Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump

steve-bannon-kellyanne-conway-840x440

Nguồn: Elizabeth Drew, “Trump’s Train Wreck”, Project Syndicate, 29/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, lại một lần nữa cải tổ hệ thống vận động tranh cử của mình. Bằng cách đó, ông ta đang bộc lộ nhiều về mình và về phong cách quản trị của mình hơn những gì mà ông muốn người ta nhìn thấy. Ít có chiến dịch tranh cử nào lại hỗn độn và náo loạn trong công tác nhân sự như vậy.

Hai người chưa từng điều hành một chiến dịch tranh cử tổng thống nào, và có thiên hướng chính trị mâu thuẫn với nhau, lại đang điều hành cuộc vận động của Trump. Continue reading “Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump”

Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?

science

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Why Democracy Requires Trusted Experts”, Project Syndicate, 01/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, tôi đã viết một bài bình luận về vấn đề tại sao các cử tri ở Anh Quốc ủng hộ việc rời khỏi Liên minh Châu Âu, bất chấp sức mạnh áp đảo của ý kiến chuyên gia cảnh báo về các chi phí kinh tế lớn gây ra bởi Brexit. Tôi đã quan sát thấy rất nhiều cử tri ở Anh và nhiều nơi khác tức giận với các chuyên gia kinh tế. Họ cho rằng các chuyên gia đã không lường trước được khủng hoảng tài chính năm 2008, đặt hiệu quả lên hàng đầu trong việc tư vấn chính sách của họ, và mù quáng cho rằng những người chịu thua thiệt từ các kiến nghị chính sách của họ có thể được đền bù bằng cách này hay cách khác. Tôi cho rằng các nhà chuyên gia nên khiêm tốn và lưu tâm hơn đối với các vấn đề phân phối thu nhập. Continue reading “Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?”

Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?

tppvn

Nguồn: Le Hong Hiep, “What’s behind Vietnam’s delayed TPP ratification”, TODAY, 29/09/2016

Nhiều nhà quan sát cảm thấy bất ngờ khi việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được đưa vào chương trình của kỳ họp thứ hai (khóa 14) của Quốc hội Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 10 tới. Như vậy, hiệp định thương mại này sẽ không được Việt Nam phê chuẩn ít nhất cho đến khoảng tháng 4 năm sau, khi Quốc hội nhóm họp trở lại.

Thông tin này gây thất vọng cho những người ủng hộ TPP, đặc biệt là khi Việt Nam được cho sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong số 12 thành viên của Hiệp định. TPP sẽ không chỉ giúp thúc đẩy GDP, hoạt động xuất khẩu và việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, mà nó còn giúp đẩy nhanh các cải cách quan trọng vốn thiết yếu cho sự phát triển kinh tế về lâu dài của đất nước. Continue reading “Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?”

Triển vọng sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ

renmimbi_640x3601

Nguồn: William Overholt, “The rise of the renminbi”, East Asia Forum, 12/09/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức và Nhật Bản từng không muốn toàn cầu hóa đồng tiền của mình vì lo sợ đồng nội tệ tăng giá và làm suy giảm lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước. Trái ngược với 2 nước này, Trung Quốc lại đang nỗ lực biến đồng nhân dân tệ (NDT) của mình thành một đồng tiền chủ chốt của thế giới. Để hiện thực hóa tham vọng này, Trung Quốc đã tạo ra một mạng lưới các thiết chế thương mại trên toàn cầu, một thị trường mua bán NDT ở nước ngoài không chịu sự kiểm soát về vốn của chính phủ, và một chính sách mở cửa thị trường từng bước. Continue reading “Triển vọng sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ”

Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?

clinton

Nguồn: Geoff Dyer & Tom Mitchell, “Hillary Clinton: The China hawk”, The Financial Times, 06/09/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống mới của Mỹ sẽ đối mặt với sự lựa chọn giữa việc tiếp tục chiến lược ‘xoay trục’ và xoa dịu Bắc Kinh

Hillary Clinton theo dõi sát sao khi sự căng thẳng ở Trung tâm Hội nghị Hà Nội tăng dần lên. Trước tiên, vị ngoại trưởng Việt Nam lên bục chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau đó, từng người một, các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nêu lên các quan ngại tương tự về hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc. Continue reading “Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?”

