Intifada là gì?

Nguồn:What is an intifada”, The Economist, 24/01/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tình  trạng bạo lực đang diễn ra tại Israel có tạo thành một cuộc intifada mới không?

Vào ngày 08/01/2017, một người dân Palestine ở Đông Jerusalem đã tông một chiếc xe tải vào một nhóm binh lính Israel không xa khu Phố cổ. Bốn binh sĩ đã thiệt mạng trước khi người lái xe, Fadi Qunbar, bị bắn chết. Loại sự cố như thế này đã trở nên phổ biến một cách nghiêm trọng: hàng trăm người Palestine đã tiến hành các cuộc tấn công tương tự kể từ tháng 09/2015. Trên thực tế, một số đã nhanh chóng coi cuộc tấn công như một phần của một chiến dịch rộng lớn hơn. Một phát ngôn viên của Hamas đã ca ngợi Qunbar, nói rằng hành động của anh ta là một phần của một “intifada”. Vậy như thế nào là một “intifada”, và nó thực sự là gì? Continue reading “Intifada là gì?”

Các tòa án Mỹ kiểm soát chính phủ như thế nào?

Nguồn:How America’s courts can keep the government in check”, The Economist, 15/02/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quyền lực của nhánh tư pháp trong việc hạ bệ các đạo luật và các hành động hành pháp được coi là vi hiến có từ năm 1803.

Cuối tuần qua, Stephen Miller, một cố vấn Nhà Trắng, đã chỉ trích các thẩm phán liên bang vì đã chặn các lệnh cấm đi lại và di trú của Donald Trump. Trên chương trình “This week” của đài ABC, Miller nói với George Stephanopoulos rằng “nhánh tư pháp không phải là tối cao”. Trên chương trình “Fox News Sunday“, ông gọi những phán quyết gần đây của các thẩm phán tòa án quận và tòa phúc thẩm liên bang là “một sự tiếm quyền của tư pháp”. Thẩm quyền của Trump trong việc hạn chế nhập cư, ông nói, là “không cần tranh cãi”. Continue reading “Các tòa án Mỹ kiểm soát chính phủ như thế nào?”

Toàn dụng lao động thực sự nghĩa là gì?

Nguồn:What full employment really means”, The Economist, 29/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 1977, chính phủ Mỹ đã đưa ra cho Cục Dự trữ Liên bang (Fed) một điều có vẻ như một mục tiêu đơn giản: việc làm tối đa. Janet Yellen, Chủ tịch hiện tại của Fed, cho rằng Mỹ đã đến khá gần mục tiêu; ở mức 4,7%, tỷ lệ thất nghiệp là khá thấp theo tiêu chuẩn lịch sử. Nhưng các công ty vẫn tiếp tục thuê lao động, và những người Mỹ trưởng thành, trong đó chỉ có khoảng 69% có việc làm, có vẻ ít hơn số lao động được sử dụng ở mức tối đa. Hầu hết các chính phủ đặt cho mình hoặc các ngân hàng trung ương một phương châm là toàn dụng lao động hoặc việc làm tối đa. Nhưng chính xác thì như thế nào được tính là toàn dụng lao động? Continue reading “Toàn dụng lao động thực sự nghĩa là gì?”

Các đường dây nóng 12345 của Trung Quốc là gì?

Nguồn:What are China’s 12345 hotlines?”, The Economist, 07/02/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Điều gì xảy ra cho những người khiếu kiện với các cơ quan chức năng ở Trung Quốc? Một số người có thể đoán rằng họ bị chở đi bằng xe bò và sẽ không bao giờ được nhìn thấy một lần nữa. Điều đó có xảy ra. Trung Quốc có một hệ thống kế thừa từ thời đế quốc phong kiến cho phép các công dân đã phải chịu sự bất công của chính quyền có thể đi đến một “văn phòng kiến nghị” và xin khắc phục.  Trong thực tế, nhiều người khiếu kiện như vậy đã bị đưa vào các “nhà tù đen” (trung tâm giam giữ ngoài luật pháp) bất chấp những nỗi đau của họ. Nhưng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc không hoàn toàn bác bỏ quyền khiếu nại. Thật vậy, việc khiếu nại được khuyến khích ở cấp địa phương, thông qua các cơ chế “hộp thư của Thị trưởng” và các đường dây nóng 12345. Vậy chúng là gì? Continue reading “Các đường dây nóng 12345 của Trung Quốc là gì?”

