Lenin có phải là gián điệp của Đức?

Nguồn: Sean Mcmeekin, “Was Lenin a German Agent?”, The New York Times, 19/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 16/04/1917, sau gần hai thập niên sống lưu vong ở nước ngoài, Vladimir Ulyanov, nhà cách mạng Nga thường được biết đến với bí danh Lenin, đã đến Ga Phần Lan của thành phố St. Petersburg sau một hành trình vòng vèo từ Thụy Sĩ. Ông đã ngay lập tức có một bài phát biểu mạnh mẽ và một chương trình chính trị cấp tiến gọi là “Luận cương Tháng Tư” (April Theses). Nước Nga, thế giới, và chính trị sẽ chẳng còn như trước.

Mối liên hệ của Lenin với Đức

Do Lenin đã trở về Nga qua ngả Đức – và rõ ràng là có sự hợp tác từ Bộ Tư lệnh Tối cao Đức, vốn khi ấy đang chiến đấu chống lại Nga và phe Hiệp ước (Pháp, Anh và, từ ngày 06/04, Mỹ) – các đối thủ của ông đã cáo buộc rằng Lenin là gián điệp của Đức, một cáo buộc vẫn còn gây tranh cãi cho đến ngày nay. Continue reading “Lenin có phải là gián điệp của Đức?”

Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?

Nguồn:  The West need not fear China’s war games with Russia”, The Economist, 29/07/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng HIệp

Thực tế, hải quân Mỹ nên hợp tác với Trung Quốc nhiều hơn nữa.

Trong thời bình, rất hiếm có một quốc gia nào đạt được sức mạnh hải quân nhanh như Trung Quốc đã làm trong những năm gần đây. Chỉ mới 3 thập niên trước các tàu chiến của Trung Quốc chỉ có khả năng hoạt động gần bờ. Giờ đây, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đang xuất xưởng hàng loạt tàu chiến hiện đại với tốc độ chóng mặt. Một số chuyên gia tin rằng chỉ trong vài năm nữa Trung Quốc có thể sẽ sở hữu nhiều tàu chiến như Mỹ. Hải quân Trung Quốc đang mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu: trong tuần này 3 tàu Trung Quốc tiến hành tập trận với hải quân Nga tại vùng biển Baltic, cuộc tập trận chung đầu tiên của 2 nước tại vùng biển này. Thông điệp chuyển tới phương Tây rất rõ ràng. Cùng khó chịu trước sức mạnh của Mỹ, cả Trung Quốc và Nga đều đang trêu ngươi NATO tại vùng biển Baltic, cửa ngõ của NATO. Continue reading “Trung-Nga tập trận tại Baltic: Phương Tây nên hoan nghênh?”

Cách mạng Tháng Hai và cơ hội bị Kerensky bỏ lỡ

Nguồn: John Quiggin, The February Revolution and Kerensky’s Missed Opportunity, The New York Times, 06/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách mạng Tháng Hai là một trong những khoảnh khắc “giá như” lớn nhất của lịch sử. Nếu cuộc cách mạng này – xảy ra vào đầu tháng 03/1917 theo lịch Gregory của phương Tây (mà Liên Xô sau này mới sử dụng) – thành công trong việc tạo ra một nền dân chủ lập hiến thay thế cho đế chế của Sa hoàng, đúng như kỳ vọng của các nhà lãnh đạo nó, thì có lẽ thế giới đã trở thành một nơi rất khác.

Nếu người lãnh đạo chính phủ lâm thời, Aleksandr Kerensky, biết nắm lấy cơ hội từ cuộc bỏ phiếu ở Nghị viện Đức (Reichstag), mà hiện nay đã bị quên lãng, thì có lẽ Thế chiến I đã kết thúc trước khi quân Mỹ tiến vào châu Âu. Trong phiên bản lịch sử thay thế đó, Lenin và Stalin sẽ chỉ là những nhân vật bên lề, và Hitler sẽ chẳng thể làm gì khác ngoài một họa sĩ thất bại. Continue reading “Cách mạng Tháng Hai và cơ hội bị Kerensky bỏ lỡ”

Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: David Priestland, “What’s Left of Communism”, The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trăm năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga, liệu phượng hoàng có vươn lên từ đống tro tàn của lịch sử?

