Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?

Nguồn: Relations between Japan and South Korea are fraying alarmingly“, The Economist, 18/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là hai nền dân chủ trưởng thành, một điều hiếm có ở khu vực của họ. Về mặt lịch sử và văn hóa, họ có những điểm tương đồng. Trên hết, trong một khu vực đầy rủi ro, họ là những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã hành động giống như kẻ thù hơn là bạn bè của nhau.

Đầu tháng này, Nhật Bản đã áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu lên các hóa chất quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn và điện thoại thông minh của Hàn Quốc – một sự leo thang lớn trong tiến trình đối địch giữa hai bên. Mặc dù Hàn Quốc chỉ nhập khẩu một lượng tương đối ít ỏi là 400 triệu đô la mỗi năm, nhưng nguồn cung thay thế rất khan hiếm, do đó tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu có thể là rất lớn. Continue reading “Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?”

19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam

Nguồn: Seoul agrees to send additional troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu quyết định gửi thêm 20.000 quân đến Việt Nam để gia nhập lực lượng 21.000 lính Hàn Quốc đang phục vụ trong vùng chiến sự ở đó. Binh lính Hàn Quốc là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác trở thành đồng minh của Mỹ và Nam Việt Nam. Bằng cách giành được sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ”. Continue reading “19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam”

Những bóng ma Hàn Quốc ở Việt Nam

Nguồn: Heonik Kwon, “Vietnam’s South Korean Ghosts”, The New York Times, 10/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cư dân làng Hà My, một ngôi làng ở miền trung Việt Nam, có thể kể cho bạn nghe nhiều câu chuyện sống động về những con ma thời chiến tranh của mình – “những người hàng xóm vô hình,” theo lời một vị đạo sĩ địa phương. Những con ma ấy rất đa dạng: có thể là bóng ma một bà mẹ trẻ có hai con nhỏ đã trở nên quen thuộc với dân làng Hà Gia, một ngôi làng bên cạnh Hà Mỹ, hay là con ma “cắm đầu xuống đất” thường xuất hiện và di chuyển bằng đầu của nó, mà người dân địa phương lý giải là do xác được chôn một cách bất thường.

Nhiều con ma ngoại quốc cũng trú ngụ quanh làng Hà My, bao gồm hai con ma lính Mỹ cực kỳ nhút nhát và lúc nào cũng đói khát. Và đặc biệt là sự xuất hiện một bóng ma đàn ông châu Á không-phải-người-Việt Nam mặc đồng phục chiến đấu của Mỹ. Dân địa phương suy đoán rằng đây là linh hồn của một người lính Hàn Quốc bị giết gần miệng hố bom, mà nay người ta dùng làm ao cá. Continue reading “Những bóng ma Hàn Quốc ở Việt Nam”

28/04/1995: Đường ống dẫn khí phát nổ ở Hàn Quốc

Nguồn: Gas pipe explodes in South Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, một vụ nổ đường dẫn khí đốt bên dưới một đường phố đông đúc ở Daegu, Hàn Quốc đã giết chết hơn 100 người. Sáu mươi trẻ em, một số đang trên đường đến trường, nằm trong số các nạn nhân của vụ nổ.

Daegu là một thành phố với 2,2 triệu cư dân, nằm khoảng 150 dặm về phía nam Seoul. Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, một đường ray xe điện ngầm đang được xây dựng bên dưới đường phố của thành phố. Các tấm kim loại đã được sử dụng thay cho nhựa đường để che phủ lỗ hổng ở một số đoạn đường trung tâm trong suốt quá trình xây dựng. Continue reading “28/04/1995: Đường ống dẫn khí phát nổ ở Hàn Quốc”

07/03/1967: Lực lượng Hàn Quốc tiến hành chiến dịch tại Việt Nam

Nguồn: Republic of Korea forces operation launch, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, chiến dịch quân sự lớn nhất của Hàn Quốc tại Nam Việt Nam cho tới thời điểm đó đã bắt đầu, tạo thành vùng liên kết khu vực hoạt động của hai sư đoàn Hàn Quốc dọc theo bờ biển miền Trung của Nam Việt Nam.