Tại sao việc làm ngành chế tạo kiểu cũ sẽ không quay lại phương Tây?

Nguồn:Why old-fashioned manufacturing jobs won’t return to the West“, The Economist, 20/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngành chế tạo có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách tại các nước giàu. Trong số những người đó, Donald Trump muốn mang các việc làm ngành chế tạo từ các quốc gia có chi phí thấp trở về Mỹ. Ngành chế tạo xứng đáng nhận được sự chú ý về mặt chính trị. Các doanh nghiệp ngành chế tạo nhiều khả năng cũng là các nhà xuất khẩu hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác, và các doanh nghiệp này có xu hướng đạt hiệu suất cao hơn so với các doanh nghiệp không xuất khẩu. Nhưng khi các chính trị gia nói về ngành chế tạo, họ có xu hướng nói về các dây chuyền sản xuất: lắp ráp các bộ phận vào ô tô, máy giặt hay máy bay, hoạt động vốn tạo ra ít giá trị gia tăng hơn trước đây. Ngày nay, chính các quá trình đi cùng việc lắp ráp – như thiết kế, quản lý chuỗi cung ứng, và dịch vụ – mới mang lại giá trị gia tăng. Chế tạo, và các công việc trong ngành chế tạo, đã thay đổi theo những cách mà theo đó các công việc cũ sẽ không bao giờ quay trở lại các nước giàu. Continue reading “Tại sao việc làm ngành chế tạo kiểu cũ sẽ không quay lại phương Tây?”

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ như thế nào?

Nguồn:What might a trade war between America and China look like“, The Economist, 05/02/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump phỉ báng chính phủ Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử, cáo buộc quốc gia này đã thao túng tiền tệ, ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và “lấy đi công việc của chúng ta”. Sự thù địch này không chỉ là chiến lược cho mùa bầu cử. Năm 2012, Trump đã vu cáo Trung Quốc là đã tạo ra khái niệm về sự ấm lên toàn cầu để làm cho sản xuất của Mỹ trở nên kém cạnh tranh. Căng thẳng dâng cao: Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đã nhắc nhở giới tinh hoa toàn cầu khi tụ họp tại Davos rằng “sẽ không có quốc gia nào nổi lên như người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thương mại”. Nếu Mỹ nhắm vào thương mại của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đánh trả lại. Vậy, một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế sẽ có thể diễn ra như thế nào? Continue reading “Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ như thế nào?”

Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA như thế nào?

Nguồn:How Donald Trump could take America out of NAFTA“, The Economist, 23/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump đã liên tục chỉ trích Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Ông đã gọi nó là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất có lẽ từng được ký ở bất cứ nơi nào, nhưng chắc chắn là thỏa thuận tồi tệ nhất từng được ký ở đất nước này”. Ông đổ lỗi cho hiệp định này về tình trạng mất việc làm trong ngành sản xuất ôtô của Mỹ, một phần tư trong số đó đã biến mất kể từ năm 1994. Và ông hứa hẹn sẽ đàm phán lại hoặc thậm chí rút khỏi hiệp định này. Liệu Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA hay không, và hậu quả sẽ là gì nếu ông ta thực sự làm điều đó? Continue reading “Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA như thế nào?”

Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?

Nguồn:Will Cyprus be reunified?“, The Economist, 15/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảo Síp bắt đầu bị chia cắt từ sau cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1974, sau một cuộc đảo chính bắt nguồn từ Hy Lạp nhằm tiến đến thống nhất Síp với Hy Lạp (hay còn được biết đến là enosis). Kể từ đó Síp đã bị phân chia thành nước cộng hòa Síp của người Hy Lạp ở miền Nam, một quốc gia có tư cách thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc (UN) và Liên minh châu Âu (EU); và một quốc gia tự xưng là Cộng hoà Bắc Síp của người Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Liệu Síp có thể được tái thống nhất không?”

Cuộc chiến Mùa đông là gì?