“Ura! Ura! Ura!”[1] Tôi vẫn nhớ rất rõ âm thanh ấy, khi những người lính nghiêm trang trong quân phục xám đến chào chỉ huy của họ: “Chúc mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười Vĩ đại!”

Năm 1987, khi còn là một sinh viên trao đổi ở Moskva, trong một sáng tháng 11 hanh khô, tôi đã đến Đường Gorky để xem một đoàn binh diễu hành đến Quảng trường Đỏ. Các quan chức cấp cao của Liên Xô và nước ngoài ngồi trên khán đài chủ trì buổi lễ trong khi những người lính trẻ tỏ lòng tôn kính của họ trước Lăng Lenin. Màn diễu binh ấn tượng này là nhằm thể hiện sức mạnh cách mạng lâu dài của chủ nghĩa cộng sản và phạm vi toàn cầu của nó. Continue reading “Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản”

Tại sao mặt các lãnh đạo đối lập Nga có màu xanh?

Nguồn:Why are Russian opposition leaders’ faces turning green?”, The Economist, 10/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các nhà chỉ trích điện Kremlin đang bị tấn công bằng zelyonka, một chất lỏng màu xanh lá cây

Các nhà lãnh đạo phe đối lập Nga chưa bao giờ gặp được điều kiện thuận lợi. Quấy rối, giám sát và bạo lực từ lâu đã là một phần của bối cảnh chung. Nhưng trong những tháng gần đây, họ cũng phải cẩn trọng với những người ủng hộ thân thiết của chính phủ khi những người này sử dụng một loại thuốc nhuộm xanh gọi là zelyonka. Vào tháng 3/2017, Alexei Navalny, nhà chính trị đối lập hàng đầu của Nga, đã bị hắt loại hóa chất này vào mặt (ảnh) trong chuyến công du tại thành phố Barnaul thuộc Siberia. Đầu tháng 5 vừa qua, ông Navalny tuyên bố rằng một cuộc tấn công thứ hai, với zelyonka trộn lẫn cùng một chất khác, đã khiến ông bị mù một phần. (Ông Navalny đã trải qua cuộc phẫu thuật mắt ở Tây Ban Nha, sau khi chính quyền Nga cấp hộ chiếu cho ông lần đầu tiên trong vòng 5 năm.) “Hiện nay trên trường chính trị nước Nga, màu xanh lá cây là màu báo động” chủ bút của Novaya Gazeta, một tờ báo đối lập hàng đầu, cho biết. Zelyonka là gì, và tại sao nó lại biến gương mặt của những người Nga có tư tưởng đối lập chuyển sang màu xanh? Continue reading “Tại sao mặt các lãnh đạo đối lập Nga có màu xanh?”

Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?

Nguồn: Nicholas Lyall, Will the South China Sea Become the New Crimea?“, The National Interest, 07/05/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Tập Cận Bình đã tránh được thành công hành động quá đà trên biển – nhưng điều này có thể sẽ thay đổi. 

