Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P2)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một cuộc sống tốt đẹp

Sự phê phán của chủ nghĩa bảo thủ dành cho chủ nghĩa tự do, về cốt lõi, chứa đựng một hoài nghi hợp lý trước sự nhấn mạnh của chủ nghĩa tự do đối với quyền tự chủ cá nhân. Các xã hội tự do giả định sự bình đẳng về nhân phẩm, một loại phẩm giá bắt nguồn từ khả năng lựa chọn của một cá nhân. Vì lẽ đó, xã hội tự do tận tâm bảo vệ quyền tự chủ như một quyền cơ bản. Nhưng dù quyền tự chủ là một giá trị tự do cơ bản, nó không phải là điều duy nhất tự động vượt qua mọi tầm nhìn khác về cuộc sống tốt đẹp. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P2)”

Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)

Nguồn: Francis Fukuyama, “A Country of Their Own”, Foreign Affairs, 01/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ nghĩa tự do đang gặp nguy hiểm. Các nguyên tắc cơ bản của xã hội tự do – là chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng các quyền cá nhân, pháp quyền, và nhiều nguyên tắc khác – đang bị đe dọa, khi thế giới chịu ảnh hưởng từ thứ có thể gọi là suy thoái dân chủ, hoặc thậm chí là khủng hoảng dân chủ. Theo tổ chức Freedom House, các quyền chính trị và tự do dân sự trên khắp thế giới đã giảm đều mỗi năm trong suốt 16 năm qua. Sự suy tàn của chủ nghĩa tự do thể hiện rõ qua sức mạnh ngày một lớn của các chế độ chuyên chế như Trung Quốc và Nga, sự sa sút của các thể chế tự do – hay tự do trên danh nghĩa – ở các nước như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự thụt lùi của các nền dân chủ tự do như Ấn Độ và Mỹ. Continue reading “Cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P1)”

Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do

Nguồn: “How to make sense of 2016“, The Economist, 24/12/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những người theo chủ nghĩa tự do đã thua trong phần lớn các cuộc tranh luận trong năm 2016. Nhưng họ không nên nghĩ rằng mình thất bại mà họ phải nghĩ rằng họ được thêm sinh lực.

Đối với một số người theo chủ nghĩa tự do, năm 2016 có thể coi như là một lời khiển trách. Nếu bạn cũng như tờ The Economist tin vào các nền kinh tế và xã hội mở cửa, nơi việc tự do trao đổi hàng hóa, nguồn vốn, con người và tư tưởng được khuyến khích và nơi mà các quyền tự do phổ quát được bảo vệ khỏi những sai trái của nhà nước thông qua pháp quyền, thì năm nay là năm của sự thụt lùi. Continue reading “Nhìn lại 2016 và tương lai của chủ nghĩa tự do”

Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do

des-trump

Nguồn: Ross Douthat, “The Crisis for Liberalism,” The New York Times, 19/11/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 là một cuộc khủng hoảng đối với chủ nghĩa bảo thủ; hậu quả của nó là một khủng hoảng của chủ nghĩa tự do. Cánh hữu, bất ngờ giành được quyền lực, đang tạm dừng nhìn lại mình trong lúc chờ xem chủ nghĩa Trump có ý nghĩa như thế nào trên thực tế. Cánh tả, bất ngờ mất đi quyền lực, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu tranh luận họ đã mất phương hướng như thế nào.

Rất nhiều lập luận đó đã xoay quanh khái niệm “chính trị bản sắc,” được dùng để tóm gọn tầm nhìn về chủ nghĩa tự do chính trị như một liên minh của các nhóm khác nhau – người đồng tính, da đen, gốc Á, gốc Tây Ban Nha, phụ nữ, người Do Thái, người Hồi giáo, v.v. – gắn kết với nhau trong một cuộc chiến chung chống lại bá quyền mục nát của người Mỹ Cơ Đốc giáo da trắng. Continue reading “Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do”

Chướng ngại vật của các nhà tự do

liberal

Nguồn: Andres Velasco, “Liberals to the Baricades”, Project Syndicate, 31/05/2016

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ Áo, Pháp, Mỹ tới Ba Lan, Philippines và Peru, các nhà dân túy phi tự do đang trỗi dậy. Một số người đổ lỗi cho toàn cầu hóa không được kiểm soát; một số khác lại đổ lỗi cho bất bình đẳng trong thu thập; và một số người thì đổ lỗi cho giới thượng lưu thiếu thực tế, những người không nắm được những gì đang diễn ra.