Các lực lượng Hàn Quốc đã vào miền Nam kể từ tháng 08/1964, khi Seoul gửi một đơn vị liên lạc tới Sài Gòn. Đội quân này là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác trở thành đồng minh của Mỹ và Nam Việt Nam. Continue reading “07/03/1967: Lực lượng Hàn Quốc tiến hành chiến dịch tại Việt Nam”

Tại sao Kim Jong Un muốn đối thoại với Hàn Quốc?

Nguồn: Peter Apps, “Why Kim Jong Un wants the Korea talks“, Reuters, 12/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm ngoái, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã làm cả thế giới kinh động với tốc độ phát triển tên lửa hạt nhân, việc đàn áp các đối thủ cũng như nghi ngờ rằng ông đã ra lệnh ám sát người anh trai cùng cha khác mẹ của mình. Năm nay đến lượt các cuộc tấn công ngoại giao. Nhưng điều này không có nghĩa là đã diễn ra một sự thay đổi về mặt chiến lược.

Các quan chức Triều Tiên đã gặp các quan chức Hàn Quốc vào hôm thứ ba. Đây là lần đầu tiên các cuộc đối thoại như vậy diễn ra trong vòng 2 năm qua. Kết quả đạt được là một thỏa thuận cho phép Triều Tiên gửi một đoàn vận động viên tới dự Olympics Mùa đông tại Hàn Quốc vào tháng tới cũng như việc tiến hành các cuộc đối thoại quân sự song phương. Continue reading “Tại sao Kim Jong Un muốn đối thoại với Hàn Quốc?”

29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc

Nguồn: Eisenhower goes to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, nhằm thực hiện lời hứa đầy ấn tượng trong chiến dịch tranh cử của ông, Tổng thống mới được bầu Dwight D. Eisenhower đã tới Nam Triều Tiên (nay là Hàn Quốc) để cố gắng tìm ra chìa khóa chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1952, ứng viên đảng Cộng hòa Eisenhower đã chỉ trích Chính sách đối ngoại của Truman, đặc biệt là về việc không có khả năng chấm dứt cuộc xung đột ở bán đảo Triều Tiên.

Ngày 24/10, Tổng thống Truman đã thách Eisenhower đưa ra một chính sách thay thế. Eisenhower đáp lại trong một tuyên bố đáng ngạc nhiên rằng nếu ông được bầu, ông sẽ đích thân đi đến Hàn Quốc để có cái nhìn cận cảnh về tình hình. Continue reading “29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc”

Khi Mỹ nói về chiến tranh, Hàn Quốc rùng mình

Nguồn: Han Kang, “While the U.S. Talks of War, South Korea Shudders,” The New York Times, October 7, 2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tôi không thể thôi nghĩ về một bài báo mình tình cờ đọc được mấy hôm trước. Một ông cụ ngoài bảy mươi vô tình đánh rơi hai bó tiền trên phố. Hai người nhặt được chỗ tiền này và chia nhau đã bị cảnh sát bắt giữ, buộc trả lại số tiền, và bị truy tố tội trộm cắp.

Cho đến đây, nó vẫn là một câu chuyện bình thường. Nhưng ông cụ mang trên mình nhiều tiền như thế là vì một lý do đặc biệt. “Tôi sợ sắp có chiến tranh,” ông cụ nói với cảnh sát, “nên rút tiền tiết kiệm ở ngân hàng và đang trên đường về.” Ông nói đây là số tiền dành dụm—mỗi tháng một chút—trong bốn năm, định cho các cháu vào đại học. Vì Chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950, nên chắc hẳn chiến tranh là một trải nghiệm kéo dài suốt thời thanh niên của ông cụ. Tôi có thể hình dung cảm giác của ông là thế nào, một người đã sống một cuộc đời trung lưu bình thường kể từ đó, trên đường rút tiền tiết kiệm từ ngân hàng về. Nỗi sợ, nỗi bất an, nỗi bất lực, nỗi lo lắng. Continue reading “Khi Mỹ nói về chiến tranh, Hàn Quốc rùng mình”