Tình bạn đang nảy nở giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thời gian gần đây đã phản ánh những nét tương đồng trong phong cách lãnh đạo cá nhân của họ. Cả hai quốc gia đều được xác định bằng việc chú trọng vào người lãnh đạo cá nhân, ngược lại với thể chế, do đó tiêu biểu cho mô hình “thuyết nhân cách” trong đó các nhà lãnh đạo tự mô tả mình là những nhà cầm quyền mạnh mẽ và độc nhất mà số phận của toàn dân tộc phụ thuộc vào. Mô hình lãnh đạo này, vốn thường thúc đẩy các nhà lãnh đạo theo thuyết nhân cách tìm kiếm uy tín quốc gia cho đất nước của mình nhằm duy trì tiếng tăm trong nước, và cũng có thể dẫn đến sự quá đà về chính sách đối ngoại. Trong khi những nỗ lực nhằm đạt được uy tín quốc gia có thể dẫn đến việc các chế độ theo thuyết nhân cách giành được quyền lực ở bên ngoài, chúng cũng thường cũng dẫn đến việc hình thành các liên minh giữa các nước bị ảnh hưởng để chống lại chế độ theo chủ nghĩa phiêu lưu. Putin hiện đang gánh chịu những tác động của cái bẫy hành động quá đà này sau khi Nga sáp nhập Crimea. Continue reading “Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?”

Những ‘điệp viên phi lợi nhuận’ của Nga

Nguồn: Robert Skidelsky, “Russia’s Nonprofit Spies”, Project Syndicate, 29/03/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không có gì chọc giận dư luận Phương Tây đối với nước Nga ngày nay bằng đạo luật về các cơ sở nước ngoài của nước này. Được ban hành hồi tháng 7 năm 2012, luật này yêu cầu tất cả các tổ chức phi thương mại (NCOs) tham gia vào những hoạt động chính trị (không được định nghĩa cụ thể) phải đăng ký với Bộ Tư pháp là “mang chức năng vận hành của một cơ sở nước ngoài” (foreign agent). Một biện pháp tiếp theo vào năm 2015, Luật Tổ chức Không mong muốn, yêu cầu bất kỳ NCO nào cũng phải tự công khai là “cơ sở nước ngoài”.

Cách gọi như vậy là khác thường và đáng chú ý. Suy cho cùng, những “chức năng của một cơ sở nước ngoài” theo cách hiểu chung sẽ là gì nếu không phải là để phục vụ lợi ích của một cường quốc nước ngoài? Continue reading “Những ‘điệp viên phi lợi nhuận’ của Nga”

‘Tình đơn phương’ của Nhật với Nga

Nguồn: Brahma Chellaney, “From Russia with Unrequited Love”, Project Syndicate, 22/12/2016.

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe đã liên tục “ve vãn” Tổng thống Nga  Vladimir Putin, gặp gỡ với Putin hơn chục lần trong 4 năm qua. Trong tháng 12/2016, Abe đón Putin ở Tokyo và ở quê nhà của ông là thành phố Nagato (nổi tiểng về onsen, tức suối nước nóng). Nhưng sự ve vãn của Abe cho đến nay mới chỉ đem lại rất ít lợi ích cho Nhật Bản, nhưng lại mang về rất nhiều thứ cho nước Nga.

Chính sách ngoại giao cởi mở với Putin của Abe là trọng tâm của chiến lược rộng hơn nhằm định vị Nhật Bản như một đối trọng của Trung Quốc, và tái cân bằng quyền lực ở châu Á, nơi Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ hình thành một tứ giác chiến lược. Ông Abe đã xây dựng một mối quan hệ gần gũi với Ấn Độ, và coi những tiến bộ trong quan hệ với Nga, đất nước mà Nhật Bản chưa bao giờ chính thức có hòa bình từ sau Thế chiến II, như mảnh ghép còn thiếu cho sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Continue reading “‘Tình đơn phương’ của Nhật với Nga”

Nỗi sợ nước Nga của các nước vùng Baltic

Nguồn: Imbi Paju, “Baltic Dread”, Project Syndicate, 24/02/2017.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tin tức truyền thông gần đây tràn ngập những suy đoán về việc liệu có hay không hoặc khi nào thì Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phân chia thế giới với nhau. Người Estonia chúng tôi cũng như các nước Baltic khác lo sợ một lần nữa lại bị đưa vào vùng ảnh hưởng của Nga. Thật vậy, đối với nhiều người dân Baltic, những ký ức bị kìm nén về tra tấn, trục xuất, và tháo chạy – những trải nghiệm từ lịch sử gần đây thôi- một lần nữa lại bùng nổ trong tâm thức của chúng tôi.