Những lời lí giải như vậy, dù cho có vẻ hợp lí đến đâu, cũng đã bỏ qua những điểm quan trọng hơn. Vấn đề ở đây là chính trị chứ không phải là kinh tế. Nền dân chủ tự do là thành tựu chính trị vĩ đại nhất của loài người. Tuy nhiên, các nhà dân chủ tự do trên khắp thế giới đều lưỡng lự khi đưa ra lập luận bảo vệ nó. Do đó chẳng có gì đáng băn khoăn khi họ thất bại trong cuộc chiến giành lấy trái tim và lí trí của dân chúng. Continue reading “Chướng ngại vật của các nhà tự do”

Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT: Mô hình duy lý về hành vi quốc gia

nstate

Tác giả: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Tóm tắt: Các lý thuyết quan hệ quốc tế hiện nay rất đa dạng và phức tạp. Luận điểm của các học giả thường khác biệt không chỉ với các lý thuyết khác nhau mà đôi khi còn trong nội bộ một lý thuyết. Tuy nhiên, ba trường phái chủ lưu có một điểm chung mang tính nền tảng là “mô hình duy lý về hành vi quốc gia”. Các lý thuyết chủ lưu đều lấy xuất phát điểm nghiên cứu là quốc gia-dân tộc và đều có giả định, dù vô tình hay hữu ý, về lợi ích và hành vi của quốc gia, mặc dù nhiều học giả như Kenneth Waltz đã tuyên bố rằng hệ thống quốc tế với cấu trúc vô chính phủ đã “lựa chọn” mẫu hình hành vi đơn vị (quốc gia), bất kể đặc tính đơn vị là gì. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng làm rõ nền tảng duy lý chung của ba thuyết hiện thực, tư do và kiến tạo cũng như sử dụng mô hình hành vi duy lý này để làm rõ mối liên hệ giữa lợi ích với hành vi của đơn vị và mối liên hệ giữa đơn vị với hệ thống trong nền chính trị quốc tế. Continue reading “Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT: Mô hình duy lý về hành vi quốc gia”

#261 – Quyền lực, phụ thuộc lẫn nhau và chủ thể phi quốc gia trong chính trị quốc tế

globalization-edudemic

Nguồn: Helen V. Milner, “Power, Interdependence, and Nonstate Actors in World Politics: Research Frontiers”, in Helen V. Milner & Andrew Moravcsik (eds), Power, Interdependence, and Nonstate Actors in World Politics (Princeton, NJ: Princeton University Press, 2009), pp. 3-27.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh & Nguyễn Lương Đức | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Vào giữa những năm 1970 một mô hình lý thuyết mới đã nổi lên trong lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế (QHQT). Tuy nhiều luận điểm của mô hình này đã từng được thảo luận từ trước, Keohane và Nye đã tập hợp chúng lại với tư cách một lối tiếp cận mới đầy hứa hẹn có thể cạnh tranh được với chủ nghĩa hiện thực và tân hiện thực.[1] Xuất hiện lần đầu trong cuốn Power and Interdependence, mô hình lý thuyết này hiện nay được gọi là “thuyết tân tự do thể chế”. 30 năm sau sự xuất hiện của tác phẩm Power and Interdependence, mô hình lý thuyết tân tự do đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một lối tiếp cận khác, bên cạnh thuyết hiện thực, đối với QHQT. Công trình xuất sắc của Keohane, After Hegemony, hòn đá tảng của thuyết tân tự do thể chế, đóng vai trò là lời biện hộ về mặt lý luận thuyết phục nhất cho sự tồn tại và vai trò của các thể chế quốc tế trong nền chính trị thế giới.[2] Continue reading “#261 – Quyền lực, phụ thuộc lẫn nhau và chủ thể phi quốc gia trong chính trị quốc tế”

