăng”

25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp

Nguồn: Johnson meets with the “Wise Men”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1968, sau khi được Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford cho biết rằng Chiến tranh Việt Nam là một “thất bại đích thực”, Tổng thống Johnson, vốn vẫn chưa chắc chắn về kế hoạch hành động của mình, đã quyết định triệu tập một hội đồng bao gồm gồm chín cố vấn tổng thống đã nghỉ hưu. Nhóm này được biết đến với tên gọi Các Nhà Lão Thành (“Wise Men”), trong đó có các vị tướng đáng kính như Omar Bradley và Matthew Ridgway, những nhân vật nổi tiếng của Bộ Ngoại giao như Dean Acheson và George Ball, và McGeorge Bundy, cố vấn An ninh Quốc gia cho cả chính quyền Kennedy và Johnson. Continue reading “25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp”

20/03/1968: Tướng Mỹ bình luận về chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Retired Marine Commandant comments on conduct of war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1968, Cựu Tư lệnh Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, Tướng David Shoup, ước tính rằng sẽ cần tới 800.000 lính chỉ để bảo vệ các trung tâm dân cư tại Nam Việt Nam. Ông tuyên bố thêm rằng Hoa Kỳ chỉ có thể đạt được chiến thắng quân sự bằng cách xâm lược miền Bắc, nhưng cho rằng một chiến dịch như vậy sẽ không đáng với cái giá phải trả. Continue reading “20/03/1968: Tướng Mỹ bình luận về chiến tranh Việt Nam”

16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân

Nguồn: Tet Offensive results in many new refugees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, các quan chức Mỹ công bố báo cáo rằng, ngoài 800.000 người được liệt kê vào diện tị nạn trước ngày 30/01, giao tranh trong Tết Mậu Thân đã khiến thêm 350.000 người phải đi tị nạn.

Cuộc tấn công của lực lượng Cộng sản, được gọi là chiến dịch Tết Mậu Thân, bắt đầu vào rạng sáng ngày 31/01, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết. Lực lượng Việt Cộng, với sự hỗ trợ của một số lượng lớn quân đội Bắc Việt, đã tiến hành cuộc tấn công lớn nhất và có phối hợp tốt nhất trong chiến tranh, thọc sâu vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam và tấn công 30 tỉnh lị, từ Đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ). Continue reading “16/02/1968: Làn sóng tị nạn bùng nổ sau Tết Mậu Thân”

29/11/1968: Cộng sản thề phá hủy Chương trình Phụng Hoàng

Nguồn: Communists vow to smash Phoenix program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, lãnh đạo Việt Cộng đã ra mệnh lệnh phá hủy Chương trình Phụng Hoàng (Phoenix program). Đài phát thanh Hà Nội đã phát sóng một chỉ thị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi một cuộc tấn công nhằm “tiêu diệt hoàn toàn” lực lượng liên quân, đồng thời nhấn mạnh việc phải xóa sổ Chương trình Phụng Hoàng.

Chương trình Phụng Hoàng là một sáng kiến an ninh cấp xã ấp do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) điều hành dựa trên cơ sở tập trung, thu thập thông tin tình báo nhằm xác định và loại bỏ cơ sở Việt Cộng- nhất là đảng viên và cán bộ chính trị cấp cao của Mặt trận Dân tộc. Continue reading “29/11/1968: Cộng sản thề phá hủy Chương trình Phụng Hoàng”

21/01/1968: Trận Khe Sanh bắt đầu

Nguồn: Battle for Khe Sanh begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, một trong những trận đánh được biết đến nhiều nhất và gây tranh cãi nhất trong Chiến tranh Việt Nam đã nổ ra tại căn cứ Khe Sanh, nằm cách khu vực phi quân sự (DMZ) 14 dặm và cách biên giới Lào 6 dặm.

Bị Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm đóng từ một năm trước đó, căn cứ Khe Sanh, vốn là một tiền đồn cũ của thực dân Pháp, đã được sử dụng làm căn cứ tiến hành các chuyến tuần tra tiền phương, đồng thời là điểm xuất phát tiềm năng cho các chiến dịch dự tính trong tương lai nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào. Continue reading “21/01/1968: Trận Khe Sanh bắt đầu”

05/01/1968: “Mùa xuân Praha” bắt đầu

Nguồn: Prague Spring begins in Czechoslovakia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Alexander Dubček, một người Slovakia ủng hộ cải cách tự do, đã trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, thay cho Antonin Novotny, cựu lãnh đạo theo đường lối kiểu Stalin. Trong vài tháng đầu tiên nắm quyền, Dubček đã tiến hành một loạt cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng, bao gồm cả gia tăng tự do ngôn luận và phục hồi quyền cho các nhà bất đồng chính trị. Nỗ lực của Dubček để thành lập “chế độ cộng sản với khuôn mặt con người” đã được ủng hộ trên khắp cả nước, và giai đoạn tự do ngắn ngủi này đã được gọi là Mùa xuân Praha. Continue reading “05/01/1968: “Mùa xuân Praha” bắt đầu”

30/01/1968: Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu

cholon

Nguồn:Tet Offensive begins”, History.com (truy cập ngày 29/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Rạng sáng ngày đầu tiên của đợt ngừng bắn Tết Mậu Thân năm 1968, các lực lượng Việt Cộng – được hỗ trợ bởi một số lượng lớn quân Bắc Việt – đã bắt đầu các cuộc tấn công lớn nhất và được phối hợp tốt nhất trong Chiến tranh Việt Nam, đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất của Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị trải dài từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ).

Trong số các thành phố bị chiếm trong bốn ngày đầu tiên của cuộc tấn công có Huế, Đà Lạt, Kontum, và Quảng Trị; và ở phía Bắc (của Nam Việt Nam), tất cả năm thị xã tỉnh lỵ đã bị đánh chiếm. Đồng thời, lực lượng Việt Cộng đã pháo kích nhiều sân bay và các căn cứ của quân Đồng Minh. Continue reading “30/01/1968: Cuộc tấn công Tết Mậu Thân bắt đầu”

23/12/1968: Triều Tiên trao trả tàu tình báo Mỹ

uss-pueblo-crew

Nguồn:Crew of USS Pueblo released by North Korea,” History.com (truy cập ngày 22/12/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1968, thủy thủ đoàn và truyền trưởng tàu thu thập tin tức tình báo Pueblo của Mỹ đã được thả tự do sau 11 tháng bị chính phủ Triều Tiên giam giữ. Con tàu, cùng thủy thủ đoàn gồm 83 người, bị các tàu chiến Triều Tiên bắt giữ ngày 23 tháng 1 và bị cáo buộc xâm nhập vào vùng lãnh hải của Bắc Triều Tiên.

Vụ bắt giữ đã khiến Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson tức giận. Sau này, ông tuyên bố ông hết sức nghi ngờ (dù không có bằng chứng) rằng sự kiện tàu Pueblo, diễn ra chỉ ít ngày trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của các lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam, là một đòn phối hợp đánh lạc hướng. Tuy nhiên, trong thời gian đó, Johnson đã phản ứng một cách thụ động. Continue reading “23/12/1968: Triều Tiên trao trả tàu tình báo Mỹ”