Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ

101301576-171149389.1910x1000

Nguồn: Alexander Friedman, “Can the Renminbi Take on the World”, Project Syndicate, 05/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc có câu “Xem lại chẳng hại cái gì”. Lời khuyên thật chí lý trong bối cảnh biến động trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc hiện nay, sự cố mà tác động của nó lớn hơn nhiều những lo lắng tức thì mà các nhiễu loạn gần đây gây nên. Trên thực tế, bất ổn này cần được xem xét trong mối liên hệ với mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc: biến đồng Nhân dân tệ (NDT) thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.

Tiềm năng của NDT trở thành một loại tiền tệ dự trữ đã được chú ý hơn trong năm nay, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chuẩn bị xem lại giỏ tiền tệ xác định giá trị tài sản dự trữ của riêng họ là Quyền Rút Vốn Đặc biệt (SDR). SDR được tạo ra vào năm 1969 để bổ sung cho dự trữ chính thức của các nước thành viên. Trung Quốc đã vận động trong nhiều năm để NDT được tính vào giỏ dự trữ cùng với đồng Đô-la Mỹ, bảng Anh, Euro và Yên Nhật. Continue reading “Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)

stormy_capitol

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tự do và đặc quyền đặc lợi 

Trừ các trường hợp ngoại lệ của một vài vị đại sứ và các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền, các đảng phái ở Mỹ không còn làm công việc phân phối các vị trí trong chính quyền cho những người trung thành chính trị với họ. Nhưng việc đổi quyền lực chính trị lấy tiền bạc đã xuất hiện một cách ngấm ngầm dưới hình thức hoàn toàn hợp pháp và khó xóa bỏ hơn rất nhiều. Tội danh hối lộ trái phép được định nghĩa hạn hẹp trong luật pháp Mỹ là một giao dịch mà trong đó một chính trị gia và một bên tư nhân lộ liễu nhất trí thực hiện một trao đổi có đi có lại nào đó. Điều không được pháp luật tính đến là cái được các nhà sinh học gọi là “lòng tốt có đi có lại” (reciprocal altruism), hay cái mà một nhà nhân học có thể gọi là hành vi trao đổi quà tặng. Trong mối quan hệ “lòng tốt có đi có lại”, một người trao cho một người khác một lợi ích nào đó mà không kỳ vọng lộ liễu là sẽ nhận được một ân huệ đáp trả từ bên kia. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)”

Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung

Kerry announces now US maritime security aid to Vietnam

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Vietnam-US-China Triangle: New Dynamics and Implications,” ISEAS Perspective, No 45/2015, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Chuyến thăm Washington gần đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng được cả hai bên ca ngợi như một dấu mốc “lịch sử” trong quan hệ song phương (The White House, 2015). Tuy nhiên, để có một đánh giá sâu sắc hơn về ý nghĩa của chuyến thăm, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh khu vực rộng lớn hơn, trong đó có xét đến những biến đổi gần đây trong tam giác quan hệ Việt-Mỹ-Trung.

Bài viết này phân tích những động lực mới trong tam giác Việt-Mỹ-Trung và ý nghĩa của chúng. Thông qua cách tiếp cận ba cấp độ phân tích và từ góc nhìn của Việt Nam, bài viết xem xét ba yếu tố quan trọng nhất ở các cấp độ hệ thống quốc tế (systemic), quốc gia (national), và trong nước (subnational) đang định hình mối quan hệ ba bên. Những yếu tố này bao gồm sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và hai cường quốc, và các diễn biến chính trị và kinh tế trong nước của Việt Nam. Continue reading “Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)