Ở vùng Baltic này, chúng tôi hiểu rõ cảm giác đất nước mình trở thành quân cờ trong một trò chơi lớn toàn cầu nào đó về tiền bạc và sự thao túng là như thế nào. Chúng tôi chưa quên Hiệp ước Molotov-Ribbentrop (Hiệp ước bất tương xâm giữa Đức và Liên Xô – ND) hay các nghị định thư bí mật đính kèm mà theo đó Joseph Stalin và Hitler vào năm 1939 đã thay đổi số phận của đất nước chúng tôi một cách chóng vánh. Làm sao chúng tôi có thể quên được cơ chứ? Ngay năm sau đó, cảnh sát mật của Liên Xô đã bắt đầu bắt giữ và giết hại ông bà, cha mẹ của chúng tôi. Continue reading “Nỗi sợ nước Nga của các nước vùng Baltic”

Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?

Nguồn: Samuel Charap & Timothy J. Colton, “ The US Election and the Ukraine Connection”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump vừa chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ, nhưng những nghi vấn về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử thì vẫn còn đó. Và một câu hỏi chính thường bị bỏ quên là: tại sao Putin lại làm như vậy?

Tất nhiên, không khó để đoán lý do tại sao Putin lại thích Trump làm đối thủ của mình hơn là cựu Ngoại trưởng Hilliary Clinton. Nhưng có một sự khác biệt giữa việc hy vọng vào một kết quả (may rủi) với việc gắng sức và chấp nhận rủi ro để kết quả đó chắc chắn xảy ra. Theo quan điểm của chúng tôi, kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ, rằng thông qua việc giúp đỡ Trump, Kremlin đang thúc đẩy “mong muốn lâu dài của mình trong việc làm suy yếu trật tự dân chủ tự do do Mỹ dẫn đầu” là không hoàn toàn thuyết phục. Continue reading “Ukraine là lý do Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ?”

Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây

Nguồn: Robert Skidelsky, “Another Reset with Russia?”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề mối quan hệ giữa phương Tây và Nga đã bị ngập tràn bởi những câu chuyện truyền thông về tấn công an ninh mạng, bê bối tình dục và nguy cơ tống tiền. Hồ sơ của cựu điệp viên người Anh Christopher Steele về hoạt động của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nga mấy năm trước đây có thể không đáng tin cậy tương tự như tuyên bố Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc ngược lại. Đơn giản là chúng ta không biết sự thực. Duy có điều rõ ràng là những câu chuyện như vậy đã làm phân tán sự chú ý khỏi nhiệm vụ lấp đầy khoảng cách ngoại giao hiện nay giữa Nga và Phương Tây. Continue reading “Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây”

09/02/1918: Ukraine ký hòa ước với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Ukraine signs peace treaty with Central Powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, lúc 2 giờ sáng tại Berlin, hòa ước đầu tiên của Thế chiến I đã được ký khi Ukraine – đất nước vừa mới tuyên bố độc lập –chính thức chấp nhận hòa hoãn với phe Liên minh Trung tâm.