So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương

container_2244981b

Nguồn: Dani Rodrik, “The New Mercantilist Challenge,” Project Syndicate, 09/01/2013.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Lịch sử kinh tế học phần lớn là cuộc đấu tranh giữa hai trường phái tư tưởng đối lập là “chủ nghĩa tự do” và “chủ nghĩa trọng thương.” Chủ nghĩa tự do kinh tế mà trọng tâm là kinh tế tư nhân và thị trường tự do là học thuyết thống trị ngày nay. Nhưng chiến thắng về mặt trí tuệ của nó đã làm chúng ta không nhận ra sự hấp dẫn tuyệt vời – và thành công thường xuyên – của những tập quán theo phái trọng thương. Trên thực tế, chủ nghĩa trọng thương vẫn sống khỏe, và xung đột không dứt của nó với chủ nghĩa tự do nhiều khả năng sẽ là lực lượng chính định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Ngày nay, chủ nghĩa trọng thương thường bị coi là một hệ thống tư tưởng lạc hậu và hiển nhiên sai lầm về chính sách kinh tế. Trong những ngày hoàng kim của mình, phái trọng thương đã bảo vệ một số khái niệm kỳ quặc, mà chủ đạo là quan điểm cho rằng chính sách quốc gia phải nhằm hướng tới sự tích lũy các kim loại quý – vàng và bạc. Continue reading “So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương”

Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)

us-wilson-desk

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Chương trình 14 điểm là bài diễn văn mà Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã trình bày trong một phiên họp tại Quốc hội Mỹ vào ngày 8 tháng 1 năm 1918. Nội dung bài diễn văn bàn về mục đích chiến tranh và phương cách duy trì hòa bình sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Mặc dù ra đời 10 tháng trước khi quân Đức đưa ra thỏa thuận ngừng chiến nhưng Chương trình 14 điểm vẫn được xem như là một kế hoạch chi tiết cho nền hòa bình thế giới, và được sử dụng rất nhiều trong Hội nghị hòa bình Paris 1919 cũng như Hiệp ước Versailles – đưa ra các quy định và điều khoản hậu chiến cho các nước tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Continue reading “Chương trình 14 điểm (Fourteen Points)”

#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo

09-20-UNIFIL-day-of-peace

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 10), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Tôi từ chối chấp nhận ý tưởng đáng ngờ rằng lần lượt từng quốc gia sẽ phải trượt xuống chiếc thang của chủ nghĩa quân phiệt….

Martin Luther King, Jr. – Lãnh đạo phong trào quyền dân sự của Mỹ

 Một vài người rời đi bằng những chiếc xe moóc có thể làm nhà ở và những chiếc ô tô cũ han rỉ. Những người khác thì nhồi nhét nhau trên những chuyến tàu hay chiếc xe ba gác dùng để chở gia súc. Rất nhiều người nữa thì đi bộ khó nhọc. Ước tính 740.000 người tị nạn là  người Albani thiểu số tràn ra từ Kosovo trong tháng 3 năm 1999. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 ở Châu Âu mới xảy ra một cuộc di dân lớn như vậy. Continue reading “#222 – Con đường hòa bình của chủ nghĩa tự do và kiến tạo”

#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết

International_relations

Nguồn: Stephen M. Walt (1998). “International Relations: One World, Many Theories”, Foreign Policy, No. 110, pp. 29-32+34-46.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan:  Các lý thuyết về chính trị thế giới

Tại sao những người hoạch định và thực hiện chính sách lại nên quan tâm đến công trình nghiên cứu của các học giả về các vấn đề quốc tế? Những ai điều hành chính sách đối ngoại thường không quan tâm đến các nhà lý thuyết kinh viện (thường thì phải thừa nhận họ có lý do chính đáng để làm như vậy), nhưng có một mối dây liên hệ không tránh khỏi giữa một thế giới trừu tượng của lý thuyết với một thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần các lý thuyết để hiểu được cơn bão táp thông tin tấn công chúng ta hàng ngày. Continue reading “#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết”

#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson

131025102010-woodrow-wilson-story-top

Nguồn: “Woodrow Wilson’s ‘Fourteen Points’”, in Arthur S. Link et al., eds., The Papers of Woodrow Wilson, vol. 45 (1984), 536.>>PDF

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Ngày 18/1/1918, tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ, tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ tham gia vào Thế chiến I là do các nguyên nhân về đạo đức. Trong bài phát biểu của mình, ông đã đề xuất 14 điểm tập trung vào các nguyên tắc theo hơi hướng tự do chủ nghĩa, ví dụ như tự do thương mại, thỏa thuận mở, dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc. Các đề xuất của ông sau đó đã trở thành nền tảng cho các điều khoản dẫn tới sự đầu hàng của nước Đức. Bài phát biểu về Chương trình “14 điểm” của Wilson cũng được coi là một bài đọc nền tảng về chủ nghĩa tự do trong các khóa học về Lý thuyết Quan hệ quốc tế. Dự án Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu bản dịch của bài đọc quan trọng này!   Continue reading “#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson”