Supreme-Court-building-2-SC

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia của tòa án và đảng phái

Nền dân chủ tự do hiện đại có ba nhánh của chính quyền – hành pháp, tư pháp và lập pháp – tương ứng với ba nhóm thể chế chính trị cơ bản: nhà nước, pháp quyền và nền dân trị. Nhánh hành pháp sử dụng quyền lực để thực thi luật pháp và triển khai chính sách; nhánh tư pháp và nhánh lập pháp kiềm chế quyền lực và hướng quyền lực vào mục đích công. Xét về thứ tự ưu tiên đối với các thể chế, với truyền thống lâu đời không tin tưởng vào quyền lực của chính phủ, Hoa Kỳ luôn luôn đề cao vai trò của hai nhánh tư pháp và lập pháp – các định chế kiểm soát quyền lực của chính phủ. Nhà chính trị học Stephen Skowronek đã mô tả nền chính trị Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 như một “quốc gia của toà án và đảng phái”, nơi mà những chức năng của chính phủ được thực hiện bởi các thẩm phán và chính trị gia dân cử, trong khi ở châu Âu những chức năng này được thực thi bởi cơ quan hành pháp. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)

amflagdecay

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nguồn gốc lý giải tại sao nền chính trị không hoạt động hiệu quả.

Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ, được thành lập trong giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, đã từng là một điển hình của công cuộc xây dựng nhà nước Hoa Kỳ trong suốt Kỷ nguyên Tiến bộ. Trước khi Đạo luật Pendleton được thông qua vào năm 1883, các chức vụ trong chính quyền được phân bổ bởi các đảng phái chính trị dựa trên cơ sở mối quan hệ quen biết. Trái lại, Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ là một mô hình cơ quan hành chính thử nghiệm mới dựa trên cơ sở những đóng góp công trạng. Nhân viên của Cục là những nhà nông học và cán bộ lâm nghiệp có trình độ đại học được tuyển chọn dựa vào năng lực và kỹ năng chuyên môn; và dưới sự dẫn dắt của người lãnh đạo đầu tiên, cục trưởng Gifford Pinchot, cơ quan này đã thành công trong việc đấu tranh để đảm bảo tính tự chủ cũng như thoát khỏi sự can thiệp thường xuyên của Quốc hội. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)”

Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới

rmb_afp__153652162_cropped

Nguồn: David Chovanec, “Let the Global Race to the Bottom Begin”, Foreign Policy, 11/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại sao việc phá giá tiền tệ quy mô lớn của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng xấu đối với Trung Quốc, Mỹ, và toàn thế giới.

Vào ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức 1,9 phần trăm bằng cách điều chỉnh biên độ tỷ giá hằng ngày. Đây là đợt phá giá lớn nhất trong một ngày của đồng nhân dân tệ từ năm 1994 – gây nên các ảnh hưởng quan trọng đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ.

Để hiểu ý nghĩa của nước đi này và những phát ngôn đi cùng với nó, những nhà quan sát trước tiên cần phải nhận ra là những tranh luận chính trị ở Mỹ liên quan đến câu hỏi về đồng nhân dân tệ đang đi chậm hơn so với thời đại. Continue reading “Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới”

Các dự luật an ninh mới của Nhật đối mặt với sóng gió

_84300335_84300334

Nguồn: Ben Ascione, “Storm brews over Japan’s new security laws”, East Asia Forum, 02/08/2015.

Biên dịch: Trần Anh Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 16 tháng 7 năm 2015, Hạ viện Nhật Bản thông qua một loạt các dự luật an ninh, bất chấp việc phe đối lập tẩy chay cuộc bỏ phiếu và hàng ngàn người biểu tình phản đối bên ngoài tòa nhà Quốc hội.

Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản sau Thế Chiến II nêu rõ Nhật Bản cam kết không sử dụng lực lượng quân sự làm phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế. Các hoạt động quốc phòng bị hạn chế tới mức tối đa và Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (SDF) chỉ được phép sử dụng vũ lực khi nước này bị tấn công trực tiếp.

Tháng 7 năm 2014, nội các chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất một cách diễn giải mới cho Hiến pháp Nhật Bản, theo đó công nhận một số hình thức hạn chế của quyền phòng vệ tập thể. Nếu lưỡng viện Nhật Bản thông qua các dự luật an ninh của ông Abe, việc tái diễn giải hiến pháp này sẽ được thực thi. Continue reading “Các dự luật an ninh mới của Nhật đối mặt với sóng gió”

Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ

92430435_Oakland

Nguồn: Dambisa Moyo, “A Marshall Plan for the United States”, Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một chiếc cầu cao tốc chủ chốt ở California sụp đổ hồi tháng trước, những ảnh hưởng của nó đối với toàn vùng Đông Nam nước Mỹ đã lại một lần nữa làm nổi bật vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của đất nước – vấn đề cơ sở hạ tầng. Quả thật, có thể nói theo một nghĩa nào đó rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay đang tan vỡ.

