Trung Quốc trở thành mục tiêu mới của các nhóm thánh chiến Hồi giáo

Nguồn: Raffaello Pantucci, “How China Became Jihadis’ New Target”, Foreign Policy, 22/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các tổ chức khủng bố quốc tế từ lâu chỉ coi Bắc Kinh là một mục tiêu thứ yếu. Điều đó đã thay đổi.

Đầu tháng 10, một kẻ đánh bom của Nhà nước Hồi giáo-Khorasan đã giết chết gần 50 người tại một nhà thờ Hồi giáo ở Kunduz, Afghanistan. Việc nhóm chiến binh nhận trách nhiệm về vụ tấn công không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng trong một diễn biến mới đáng lo ngại đối với Bắc Kinh, họ cũng quyết định liên hệ vụ thảm sát với Trung Quốc: Nhóm này nói rằng kẻ đánh bom là người Duy Ngô Nhĩ và cuộc tấn công là nhằm trừng phạt Taliban vì đã hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc bất chấp các hành động của Trung Quốc chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Continue reading “Trung Quốc trở thành mục tiêu mới của các nhóm thánh chiến Hồi giáo”

Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan

Nguồn: Gideon Rachman, “Afghanistan is now part of the post-American world”, Financial Times, 16/08/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc Kabul rơi vào tay Taliban – 20 năm sau khi lực lượng này bị đánh đuổi – sẽ chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ ở Afghanistan, có thể trong nhiều thập niên. Theo nghĩa đó, sự kiện này có thể được so sánh với cuộc lật đổ quốc vương (Shah) của Iran năm 1979, sự thất thủ của Sài Gòn năm 1975, hay cuộc cách mạng Cuba năm 1959.

Với việc Mỹ không còn hiện diện, Taliban sẽ tìm cách xây dựng quan hệ với một loạt các chủ thể khác, bao gồm Trung Quốc, Pakistan và các quốc gia vùng Vịnh. Các nhà cầm quyền mới của Afghanistan dường như háo hức được quốc tế công nhận, cũng như mong đợi các quan hệ thương mại và viện trợ xuất phát từ đó. Mong muốn đó có thể khiến Taliban tiết chế các hành động cuồng tín của mình. Continue reading “Hậu quả của việc Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan”

Vì sao khủng bố bỏ cuộc?

Tác giả: Quinton Temby | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Why Terrorists Quit: The Disengagement of Indonesian Jihadists. Tác giả: Julie Chernov Hwang. Ithaca, New York: Cornell University Press, 2018. Bìa cứng: 206 trang.

Theo một đề tài nghiên cứu nổi tiếng của David C. Rapoport, khủng bố có nhiều thế hệ. Tuy nhiên thế hệ “Tôn giáo cực đoan” sẽ khó phân tích hơn. Các phần tử Hồi giáo Thánh chiến của các thế hệ trước, bao gồm những kẻ không tặc trong vụ 11 tháng 9, dần được thay thế bởi thế hệ iGeneration. Với những phần tử trẻ này, những vụ khủng bố kiểu như 11 tháng 9 đã lỗi thời giống như buồng điện thoại và mạng dial-up. Thế hệ “Tôn giáo cực đoan” này dường như không có hồi kết.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng có những phần tử khủng bố cực đoan đã từ bỏ phong trào này. Đây là đề tài của cuốn sách Why Terrorists Quit: The Disengagement of Indonesian Jihadists (Vì sao khủng bố Bỏ cuộc: Từ bỏ Phong trào Hồi giáo Cực đoan ở Indonesia) của Julie Chernov Hwang. Cuốn sách của Hwang dựa nhiều vào tội phạm học hơn là khủng bố học với việc nghiên cứu tại sao tội phạm tự giác ngừng phạm tội. Tuy nhiên, nghiên cứu vì sao các phần tử khủng bố bỏ phong trào lại rất hiếm mặc dù những năm gần đây đã có nhiều tài trợ cho các chương trình thử nghiệm nhằm chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Continue reading “Vì sao khủng bố bỏ cuộc?”

Tử huyệt của châu Phi trước chủ nghĩa cực đoan bạo lực

Nguồn: Mohamed Yahya, “Africa’s Unique Vulnerability to Violent Extremism”, Project Syndicate, 09/01/2017.