#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

Nguồn:John J. Mearsheimer, “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Bài liên quan: Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh 

Theo lối tư duy hiện đang thịnh hành ở phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể gần như được đổ lỗi hoàn toàn cho cuộc tấn công của Nga. Theo như mạch lập luận này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập Crimea để hiện thực hóa khát khao khôi phục lại đế chế Xô Viết đã tồn tại từ lâu, và ông ta rốt cuộc có thể làm điều tương tự với phần còn lại của Ukraine cũng như những quốc gia Đông Âu khác. Cũng theo quan điểm đó, việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014 chỉ mang lại một cái cớ cho Putin quyết định đưa lực lượng quân đội Nga chiếm giữ một phần lãnh thổ Ukraine. Continue reading “#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây”

Vẫn chưa phải là sự cáo chung của lịch sử

lead

Tác giả: Timothy Stanley & Alexander Lee | Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh

Bài liên quan: Sự cáo chung của lịch sử?

Dù chúng ta có công nhận hay không thì đa số người phương Tây đều tin vào chủ nghĩa tự do. Chúng ta muốn đạt được quyền bình đẳng cho tất cả mọi người, xóa bỏ ranh giới chủng tộc, vừa tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng vừa bảo vệ quyền được phản đối. Đồng thời, chúng ta theo đuổi một hệ thống kinh tế có lợi cho tham vọng của cá nhân. Nhưng càng ngày người ta càng cảm thấy rằng chủ nghĩa tự do dường như không đạt được những gì mà nó đã hứa hẹn ngay chính tại phương Tây và cũng không được ưa chuộng như chúng ta mong muốn tại các quốc gia đang phát triển. Vấn đề ở đây chính là sự tự đại đã làm mờ mắt những người ủng hộ thuyết tự do, làm cho họ không trông thấy những vấn đề trong cuộc khủng hoảng đang làm mai một bản sắc của lí thuyết này. Điều này làm cho chủ nghĩa tự do không thể thích nghi được với những thách thức trong thế giới hiện nay. Continue reading “Vẫn chưa phải là sự cáo chung của lịch sử”

#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 2), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lê Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Có một sự liên kết không thể tránh khỏi giữa thế giới trừu tượng của lý thuyết và thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần lý thuyết để hiểu được ý nghĩa của “cơn bão thông tin” đến với chúng ta mỗi ngày. Dù các nhà hoạch định chính sách là những người khinh thường “lý thuyết” nhưng họ cũng phải dựa vào những ý tưởng (thường không được nói ra) của riêng họ về việc thế giới vận hành như thế nào để đưa ra quyết định… Tất cả mọi người đều sử dụng lý thuyết dù họ có nhận ra điều đó hay không.

Stephen M. Walt – Nhà khoa học chính trị Continue reading “#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới”

#104 – Chủ nghĩa tự do và nền chính trị thế giới

 

Nguồn: Michael W. Doyle (1986). “Liberalism and World Politics”, The American Political Science Review, Vol. 80, No. 4 (Dec.), pp. 1151-1169.>>PDF

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #58 – Dân chủ có đem lại hòa bình hay không?

Dựa trên lượng văn liệu ngày càng nhiều về khoa học chính trị quốc tế, tôi khảo sát lại tuyên bố truyền thống của chủ nghĩa tự do rằng các chính phủ được xây dựng trên cơ sở tôn trọng tự do cá nhân thực hiện việc “kiềm chế” và “các ý định hòa bình” trong chính sách đối ngoại của họ. Tôi xem xét ba truyền thống lý thuyết khác biệt của chủ nghĩa tự do, thuộc về ba nhà lý thuyết: Schumpeter, một nhà tư bản dân chủ mà cách giải thích của ông về thuyết hòa bình nhờ dân chủ thường được chúng ta viện dẫn; Machiavelli, một nhà cộng hòa cổ điển mà hào quang của ông là một chủ nghĩa đế quốc chúng ta thường thực hành; và Kant, một nhà cộng hòa tự do mà lý thuyết về chủ nghĩa quốc tế của ông là lời giải thích tốt nhất cho thực tế của chúng ta. Bất chấp những mâu thuẫn của thuyết hòa bình dân chủ và chủ nghĩa đế quốc tự do, tôi thấy rằng, với Kant và các nhà cộng hòa dân chủ khác, chủ nghĩa tự do đã để lại một di sản nhất quán cho quan hệ đối ngoại. Các nhà nước tự do khác với các loại nhà nước khác. Chúng thực sự hòa bình. Nhưng chúng cũng có xu hướng tạo ra chiến tranh (với các nước phi tự do – NHĐ). Các nhà nước tự do đã tạo ra một nền hòa bình riêng biệt, như Kant đã tranh luận rằng chúng sẽ như vậy, và cũng đã phát hiện những nguyên nhân bắt nguồn từ các tư tưởng tự do dẫn tới sự hiếu chiến, điều ông đã lo ngại sẽ xảy ra. Tôi kết luận bằng cách lập luận rằng sự khác biệt giữa chủ nghĩa hòa bình dân chủ, chủ nghĩa đế quốc tự do, và chủ nghĩa quốc tế của Kant không phải điều bất thường. Chúng có nguồn gốc từ các quan niệm khác nhau về công dân và nhà nước. Continue reading “#104 – Chủ nghĩa tự do và nền chính trị thế giới”