‘Chính sách hướng Đông’ của Tổng thống Moon Jae-in

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Moon’s South Korean Ostpolitik”, Project Syndicate, 09/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ông Moon Jae-in của Đảng Dân chủ Hàn Quốc vừa được bầu làm tổng thống mới của Hàn Quốc. Đây là lần chuyển giao quyền lực thứ hai từ phe bảo thủ sang phe tự do trong lịch sử dân chủ của đất nước này. Tất cả xuất phát một cách bất ngờ vào tháng 10 năm ngoái, với việc nổ ra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến Tổng thống Park Geun-hye, kết quả là bà đã bị luận tội và phải rời nhiệm sở vào hồi đầu năm nay. Mặc dù sự ra đi của bà Park là một tổn thất, nhưng nó cũng cho thấy sự vững chắc của nền dân chủ Hàn Quốc.

Ông Moon sẽ nhậm chức tại thời điểm căng thẳng tăng cao với Bắc Triều Tiên. Để hiểu được chính sách mà ông sẽ theo đuổi, cần phải am hiểu tư duy chính sách đối ngoại theo hướng tự do của Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Kim Dae-jung giai đoạn 1998-2003. Continue reading “‘Chính sách hướng Đông’ của Tổng thống Moon Jae-in”

Thách thức chờ đón tân tổng thống Hàn Quốc

Nguồn:Moon Jae-in easily wins South Korea’s presidential election”, The Economist, 13/05/2017.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng dễ dàng

Khi còn là sinh viên, ông đã từng bị bỏ tù nhiều tháng liền vì phản đối chế độ độc tài của Park Chung-hee vào những năm 1970. Nhưng chính những cuộc biểu tình phản đối con gái của vị cựu tổng thống, bà Park Guen-hye, đã đưa ông Moon Jea-in đến chức vị tổng thống. Vào ngày 9 tháng 5, người Hàn Quốc đã chọn nhà cựu bất đồng chính kiến làm tổng thống mới của họ sau khi tòa án hiến pháp thúc đẩy một cuộc bầu cử sớm bằng cách bãi nhiệm bà Park. Ông Moon, người đã tuyên thệ nhậm chức ngay sau khi phiếu được kiểm, là tổng thống tả khuynh đầu tiên của Hàn Quốc trong gần một thập niên. Ông Moon giành được 41% số phiếu trong cuộc bầu cử gồm 13 ứng cử viên. Việc ông dẫn trước 17 điểm phần trăm so với người đứng thứ hai, một người bảo thủ, là chiến thắng chênh lệch nhất từ trước đến nay trong một cuộc bầu cử tổng thống của Hàn Quốc. Continue reading “Thách thức chờ đón tân tổng thống Hàn Quốc”

Thời báo Hoàn Cầu răn Triều Tiên không được thử hạt nhân

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi Triều Tiên thử phóng tên lửa thất bại sáng sớm ngày 16/4, chiều cùng ngày,  Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận cảnh báo Triều Tiên không được thử vũ khí hạt nhân. Toàn văn như sau:

Sáng nay Triều Tiên phóng một tên lửa không rõ loại gì, nhưng phía Mỹ-Hàn Quốc nói quả tên lửa này đã phát nổ ngay khi vừa phóng đi.