Tư tưởng lãng tránh đầu tư vào khu vực công, cùng với lối suy nghĩ ngắn hạn cố hữu của những người soạn thảo ngân sách, đã khiến mức chi tiêu cho đường sá, sân bay, hệ thống đường sắt, viễn thông và sản xuất điện thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này không thể tiếp tục bị bỏ qua. Nếu nước Mỹ không hành động nhanh chóng để cung cấp cho sự phục hồi kinh tế yếu ớt hiện tại một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng hiện đại thì đất nước này sẽ lại từ từ chìm trở lại vào tình trạng trì trệ. Continue reading “Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ”

Khủng hoảng Malaysia hiện nay là sản phẩm của Mahathir

graphic_Daily Recitations of the Precepts_heza_111214

Nguồn: Dan Slater, “Malaysia’s mess is Mahathir-made”, East Asia Forum, 29/07/2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ít nhất thì Najib Razak – vị Thủ tướng đang gặp rắc rối của Malaysia – đã đúng một điều. Mớ hỗn độn trong chính trị Malaysia hiện nay là sản phẩm của đối thủ lớn nhất của ông – Mahathir Mohamad – người đã dẫn dắt quốc gia Đông Nam Á này bằng nắm đấm sắt trong giai đoạn 1981–2003. Điều Najib không hiểu là Mahathir không hề tạo ra đống lộn xộn ấy bằng việc chỉ trích vai trò lãnh đạo của ông,[1] mà bằng chính cách Mahathir dọn đường cho Najib lên nắm quyền trong suốt những thập niên đương nhiệm của mình. Có thể Mahathir tin là ông có thể chấm dứt được cuộc khủng hoảng hiện thời bằng cách hạ bệ Najib. Nhưng lịch sử cần phán xét Mahathir chứ không phải ai khác, người chính là tác giả của cuộc suy thoái toàn quốc kéo dài và dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay. Continue reading “Khủng hoảng Malaysia hiện nay là sản phẩm của Mahathir”

Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?

20150801_blp529

Nguồn:Why long-term unemployment in the euro area is so high”, The Economist, 02/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những con số thống kê mới nhất của khu vực đồng euro được công bố vào ngày 31/7 cho chúng ta những tín hiệu tương đối khả quan. Nó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của toàn khu vực đã giảm từ đỉnh điểm 12,1% trong tháng 4/2013 xuống còn 11,1%. Mặc cho những tin tức khả quan, một vấn đề khác đã xuất hiện trong khối đồng tiền có 19 thành viên này dưới hình thức tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (thường được định nghĩa là không có việc làm trong hơn 12 tháng). Trong 19 triệu người châu Âu thất nghiệp, hơn một nửa không có việc trong năm qua. Và hơn 15% trong số đó đã không có việc trong hơn 4 năm. Không có gì bất ngờ khi vấn đề này trầm trọng nhất ở khu vực Nam Âu, nơi khủng hoảng kéo dài làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tổng thể cũng như dài hạn. Nhưng khi số người tìm việc ở Mỹ giảm do nền kinh tế phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn ở Mỹ bây giờ chỉ khoảng hơn 20% tổng số người thất nghiệp. Vậy tại sao người châu Âu lại khó có thể kiếm việc lại đến như vậy? Continue reading “Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?”

Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông

sevres-map

Nguồn: Nick Danforth, “Forget Sykes-Picot. It’s the Treaty of Sèvres That Explains the Modern Middle East”, Foreign Policy, 10/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chín mươi lăm năm trước, các nhà ngoại giao châu Âu đã nhóm họp tại một nhà máy sứ ở ngoại ô Sèvres của Paris, và ký một hiệp ước nhằm xây dựng lại Trung Đông từ đống tro tàn của Đế quốc Ottoman. Dù kế hoạch ấy nhanh chóng sụp đổ, và chúng ta hầu như chẳng nhớ gì đến nó, nhưng tương tự Thỏa thuận Sykes-Picot mà chúng ta không ngừng bàn luận, Hòa ước Sèvres ngắn ngủi này cũng có những hậu quả kéo dài cho tới ngày nay. Chúng ta nên xem xét một vài hậu quả trong số đó khi lễ kỷ niệm Hòa ước bị lãng quên này lặng lẽ trôi qua.

Năm 1915, khi quân đội Anh chuẩn bị tiến vào Istanbul thông qua bán đảo Gallipoli, chính quyền London đã in những chiếc khăn tay lụa báo trước sự kết thúc của Đế quốc Ottoman. Điều này có hơi quá sớm (bởi trận Gallipoli hóa ra lại là một chiến thắng hiếm hoi của người Ottoman trong Thế chiến I) nhưng đến năm 1920, sự tự tin của người Anh đã được chứng minh: với quân đội đồng minh chiếm đóng thủ đô Ottoman, đại diện các nước thắng trận đã ký một hòa ước với Ottoman bại trận, chia đế quốc thành những vùng chịu ảnh hưởng của châu Âu. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông”

Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định

MYANMAR SUUKYI/

Nguồn: Trevor Wilson, “Myanmar’s political destination still unknown”, East Asia Forum, 06/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai kể từ khi Myanmar bắt đầu tiến trình chuyển tiếp về mặt chính trị vào năm 2011 sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 8 tháng 11 năm 2015. Khoảng 30 triệu cử tri Myanmar – cả trong và ngoài nước – sẽ có tư cách tham gia bỏ phiếu tại một trong những sự kiện bầu cử một giai đoạn có quy mô lớn trên thế giới. Nhưng cuộc tổng tuyển cử này có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình dân chủ hóa của Myanmar thì vẫn chưa rõ.

Cuộc bầu cử năm 2010 được biết đến với gian lận tràn lan, và được xem là không đủ tự do và công bằng. Cuộc bầu cử năm 2015 sẽ được tổ chức theo những quy trình minh bạch và nghiêm ngặt hơn với sự có mặt của các giám sát viên quốc tế, nhưng nó sẽ không nhất thiết được coi là hợp pháp khi quân đội vẫn tiếp tục kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động chính trị. Continue reading “Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định”

Chính sách của Mỹ đối với các “quốc gia bất hảo”

kim-jong-un-generals-us-mainland-strikeplan-reveal

Nguồn: Yoon Young-Kwan, “Rapprochements with Rogue States,” Project Syndicate, 04/8/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội Mỹ năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã gây chú ý khi gọi các nước Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên với cái tên “Trục ma quỷ”. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, Mỹ lại không đối xử với các quốc gia này theo cùng một cách. Những điểm khác biệt trong cách đối xử của Mỹ gợi lên nhiều điều.

Tổng thống Bush và các cố vấn theo đường lối cứng rắn của ông ta tin rằng chỉ có vũ lực hoặc “thay đổi chế độ” mới có thể ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố hoặc những chương trình chế tạo vũ khí giết người hàng loạt của các “quốc gia bất hảo” này. Vì vậy, tháng 3 năm 2003, Mỹ đưa quân vào Iraq, biến Iraq thành một quốc gia gần như nội chiến triền miên trong suốt hơn một thập niên, tạo ra một chính quyền trung ương bất lực ở Baghdad và bây giờ là sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Continue reading “Chính sách của Mỹ đối với các “quốc gia bất hảo””

Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh

20150801_blp513

Nguồn:What the House of Lords is for“, The Economist, 29/07/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thời gian gần đây, Thượng viện Vương quốc Anh hay còn được biết đến với tên gọi Viện Quý tộc (House of Lords) xuất hiện trên các mặt báo vì những lý do chẳng mấy hay ho. Vào ngày 26 tháng Bảy, tờ Sun on Sunday, một tờ báo lá cải hữu khuynh, đã đăng tải hình ảnh cùng đoạn phim quay cảnh Thượng nghị sĩ Sewel (Phó Chủ tịch Thượng viện và cũng là cựu đồng minh của nguyên Thủ tướng Tony Blair) đang mua vui cùng gái bán hoa, hít ma túy và than vãn về thu nhập còm cõi của mình. Sau hai ngày chịu áp lực liên tục từ giới truyền thông, ông tuyên bố từ chức khỏi Thượng viện vào ngày 28 tháng Bảy, dựa trên một cơ chế mới vừa được đưa ra vào năm ngoái. Vụ bê bối xảy ra trong thời điểm vai trò và mục đích của Thượng viện đang được chú ý gắt gao. Thượng viện là cơ quan lập pháp có đông thành viên thứ hai trên thế giới chỉ sau Quốc hội Trung Quốc, tất cả thành viên đều không qua dân cử và Viện sắp tiếp nhận một lượng lớn tân nghị viên nữa. Vậy Viện Quý tộc này được dùng vào mục đích gì? Continue reading “Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh”

Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị

20111128-politics-economy-business

Nguồn: Dani Rodrik, “The Tyranny of Political Economy”, Project Syndicate, 08/02/2013

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã từng có thời những nhà kinh tế học chúng ta tách rời khỏi chính trị. Chúng ta nhìn nhận công việc của mình là mô tả các nền kinh tế thị trường hoạt động ra sao, khi nào chúng sụp đổ, và các chính sách được thiết kế cẩn thận có thể tăng cường hiệu quả nền kinh tế như thế nào. Chúng ta phân tích sự đánh đổi giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau (ví dụ như sự bình đẳng và hiệu quả kinh tế), và các chính sách được thiết kế nhằm đạt những kết quả kinh tế mong đợi, bao gồm việc tái phân phối tài sản. Nó sẽ phụ thuộc vào việc các chính trị gia có sử dụng những lời khuyên của chúng ta và các quan chức có thực hiện chúng hay không. Continue reading “Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị”

Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu

Treasury-Market-Manipulation

Nguồn: Stephen S. Roach, “Market Manipulation Goes Global”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thao túng thị trường đã trở thành quy trình vận hành tiêu chuẩn trong chính sách trên toàn thế giới. Mọi con mắt đang đổ dồn về phía Trung Quốc, đất nước đang phải nỗ lực đối phó với nguy cơ vỡ bong bóng cổ phiếu. Nhưng những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc dường như không phải là độc nhất. Và các nền kinh tế hàng đầu của phương Tây cũng đang làm những điều tương tự – chỉ là mặc một “bộ áo” khác cho sự thao túng của họ.

Hãy xem xét phương pháp nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) được sử dụng lần đầu tiên ở Nhật Bản vào đầu những năm 2000, sau đó là ở Hoa Kỳ sau năm 2008, rồi lại tiếp tục được áp dụng ở Nhật Bản một lần nữa vào năm 2013, và bây giờ là ở châu Âu. Trong tất cả các trường hợp này, nới lỏng định lượng cơ bản là một nỗ lực nhằm thao túng giá tài sản. Nó hoạt động chủ yếu là nhờ ngân hàng trung ương trực tiếp mua chứng khoán chính phủ dài hạn, qua đó làm giảm lãi suất dài hạn, khiến cho cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn. Continue reading “Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu”

Có phải Hồi giáo không tương thích với dân chủ?

Turks-continue-to-support-democracy-in-Egypt-2

Nguồn: Dani Rodrick, “The Problem is Authoritarianism, Not Islam”, Project Syndicate, 12/08/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Về mặt cơ bản, đạo Hồi có phải là không tương thích với dân chủ không? Lần này qua lần khác, các sự kiện thôi thúc chúng ta hỏi câu hỏi này. Nhưng câu hỏi này gây bối rối nhiều hơn là giải thích.

Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Tunisia là những quốc gia rất khác nhau, nhưng các quốc gia này đều có một điểm chung là những chính quyền theo chủ nghĩa Hồi giáo (hoặc ít ra là gần đây trong trường hợp của Ai Cập). Ở nhiều mức độ khác nhau, các chính quyền này đã làm xói mòn sự tin tưởng vào nền dân chủ của họ vì không bảo vệ quyền dân sự và quyền con người, và đã sử dụng những biện pháp nặng tay để chống lại các đối thủ. Mặc cho những cam kết được lặp đi lặp lại, các lãnh đạo Hồi giáo đã cho thấy ít quan tâm đến dân chủ, trừ lúc cần chiến thắng ở thùng phiếu. Continue reading “Có phải Hồi giáo không tương thích với dân chủ?”

Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cộng sản Trung Quốc

20101211_bkd001

Nguồn: Pranab Bardhan, “The Contradictions of China’s Communist Capitalism”, Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự tuột dốc chóng mặt gần đây của hai sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đã đặt ra một cuộc thử nghiệm độc đáo cho các nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Chừng nào các thị trường còn tăng lên, nghịch lý về sự phát triển tư bản chủ nghĩa mạnh mẽ dưới sự giám sát của đảng Cộng sản lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới chỉ khiến các học giả và các nhà Mác-xít theo trường phái cũ thêm bối rối. Khi giới tinh hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và họ hàng của họ, các thiết chế tài chính nước ngoài và nhiều nhà đầu tư nhỏ của Trung Quốc (được phép vay ký quỹ) hái ra tiền nhờ chứng khoán, không một ai quan tâm tìm hiểu “sinh vật đột biến gien mà họ đang vỗ béo”. Continue reading “Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cộng sản Trung Quốc”

Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực

001372acd7d31351d55e04

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Navigating complex, ambiguous geopolitics in the region”, Today Online, 10/07/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thế giới có đang thực sự tiến tới một trật tự đa cực? Không ai có thể tiên đoán được tương lai, nhưng dựa trên những bằng chứng hiện thời, tôi nghi ngờ điều đó.

Rõ ràng là những ảo tưởng về một thế giới đơn cực xuất hiện trong thời kỳ ngay sau Chiến tranh Lạnh đã không còn. Tuy nhiên, vẫn chỉ duy nhất Hoa Kỳ mới đủ khả năng hành động chiến lược một cách nhất quán trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, những sự kiện trong khoảng một thập niên vừa qua, đặc biệt là tại Trung Đông, đã cho thấy rằng quyền lực của Hoa Kỳ không thể tự động chuyển thành ảnh hưởng, nhất là khi được sử dụng đơn phương. Hoa Kỳ không thể tạo được hiệu quả khi hoạt động một mình, mà cần phải lập ra những liên minh như đã làm trong Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực”

Tại sao giới siêu giàu xem thường chính phủ?

rich-traveler-istock_0

Nguồn: Dani Rodrik, “A Class of its Own”, Project Syndicate, 10/07/2014.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

F.Scott Fitzgerald từng viết câu nổi tiếng: những người siêu giàu “rất khác bạn và tôi”. Sự giàu có của họ khiến họ “hoài nghi về những thứ chúng ta tin tưởng”, và khiến họ nghĩ “họ giỏi hơn chúng ta”. Nếu những lời đó đúng với ngày nay thì có thể là vì khi chúng được viết, vào năm 1926, bất bình đẳng ở Mỹ đã đạt tới mức độ tương tự như ngày nay.

Trong phần lớn giai đoạn từ đó tới nay, cụ thể là từ cuối Thế chiến II tới những năm 1980, bất bình đẳng ở các nước tiên tiến đã dịu đi. Khoảng cách giữa những người siêu giàu và phần còn lại của xã hội dường như nhỏ hơn – không chỉ về mặt thu nhập và của cải, mà còn về khía cạnh gắn bó và mục đích xã hội. Tất nhiên người giàu có nhiều tiền hơn nhưng họ dường như vẫn là một phần của cùng một xã hội như người nghèo, và họ công nhận rằng lý do địa lí và việc cùng quốc tịch khiến họ phải chia sẻ một số phận chung. Continue reading “Tại sao giới siêu giàu xem thường chính phủ?”