#36 – Sự cáo chung của lịch sử?

wwall_1109

Nguồn: Francis Fukuyama (1989). “The End of History?”, The National Interest, No. 16 (Summer), pp. 3-18. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Năm 1989, khi những cải cách ở Trung Quốc và Liên Xô đang diễn ra sâu rộng và cuộc Chiến tranh Lạnh chuẩn bị chính thức kết thúc, Francis Fukuyama đã xuất bản bài viết gây tiếng vang “Sự cáo chung của lịch sử?” trên tạp chí The National Interest. Dựa trên các tư tưởng của Hegel, Fukuyama cho rằng vào thời điểm bấy giờ có thể coi lịch sử đã “cáo chung” theo nghĩa rằng “đó là điểm kết thúc trong cuộc tiến hóa tư tưởng của loài người và sự phổ quát hóa của dân chủ tự do phương Tây với tư cách là thể thức cuối cùng của sự cai trị con người” bởi các hệ tư tưởng cạnh tranh, điển hình là chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bị đánh bại. Dù nhiều luận điểm trong bài viết còn gây tranh cãi nhưng rõ ràng đây là một bài viết có nhiều ảnh hưởng, thể hiện qua việc đến nay đã được trích dẫn hơn 10.000 lần. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bản dịch của bài viết này. Continue reading “#36 – Sự cáo chung của lịch sử?”

#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á

east_asia_151930f

Nguồn: Acharya, Amitav. “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers, 2008), pp. 57-82.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bất kì cuộc tranh luận nào về những quan điểm lý thuyết quan hệ quốc tế (QHQT) ở khu vực châu Á đều vấp phải một nghịch lí là phần lớn những tài liệu hiện có về chủ đề này đều mang tính phi lý thuyết. Bất kể là từ bên trong hay bên ngoài khu vực, các nhà nghiên cứu và nhà phân tích của Châu Á phần lớn đều không cho rằng lý thuyết có thể cần thiết và hữu ích trong việc nghiên cứu QHQT ở khu vực này.1 Mặc dù mối quan tâm đối với vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế đang gia tăng trong khu vực, đặc biệt là ở Trung Quốc,2 lý thuyết vẫn bị cho rằng quá trừu tượng hoặc quá xa rời những mối quan tâm hiện nay của các chính phủ và người dân  để có thể được nghiên cứu một cách nghiêm túc và liên tục. Continue reading “#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á”

#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị

Geese fly over the Martin Luther King, Jr. Memorial during celebrations of the birthday of the civil rights leader

Nguồn: Gilpin, Robert. “Three Ideologies of Political Economy” (Chapter 2), in R. Gilpin, The Political Economy of International Relations (Princeton University Press, 1987), pp. 25-64.

Biên dịch: Hoàng Thanh Hằng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một thế kỷ rưỡi qua, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa Mác đã chia rẽ nhân loại. Cuốn sách này sử dụng thuật ngữ “tư tưởng” để chỉ “hệ thống các suy nghĩ và niềm tin mà các cá nhân và nhóm người dùng để giải thích hệ thống xã hội của họ vận hành như thế nào và theo những nguyên tắc nào” (Heilbroner, 1985,tr.107). Cuộc tranh luận giữa ba học thuyết này xoay xung quanh vai trò và tầm quan trọng của của thị trường đối với việc tổ chức xã hội và các hoạt động kinh tế. Continue reading “#2 – Ba tư tưởng về kinh tế chính trị”