Chiến lược của ISIS tại châu Âu

isis-637888

Nguồn: Omar Ashour, “The Islamic State’s European Strategy”, Project Syndicate, 01/09/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tấn công khủng bố do các thành viên và những người ủng hộ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) thực hiện trong năm qua đã làm gióng lên hồi chuông báo động tại châu Âu, nhưng theo Cơ sở Dữ liệu Khủng bố Toàn cầu, mức độ thường xuyên của chúng vẫn chưa nghiêm trọng bằng mức mà châu Âu đã trải qua hồi những năm 1970. Tuy nhiên, trong khi những làn sóng khủng bố trước đó tại châu Âu bắt nguồn từ các mâu thuẫn nội bộ, làn sóng chết chóc hiện nay có liên quan đến sự bất ổn bên ngoài lục địa.

Những cuộc tấn công gần đây nhất đang nổi lên từ khoảng chân không chính trị được tạo ra sau sự sụp đổ của những nhà lãnh đạo độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi. Vì vậy, do bạo lực tại Syria, Iraq, và Libya; cũng như tình trạng chia rẽ lớn tại Ai Cập; hay tình hình an ninh mong manh tại Tunisia và Algeria không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc, nên có ít căn cứ để tin rằng những đợt tấn công tại châu Âu sẽ nhanh chóng chấm dứt. Continue reading “Chiến lược của ISIS tại châu Âu”

Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga

stalin

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, Stalin and Memory, Project Syndicate, 02/03/2003.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Oscar Wilde đã từng nói: “Bổn phận của chúng ta với lịch sử là viết lại nó”. Là một người Nga, tôi rất quen thuộc với việc viết lại lịch sử. Liên Xô đã dành ra cả một thế kỷ để sửa lại mụn trên mũi của Lênin, sửa lại số liệu thu hoạch nông nghiệp, và làm cho một Yuri Andropov bệnh tật[1] trông đỡ giống xác chết hơn. Nhưng đối với trường hợp của Stalin – người đã mất cách đây 50 năm -phần lớn chúng ta hiện nay viết lại lịch sử bằng cách giả vờ là một phần của nó chưa bao giờ xảy ra.

Đừng hiểu sai ý tôi: Stalin không hề biến mất như những người bị đưa đến trại lao động Gulag. Ông không hề bị xóa nhòa khỏi ký ức của chúng ta như cách mà Trotsky và Bukharin bị cắt ra khỏi những tấm ảnh gốc. Continue reading “Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga”

Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ

kurd-fighters

Nguồn: Barak Barfi, America’s Unruly Anti-ISIS Allies , Project Syndicate, 06/09/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ để truy quét Nhà nước Hồi giáo (ISIS) khỏi thành phố Jarablus, Syria, phía bắc Aleppo. Trận đánh đã kết thúc ngay trước khi nó bắt đầu: các chiến binh ISIS đã bỏ chạy trước khi xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào. Nhưng cuộc xung đột này, còn lâu mới kết thúc, thậm chí đang nhanh chóng trở nên ngày càng phức tạp.

Với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột tại Syria đã bước vào một giai đoạn mới – một giai đoạn có thể gây lo ngại cho Hoa Kỳ, do các đối tác trong Liên minh chống ISIS của nước này dường như chỉ thích đánh lộn lẫn nhau hơn là chống ISIS. Thổ Nhĩ Kỳ, xét cho cùng, không chỉ quan tâm tới việc truy quét ISIS ra khỏi biên giới của mình; nước này có lẽ còn muốn tập trung hơn vào việc tiêu diệt người Kurd. Continue reading “Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ”

Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan

poland-camp

Nguồn: Shlomo Avineri, “Poland’s Crime Against History”, Project Syndicate, 07/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cha mẹ và tôi đến Tel Aviv một vài tháng trước khi Thế chiến II bắt đầu. Những thành viên còn lại trong đại gia đình của chúng tôi – gồm ba người ông và bà của tôi, bảy anh chị em của mẹ tôi, và năm người anh em họ của tôi – thì vẫn ở Ba Lan. Sau đó, tất cả họ đều bị sát hại trong Thảm sát Holocaust.