Biên dịch: Phạm Thị Xuân Hồng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Châu Phi phải gánh chịu hậu quả về tổn thất nhân mạng, nền kinh tế suy sụp, và các mối quan hệ gãy đổ vì chủ nghĩa khủng bố. Đây là châu lục mà al-Qaeda khơi mào cuộc chiến chống Mỹ vào năm 1998 bằng cách đánh bom các tòa đại sứ nước này tại Nairobi, Kenya và Dar es Salaam, Tanzania; nơi tổ chức khủng bố Boko Haram bắt cóc 276 nữ sinh người Nigeria vào năm 2014; và nơi 147 học sinh bị giết khi đang ngủ tại trường Đại học Garissa ở Kenya vào năm 2015.

Trong khi những sự vụ tấn công này khiến thế giới phải chú ý, phần lớn công chúng không nhận ra rằng chỉ trong năm năm qua, 33.000 người đã chết vì bạo lực liên quan đến khủng bố tại châu Phi. Chủ nghĩa cực đoan bạo lực cùng các phe nhóm ủng hộ nó đang đe dọa làm đảo ngược những nỗ lực phát triển của châu Phi không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong nhiều thập niên tới. Continue reading “Tử huyệt của châu Phi trước chủ nghĩa cực đoan bạo lực”

16/07/2002: Bush đưa ra chiến lược An ninh Nội địa

Nguồn: Bush unveils strategy for homeland security, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã tuyên bố kế hoạch tăng cường an ninh nội địa sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở New York và Washington, khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Ngay sau thảm họa, trong một nỗ lực ngăn chặn đổ máu trên đất Mỹ, Tổng thống Bush đã tiến hành một cuộc cải tổ lớn về an ninh, tình báo và các hệ thống phản ứng khẩn cấp của quốc gia thông qua việc thành lập Văn phòng An ninh Nội địa thuộc Nhà Trắng. Vào cuối tháng đó, Bộ An ninh Nội địa được thành lập như một cơ quan của liên bang. Đó là một phần trong nỗ lực hai gọng kìm, bao gồm cả các hành động tấn công phủ đầu chống lại những kẻ khủng bố ở các nước khác, để bắt đầu cuộc chiến chống khủng bố. Continue reading “16/07/2002: Bush đưa ra chiến lược An ninh Nội địa”

Lý do gia tăng khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ

Nguồn: Michael Clarke, “Does China have itself to blame for the trans-nationalisation of Uyghur terrorism?”, East Asia Forum, 30/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 15/02/2017, ba kẻ khủng bố người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) đã dùng dao tấn công một khu vực dân cư ở thị trấn Pishan, huyện Khotan thuộc Khu tự trị Tân Cương, làm chết năm người. Ngay sau vụ tấn công, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt cuộc tuần hành đông người tuyên thệ chống khủng bố vào các ngày 16-17/02 tại thủ phủ Urumqi và các thành phố lớn ở miền Nam là Kashgar và Khotan.

Ngày 27/02, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tung ra một đoạn video tuyên truyền mô tả “khung cảnh cuộc sống của những người di cư từ vùng Đông Turkistan (Tân Cương) đến Vương quốc Hồi giáo (Caliphate)”. Trong đoạn phim, một chiến binh người Duy Ngô Nhĩ đe dọa biến Trung Quốc thành “biển máu” để trả thù cho sự đàn áp người Hồi giáo của Trung Quốc ở Tân Cương. Continue reading “Lý do gia tăng khủng bố của người Duy Ngô Nhĩ”

Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?

pak-ter

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Pakistani Mecca of Terror”, Project Syndicate 13/10/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần bảy thập niên sau khi được thành lập như là nhà nước cộng hòa Hồi giáo đầu tiên của thời kỳ hậu thuộc địa, Pakistan đang ngấp nghé bên bờ vực thẳm. Nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, và các nguồn lực khan hiếm. Chính phủ thì không ổn định, không hiệu quả và gặp rắc rối với các khoản nợ. Quân đội – cùng với Cơ quan tình báo (Inter – Service Intelligence – ISI) khó kiểm soát (rogue) của mình, bao gồm mạng lưới điệp viên và cảnh sát mật của quốc gia này – được miễn trừ khỏi sự giám sát dân sự, tạo điều kiện cho lực lượng này duy trì và tăng cường các mối quan hệ của mình với khủng bố.