Nguồn:What was the Winter War?“, History, 30/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai năm trước khi Liên Xô đối đầu với phát xít Đức trong Thế chiến II, quốc gia này đã tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu với một kẻ thù khác: đất nước Phần Lan bé nhỏ. Mối thù của Nga với nước láng giềng Bắc Âu của mình bắt đầu từ năm 1939, khi lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mong muốn mở rộng ảnh hưởng của mình sang Đông Âu. Lấy cớ là quan ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng của Đức, Stalin yêu cầu rằng biên giới giữa Phần Lan với Nga phải được đẩy lùi về phía Phần Lan 16 dặm dọc theo Eo đất Karelia để tạo ra một vùng đệm xung quanh thành phố Leningrad. Continue reading “Cuộc chiến Mùa đông là gì?”

Đỉnh Everest được đặt theo tên ai?

Nguồn:Who is Mount Everest named after“, History, 30/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 1852, Dự án Khảo sát Lượng giác Vĩ đại (Great Trigonometrical Survey) do Anh tài trợ, với mục đích lập bản đồ tiểu lục địa Ấn Độ từ đầu những năm 1800, đã xác định ngọn núi cao nhất thế giới nằm trải dài giữa Nepal và Tây Tạng trên dãy Himalaya. Người Anh ban đầu gọi đỉnh núi cao 29.035 ft (tương đương 8.848 m) là Đỉnh XV cho đến khi Andrew Waugh, Tổng Trắc địa Ấn Độ, kiến nghị đặt nó theo tên của người tiền nhiệm ông, Sir George Everest. Continue reading “Đỉnh Everest được đặt theo tên ai?”

Khủng hoảng Kênh đào Suez là gì?

Nguồn:What was the Suez Crisis?“, History, 27/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng Suez là kết quả của quyết định bởi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser vào tháng 7/1956 nhằm quốc hữu hóa 120 dặm Kênh đào Suez vốn trước đó được đồng kiểm soát bởi Anh và Pháp. Quyết định này một phần nhằm tài trợ cho việc xây dựng đập Aswan trên sông Nile, một dự án mà các nước phương Tây đã từ chối tài trợ. Hơn hai phần ba lượng dầu được sử dụng bởi châu Âu được vận chuyển qua tuyến đường thủy mang tính quan trọng chiến lược nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ này, và Thủ tướng Anh Anthony Eden đã thề đòi lại “con đường huyết mạch vĩ đại của đế chế.”

Continue reading “Khủng hoảng Kênh đào Suez là gì?”

Bức tường Hadrian là gì?

Nguồn:What is Hadrian’s Wall?“, History, 21/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế La Mã Hadrian và được đặt tại Vương quốc Anh, Bức tường Hadrian là một pháo đài phòng thủ đánh dấu biên giới phía tây bắc của Đế quốc La Mã trong ba thế kỷ. Bức tường có chiều dài 73 dặm và trải dài từ hai đầu bờ biển, cắt ngang miền Bắc nước Anh ngày nay, giữa Wallsend ở phía đông đến Bowness-on-Solway ở phía tây. Việc xây dựng có thể đã được bắt đầu vào khoảng năm 122 SCN, sau khi Hadrian đến thăm một tỉnh La Mã mà thời bấy giờ được gọi là Britannia, và người ta cho rằng đã có một đội quân 15.000 người làm việc trong ít nhất sáu năm để hoàn thành bức tường. Phần lớn bức tường được làm từ đá, mặc dù một vài phần được đắp từ đất cỏ. Continue reading “Bức tường Hadrian là gì?”

Tài sản của Hitler được xử lý như thế nào?

Nguồn:What happened to Hitler’s property“, History, 14/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi còn trẻ, Hitler là một nghệ sĩ chật vật với ít tiền bạc và phải sống trong các nhà trọ. Ông chiến đấu trong Thế chiến I, sau đó tham gia hoạt động năng nổ trong Đảng Quốc xã mới được thành lập. Sau cuộc đảo chính tại nhà hàng bia ở Munich vào năm 1923, trong đó Hitler và các phần tử phát xít đã phát động một cuộc đảo chính thất bại chống lại chính quyền bang Bavaria, ông bị tống vào tù vì tội phản quốc. Continue reading “Tài sản của Hitler được xử lý như thế nào?”

Tại sao chủ nghĩa dân túy tàn lụi ở châu Mỹ Latinh?