Theo nội dung hòa ước, Liên minh Trung tâm (gồm chính phủ các nước Áo-Hung, Bulgaria, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ chính thức công nhận nền độc lập của Ukraine khỏi Nga. Họ cũng đồng ý viện trợ và bảo vệ quân sự cho Ukraine trước lực lượng Bolshevik đang xâm chiếm lãnh thổ nước này. Đổi lại, Cộng hòa Ukraine sẽ cung cấp 100 triệu tấn thực phẩm đến Đức. Continue reading “09/02/1918: Ukraine ký hòa ước với Liên minh Trung tâm”

Mổ xẻ quan hệ với Nga của nội các Trump

Nguồn: Nina Khrushcheva, “The Manchurian Cabinet”, Project Syndicate, 14/12/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự chuyển tiếp của Donald Trump từ vị trí Tổng thống đắc cử sang tiếp quản quyền lực thực tế gợi nhớ nhiều nhất về một thể loại phim Hollywood bị lãng quên: tâm lý hoang tưởng. Có lẽ bộ phim hay nhất của thể loại này là bộ phim The Manchurian Candidate (Ứng viên Mãn Châu), đề cập đến một mưu đồ cộng sản trong việc sử dụng người con trai bị tẩy não của một gia đình cánh hữu hàng đầu nhằm lật đổ hệ thống chính trị Mỹ. Với sự mến mộ mà dường như Trump và các quan chức được ông chỉ định dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, thực tế cuộc sống có thể sẽ bắt chước theo, nếu không muốn nói là vượt xa, cả nghệ thuật. Continue reading “Mổ xẻ quan hệ với Nga của nội các Trump”

Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump

Nguồn: Bill Emmott, “Japanese Foreign Policy in the Trump Era”, Project Syndicate, 13/12/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 12/2016 sẽ là tháng hòa giải đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đó là khi ông có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của hai quốc gia đã đối đầu Nhật Bản trong Thế chiến II: Hoa Kỳ và Nga.

Có khả năng ông Abe sẽ đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau đó không lâu sẽ là cuộc hội đàm giữa ông và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhưng các sự kiện này thực chất là dấu hiệu báo trước một tương lai bất ổn và khó khăn đối với Nhật Bản cũng như toàn bộ khu vực Đông Á. Continue reading “Triển vọng quan hệ Nhật – Mỹ – Nga dưới thời Trump”

Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của LB Nga

Ngày 30/11/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua Khái niệm mới về Chính sách đối ngoại của LB Nga.

Tài liệu có ghi rõ LB Nga chủ trương giải quyết cuộc xung đột ở Syria, ủng hộ sự thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này.

Khái niệm nhắc rằng, xu hướng chính của giai đoạn phát triển thế giới hiện nay là cuộc tranh giành vai trò thống trị thế giới và gạch bỏ tính chất không thể thay thế của LHQ, một trung tâm điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Continue reading “Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của LB Nga”

Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Kremlin and the US Election ”, Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Đầu tháng 11, tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng đã tự mình liên lạc với tổng thống Nga Vladimir Putin để cảnh cáo về những vụ tấn công mạng nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tháng trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia, James Clapper, và Jeh Johnson, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, đã công khai cáo buộc những quan chức cao cấp nhất của Nga về việc dùng những vụ tấn công mạng để “can thiệp vào quy trình bầu cử của nước Mỹ.”

Sau cuộc bầu cử mùng 8 tháng 11, không xuất hiện chứng cứ rõ ràng rằng có sự xâm nhập, can thiệp vào các máy bầu cử hay các thiết bị bầu cử khác. Nhưng trong một cuộc bầu cử phụ thuộc vào 100.000 phiếu bầu ở ba bang chủ chốt, một vài nhà quan sát cho rằng sự can thiệp của người Nga vào quá trình bầu cử có thể đã có ảnh hưởng đáng kể. Continue reading “Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?”

Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?

Nguồn:Why Japan and Russia never formally ended the second world war“, The Economist, 12/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Nhật Bản vào ngày 15/12, nơi ông cùng với ông Shinzo Abe ghé thăm các suối nước nóng tại quê hương của Thủ tướng Nhật Bản ở Nagato. Ông Abe hy vọng sẽ sử dụng dịp này để giải quyết bế tắc kéo dài 70 năm kể từ giai đoạn kết thúc Thế chiến II, khi Liên Xô đột nhiên tham cùng quân Đồng minh tấn công Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, hai bên chưa bao giờ ký một hiệp ước hòa bình (mặc dù một một tuyên bố chung năm 1956 đã phục hồi quan hệ ngoại giao và kết thúc tình trạng chiến tranh). Quan hệ song phương đã luôn căng thẳng kể từ đó. Tại sao giữa Nga và Nhật Bản chưa bao giờ chính thức kết thúc Thế chiến II? Continue reading “Tại sao Nhật và Nga chưa chính thức kết thúc Thế chiến II?”