Một Pakistan được vũ trang hạt nhân bây giờ đang đứng trước nguy cơ trở thành một quốc gia thất bại. Nhưng thậm chí nếu nó không thất bại, mối quan hệ giữa các nhóm khủng bố và lực lượng quân đội đầy quyền lực của Pakistan làm gia tăng sự lo ngại về khủng bố hạt nhân – một mối nguy cực lớn khiến Hoa kỳ phải chuẩn bị một kế hoạch dự phòng sẵn sàng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân đang tăng nhanh của quốc gia này nếu cần. Continue reading “Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?”

Chiến lược của ISIS tại châu Âu

isis-637888

Nguồn: Omar Ashour, “The Islamic State’s European Strategy”, Project Syndicate, 01/09/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tấn công khủng bố do các thành viên và những người ủng hộ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) thực hiện trong năm qua đã làm gióng lên hồi chuông báo động tại châu Âu, nhưng theo Cơ sở Dữ liệu Khủng bố Toàn cầu, mức độ thường xuyên của chúng vẫn chưa nghiêm trọng bằng mức mà châu Âu đã trải qua hồi những năm 1970. Tuy nhiên, trong khi những làn sóng khủng bố trước đó tại châu Âu bắt nguồn từ các mâu thuẫn nội bộ, làn sóng chết chóc hiện nay có liên quan đến sự bất ổn bên ngoài lục địa.

Những cuộc tấn công gần đây nhất đang nổi lên từ khoảng chân không chính trị được tạo ra sau sự sụp đổ của những nhà lãnh đạo độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi. Vì vậy, do bạo lực tại Syria, Iraq, và Libya; cũng như tình trạng chia rẽ lớn tại Ai Cập; hay tình hình an ninh mong manh tại Tunisia và Algeria không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc, nên có ít căn cứ để tin rằng những đợt tấn công tại châu Âu sẽ nhanh chóng chấm dứt. Continue reading “Chiến lược của ISIS tại châu Âu”

Phân tích chiến lược của Nhà nước Hồi giáo

isis

Nguồn: Fawaz A. Gerges, “The Strategic Logic of the ISIS”, Project Syndicate, 09/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tiếp tục đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với không chỉ khu vực Trung Đông, mà còn đối với toàn thế giới. Dù các nỗ lực của Mỹ và đồng minh đã ít nhiều làm suy yếu ISIS, việc phá tan hoàn toàn tổ chức này lại là một bài toán nan giải, và các cuộc tấn công khủng bố do chúng tạo cảm hứng tiếp tục diễn ra tại các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, từ Brussels cho tới Bangladesh.

Để tìm ra cách thức tiêu diệt tận gốc ISIS, trước hết chúng ta cần hiểu thấu đáo chiến thuật của nó. Có một điều rõ ràng là dù cho các cuộc tấn công khủng bố quốc tế liên quan tới ISIS có vẻ như mang tính ngẫu nhiên, thì thực ra cuộc thánh chiến toàn cầu của tổ chức này có một logic chiến lược đàng hoàng. Continue reading “Phân tích chiến lược của Nhà nước Hồi giáo”

Sự kiện 11/9 (September 11 Attacks)

the_september_11th_terrorist_attacks

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Sự kiện 11/9 là sự kiện liên quan đến một loạt cuộc tấn công cảm tử do nhóm khủng bố al-Qaeda thực hiện tại Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Buổi sáng hôm đó, 11 tên không tặc đã cùng lúc cướp 4 chiếc máy bay dân sự nội địa, 2 trong số đó đã đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center – WTC) tại thành phố New York, khiến tất cả các hành khách trên 2 chiếc máy bay cùng hàng nghìn người khác đang làm việc trong tòa nhà thiệt mạng. Cả 2 tòa tháp đổ sập trong vòng 2 giờ, khiến những tòa nhà gần đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chiếc máy bay thứ 3 đâm vào Lầu Năm Góc, tổng hành dinh Bộ Quốc phòng Mỹ, tại Arlington, Virginia, cách thủ đô Washington D.C không xa. Chiếc máy bay thứ 4 rơi xuống một cánh đồng gần Shankvilles thuộc bang Pennsylvania sau khi các hành khách và đội bay chống cự với những tên không tặc để giành quyền kiểm soát chiếc máy bay. Continue reading “Sự kiện 11/9 (September 11 Attacks)”