Tôi về thăm lại Ba Lan nhiều lần, nhưng luôn cảm thấy nơi này thiếu vắng sự hiện diện của người Do Thái. Những cuốn sách và bài viết của tôi được dịch sang tiếng Ba Lan. Bản thân tôi từng giảng bài tại Đại học Warsaw và Đại học Jagiellonian ở Krakow. Gần đây tôi còn được bầu làm một thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Ba Lan. Mặc dù tiếng Ba Lan của tôi không được tốt, lịch sử và văn hóa của đất nước này vẫn chẳng hề xa lạ với tôi. Continue reading “Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan”

Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?

uschinarus

Nguồn: Robert Farley, “US Military’s Worst Nightmare: A War with Russia and China (at the Same Time)”, The National Interest, 26/8/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối thập niên trước, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết “Hai cuộc chiến” thường bị hiểu lầm; học thuyết đó được coi là khuôn mẫu cung cấp các biện pháp giúp Mỹ đồng thời tiến hành hai cuộc chiến tranh cục bộ.

Được thiết kế để ngăn chặn Bắc Triều Tiên gây ra một cuộc chiến tranh trong khi Mỹ đang can dự vào cuộc chiến chống Iran hay Iraq (hoặc ngược lại), ý tưởng này đã giúp Bộ Quốc phòng Mỹ hình thành kế hoạch tổ chức mua sắm, hậu cần và sắp đặt căn cứu quân sự trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ không cần đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô. Do hệ thống quốc tế đã có thay đổi, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự gia tăng mạng lưới khủng bố có hiệu quả cao, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết nói trên. Continue reading “Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?”

So sánh lập trường kinh tế của Clinton và Trump

clinton-trump

Nguồn: Michael J. Boskin, “Clintonomics vs. Trumponomics”, Project Syndicate, 02/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Hillary Clinton đang dẫn trước Donald Trump năm điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến trên phạm vi toàn quốc và tại một số bang quan trọng hiện còn đang dao động. Nhưng chưa có gì được quyết định cả, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cải tổ nhân sự cùng các bài phát biểu chính sách quan trọng trong chiến dịch của ông Trump, đó là chưa kể đến những vụ bê bối email đang tiếp tục làm suy yếu chiến dịch của bà Clinton, bao gồm các trao đổi bằng email được công bố trong thời gian gần đây giữa các nhân viên cấp cao của Quỹ Clinton và các quan chức trong Bộ Ngoại giao thời bà Clinton còn làm ngoại trưởng. Continue reading “So sánh lập trường kinh tế của Clinton và Trump”

Kim Jong-un là ai?

Nguồn: Andrew J. Nathan, “Who is Kim Jong-un?The New York Review of Books, 18/8/2016.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai má phúng phính và kiểu tóc loe của nhà cai trị trẻ tuổi Kim Jong-un xứ Bắc Triều Tiên, mối giao tình với cựu ngôi sao bóng rổ xăm trổ đầy mình Dennis Rodman, cùng nụ cười toe toét như trẻ vui đùa khi đứng trước những đợt phóng tên lửa, hết thảy kết hợp một cách kì dị với việc chế độ này quyết tâm nhấn chìm kẻ thù trong “biển lửa”. Những điểm đó làm cho phương Tây vừa có mối ác cảm vừa có thái độ giễu cợt đối với đất nước này. Nhiều người tiên đoán rằng Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ không thể tồn tại lâu hơn được nữa, khi xét đến tình trạng đói nghèo ở khắp nước này, một hệ thống trại tù chuyên giết hại người vốn được khép vào tội ác chống nhân loại theo xác định của một uỷ ban điều tra của Liên Hợp Quốc,[1] tình trạng tự cô lập kinh tế, đương đầu với hết thảy các nước láng giềng, cùng sự non nớt thiếu kinh nghiệm của lãnh tụ nước này. Continue reading “Kim Jong-un là ai?”

Tại sao cần khôi phục kiểm soát vũ khí ở châu Âu?

sigla_nato_1

Nguồn: Frank Walter Steinmeier, “Reviving Arms Control in Europe”, Project Syndicate, 26/08/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi tình hình an ninh tại châu Âu một lần nữa lại bị đe dọa. Vì vậy, một lần nữa, an ninh châu Âu lại là chủ đề bàn luận chính trong chương trình nghị sự chính trị của chúng ta.