Hôm qua Triều Tiên tổ chức cuộc diễu binh truyền thống của ngày “Lễ Mặt Trời”, trưng ra ít nhất hai kiểu tên lửa mới, [dư luận] ngờ là tên lửa đạn đạo vượt đại châu và tên lửa phóng từ tàu ngầm. Đây là lần diễu binh trưng ra nhiều nhất, tập trung nhất sức mạnh tấn công tầm xa mà Triều Tiên mới tăng thêm. Nhưng phần lớn những tên lửa này chưa qua bắn thử, chúng vừa đem lại ấn tượng là kỹ thuật tên lửa của Triều Tiên tiến bộ nhanh lại vừa làm cho người ta nghi ngờ đấy chỉ là trò biểu diễn đẹp mắt nhưng vô dụng mà Bình Nhưỡng trưng ra cho nước ngoài xem. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu răn Triều Tiên không được thử hạt nhân”

Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định phóng tên lửa hành trình tấn công sân bay quân sự Shayrat của Syria ngay trước khi ông bắt đầu cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối hôm 6/4 vừa rồi có lẽ đã làm Trung Quốc thay đổi quan điểm về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Thời báo Hoàn Cầu ngày 10/4 ra xã luận dưới tiêu đề Triều Tiên có thể trở thành Syria tiếp theo hay không nhấn mạnh nếu Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ sáu, Trung Quốc sẽ có phản ứng “quay ngoặt” chưa từng thấy. Toàn văn bài xã luận như sau:

Biên đội tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đang di chuyển về Tây Thái Bình Dương gần bán đảo Triều Tiên. Sau khi Mỹ bắn phá mục tiêu quân sự của Syria, động thái của tàu Carl Vinson đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Continue reading “Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?”

Cần chấm dứt ngay chiến tranh thương mại Trung – Hàn

Nguồn: Lee Jong-wha, “The Sino-Korean Trade War Must End”, Project Syndicate, 22/03/2017.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt

Hàn Quốc đã quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ, và khiến Trung Quốc nổi giận. Lãnh đạo Trung Quốc lo ngại rằng hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD), với khả năng giám sát các chuyến bay và các vụ phóng tên lửa từ lãnh thổ Trung Quốc, sẽ gây hại cho an ninh của họ và phá vỡ cân bằng chiến lược trong khu vực. Nhưng chừng nào Bắc Triều Tiên còn là mối đe dọa sâu sắc đối với an ninh trên bán đảo Triều Tiên, sự phản đối của Trung Quốc đối với hệ thống này là vô ích và hết sức tiêu cực.

Trong khi Hoa Kỳ và Hàn Quốc đẩy nhanh tiến độ triển khai THAAD trước khi Hàn Quốc tổ chức bầu cử tổng thống bất thường vào ngày 9 tháng Năm, Trung Quốc gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế với hy vọng buộc vị Tổng thống sắp tới của Hàn Quốc phải cân nhắc lại. Hiện tại các ngành công nghiệp du lịch, sản xuất hàng tiêu dùng và giải trí của Hàn Quốc bị thiệt hại nặng. Continue reading “Cần chấm dứt ngay chiến tranh thương mại Trung – Hàn”

Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump

Nguồn: Anne-Marie Slaughter & Mira Rapp‑Hooper, “How America’s Asian Allies Can Survive Trump”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dựa vào hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ sau khi thắng cử, cũng như qua thông điệp rõ ràng theo hướng biệt lập chủ nghĩa trong tuyên bố nhậm chức của ông, có vẻ như sẽ an toàn nếu đánh giá rằng chính sách đối ngoại của chính quyền Trump sẽ xóa tan nhiều giả định lâu nay về vai trò của Mỹ trên thế giới. Điều này có thể sẽ gây hoang mang lớn cho các đồng minh châu Á của Mỹ.

Vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác ý nghĩa thực sự mà nhiệm kỳ tổng thống của Trump có thể có đối với châu Á là gì. Rất nhiều khả năng có thể xảy ra. Trump có thể đảo ngược chính sách “xoay trục” chiến lược sang châu Á của Tổng thống Barack Obama, để cho khu vực này nằm trong tình trạng hỗn mang. Cũng có thể ông vẫn duy trì sự tập trung vào châu Á, song bằng một cách thức tiếp cận thiên về quân sự hơn. Hoặc ông có thể cùng Trung Quốc tạo nên thứ gọi là G2 của hai cường quốc lớn nhất thế giới. Continue reading “Cách các đồng minh châu Á của Mỹ sống sót dưới tay Trump”