Nguồn gốc chủ nghĩa thánh chiến ở châu Âu hiện nay

Islamists-Danger-Europe

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Making of Euro-Jihadism”, Project Syndicate, 05/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhà sử học người Bỉ Henri Pirenne đã liên hệ việc châu Âu trở thành một lục địa Thiên chúa giáo vào thế kỷ thứ 8 với sự tuyệt giao với Hồi giáo. Pirenne có lẽ sẽ không bao giờ ngờ được rằng sẽ xuất hiện một khu ổ chuột Hồi giáo ở Brussels, chứ chưa nói đến việc nó sẽ trở thành  trung tâm của chủ nghĩa thánh chiến, với những tín đồ Hồi giáo trẻ tuổi giận dữ và bị gạt ra rìa – những người nổi loạn chống lại châu Âu ngay bên trong biên giới của nó.

Sự tách biệt (với Hồi giáo) không phải là lựa chọn ở ngày nay.  Nhưng một kiểu kết hợp hài hòa được học giả Hồi giáo Tariq Ramadan ủng hộ cũng không phải là một lựa chọn. Ramadan, cháu trai của nhà sáng lập nên Tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, là một công dân Thụy Sỹ và trú tại Vương quốc Anh, người đã biện luận rằng các đạo đức và giá trị Hồi giáo nên được đưa vào hệ thống châu Âu. Sau đó, châu Âu sẽ không chỉ khoan dung với Hồi giáo, mà còn xem nó như một phần không thể thiếu. Continue reading “Nguồn gốc chủ nghĩa thánh chiến ở châu Âu hiện nay”

Làn sóng thánh chiến thứ tư

PX*3924134

Nguồn: Carl Bildt, “The Fourth Jihadist wave”, Project Syndicate, 22/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các ngôn từ mạnh mẽ đã xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc tranh luận về việc làm thế nào để chống lại mối đe dọa khủng bố thánh chiến. Những người dẫn các chương trình tọa đàm trên truyền hình dự đoán về thời điểm giành lại quyền kiểm soát Raqqa thuộc Syria hay Mosul thuộc Iraq từ tay Nhà nước Hồi giáo (ISIS), hàm ý rằng việc giải phóng những thành phố này ít nhất là sẽ đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt vấn đề. Và vào tháng 12, Ted Cruz, một ứng viên Cộng hòa trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ, còn đi xa tới mức nói về những cuộc tấn công hạt nhân (nhằm vào ISIS) như sau: “Tôi không biết liệu cát có thể phát sáng trong bóng tối không, nhưng chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho điều đó,” ông nói. Continue reading “Làn sóng thánh chiến thứ tư”

5 lý do châu Âu là mục tiêu hàng đầu của khủng bố

kbo

Nguồn:These 5 Facts Explain Why Europe Is Ground Zero for Terrorism, Time Magazine, 22/03/2016

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Vụ đánh bom hôm thứ ba tại Brussels đánh dấu cuộc tấn công khủng bố lớn thứ ba trong vòng 15 tháng qua. 5 lý do dưới đây giải thích vì sao Châu Âu là nạn nhân hàng đầu của khủng bố Hồi giáo.

  1. Khởi điểm

Chuỗi khủng bố bạo lực bắt đầu tại Brussels vào tháng 5 năm 2014, khi một chiến binh người Pháp liên quan tới ISIS nã súng vào một bảo tàng Do Thái ở Brussels làm thiệt mạng 3 người. Tiếp theo là vụ nổ súng tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris, rồi một cuộc tấn công vào một diễn đàn tự do tại Đan Mạch, những cuộc tấn công tại nhà hát Bactaclan và sân vận động Stade de France tại Paris, và giờ đây là vụ đánh bom ở Brussels. Continue reading “5 lý do châu Âu là mục tiêu hàng đầu của khủng bố”