Đã có nhiều dấu hiệu báo trước một cuộc đối đầu giữa các khối thù địch thậm chí trước cả khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2014. Thế nhưng, lần chạm trán mới này lại không được định hình bởi sự thù địch giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, mà bởi một cuộc tranh chấp về trật tự xã hội và chính trị, bao gồm các vấn đề tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền, cũng như bởi sự giành giật phạm vi ảnh hưởng địa chính trị. Continue reading “Tại sao cần khôi phục kiểm soát vũ khí ở châu Âu?”

Tác động của Đảng Xanh đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

green-party-presidential-candidate-jill-stein

Nguồn: Peter Singer, “Greens for Trump?”, Project Syndicate, 11/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi là đảng viên Đảng Xanh, hai lần là ứng cử viên Đảng Xanh tranh cử vào nghị viện Liên bang Úc. Nhưng vào ngày 8/11, tất cả những điều tốt đẹp mà phong trào chính trị Xanh đã làm được từ khi ra đời có thể bị Đảng Xanh tại Mỹ làm lu mờ đi nếu Jill Stein, ứng cử viên tổng thống của Đảng Xanh, giúp cho Donald Trump thắng cử.

Trước đây, chúng ta đã từng gặp tình huống như vậy. Vào năm 2000, Al Gore có thể đã trở thành tổng thống nếu ông giành chiến thắng tại bang Florida. George W.Bush chiến thắng tại bang này với cách biệt 537 phiếu, trong khi 97.241 người Florida bầu cho Ralph Nader, ứng viên Đảng Xanh. Sau đó, Nader đã viết trên trang web của mình: “Vào năm 2000, việc phỏng vấn các cử tri đã bỏ phiếu cho thấy 25% số người bầu cho tôi sẽ bầu cho Bush, 38% sẽ bầu cho Gore và phần còn lại sẽ không bầu cho ai trong hai người cả.” Kết quả là nếu chia số phiếu bầu của Nader theo cách này, thì nếu Nader không tham gia tranh cử, Gore sẽ giành chiến thắng tại bang Florida với khoảng cách hơn 12.000 phiếu bầu. Continue reading “Tác động của Đảng Xanh đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ”

Tự do báo chí không hề miễn phí

Nguồn: Danforth Austin & Barbara Frye, “Press Freedom isn’t Free”, Project Syndicate, 24/08/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang trấn áp các tổ chức xã hội dân sự Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ đảo chính hụt vào tháng Bảy. Ngoài thanh lọc hàng ngàn sĩ quan quân đội, thẩm phán và các nhà giáo dục, chính phủ đã ban hành lệnh bắt giữ hàng chục nhà báo và đóng cửa hơn 100 cơ quan báo chí, nhà xuất bản, đài phát thanh và truyền hình.

Cuộc đàn áp ở Thổ Nhĩ Kỳ là một câu chuyện lớn, và nó sẽ khiến chúng ta trân trọng vô số các phóng viên và biên tập viên thầm lặng trên toàn thế giới, những người đang đấu tranh mỗi ngày để được làm báo đúng nghĩa, bất chấp những rủi ro. Continue reading “Tự do báo chí không hề miễn phí”

Vai trò bí mật của Mỹ trong nội chiến Syria

gty_us_special_forces_syria_kurdish

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “America’s True Role in Syria”, Project Syndicate, 30/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc nội chiến tại Syria là cuộc khủng hoảng nguy hiểm và có sức tàn phá nhất trên thế giới. Kể từ đầu năm 2011, hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng; khoảng 10 triệu người Syria phải di tản; Châu Âu náo động vì các vụ khủng bố của Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và hệ quả chính trị từ vấn đề người tị nạn; Mỹ và các đồng minh NATO đã hơn một lần gần như đối đầu trực tiếp với Nga.