Nước Nga đã sống sót như thế nào?

Nguồn: Anders Åslund, “How Russia Stays Afloat,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tính bền vững trong dài hạn của nền kinh tế Nga là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chủ nghĩa thân hữu đang tràn lan, và việc Nga phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu mỏ đồng nghĩa với việc nước này sẽ phải chịu ảnh hưởng bất cứ khi nào giá dầu giảm. Song nếu chúng ta học được gì từ Liên Xô thì đó là các hệ thống không bền vững vẫn có thể sống sót qua nhiều năm.

Hệ thống của nước Nga ngày nay khiến tôi nhớ về hệ thống của Liên Xô mà tôi từng trải nghiệm vào năm 1983, khi đang sinh sống ở Moskva, còn vị giám đốc KGB cứng rắn Yuri Andropov (còn gọi là “Tên đồ tể của Budapest”)[1] vẫn đang nắm quyền (dù sức khỏe đã yếu). Những đặc trưng chung của hai nền kinh tế, khi đó và bây giờ, bao gồm giá dầu thấp, một hệ tư tưởng kinh tế phi thực tế, nhà nước sở hữu các ngành công nghiệp chủ đạo, và chế độ chuyên chế. Continue reading “Nước Nga đã sống sót như thế nào?”

30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga

30

Nguồn: German foreign minister celebrates revolution in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Richard Von Kuhlmann (hình) đã có một bài phát biểu trước Quốc Hội Đức (Reichstag) trong đó hoan nghênh Vladimir Ilyich Lenin và Đảng xã hội cấp tiến của ông – Đảng Bolshevik, lên nắm quyền tại Nga.

Ngay sau ngày 07/11/1917, khi những người Bolshevik nắm quyền kiểm soát Petrograd từ tay chính quyền tạm thời – được lập ra sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị hồi tháng 3 – Lenin đã nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với phe Liên minh (Liên minh Trung tâm) trong Thế chiến I. Cũng không ngạc nhiên khi Đế quốc Áo-Hung và Đức đều hoan nghênh bước đi này. Thật ra, người Đức chính là người đã giúp một Lenin lưu vong trở lại Nga vào tháng 4 trước đó. Ngày 29/11, Thủ tướng Đức, Bá tước Georg von Hertling, thậm chí còn đề nghị với Kuhlmann rằng nên biến nước Nga mới thành một trong những đồng minh của Đức. Continue reading “30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga”

Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?

rus-navy-1

Nguồn: Artyom Lukin, “Will a Russian naval base appear in the South China Sea?”, East Asia Forum, 02/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo rằng Moskva đang cân nhắc mở lại các căn cứ quân sự thời Xô-viết ở Việt Nam và Cuba. Các cuộc thảo luận cũng đã bắt đầu tại Moskva về việc đàm phám với Ai Cập để thuê các cơ sở quân sự cho lực lượng Không quân và Hải quân Nga. Nga hiện tại đang duy trì một số căn cứ quân sự bên ngoài biên giới của mình tại 4 quốc gia – Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Syria. Nếu các kế hoạch cho các căn cứ tại Biển Đông, Vùng Caribbe và Nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng triển khai sức mạnh tại những khu vực quan trọng này.

Khả năng trở lại của Nga tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Được coi như nơi trú ẩn nước sâu tốt nhất tại Đông Nam Á, Cam Ranh kiểm soát một tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đông. Continue reading “Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?”