Cơ hội thuần hóa các chaebol của Hàn Quốc

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Taming the Chaebols”, Project Syndicate, 19/01/2017.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cáo buộc hình sự đối với Lee Jae-yong (trong hình), người thừa kế Tập đoàn Samsung, chỉ là một tình tiết bùng nổ mới nhất trong vụ bê bối chính trị đã làm rung chuyển Hàn Quốc. Quốc hội đã bỏ phiếu để luận tội Tổng thống Park Geun-hye, con gái của cố Tổng thống Park Chung-hee, vào ngày 9 tháng 12. Tòa án Hiến pháp hiện có sáu tháng để củng cố hồ sơ cho việc phế truất Tổng thống. Tùy thuộc vào quyết định của tòa, một cuộc bầu cử Tổng thống có thể được tổ chức trong vài tháng tới.

Tuy nhiên, như cáo buộc đối với Lee cho thấy, Tổng thống không phải là người duy nhất đang bị đe dọa trong cuộc khủng hoảng này. Trung tâm của vụ bê bối là mối quan hệ có đi có lại giữa các chính trị gia và các chaebol, các tập đoàn gia đình khổng lồ ở Hàn Quốc. Nếu chính phủ nhân cơ hội này để sửa đổi cơ cấu nền kinh tế vốn chịu sự thống trị của các tập đoàn này, chính phủ sẽ có thể định hình lại tương lai kinh tế của đất nước – theo chiều hướng tốt hơn. Continue reading “Cơ hội thuần hóa các chaebol của Hàn Quốc”

Tác động từ Thoả thuận Nhật–Hàn về ‘phụ nữ giải khuây’

Nguồn: J. Berkshire Miller, “Japan and South Korea After the “Comfort Women” Deal”, Foreign Affairs, 12/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Hồng Ánh

Ngày 28 tháng 12 (2015), chỉ vài ngày trước khi kết thúc kỉ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật – Hàn, Seoul và Tokyo đã nhất trí giải quyết tranh chấp lâu đời của họ về vấn đề “phụ nữ giải khuây ” Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật trong Thế chiến II. Nhật đồng ý cung cấp 1 tỷ yên (khoảng 8,3 triệu đô la) xây dựng quĩ tài trợ mà chính phủ Hàn Quốc sẽ thành lập với mục đích hỗ trợ các phụ nữ giải khuây trước đây, khẳng định một lần nữa thái độ ăn năn của Nhật và đưa ra lời tạ lỗi mới thay mặt Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đây là một sự thay đổi so với những tuyên bố trước đây, nhiều trong số đó chỉ đơn thuần đề cập tới những lời xin lỗi trước đó mà không đưa ra lời tạ lỗi mới. Đổi lại, Hàn Quốc đồng ý chấp nhận đây là thoả thuận cuối cùng, kiềm chế chỉ trích Tokyo trong các vấn đề trên các diễn đàn quốc tế, và nỗ lực “giải quyết vấn đề” bức tượng một người phụ nữ giải khuây gây tranh cãi nằm ngay phía trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul. Continue reading “Tác động từ Thoả thuận Nhật–Hàn về ‘phụ nữ giải khuây’”

Đối diện với tội ác quá khứ trên Bán đảo Triều Tiên

Nguồn: Markus Bell and Sarah Son, “The burden of guilt in post-unification Korea”, East Asia Forum, 20/09/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Một đạo luật mới sẽ cho phép chính phủ Hàn Quốc có một cách tiếp cận đáng chú ý hơn đối với những vụ vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Hãng thông tấn Yonhap đưa tin rằng đạo luật sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 9, tạo điều kiện cho kế hoạch thành lập một trung tâm có nhiệm vụ điều tra các vụ vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Trung tâm cũng sẽ cung cấp hỗ trợ cho các tổ chức công dân làm việc với vấn đề này.