Thật không may, Tổng thống Barack Obama lại khiến hiểm họa nghiêm trọng hơn khi che giấu người dân Mỹ và thế giới về vai trò của Mỹ tại Syria. Để kết thúc cuộc chiến tại Syria đòi hỏi Mỹ phải giải thích trung thực về vai trò hiện tại, thường là bí mật, của mình trong cuộc xung đột tại Syria từ năm 2011, bao gồm cả việc ai đang viện trợ, vũ trang, huấn luyện và tiếp tay cho các phe khác nhau. Chỉ có giải thích trung thực như thế mới có thể khiến các nước ngưng hành động liều lĩnh. Continue reading “Vai trò bí mật của Mỹ trong nội chiến Syria”

Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan

thailand-votes-in-referendum

Nguồn: Patrick Jory, “The real meaning of Thailand’s constitutional referendum”, East Asia Forum, 31/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý gần đây của Thái Lan dường như đã cho thấy một chiến thắng dễ dàng của phe ủng hộ Hiến pháp mới. 61% cử tri đã bỏ phiếu thông qua dự thảo Hiến pháp, trong khi 39% còn lại bỏ phiếu phản đối. 58% cử tri cũng đã trả lời đồng ý với câu hỏi thứ hai, vốn được chèn thêm vào phút cuối, về việc liệu một thủ tướng không do dân bầu có thể được bổ nhiệm bởi một phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện hay không.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này thực ra ít mang tính kết luận rõ ràng hơn chúng ta tưởng. Continue reading “Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan”

Mâu thuẫn giữa Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục ở Pháp

burkini

Nguồn: Noëlle Lenoir, “The Burqa and French Values”, Project Syndicate, 25/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều cơ quan truyền thông phương Tây chỉ trích đạo luật năm 2010 của Pháp về việc cấm che mặt, cụ thể là những chiếc khăn burqa được sử dụng để che đi khuôn mặt và toàn bộ cơ thể của phụ nữ, và sắc lệnh vừa được ban hành vào năm nay cấm sử dụng đồ bơi toàn thân “burkini” tại những bãi biển công cộng cũng đã thu hút nhiều sự chú ý tiêu cực.[1] Việc chỉ trích Pháp trên mặt báo không còn là điều gì mới mẻ, nhưng những người chỉ trích động thái này đã bỏ qua những yếu tố lịch sử và chính trị – xã hội, lý do khiến đa số người Pháp ủng hộ chúng.

Đầu tiên, chủ nghĩa thế tục – hay còn gọi là laïcité – là một nguyên tắc đã định hình xã hội Pháp. Theo Hiến pháp Pháp – mà trong đó tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận được bảo vệ – tất cả công dân có thể chọn theo bất kỳ tôn giáo nào, hoặc không theo tôn giáo nào cả; nói cách khác, họ có thể chỉ trích và nhạo báng các đức tin và phong tục tôn giáo. Continue reading “Mâu thuẫn giữa Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục ở Pháp”

Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions)

sanctions

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trừng phạt kinh tế là việc một hoặc một nhóm các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế sử dụng hoặc đe dọa sử dụng các biện pháp kinh tế và tài chính nhằm gây nên phí tổn cho quốc gia bị trừng phạt, qua đó gây sức ép buộc quốc gia đó thực hiện những chính sách nhất định. Ví dụ, Liên minh Châu Âu đã từng đe dọa áp thuế nhập khẩu cao đối với các hàng hóa Mỹ nhập vào Châu Âu nhằm buộc chính phủ Mỹ giảm các khoản trợ cấp cho các nhà sản xuất thép nước này, vốn mang lại những lợi thế bất bình đẳng cho các nhà sản xuất thép Mỹ so với các nhà sản xuất thép Châu Âu. Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây cũng áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với một loạt nước như Cuba, Iran, Myanmar… nhằm làm suy yếu chính quyền các nước này hoặc buộc họ tiến hành các thay đổi trong chính sách đối nội hoặc đối ngoại theo hướng nhất định. Continue reading “Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions)”

Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc

chinadebt

Nguồn: David Lipton, “China’s Corporate-Debt Challenge”, Project Syndicate, 18/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, tuy vậy Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng tốt khi chiếm khoảng một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nước này cũng dần phát triển bền vững hơn với việc dịch chuyển mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang nhu cầu nội địa và dịch vụ.

Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 tháng tới tại Hàng Châu, Trung Quốc đã mạnh mẽ kêu gọi những cam kết mới trong việc cải cách cấu trúc để kích thích tăng trưởng ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Nhưng Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn nội tại. Nổi bật nhất là vấn đề tín dụng nội địa tiếp tục gia tăng ở một mức độ không bền vững và khối nợ của các doanh nghiệp tích tụ tới mức độ nguy hiểm. Continue reading “Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc”