Tại sao sự sụp đổ của chính phủ Đức lại là tin tốt?

Nguồn: Liana Fix, “Why Germany’s Government Collapse Could Be Good News,” Foreign Policy, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính phủ bất lực và do dự không có chỗ đứng trong thời đại của Donald Trump.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên đắc cử vào tháng 11/2016, nhiều nước châu Âu đã tập hợp xung quanh Thủ tướng Đức Angela Merkel, xem bà là nhà lãnh đạo mới của thế giới tự do. Ngày nay, họ sẽ phải đi tìm nhà lãnh đạo một nơi khác: Liên minh ba đảng tại Berlin dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz vừa sụp đổ sau khi Đảng Dân chủ Tự do – một đảng nhỏ ủng hộ giới doanh nghiệp – nổi loạn về định hướng kinh tế của đất nước. Continue reading “Tại sao sự sụp đổ của chính phủ Đức lại là tin tốt?”

Chủ nghĩa cực đoan chính trị ở Đức và những rủi ro đối với Ukraine

Nguồn: Gideon Rachman, “Germany, political extremism and the risks to Ukraine,” Financial Times, 23/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chia rẽ chính trị ở Cộng hòa Liên bang Đức đe dọa sự thống nhất của phương Tây và sự ủng hộ dành cho Kyiv.

Tác động tiềm tàng của Donald Trump đối với cuộc chiến ở Ukraine và liên minh phương Tây đã được hiểu rõ. Nhưng những gì xảy ra ở Đức có thể cũng quan trọng không kém.

Đức là nước viện trợ lớn thứ hai cho Ukraine, chỉ sau Mỹ, và còn là thành viên chủ chốt trong cả EU và NATO. Nhưng các đảng dân túy có thiện cảm với Nga lại đang nổi lên ở Đức. Continue reading “Chủ nghĩa cực đoan chính trị ở Đức và những rủi ro đối với Ukraine”

31/08/2015: Angela Merkel chào đón người tị nạn đến Đức

Nguồn: Angela Merkel says “Wir schaffen das” on accepting refugees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, trong một động thái khơi dậy một cuộc tranh luận sôi nổi trong nước và trên toàn thế giới, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố “Wir schaffen das” (“Chúng ta có thể làm được”) khi bà cam kết tiếp nhận dòng người tị nạn ồ ạt giữa bối cảnh châu Âu đang trải qua cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến II. Continue reading “31/08/2015: Angela Merkel chào đón người tị nạn đến Đức”

Ai sẽ lấp đầy khoảng trống lãnh đạo của châu Âu?

Nguồn: Bart M. J. Szewczyk, “Who Will Fill Europe’s Leadership Vacuum?,” Foreign Policy, 19/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Paris chỉ thích nói suông, còn Berlin không có chiến lược. Nếu bạn muốn một lãnh đạo nghiêm túc, hãy tìm đến Warsaw.

Cuộc bầu cử gần đây vào Nghị viện châu Âu và Quốc hội Pháp đã làm rung chuyển cục diện chính trị châu Âu. Dù trung tâm của Liên minh châu Âu vẫn được giữ vững, nhưng cơ sở quyền lực của nó đã thay đổi. Sự trỗi dậy của phe cực hữu ở Pháp và Đức đã hủy hoại chính phủ ở Paris và làm suy yếu chính phủ ở Berlin, làm tê liệt bộ đôi thường nắm giữ vị trí trung tâm trong việc ra quyết định của EU. Trước khi Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa vào ngày 18/07, bà phải đàm phán với các nghị sĩ cánh hữu và thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy của Ý, Giorgia Meloni. Continue reading “Ai sẽ lấp đầy khoảng trống lãnh đạo của châu Âu?”

09/07/1915: Đức đầu hàng và chuyển giao Tây Nam Phi

Nguồn: Germans surrender Southwest Africa to Union of South Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, trong khi Liên minh Trung tâm đang tận dụng lợi thế của họ trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, phe Đồng minh đã giành được chiến thắng ở một nơi khác, khi các lực lượng quân sự của Liên hiệp Nam Phi chấp nhận sự đầu hàng của Đức trên lãnh thổ Tây Nam Phi. Continue reading “09/07/1915: Đức đầu hàng và chuyển giao Tây Nam Phi”

21/03/1918: Đức mở cuộc tấn công lớn ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: Germany begins major offensive on the Western Front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, gần sông Somme ở Pháp, quân đội Đức đã mở cuộc tấn công lớn đầu tiên vào Mặt trận phía Tây sau hai năm.

Đầu năm 1918, người Đức đã xác lập vị thế vững chắc trên các chiến trường châu Âu. Quân đội nước này chiếm gần như toàn bộ Bỉ và phần lớn miền bắc nước Pháp. Với việc Romania, Nga và Serbia rút khỏi chiến tranh vào cuối năm 1917, xung đột ở phía đông đang đi đến hồi kết, theo đó cho phép Liên minh Trung tâm tập trung vào việc chống lại quân Anh và Pháp ở phía tây. Thật vậy, đến ngày 21/03/1918, việc Nga rút lui đã cho phép Đức điều ít nhất 44 sư đoàn sang Mặt trận phía Tây. Continue reading “21/03/1918: Đức mở cuộc tấn công lớn ở Mặt trận phía Tây”

13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden

Nguồn: Firebombing of Dresden, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, lúc trời sẩm tối, quân Đồng minh đã tiến hành một đợt ném bom nhắm vào thành phố Dresden của Đức, biến “Florence bên sông Elbe” thành đống đổ nát và lấy đi mạng sống của khoảng 25.000 người. Dù đã gây tàn phá kinh hoàng, nhưng về mặt chiến lược thì cuộc tấn công này được cho là đạt được rất ít, vì Đức lúc đó đã sắp sửa đầu hàng. Continue reading “13/02/1945: Quân Đồng minh ném bom Dresden”

31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức

Nguồn: Hungary declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, chính phủ lâm thời Hungary đã chính thức tuyên chiến với Đức, chấm dứt sự hợp tác – đôi khi tự nguyện, đôi khi bị ép buộc – của nước này với phe Trục.

Miklos Horthy, vị nhiếp chính chủ trương chống cộng và nhà độc tài trên thực tế của Hungary, người từng hy vọng giữ cho đất nước của mình không tham chiến, đã phải miễn cưỡng liên kết Hungary với Hitler vào tháng 11/1940. Dù về mặt ý thức hệ, Hungary không phải là một quốc gia phát xít, nhưng nền chính trị nước này vẫn có nhiều phần tử cánh hữu cực đoan, đồng thời cũng có lịch sử bài Do Thái. Continue reading “31/12/1944: Hungary tuyên chiến với Đức”

12/08/1938: Hitler khuyến khích người Đức sinh nhiều con

Nguồn: Hitler encourages Germans to have multiple children with the Mother’s Cross, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, Adolf Hitler đã đề xuất Huân chương Người Mẹ (Mother’s Cross) nhằm khuyến khích phụ nữ Đức sinh thêm con. Huân chương được trao tặng vào ngày 12/08 hàng năm, ngày sinh của mẹ Hitler. Continue reading “12/08/1938: Hitler khuyến khích người Đức sinh nhiều con”

04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ

Nguồn: The U-505, a submarine from Hitler’s deadly fleet, is captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một trong những tàu ngầm chết người nhất của Adolf Hitler, U-505, đã bị bắt giữ khi nó đang trên đường trở về nước sau khi tuần tra Bờ biển Vàng của châu Phi. Con tàu này là tàu chiến địch đầu tiên bị Hải quân Mỹ bắt giữ trên biển cả kể từ Chiến tranh năm 1812. Continue reading “04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ”

11/05/1919: Đức chuẩn bị phản đối các điều khoản Hiệp ước Versailles

Nguồn: Germans prepare to protest Versailles Treaty terms, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong tuần lễ thứ hai của tháng 5, phái đoàn Đức đến tham dự Hội nghị Hòa bình Versailles, được triệu tập tại Paris sau khi Thế chiến I kết thúc, đã bắt đầu xem xét nội dung của Hiệp ước Versailles, được đại diện của các nước chiến thắng soạn thảo từ nhiều tháng trước đó, và chuẩn bị để phản đối những gì họ coi là sự đối xử bất công, khắc nghiệt. Continue reading “11/05/1919: Đức chuẩn bị phản đối các điều khoản Hiệp ước Versailles”

08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật

Nguồn: Britain and France sign Entente Cordiale, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1904, khi Thế chiến I chỉ còn 10 năm nữa là sẽ nổ ra ở châu Âu, Anh và Pháp đã ký một thỏa thuận, sau này được gọi là Hiệp ước Thân mật (Entente Cordiale), giải quyết các tranh chấp thuộc địa có từ lâu đời ở Bắc Phi và thiết lập một sự hiểu biết ngoại giao giữa hai nước. Continue reading “08/04/1904: Anh và Pháp ký Hiệp ước Thân mật”

09/03/1916: Đức tuyên chiến với Bồ Đào Nha

Nguồn: Germany declares war on Portugal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Đức chính thức tuyên chiến với Bồ Đào Nha, đất nước trước đó đã tái khẳng định liên minh của họ với Anh bằng cách chiếm giữ các tàu Đức đang neo đậu tại cảng Lisbon.

Bồ Đào Nha trở thành một nước cộng hòa vào năm 1910, sau khi cuộc cách mạng do quân đội lãnh đạo đã lật đổ Vua Manuel II (cha của ông, Vua Carlos, và anh trai đã bị ám sát hai năm trước đó). Một hiến pháp tự do được ban hành vào năm 1911, và Manuel José de Arriaga được bầu làm tổng thống đầu tiên của nhà nước cộng hòa. Continue reading “09/03/1916: Đức tuyên chiến với Bồ Đào Nha”

Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?

Nguồn: Blake Herzinger, “South Korea Could Sweep Up Europe’s Tank Market,” Foreign Policy, 30/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chần chừ của người Đức đã khiến các đối tác quốc phòng của họ phải tìm kiếm giải pháp thay thế.

Đức hiện là nhà tài trợ quốc phòng lớn thứ tư của Ukraine, nhưng việc Thủ tướng Olaf Scholz lưỡng lự chuyển giao xe tăng Leopard 2, loại xe tăng chiến đấu chủ lực tiêu chuẩn ở phần lớn các nước châu Âu, vẫn đang xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo dù chính phủ của ông đã đồng ý gửi chúng đi. Hành động chần chừ và nói chuyện vòng vo chỉ khiến chính phủ Đức trở nên thiếu quyết đoán và không sẵn sàng giữ vai trò lãnh đạo ngay cả trong các vấn đề an ninh của châu Âu. Đức từ lâu đã là đối tác cung cấp vũ khí quốc phòng cho các nước láng giềng châu Âu, nhưng sự kiện lần này đã làm lung lay niềm tin của khách hàng, tạo ra ấn tượng rằng chính sách quốc phòng rối ren và khả năng lãnh đạo yếu kém của Berlin là một vấn đề chiến lược và các quốc gia khác nên khám phá những lựa chọn khác về vũ khí. Continue reading “Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?”

Điều gì đang khiến quan hệ Đức – Ba Lan rạn nứt?

Nguồn:Why Poland loves to hate Germany”, The Economist, 05/01/2023

Biên dịch: Phạm Tuấn Đạt

Quan hệ Đức-Ba Lan đáng ra hết sức hòa hảo. Hai nước không chỉ có mối quan hệ cá nhân hết sức mật thiết mà còn là đối tác lớn trong giao thương, với hơn 150 tỷ Euro (159 tỷ Đô la Mỹ) mỗi năm. Ngoài ra, Đức và Ba Lan còn là thành viên chủ chốt của NATO và Liên minh châu Âu. Trong cuộc xâm lược của Nga, thời điểm mà an ninh châu Âu bị đặt trong tình thế nguy hiểm nhất từ thời Chiến tranh Lạnh, hai nước chỉ xếp sau Mỹ và Anh trong vai trò là đồng minh chiến lược của Ukraine. Ba Lan là kênh vận chuyển vũ khí chính cho Ukraine, đồng thời là nơi tiếp đón hàng triệu người tị nạn do ảnh hưởng chiến tranh. Lịch sử không mấy tốt đẹp với Nga đã khiến Ba Lan trở thành nước ủng hộ hăng hái, kịp thời và hào phóng nhất cho Ukraine. Đức, dù là nước phản ứng chậm hơn, cho đến nay lại cung cấp nhiều vũ khí hơn so với các nước châu Âu khác. Continue reading “Điều gì đang khiến quan hệ Đức – Ba Lan rạn nứt?”

10/01/1923: Tổng thống Harding ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Đức

Nguồn: President Harding orders U.S. troops home from Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, bốn năm sau khi Thế chiến I kết thúc, Tổng thống Warren G. Harding đã ra lệnh cho quân đội Mỹ đang đóng tại Đức phải trở về nhà.

Năm 1917, sau nhiều năm bế tắc đẫm máu dọc theo Mặt trận phía Tây, việc các lực lượng mới, được trang bị đầy đủ của Mỹ tham gia vào Thế chiến I – một quyết định được Tổng thống Woodrow Wilson công bố vào tháng 4 và phần lớn nguyên nhân là do những đợt tấn công trắng trợn của Đức vào các tàu Mỹ – đã được chứng minh là một bước ngoặt lớn trong cuộc xung đột. Lực lượng hải quân Mỹ đến Anh vào ngày 9/4, chỉ ba ngày sau khi chính thức tuyên chiến. Ngày 13/6, Lực lượng Viễn chinh Mỹ, do Tướng John J. Pershing nổi tiếng chỉ huy, đổ bộ lên bờ biển nước Pháp. Continue reading “10/01/1923: Tổng thống Harding ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Đức”

Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến 

Nguồn: Philipp Fritz, “Deutschland war gestern, jetzt kommt das Europa des Ostens”, WELT, 11/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mặc dù có cơ hội lịch sử Berlin không muốn đảm đương vai trò lãnh đạo.Thay vào đó, các quốc gia Đông Âu đang thế chân vào khoảng trống và trở thành trung tâm mới của lục địa này. Ngoài việc mất quyền lực, điều này còn để lại hậu quả cho nền kinh tế và sự thịnh vượng của nước Đức.

Kaja Kallas (nữ Thủ tướng Estonia – NBT) là “Tương lai của Châu Âu”. Trên mạng xã hội nhiều người bày tỏ sự tin tưởng về điều này. Người ta chia sẻ một bức ảnh của vị Thủ tướng Estonia cùng với Sanna Marin, Thủ tướng Phần Lan. Bên cạnh đó, họ đặt một bức chân dung cựu Thủ tướng Angela Merkel, phía dưới có hàng chữ: “Quá khứ của Châu Âu”. Continue reading “Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến “

01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan

Nguồn: Germany invades Poland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, các lực lượng Đức dưới sự kiểm soát của Adolf Hitler đã tấn công Ba Lan cả trên bộ và trên không. Thế chiến II chính thức bắt đầu.

Tại sao Đức xâm lược Ba Lan?

Đức xâm lược Ba Lan nhằm giành lại lãnh thổ đã mất, và cuối cùng thống trị nước láng giềng phía đông của họ. Cuộc xâm lược Ba Lan của Đức là phần mở đầu cho kế hoạch tiến hành chiến tranh của Hitler – những gì sau này sẽ trở thành chiến lược “blitzkrieg” (tấn công chớp nhoáng). Continue reading “01/09/1939: Đức xâm lược Ba Lan”

23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Mons, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong lần đối đầu đầu tiên trên đất châu Âu kể từ trận Waterloo năm 1815, bốn sư đoàn của Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF), do Sir John French chỉ huy, đã chiến đấu với Tập đoàn quân số 1 của Đức ở Kênh Mons rộng 18m ở Bỉ, nằm gần biên giới Pháp.

Trận Mons là trận cuối cùng trong số bốn “Trận chiến Biên giới” diễn ra nhiều ngày ở Mặt trận phía Tây, giữa lực lượng Đồng minh và Đức, trong tháng đầu tiên của Thế chiến I. Ba trận đánh đầu tiên – tại Lorraine, Ardennes và Charleroi – có sự tham gia của quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Tướng Joseph Joffre. Ban đầu, lực lượng BEF tại Pháp dự kiến sẽ hỗ trợ Tập đoàn quân số 5 của Pháp, do tướng Charles Lanrezac chỉ huy, trong nỗ lực phá vỡ phòng tuyến của quân Đức. Tuy nhiên, khởi đầu chậm trễ và quan hệ kém thân thiện giữa BEF và Lanrezac có nghĩa là Tập đoàn quân số 5 và BEF sẽ tham gia các trận đánh riêng biệt chống lại quân Đức đang tiến lên tại Charleroi và Mons. Continue reading “23/08/1914: Trận Mons trong Thế chiến I”

21/07/1944: Hitler tuyên bố với người Đức “Tôi vẫn còn sống”

Nguồn: Hitler to Germany: “I’m still alive”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Adolf Hitler đã lên sóng phát thanh thông báo rằng nỗ lực ám sát ông đã thất bại và “mọi chuyện sẽ được giải quyết.”

Hitler đã sống sót sau một vụ nổ bom nhằm lấy đi mạng sống của ông. Ông đã bị thủng màng nhĩ, bỏng ở một vài chỗ, và có những vết thương nhỏ, nhưng không có gì có thể ngăn ông giành lại quyền kiểm soát chính phủ và truy sát những kẻ nổi loạn. Trên thực tế, cuộc đảo chính diễn ra song song với vụ ám sát Hitler đã bị dập tắt chỉ trong 11 tiếng rưỡi. Continue reading “21/07/1944: Hitler tuyên bố với người Đức “Tôi vẫn còn sống””