Nguồn:Why populism is in retreat across Latin America“, The Economist, 20/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi châu Mỹ Latinh nhìn vào Donald Trump, nhiều người nghĩ rằng họ đã nhìn thấy điều tương tự trước đây. Chỉ một vài năm trước, các nhà chủ nghĩa dân tộc – dân túy đã nắm quyền kiểm soát liên tục đối với chính trị khu vực, từ Hugo Chávez của Venezuela (ảnh) đến Cristina Fernández ở Argentina và Rafael Correa ở Ecuador. Bây giờ Chávez đã chết, Venezuela đang trong cuộc khủng hoảng; Bà Fernández đã mất quyền và phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng vốn có thể khiến bà phải chịu án tù; Ông Correa đã quyết định không tranh cử nhiệm kỳ thứ tư trong năm tới. Evo Morales của Bolivia, người có khuynh hướng dân túy, đã bị đánh bại trong một cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay, một cuộc trưng cầu mà có thể đã cho phép ông tiếp tục nắm quyền cho tới năm 2025. Ngay cả khi chủ nghĩa dân túy đang gia tăng ở châu Âu và Hoa Kỳ, nó lại có bước thụt lùi ở châu Mỹ Latinh. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao chủ nghĩa dân túy tàn lụi ở châu Mỹ Latinh?”

Tại sao một số quốc gia lái xe bên trái?

Nguồn:Why do some countries drive on the left side of the road?“, History, 21/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng những người La Mã cổ đại có thể đã lái các xe đẩy và xe ngựa của họ ở phía bên trái, và thông lệ này dường như đã được mở rộng sang các khu vực ở châu Âu trung cổ. Nguyên nhân của điều này chưa hoàn toàn chắc chắn, nhưng một số người tin rằng nó phát sinh vì lý do an toàn. Một lý thuyết cho rằng đa số mọi người thuận tay phải, nên việc lái xe hoặc cưỡi ngựa ở bên trái sẽ cho phép họ sử dụng vũ khí với tay thuận của mình nếu họ đối đầu với kẻ thù.

Continue reading “Tại sao một số quốc gia lái xe bên trái?”

Burma hay Myanmar?

Nguồn:Should you say Myanmar or Burma“, The Economist, 20/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Hãy tuân theo thông lệ địa phương khi một quốc gia chính thức thay đổi tên gọi của nó,” đó là lời khuyên của Sách hướng dẫn văn phong của The Economist, “Kinh Thánh” của tờ báo này. Trong danh sách các ví dụ có  “Myanmar, chứ không phải Burma” và “Yangon, chứ không phải Rangoon”. Tất nhiên, chúng tôi tuân thủ quy định này trên trang web của chúng tôi, nhưng không phải tất cả những người khác đều làm vậy. Sau khi hạ cánh tại sân bay bận rộn nhất của đất nước này, phi công của bạn có thể thông báo chào mừng bạn đến Yangon, nhưng hành lý của bạn vẫn sẽ được gắn thẻ RGN. Mặc dù Barack Obama dùng tên gọi Myanmar trong lần đầu tiên ông gặp cựu tổng thống của đất nước này, Thein Sein, nhưng đại sứ quán Mỹ vẫn đề địa chỉ của mình là “Rangoon, Burma”. Và người Miến Điện thường gọi đất nước mình là “Burma” và thành phố lớn nhất của nó là “Rangoon”, ít nhất là trong các hội thoại thông thường. Vậy bạn nên sử dụng tên gọi nào, và tại sao? Continue reading “Burma hay Myanmar?”

Chủ nghĩa dân túy là gì?

Nguồn:What is populism?“, The Economist, 19/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, tổng thống đắc cử theo chủ nghĩa dân túy của nước Mỹ, muốn trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ. Podemos, một đảng dân túy Tây Ban Nha, muốn cho người nhập cư quyền bầu cử. Geert Wilders, chính trị gia dân túy người Hà Lan, muốn xóa bỏ các đạo luật cấm phát ngôn gây thù hận (hate-speech). Jaroslaw Kaczynski, chính trị gia dân túy người Ba Lan, nỗ lực thúc đẩy một đạo luật quy định việc sử dụng cụm từ “các trại tử thần Ba Lan” là bất hợp pháp. Evo Morales, tổng thống dân túy của Bolivia, đã mở rộng quyền trồng coca của nông dân thổ dân. Rodrigo Duterte, tổng thống dân túy của Philippines, đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát tiêu diệt những người bị nghi ngờ là buôn bán ma túy. Các nhà dân túy có thể là các nhà quân phiệt, người yêu hòa bình, người hâm mộ Che Guevara hay Ayn Rand; họ có thể là những người hoạt động vì môi trường phản đối việc xây dựng các đường ống dẫn dầu hoặc những người phủ nhận biến đổi khí hậu và ủng hộ việc khoan thêm dầu. Điều gì khiến cho tất cả những người đó được  gọi là “các nhà dân túy” (populist), và thuật ngữ đó thực sự có ý nghĩa gì? Continue reading “Chủ nghĩa dân túy là gì?”

Tại sao Đảng Cộng hòa ghét Obamacare?

Nguồn:Why Republicans hate Obamacare“, The Economist, 11/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đạo luật cải cách y tế Obamacare đã được gọi là “đạo luật nguy hiểm nhất từng được thông qua”, “có tác động phá hoại tới các quyền tự do con người và cá nhân giống như Đạo luật Xử lý Nô lệ bỏ trốn” và một thứ giết chết phụ nữ, trẻ em và người già. Theo các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, nguồn của các trích dẫn trên đây, Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền (ACA), hay Obamacare, là một điều khủng khiếp. Từ khi được thông qua bởi Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát vào năm 2009, nó được xem là đối tượng thù ghét (bête noire) của Đảng Cộng hòa. Đảng này đã thúc đẩy tiến hành hơn 60 phiên bỏ phiếu ở Quốc hội để hủy bỏ đạo luật nhưng không thành công, trong khi Tòa án tối cao đã buộc phải đưa đạo luật ra tranh luận bốn lần trong lịch sử ngắn ngủi của nó. Obamacare cũng là trọng tâm của hai tuần đóng cửa chính phủ vào năm 2013. Vậy tại sao ACA thu hút nhiều sự chỉ trích như vậy từ cánh hữu? Continue reading “Tại sao Đảng Cộng hòa ghét Obamacare?”

Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?

Nguồn:Why Japan and Russia never formally ended the second world war“, The Economist, 12/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản vào ngày 15/12, nơi ông cùng với ông Shinzo Abe ghé thăm các suối nước nóng tại quê hương của Thủ tướng Nhật Bản ở Nagato. Ông Abe hy vọng sẽ sử dụng dịp này để giải quyết bế tắc kéo dài 70 năm kể từ giai đoạn kết thúc Thế chiến II, khi Liên Xô đột nhiên tham cùng quân Đồng minh tấn công Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, hai bên chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình (mặc dù một một tuyên bố chung năm 1956 đã phục hồi quan hệ ngoại giao và kết thúc tình trạng chiến tranh). Quan hệ song phương đã luôn căng thẳng kể từ đó. Tại sao giữa Nga và Nhật Bản chưa bao giờ chính thức kết thúc Thế chiến II? Continue reading “Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?”

Tại sao các đường biên giới châu Phi lại phức tạp?

Nguồn:Why Africa’s borders are a mess“, The Economist, 17/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc cãi vã về chỗ đậu xe hiếm khi chuyển biến thành sự kiện quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm ngoái tại Vurra, một tỉnh nằm trên biên giới giữa Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), sự việc lại diễn ra như vậy. Những người Congo trẻ tuổi dường như đã vượt quá mốc hải quan 300m để xây dựng một bãi đậu xe, tại khu vực mà họ nói là đất vô chủ. Uganda bày tỏ sự phản đối, dùng các khúc gỗ để chặn đường. Biên giới đã đóng cửa trong hai tháng.

Sự hiểu nhầm như vậy không phải là bất thường ở châu Phi. Chỉ có một phần ba trong số 83.000 km đường biên giới của khu vực này được phân giới một cách rõ ràng. Liên minh châu Phi (AU) đang giúp các nước xử lý tình trạng này, nhưng thời hạn hoàn thành công việc đã bị đẩy lùi nhiều lần. Công việc này được dự kiến hoàn thành vào năm 2012, sau đó là năm 2017, và bây giờ, thời hạn được công bố vào tháng trước là năm 2022. Tại sao việc phân định biên giới châu Phi lại khó khăn như vậy, và tại sao nó lại quan trọng? Continue reading “Tại sao các đường biên giới châu Phi lại phức tạp?”