Từ ‘vụ án mạng đầu tiên’ đến chủ nghĩa khủng bố hiện đại

cainabel

Tác giả:  Nghiêm Anh Thảo

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần nghe qua câu chuyện về Cain và Abel trong Kinh Thánh. Cain và Abel là hai người con trai đầu tiên của Adam và Eve. Cain làm ruộng, và Abel chăn chiên. Chuyện kể rằng, khi hai người mang lễ vật của mình đến dâng lên Chúa Trời, Ngài chỉ nhận lễ vật của Abel, còn khước từ phần của Cain. Điều này làm Cain rất buồn bực và tức tối trong lòng. Một ngày nọ khi hai anh em đang ở ngoài đồng, Cain đã xông đến tấn công và giết chết em trai mình.

Câu chuyện vẫn còn tiếp diễn, nhưng đọc đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc: “Tại sao Chúa chỉ nhận lễ vật của Abel?” “Cain đã có lòng mang của tế lễ đến dâng hiến, tại sao Ngài lại từ chối?” “Nếu Chúa nhận của cả hai người thì chẳng phải mọi chuyện đã tốt đẹp cả rồi sao? Tại sao Ngài lại có một quyết định gây hiềm khích như vậy?” Continue reading “Từ ‘vụ án mạng đầu tiên’ đến chủ nghĩa khủng bố hiện đại”

Pháp có nên tước quốc tịch của các phần tử khủng bố?

Wanted terrorists

Nguồn: Raphaël Hadas-Lebel, “France’s Citizenship Test,” Project Syndicate, 10/03/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu hồi tháng 11 năm ngoái ở Paris, đã có một cuộc tranh cãi nảy lửa về việc có nên tước quốc tịch của những người bị buộc tội khủng bố hay không. Trong khi có giá trị biểu tượng đáng kể, động thái này sẽ có ít ảnh hưởng thực tế. Tuy nhiên những bất đồng sâu sắc về vấn đề này vẫn tiếp tục lấn át thảo luận về những chủ đề quan trọng hơn, như tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao – và nhiều khả năng sẽ tiếp tục như vậy.

Vấn đề tước quốc tịch được đưa ra vào ngày 16/11/2015, chỉ ba ngày sau các vụ tấn công khủng bố, khi Tổng thống François Holland công bố một loạt các biện pháp bảo vệ chống lại mối đe doạ khủng bố, bao gồm kéo dài thêm 3 tháng tình trạng khẩn cấp được ban bố trong đêm diễn ra các vụ tấn công. Continue reading “Pháp có nên tước quốc tịch của các phần tử khủng bố?”

Làm sao đánh bại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan?

Extremism_1913643b

Nguồn: Tony Blair, “Defeating Islamic Extremists in 2016”, Project Syndicate, 08/01/2016.

Biên dịch: Ngô Tuyết Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Danh sách các hoạt động khủng bố Hồi giáo cực đoan năm 2015 thật dài và khủng khiếp. Hầu như tháng nào cũng có người bị giết dưới danh nghĩa của một hệ tư tưởng tai hại.

Trong tháng 1 có khoảng 2.000 người đã bị thảm sát ở thị trấn Baga, Nigeria; 38 người thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe hơi diễn ra tại thủ đô Sana’a, Yemen và 60 người đã bị giết trong lúc đang cầu nguyện tại một Thánh đường Hồi giáo ở thành phố Shikarpur, Pakistan. Tháng 6, hơn 300 người chết hoặc bị thương trong các vụ tấn công ở khu vực Diffa, Đông Nam Niger, ở thành phố Kuwait và ở Sousse, Tunisia. Tháng 11, gần 200 người đã thiệt mạng dưới bàn tay của những kẻ khủng bố ở Sarajevo, Beirut và Paris. Sau đó, vào đầu tháng 12, một vụ xả súng với quy mô lớn đã diễn ra tại thành phố San Bernardino, bang California, Mỹ. Continue reading “Làm sao đánh bại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan?”

Cách đánh bại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến

jihad-5

Nguồn: George Soros, “How to fight Jihadi terrorism”, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những xã hội mở luôn ở trong tình trạng nguy hiểm. Điều này đặc biệt đúng với Mỹ và châu Âu ngày nay do những cuộc tấn công khủng bố ở Paris và nhiều nơi khác, cũng như vì cách mà Mỹ và châu Âu, đặc biệt là nước Pháp, đã phản ứng lại các cuộc tấn công đó.

Những tổ chức khủng bố thánh chiến, như Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và Al Qaeda, đã khám phá ra gót chân Achilles của xã hội phương Tây: đó là nỗi sợ hãi trước cái chết. Bằng việc châm ngòi cho nỗi sợ hãi đó qua những cuộc tấn công kinh hoàng và những video tàn bạo, những kẻ tuyên truyền cho ISIS đã đánh thức và khuếch đại tâm lý đó, dẫn tới tình trạng những con người vốn vẫn thường lý trí trong các xã hội mở trở nên không còn lý trí nữa. Continue reading “Cách đánh bại chủ nghĩa khủng bố thánh chiến”

Cuộc chiến chống khủng bố giả vờ của Ả-rập Xê-út

1031830831

Nguồn: Brahma Chellaney, “Saudi Arabia’s Phony War on Terror,” Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc ngăn chặn tai họa chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo là bất khả nếu không ngăn chặn được tư tưởng thúc đẩy nó: Chủ nghĩa Wahhab (đặt tên theo người sáng lập là Muhammad Ibn Abd al-Wahhab – NBT), một nhánh thuộc chủ nghĩa chính thống cực đoan dòng Sunni tôn thờ thánh Alah như vị chúa trời duy nhất cũng như tán dương các cuộc thánh chiến Hồi giáo mà sự bành trướng quốc tế của nó đã được bảo trợ bởi các quốc gia Hồi giáo giàu dầu mỏ, đặc biệt là Ả-rập Xê-út. Đó là lý do tại sao liên minh chống khủng bố do quốc gia này dẫn dắt mới được thông báo gần đây, Liên minh Quân sự Hồi giáo Chống Khủng bố, vấp phải sự hoài nghi sâu sắc. Continue reading “Cuộc chiến chống khủng bố giả vờ của Ả-rập Xê-út”

Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS

6582-1n8qj03

Nguồn: Jim Tankersley,”The most controversial theory for what’s behind the rise of ISIS”, The Washington Post, 30/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một năm sau khi tác phẩm gây bão dày 700 trang có tựa đề “Tư bản trong thế kỷ 21” dẫn đầu danh sách bán chạy nhất nước Mỹ, tác giả của nó – Thomas Piketty – đã đưa ra một luận điểm mới về bất bình đẳng thu nhập. Quan điểm này có thể còn gây nhiều tranh cãi hơn cả cuốn sách của ông, hiện vẫn tiếp tục gây ra nhiều cuộc tranh luận trong giới chính trị và kinh tế.

Quan điểm mới mà Piketty giải thích gần đây trên tờ báo tiếng Pháp Le Monde như sau: Bất bình đẳng là động lực chính gây ra nạn khủng bố Trung Đông, bao gồm những cuộc tấn công mà Nhà nước Hồi giáo (ISIS) gây ra tại Paris đầu tháng này – và các quốc gia phương Tây phải tự trách mình vì đã gây nên sự bất bình đẳng đó. Continue reading “Lý thuyết gây tranh cãi của Piketty về sự trỗi dậy của ISIS”

Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?

isis_20

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Blinded by ISIS”, Project Syndicate, 04/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Kể từ cuộc tàn sát ở Paris tháng trước, trong cộng đồng quốc tế xuất hiện một ý kiến dường như đang được nhiều người tán đồng: Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) chỉ có thể bị đánh bại bằng một cuộc xâm lược trên mặt đất nhằm thẳng vào “nhà nước” của chúng. Niềm tin này là ảo tưởng. Ngay cả khi phương Tây và các đồng minh tại khu vực này (bao gồm người Kurd, phe đối lập Syria, Jordan và các quốc gia Ả-rập Sunni khác) có thể nhất trí về việc bên nào sẽ cung cấp lực lượng bộ binh chủ lực, thì ISIS đã thay đổi cơ cấu chiến lược của chúng rồi. Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã là một tổ chức toàn cầu, với các chi nhánh cơ sở ở khắp mọi nơi, đủ khả năng tàn phá các thủ đô của phương Tây. Continue reading “Tại sao đánh ISIS bằng bộ binh là ảo tưởng?”