Luật mới là một phần phản ứng đối với sự tăng cường giám sát của quốc tế đối với cách tiếp cận của Hàn Quốc về vấn đề nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Động thái này có thể được xem xét trong bối cảnh cả hai bên vĩ tuyến 38 tiếp tục thể hiện rằng việc thống nhất đất nước là mục tiêu chính sách chính thức của họ. Continue reading “Đối diện với tội ác quá khứ trên Bán đảo Triều Tiên”

26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên

26

Nguồn: Chinese counterattacks in Korea change nature of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong những cuộc giao tranh ác liệt nhất của Chiến tranh Triều Tiên, hàng ngàn lính cộng sản Trung Quốc đã thực hiện các đợt phản công lớn chống lại quân Mỹ và Hàn Quốc, đẩy lùi lực lượng Đồng Minh và đặt dấu chấm hết cho mọi ý định giành chiến thắng nhanh chóng hay chiến thắng quyết định của Mỹ. Khi đợt phản công bắt đầu, lực lượng Hàn – Mỹ đã phải rút khỏi Bắc Triều Tiên, và cuộc chiến tranh rơi vào bế tắc trong suốt 2 năm rưỡi sau đó. Continue reading “26/11/1950: Trung Quốc thay đổi cục diện Chiến tranh Triều Tiên”

Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13

lltuong

Tác giTrần Vinh

Vị trí nước ta khá xa nước Cao Li (Triều Tiên và Đại Hàn ngày nay), nhưng cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa rất sâu sắc, nhất là về văn tự và nền đạo đức Khổng Mạnh. Cũng vì ‘thiên triều’ Trung Hoa là trung tâm các phiên quốc phải quy về, cho nên sứ giả nước Việt đã từng gặp gỡ sứ giả Cao Li. Chuyện kể học giả kiệt xuất Lê quý Đôn thi đậu tiến sĩ, làm quan đời vua Lê Hiển Tông; năm 1760-1762, ông đi sứ Tầu, đã cùng các danh sĩ Tầu và sứ thần các nước Nhật Bản, Cao Li xướng họa và được họ khâm phục. Riêng vị sứ thần Cao Li là trạng nguyên Hồng Khải Hi đã tặng quan sứ nước Việt một chiếc quạt và một bài thơ. Trạng nguyên Lê Quý Đôn làm thơ tặng lại:

Tản Viên khái tự Tùng sơn tú

Áp Lục ưng đồng Nội thủy trường…  Continue reading “Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13”

Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?

32-Korean christian

Nguồn:Why South Korea is so distinctively Christian“, The Economist, 12/08/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàn Quốc, một đầu tàu tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một quốc gia bừng cháy đức tin. Trong tuần thứ hai của tháng 8/2014, Giáo hoàng Francis đã dành năm ngày ở đó, để dự Ngày hội Thanh niên Công giáo châu Á và phong chân phước cho 124 người Công giáo tử vì đạo đầu tiên. Có khoảng 5,4 triệu người trong số 50 triệu dân Hàn Quốc là người Công giáo La Mã. Có thêm khoảng 9 triệu người theo đạo Tin lành thuộc nhiều nhánh khác nhau. Một triệu thành viên của Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Yoido đã tạo thành Hội thánh Ngũ Tuần lớn nhất trên thế giới. Các nhánh tôn giáo bản địa có Hội thánh Thống nhất, chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm ngày “thăng thiên” của người sáng lập Sun-myung Moon. Còn ông Yoo Byung-eun quá cố, ông trùm đứng sau sự kiện chìm phà Sewol vào tháng 4/2014 khiến 304 hành khách chủ yếu là thanh thiếu niên thiệt mạng, cũng đã thành lập giáo phái riêng của mình (và trang web God.com, bây giờ nằm trong tay một người khác). Những tín đồ của giáo phái này đã che giấu cho ông ta trong cuộc truy nã lớn nhất từ trước tới nay của cảnh sát Hàn Quốc. Continue reading “Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?”